Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Một cú lừa ngoạn mục! sau 30-4-75

Một cú lừa ngoạn mục!
Khi xem đoạn film này nghe những lời nói "vàng Ngọc" của các cán bộ Việt Cộng và một số lãnh đạo quốc gia như: Hàng tướng Dương văn Minh, Nguyễn văn Huyền Nguyễn vẫn Hảo . . . tất cả các Ông đều vui mừng khi dân tộc được giải phóng!
Nhin thái độ của các Ông sao thấy không có về vui mừng chút nào hết! Dường như chỉ ngày trước, ngày sau các Ông đã rất sáng suốt, trên gương mặt đó hiện rõ nỗi lo âu và hối hận. Muộn rồi các Ông ơi! Nhin thái độ, hành động và lời nói của những tên cán bộ Cộng Sản Bắc Việt tôi tự nhiên nhớ đến Tổng Thống Nguyễn vẫn Thiệu và lời nói bất hủ của Ông:


                                      "Đừng nghe những gì Cộng Sản nói,
                                        Hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm" 
                              
Đâu ai tin những lời nói của Ông Thiệu nói lúc ấy, cho đến sau ngày 30-4-1975 mãi đến hôm nay và chắc có lẽ cho đến khi nào Đảng Cộng Sản VN tàn lụng cũng vẫn còn có giá trị. 

- Con Bé phát thanh viên nói đại ý "Ngụy Quân, Ngụy Quyền là bè lũ bán nước cho Đế Quốc Mỹ"
Tôi đã cố gắng tìm hết mọi nơi để tìm cho ra bằng chứng "Ngụy Quân Ngụy Quyền" bán nước, bán đất cho Đế Quốc Mỹ, mãi cho tối hôm nay "gần 41 năm giải phóng" vậy mà tôi chả tìm ra được một bằng chứng nào, cho dù bán đi một tất đất cho Đế Quốc Mỹ!
Đau đớn thay, lại tìm thấy vô số bằng chứng "Bên Thắng Cuộc" -Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản của Ông đã bán và dâng hiến biển đảo và giang sơn gấm vốc cho bọn "Tàu Khựa" kẻ thù không đội trời chung của dân tộc Việt.

Vậy Xin hỏi các người: -Ai là Ngụy? và Ai là kẻ bán nước cho Để Quốc? Thật đúng là dồ ngụy biện, đồ nói láo! - ĐMCS.
   vhp.



 
50,396 Views
Khach Do
Một cú lừa ngoạn mục!
Tất cả những nhân vật vào trình diện "sau khi nghe quân giải phóng nói chuyện sẽ được trở về với gia đình" thực ra đã bị đưa đi biệt tích ngay sau đó. Tất cả các gia đình nạn nhân hồ hỡi đợi một ngày, hai ngày, ba này, rồi một tuần, đến tháng, đến năm biệt tăm cho đến khi nhận được giấy khai tử. Kẻ chết. người bịnh tật, kẻ trốn trại rồi bị nó dí săn, bắn cho đến chết như những con vật hoang dã trong rừng. Thước phim này sẽ là bằng chứng lịch sử để phán xét lũ cộng sản man rợ này. Gậy ông sẽ đập lưng ông!
3 · 12 hrs


BA SAO CHI MỘ: BIA THỜ 626 LINH HỒN TỬ VONG TẠI TRẠI BA SAO NAM HÀ


BA SAO CHI MỘ: BIA THỜ 626 LINH HỒN TỬ VONG TẠI TRẠI BA SAO NAM HÀ


Cựu Tù Nhân Lương Tâm Phạm Thanh Nghiên - Xin kính cẩn nghiêng mình thắp nén tâm hương trước tấm bia không mộ của 626 người tù chính trị đã chết trong nhà tù Ba Sao, Nam Hà giai đoạn 1975-1988. Và rất nhiều những người tù chính trị khác đã chết oan khiên trong ngục tù cộng sản.

Lời đầu
Lẽ ra, câu chuyện này phải được chúng ta kể cho nhau nghe một cách trọn vẹn. Tiếc rằng, vì một số lý do ngoài ý muốn, “người trong cuộc” (1) đã ngừng sự giúp đỡ tôi nên việc thu thập, tìm hiểu thông tin đã bị gián đoạn.


Hơn nữa, xuất phát từ nhu cầu an toàn cá nhân của nhân chứng, nỗi lo về sự can thiệp hầu phá vỡ sự bình yên, tôn nghiêm của ngôi Chùa - nơi đặt tấm bia thờ 626 người tù chính trị nên người viết đã phải rất cân nhắc khi chuyển tải thông tin đến bạn đọc. Nhưng tôi tin, câu chuyện dù không được kể trọn vẹn như mong muốn cũng sẽ khiến chúng ta thấy xót xa cho Thân phận quê hương. Một Thân phận quê hương được phản chiếu từ Thân phận của những người con Việt bị bức tử bằng cách này hay cách khác trong một giai đoạn khốc liệt, đau thương nhất của lịch sử.

Phần 1: Chuyến tàu vét
Sau khi cưỡng chiếm miền Nam, một trong những hành động đầu tiên mà chế độ cộng sản thực hiện là trả thù những người từng phục vụ trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Hầu hết những cựu quân nhân cán chính, những viên chức từng làm việc trong chính quyền VNCH, hoặc bị nghi ngờ thuộc thành phần này đều bị đưa đi “cải tạo”, nhưng thực chất là chịu lưu đày tại các nhà tù trên khắp cả nước. Một trong những nơi khét tiếng tàn bạo ở miền Bắc, từng giam cầm hàng ngàn cựu quân nhân cán chính VNCH là nhà tù Ba Sao, Nam Hà.

Con tàu cuối cùng chở tù chính trị từ Nam ra Bắc có cái tên rất thơ mộng: Sông Hương. Rời Sài Gòn ngày 18/4/1977, sau 2 ngày 3 đêm (2), tàu cập bến Hải Phòng, tiếp tục hành trình lưu đày tù ngục của 1200 con người thuộc “bên thua cuộc”.
“Chúng tôi, cứ hai người bị chung một chiếc còng. Vừa lên đất liền, hai bên đường đã có người dân Miền Bắc đợi sẵn. Họ ném gạch đá vào chúng tôi. Vừa ném, vừa chửi rủa, mạ lỵ rất thậm tệ. Nhiều người trong số chúng tôi bị ném trúng, vỡ đầu, chảy máu và thương tích”.
Đấy là lời kể của ông Nam, một trong những người tù bị đẩy ra Bắc trong chuyến tàu Sông Hương. Khi cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam, ông Nam đang là thiếu úy quân đội VNCH. Chi tiết này cũng được Linh mục Nguyễn Hữu Lễ thuật lại trong cuốn hồi ký “Tôi phải sống”.
Từ Hải Phòng, số tù nhân này bị tách ra để chia rải rác cho các trại giam khác. Bài viết này xin chỉ đề cập tới những người tù ở Ba Sao, Nam Hà.
Không riêng gì những người tù Ba Sao, hầu như tất cả những người từng phục vụ trong chính quyền VNCH đều bị bắt sau biến cố 30/4/1975. Một số bị đưa ra Bắc ngay thời kỳ đầu. Nhiều người khác bị giam cầm ở miền Nam sau vài năm mới bị chuyển ra Bắc, rồi lại trở ngược vào Nam để tiếp tục cuộc đời lao tù cho đến ngày chết, hoặc trở về khi sức cùng lực cạn.
Nhà tù Ba Sao lại “rộng cửa” đón thêm vài trăm người từ chuyến tàu vét Sông Hương, nơi đang đọa đày hơn 600 tù VNCH đã bị chuyển đến từ những chuyến tàu trước đó.

Tôi có dịp hỏi chuyện linh mục Nguyễn Hữu Lễ (ngài hiện đang sống tại New Zealand) và một nhân chứng khác (sống tại Sài Gòn), thì nhà tù Ba Sao thời bấy giờ chia làm 4 khu giam giữ.
Khu A: Giam cầm các thành phần thuộc viên chức chính phủ, dân biểu, nghị sĩ, sĩ quan cao cấp như thượng nghị sĩ Huỳnh Văn Cao, bộ trưởng Đàm Sỹ Hiến, Bộ trưởng Trần Ngọc Oành, tướng Lê Minh Đảo, ông Văn Thành Cao, tướng Nhu, tướng Trần Văn Chơn, ông Nguyễn Văn Lộc…, hay lãnh tụ Quốc dân đảng là ông Vũ Hồng Khanh.

Khu B: Giam những quân nhân cán chính, những người bị buộc tội “phản động” như linh mục Nguyễn Hữu Lễ, linh mục Nguyễn Bình Tỉnh...

Khu C: Giam tù hình sự miền Bắc.

Khu Mễ: Giam cầm những người bệnh tật, đau yếu. Trong khu Mễ lại có một khu “Kiên giam”. Khu “Kiên giam” dành cho các tù nhân bị kỷ luật với điều kiện giam giữ vô cùng khắc nghiệt. Đã có rất nhiều tù nhân chết trong khi bị “kiên giam”.
“Chúng tôi bị chuyển từ nhà tù miền Nam tới nhà tù Ba Sao miền Bắc trong chuyến tàu Sông Hương vào tháng 4/1977. Lúc ấy nhóm của tôi có 350 người ra đi từ trại Giaray tỉnh Xuân Lộc. Ở Ba Sao được 9 tháng, tôi bị chuyển lên trại Quyết Tiến còn gọi là “Cổng Trời” thuộc tỉnh Hà Giang, nằm sát ranh giới Trung Quốc. Một năm sau đó tôi về trại Thanh Cẩm, tỉnh Thanh Hóa. Mười năm sau, tức tháng 1/1987, tất cả tù chính trị miền Nam còn sót lại rải rác trong các trại miền Bắc được dồn hết về trại Ba Sao, Nam Hà, trong đó có tôi. Nhưng đội của tôi trước khi tôi rời Ba Sao ra đi nay đã chết quá phân nửa. 
Tết năm đó có một đợt tha tù, được tổ chức rất ồn ào. Đến tháng 5/1987, tất cả số tù nhân từ miền Nam còn sót lại, được chuyển hết về Nam để ở tù tiếp. Chỉ còn “sót lại” 3 người ở miền Bắc, đó là linh mục Nguyễn Bình Tỉnh, anh Nguyễn Đức Khuân và tôi. Hầu hết họ đã chết. Chết vì tuyệt vọng, đói rét, suy kiệt, tiêu chảy, kiết lỵ và nhiều bệnh khác”.
Tác giả Bút ký “Tôi Phải Sống” bùi ngùi kể lại.

Tôi rùng mình tự hỏi, có bao nhiêu tù nhân chính trị đã chết trong suốt thời kỳ từ 1975 trở về sau?
Bao nhiêu ở nhà tù Ba Sao? Bao nhiêu ở Cổng Trời, Thanh Hóa, Phú Yên, Xuân Lộc, Xuyên Mộc, Hàm Tân, Bố Lá...?
Bao nhiêu người đã bị bách hại bởi chính người đồng bào ruột thịt mang tên “cộng sản”, và chết lặng câm ở khắp các nhà tù từ Bắc-Trung-Nam trên dải đất đau thương này?
Không ai biết chính xác, nhưng số người phải bỏ xác ở khắp các nhà tù hẳn không phải là con số ít.
Một ngày nào đó, chế độ cộng sản sẽ phải trả lời những câu hỏi này trước quốc dân đồng bào. Cũng như trả lại sự thật lịch sử cho Dân tộc này

Phần 2: Tấm bia thờ 626 người tù chính trị

“Có một tấm bia thờ những người tù đã chết ở trại Ba Sao, Nam Hà. Nghe nói tấm bia được đặt trong một ngôi chùa ở Miền Bắc. Ngoài tấm bia ra còn có một ngôi Am thờ (3) những người tù này được dựng ngay khu đất thuộc trại giam. Người làm tấm bia này là một cựu Giám thị nhà tù Ba Sao. Em cố gắng đi tìm các anh ấy nhé!”.
Một người anh, cũng là cựu tù chính trị hiện sinh sống tại Pháp đã nhắn tôi như thế. Tôi chưa bao giờ trải qua cảm xúc đặc biệt và đầy ám ảnh như lần này. Chuyện thật khó tin: Một trùm cai tù cộng sản dựng một tấm bia và Am thờ những người tù Việt Nam Cộng Hòa!
Câu dặn dò “em cố gắng đi tìm các anh ấy nhé” làm tôi xót xa. Hình như tôi sắp làm một công việc rất khó khăn và cũng rất thiêng liêng. Hai chữ “các anh” không còn là cách xưng hô nữa mà là tiếng gọi gần gũi, thân thương của những người chung khát vọng. Chứ theo tuổi tác, họ là bậc cha chú của tôi- đứa nhóc Bắc kỳ sinh sau biến cố 1975. 

Mãn án tù nhà (4), tôi lên đường. 
Địa chỉ ngôi Chùa không chính xác nên tôi phải đi tìm hơn hai ngày mới đến nơi. Đó là một ngôi Chùa nhỏ, nằm khiêm tốn bên một con phố khá đông đúc. Sư trụ trì đi vắng, tôi lang thang cho hết thời gian rồi trở lại vào buổi chiều. 
- Thưa thầy, con được người quen giới thiệu đến đây. Nghe nói nhà Chùa có đặt một tấm bia thờ những người tù đã chết ở trại Ba Sao, Nam Hà?
Nghe tôi nhắc đến tấm bia, nét mặt thầy tái đi, không giấu được vẻ bối rối.
- Bác Thanh giới thiệu con đến đây. 
Nhận ra người quen, sư thầy trở nên cởi mở hẳn.
Sư thầy kể rằng vài năm trước, cô Thu Hương (một Phật tử) đưa viên cựu Giám thị đến gặp sư thầy. Viên Giám thị trao cho sư thầy một danh sách gồm 626 người tù đã chết trong trại Ba Sao từ năm 1975 đến 1988. Vị này ngỏ ý muốn làm một tấm bia đặt trong nhà Chùa để thờ cúng các hương linh. Đây không phải ngôi Chùa đầu tiên họ gõ cửa. Những ngôi Chùa trước đều từ chối vì sợ. Các vị sư trụ trì không muốn giữ một danh sách toàn “sĩ quan ngụy” và công khai đặt tấm bia thờ người tù ngay trong Chùa.
- Có cách nào liên lạc với hai người ấy không thưa thầy?
- Khó lắm. Người Giám thị sau khi làm xong tấm bia thì không trở lại đây nữa. Chỉ có cô Thu Hương thời gian đầu vẫn hay tới Chùa tụng kinh và thắp hương cho 626 vị ấy. Nhưng kể từ khi đứa con trai 15 tuổi của Thu Hương bị tai nạn giao thông chết hai năm trước, cô ấy không tiếp xúc với ai nữa.
- Thầy có nghe nói đến ngôi Am thờ 626 vị này không? 
Tôi hỏi, không giấu nổi vẻ hồi hộp khi chờ câu trả lời.
- Đúng là có cái Am thờ. Nhưng tôi chưa tới thăm bao giờ. Nghe nói nằm trong vùng đất của trại giam thì phải. 
- Vậy ai có thể đưa con tới đó?
- Chỉ có người Giám thị và cô Thu Hương thôi. Nhưng Thu Hương thì như tôi vừa nói đấy, cô ấy buồn chán, tuyệt vọng từ ngày mất con nên không còn thiết chuyện gì. Còn người Giám thị thì từ đó không thấy trở lại nữa. Số điện thoại cũng đổi rồi.
Tôi bắt đầu nhìn thấy sự mịt mù phía trước.
Người giữ sổ sách đi vắng. Sư thầy hẹn tôi dịp khác trở lại, sẽ cho tôi xem danh sách 626 người tù. Thầy dẫn tôi xuống nhà linh, nơi đặt tấm bia.
Tôi cảm thấy rợn rợn khi bước chân vào Nhà linh, nơi đặt di ảnh của những người quá cố. Có mấy người đội khăn tang đang ngồi tụng kinh cho người thân mới qua đời. 
Tìm mãi không thấy tấm bia đâu. Tôi bắt đầu lo. Sư thầy quả quyết rằng tấm bia đặt ở phòng này nhưng lâu ngày không nhìn lại nên ngài không nhớ chính xác vị trí nào.
- Ôi đây rồi! Sư thầy reo lên.
Tôi sững người lại. Vừa nhìn thấy tấm bia, nước mắt tôi ứa ra. 
Tôi không xác định được cảm xúc của mình lúc đó. Vui vì đã “tìm thấy các anh”, như lời người anh đồng tù nhắn nhủ, hay buồn vì tôi lại chứng kiến thêm một nỗi đau đớn của quê hương?
Tôi lập cập lục tìm trong túi xách chiếc máy ảnh. Tôi hay bị lúng túng mỗi khi cảm xúc bị “quá độ”. Sư thầy dặn chỉ chụp tấm bia thôi, đừng để những di ảnh xung quanh lọt vào ống kính. Cảm giác tủi thân và xót xa khiến tôi không nói nổi tiếng “vâng” một cách rõ ràng.
Trước khi về, tôi gửi một ít tiền để sư thầy giúp việc nhang khói cho “các anh”. Tôi cầm theo nải chuối, mấy quả cam thầy vừa cho, chậm rãi cuốc bộ trên con phố. Tôi không khóc, nhưng cổ họng nghèn nghẹn và bước chân nặng nề. 

Một tuần sau tôi trở lại Chùa. Sư thầy đi vắng. Vừa nghe tiếng tôi trong điện thoại, sư thầy nhận ra ngay:
- Chị Nghiên hả? Tiếc quá! Thầy đã hỏi người trông coi sổ sách của nhà Chùa rồi. Nhưng chị ấy nói là danh sách đã được hóa (4) đi từ hôm Rằm tháng bảy.
Tôi chết đứng người. Cố gắng lắm tôi mới thốt lên được một câu nghe như không phải giọng của mình.
- Sao lại đốt hả thầy, sao thế được?
- Thì nhà Chùa nghĩ là không cần dùng đến danh sách ấy nữa nên tiện dịp lễ Vu Lan thì hóa luôn cùng với áo mũ, vàng mã chị ạ.
- Thầy ơi! Thầy làm ơn kiểm tra lại giúp con với. Cái danh sách ấy... 626 người tù... thầy ơi, thầy làm ơn!
Tôi cố gắng trấn tĩnh để van lơn.
- Thầy không thể làm gì hơn chị Nghiên ạ. Chúng tôi sẽ hương khói đầy đủ cho các vị ấy.
Nói xong, sư thầy cúp máy.

Một cảm giác còn tệ hơn sự tuyệt vọng. Tôi ôm mặt ngồi thụp xuống giữa đường. Một đứa bé từ đâu chạy lại, trân trân nhìn tôi. Hình như bộ dạng tôi làm đứa bé sợ. Nó co chân chạy, không ngoái lại nhìn.
Bấy giờ tôi nhận thấy, có một thứ cảm xúc rất giống với nỗi buồn, rất giống với niềm tuyệt vọng. Nhưng không hoàn toàn như thế. Thứ cảm xúc thật khó gọi tên. 
Tôi về nhà, lầm lỳ đến vài hôm. 
Không thể dễ dàng bỏ cuộc được, tôi quyết định đi Nam Hà để tìm đến ngôi Am thờ. Người anh đồng tù buồn rầu bảo: 
- Không có cô Thu Hương hay vị Giám thị dẫn đường, em không tìm được đâu.
Lần này thì tôi thật sự tuyệt vọng. Tấm bia, danh sách và Am thờ, tôi chỉ hoàn thành một phần ba công việc.
Tôi nghĩ đến người Giám thị.
Không biết vì lý do gì viên Giám thị lại làm một việc cấm kỵ và mạo hiểm như thế. Hơn ai hết, người này phải ý thức được mức độ nguy hiểm của việc mình làm, nhất là nếu thông tin bị lộ ra ngoài. Chắc chắn phải có một lý do sâu xa và rất đặc biệt để người này làm thế. Vì lợi nhuận ư? Không ai dại dột vì chút giá trị vật chất mà đánh đổi cuộc sống bình yên của mình. Vả lại, bản thân nghề cai tù đã là một cơ hội để làm giàu một cách rất an toàn.
Người anh đồng tù và bác Thanh lý giải rằng, niềm tin tâm linh đã thúc đẩy người Giám thị và cô Thu Hương làm như thế. Có thể người Giám thị sợ bị vong hồn của những người tù tìm đến hỏi tội chăng? Lý giải này không hẳn là vô lý. Tôi đã từng nghe và được biết những chuyện tương tự như thế khi còn trong nhà tù Thanh Hóa. Đã là cai tù, không ít thì nhiều, không chủ ý thì cũng bắt buộc phải dính vào tội ác. Song dù với lý do gì, thì hy vọng cũng có phần trăm nào đó của sự ăn năn, của chút lương tâm bị hối thúc. 
Tôi vốn không mê tín, không tin chuyện dị đoan nhưng tin rằng luôn có một thế giới tâm linh đang nhìn ngó thế giới con người. Ước gì một ngày nào đó, duyên cớ run rủi để chúng ta được biết trọn vẹn câu chuyện về 626 người tù chính trị Ba Sao, Nam Hà. Chúng ta cần được biết về số phận của những người từng bị cộng sản bách hại để hiểu về một giai đoạn lịch sử đã tạo nên thân phận đau thương của dân tộc này.

29.03.2016
Cựu Tù Nhân Lương Tâm Phạm Thanh Nghiên


Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Mơ hồ về xâm hại trẻ em

Mơ hồ về xâm hại trẻ em

image
“Song đấu” là một chương trình gameshow đang gây được nhiều sự chú ý của khán giả truyền hình Việt Nam trong thời gian gần đây. Nội dung sân chơi là cuộc đọ sức tranh tài giữa 2 người có tài năng, sở trường giống nhau. Khán giả sẽ đánh cược bên thắng trước khi cuộc đấu bắt đầu, với sự thuyết phục từ phía 2 “thủ lĩnh” đối chọi nhau là MC Trấn Thành và danh hài Việt Hương, và đội nào thắng sẽ nhận được một khoản tiền thưởng. Để dễ hình dung, thì cuộc thi này cũng giống như một màn đấu boxing vậy.

image
Tập “Song đấu” vừa qua là cuộc đọ sức giữa em Mỹ Linh đến từ xứ dừa Bến Tre, mưu sinh bằng công việc lột vỏ dừa, và võ sư Kim Tuấn, người lập kỷ lục Guinness Việt Nam với biệt tài lột vỏ dừa bằng răng.

image
Hai bên sẽ dùng sở trường của mình để thi xem ai là người lột vỏ dừa nhanh hơn. Khi Linh kể về công việc của em, lột vỏ dừa bằng một dụng cụ chuyên dụng bằng sắt dài với mũi dao cắm thẳng ngược lên trời, được gọi là cây nầm, đã từng bị đâm vào cổ tay phải khâu 4 mũi, tôi đã thấy không khỏi băn khoăn. Đó là một công việc mưu sinh em làm thuần thục hàng ngày, nhưng điều đó hoàn toàn khác với việc em mang công việc nguy hiểm lên sân khấu để thi đấu.

Tôi đã phải tua rất nhanh, bỏ qua màn cá cược thuyết phục nhau của đám khán giả lô nhô để theo dõi cuộc đấu. Nhìn Linh nhỏ bé trong chiếc áo bà ba cầm trái dừa ấn thật mạnh, thật nhanh xuống mũi nầm, tôi chỉ sợ ngộ nhỡ em trượt chân hay trượt tay, có thể xảy ra bất cứ tai nạn đáng tiếc nào. Trong tiếng reo hò cổ vũ, từng hình ảnh lướt qua lướt lại giữa 2 bên, chỉ trong 1 tích tắc, tay Linh đã sượt qua mũi nầm. Em lập tức buông trái dừa để ôm lấy bàn tay bị thương của mình. Và cũng chỉ sau đó 1 tích tắc, với bàn tay còn lại, cùng đôi chân nhún xuống để ghim lấy trái dừa còn “đóng cọc” trên mũi nầm, em cố ấn trái dừa để tiếp tục lột trái dừa.

image
Không ai để ý đến khoảnh khắc đó. Chiến thắng thuộc về võ sư Kim Tuấn. Khi mọi người nhào lên để ôm lấy người chiến thắng, em đứng bên cạnh với khuôn mặt biến sắc vì đau.

image
Linh kín đáo giấu bàn tay ra đằng sau và nở một nụ cười nhợt nhạt khi MC hỏi về cảm nghĩ của mình.

Là đài truyền hình quốc gia, tôi không rõ những người sản xuất và đưa chương trình lên sóng truyền hình có đủ kiến thức và sự nhạy cảm về công việc mình đang làm hay không? 

image
Đem một bé gái với công việc kiếm sống lên màn ảnh để biến thành một cuộc chơi, cá cược không chỉ thể hiện sự vô văn hóa mà còn là hết sức vô cảm. Nếu gõ “child labor – lao động trẻ em” trên google, ngay lập tức hiện lên định nghĩa: Lao động trẻ em là bất cứ công việc nào ảnh hưởng đến tuổi thơ của trẻ như việc đi học, vui chơi và xâm phạm nguy hiểm tổn hại đến sức khỏe thân thể, tâm lý, xã hội của trẻ. Vậy, việc đưa Mỹ Linh – 16 tuổi, với công việc mưu sinh nguy hiểm lên truyền hình quốc gia để thi đấu có phải là sự bất nhân đến tận cùng hay không? Một xã hội mà ý tưởng văn hóa giải trí không còn gì khác ngoài những nội dung như vậy lên trình diễn nhằm thu hút người xem thì có còn là một xã hội văn minh hay không?

image
Trẻ em Việt Nam lớn lên ngây dại. Không một ai dạy các em phải biết tôn trọng chính bản thân mình, kể cả bố mẹ. Việc dùng cổng ngõ làm khu WC công cộng cho con nhỏ hay cho phép người ngoại đụng chạm vào cơ thể da thịt của chúng được coi như một thói quen, lề lối bình thường. Để lến lúc lớn lên, chính các em không hề ý thức được giá trị thân thể mình. Mới đầu ngày, bạn tôi gửi tin về thầy giáo luồn tay qua nách một nữ sinh để chỉ bài. 

image
Bài báo cùng bức ảnh được được lan truyền với tốc độ chóng mặt nhưng những lời bình luận chỉ quanh quẩn bề mặt về một hành động biến thái. Không, đó là sự xâm hại đến trơ trẽn và ghê sợ đang diễn ra trong chính môi trường giáo dục, nơi khuôn viên được cho là trong lành nhất để các em đến học hành, trưởng thành mỗi ngày.

Cũng đằng sau cánh cổng trường ấy, thầy cô cũng bất lực trong việc bảo vệ những tâm hồn nhỏ dại non nớt kia. Năm 2007, tại trường tiểu học An Hiệp, tỉnh Đồng Tháp, vì nghi ngờ em Huỳnh Thị Ngọc Trâm lấy trộm tiền quỹ lớp 47.000 đồng, chính nhà trường đã trực tiếp giao em cho công an tra hỏi em. Sau vụ đó, Trâm trở nên hoảng loạn và bị câm trong một thời gian dài.

image
Gần đây là chuyện em Nguyễn Tấn Tâm tại Quảng Ngãi uống thuốc tự tử vì bị công an huyện bắt xác nhận tội ăn trộm. Em bị bắt đi giữa giờ học. Bức thư em để lại cho gia đình bày tỏ sự oan ức, nghẹn ngào.

Trẻ em Việt đang lớn lên từng ngày bắt đầu từ lời đe dọa về một “mẹ mìn” chuyên bắt cóc ngoài đường để rồi hình thành trong các em một thế giới ngoài kia đầy rẫy hiểm nguy nhưng luôn loay hoay không biết làm sao để bảo vệ mình. Chúng ta còn tiếp tục mơ hồ và để cho các em mơ hồ về sự xâm hại ngầm đang bủa vây quanh mình mỗi ngày đến khi nào?




Hoàng Giang

image

Đầy đủ tài liệu về Chiến Tranh Việt Nam

Đầy đủ tài liệu về Chiến Tranh Việt Nam



VIETNAM WAR


Click on it and bookmark the site for future reference.
 
Ron Morgan, Director,
VVA Region 8
This  is probably the best search list ever compiled about the Vietnam War.
This simply has to be shared with anyone who ever served in Vietnam or knew someone who served in Vietnam.
It would take months to look at everything this site offers.
It's one of the most complete that I've seen to date...Feel free to pass it along to anyone you think might be interested... 
Websources Those who cannot remember the past are condemned to repeat it. George Santayana, The Life of Reason, Volume 1, 1905 To Vietnam Veterans:
Mike Priven, President
VVA Ga chapter #1101
78 Blue Ridge Hwy
Blairsville, Ga. 30512

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Nhận diện kẻ sát nhân cười đùa bên xác chết của TT Ngô Đình Diệm

Tưởng Nhớ Người Khai Sinh Email

Tưởng Nhớ Người Khai Sinh Email
"Để tri ân và tưởng nhớ Ray Tomlinson, người khai sinh ra mạng lưới email toàn cầu, vừa từ trần ngày 5 tháng Ba 2016."
 

blank
Raymond Samuel Tonlinson (1941-2016).

Đã vào thập niên thứ hai của thế kỷ 21, mỗi ngày có hàng tỷ Emails được gởi đi. Có những Emails chuyên về thương mại, công việc. Có những Emails vô thưởng vô phạt, không ảnh hưởng đến hòa bình thế giới, hay hạnh phúc cá nhân, nhưng người đọc mệt mỏi với loại thư điện tử này, nên thẳng tay đưa vào thùng rác (spam mails). Có cả những bức thư tình ngắn gọn thời "dot com" của những người đang yêu. Cả tỷ người trên thế giới thi nhau gõ keyboard, gởi, nhận thư điện tử mỗi ngày.

Có cả phim "You got mails" với tài diễn xuất tuyệt vời của Tom Hanks, và Meg Ryan đưa về một lợi nhuận khổng lồ cho Hollywood.

Không biết có ai trong cả tỷ người nghĩ đến người phát minh ra Emails? Chắc là ít ai nghĩ đến "cha đẻ" của Emails. Người kỹ sư điện tài ba, người sáng tạo ra Emails, và dấu @ vừa qua đời hôm thứ bảy, ngày 5 tháng 3 vì bệnh tim.

Thật ra, trước khi ông Ray Tomlinson khai sinh dấu hiệu @ vào năm 1970, người ta đã có thể gởi information qua lại cho nhau, nhưng chỉ gởi và nhận được nếu cùng sử dụng một máy computer. Không thể gởi data cho một người khác ở ngay phòng bên cạnh nếu người gởi và người nhận ở hai máy khác nhau,

Anh chàng kỹ sư trẻ, tự nhận mình là "a nerdy guy from MIT" (trường Đại học Massachusetts Institute of Technology lẫy lừng khắp thế giới đã đào tạo cho Mỹ nhiều nhà khoa học tài năng.) cặm cụi làm việc với niềm đam mê của một người "chỉ biết học thôi chả biết gì" (a nerd).

Ray tốt nghiệp cao học (master degree) về ngành Điện (Electrical Engineer) ở MIT năm 24 tuổi, sau khi đã có cử nhân (bachelor degree) ở Rensselaer Polytechnic Institute vào năm 1963. Thời sinh viên, ông đi thực tập ở IBM và đã làm cho các kỹ sư ở đó khâm phục trí thông minh, và khả năng làm việc của một anh chàng mới bước vào tuổi hai mươi, thiếu cả kinh nghiệm làm việc lẫn kinh nghiệm sống.

Ra trường, ông về làm việc cho Bolt Beranek and Newman((BBN), sau này được Công ty kỹ thuật Raytheon mua lại. Tomlinson làm ở đó như là một programmer giỏi, một nhà khoa học được tất cả mọi người kính trọng. Hơn nửa thế kỷ qua, vẫn ở cùng một công ty, với nhiều thay đổi, các nhà lãnh đạo, đến rồi đi, anh kỹ sư trẻ Ray Tonlinson, bước vào tuồi trung niên, roi bạc tóc, vẫn làm việc ở văn phòng quen thuộc của mình, vẫn yêu những con số, những project khoa học cho đến lúc ông qua đởi vì bệnh tim vào ngày thứ bảy 5 tháng 3 năm 2016.


blank
Ray thời 1970, khi khai sinh mạng lưới email toàn cầu.

Vào năm 1970, ở tuổi 29, anh kỹ sư trẻ Ray Tomlinson phải làm việc cùng lúc ở hai computer khác nhau, data không thể gởi từ máy này qua máy kia. Ngoài phận sự của mình, Ray dành thì giờ nghiên cứu cách gởi data từ các máy khác nhau. Anh dùng tên mình Ray ở máy 1 gởi cho Ray ở máy 2. Để đơn giản hóa, thay vì dùng chữ "at", Ray dùng ký hiệu @, có sẵn trên bàn phím. Và việc gửi email từ máy này tới máy kia thành công. Chính từ đây, mạng lưới email giữa người này với người khác (Person to person netward email) ra đời và ký hiệu user@host trở thành mẫu ghi phổ thông cho cách ghi địa chỉ email toàn cầu hiện nay.

Khi tự gởi email cho mình (ở hai máy khác nhau) thành công, Tomlinson chia sẻ với một kỹ sư đồng nghiệp khác. Người này vui mừng, định báo tin cho cấp lãnh đạo. Vốn khiêm nhường như bao nhiêu người có tài khác, Ray ngăn lại "Đừng nói cho ai hết, thật ra đây cũng không phải là việc mà mình phải làm". Nhưng phát minh đó quá tiện lợi, nên "tiếng lành đồn xa", Ray Tomlinson được cấp bằng sáng chế, và là một trong những người quan trọng phát minh ra Emails.

Ông cũng nhận được nhiều giải thưởng khoa học có giá trị về các nghiên cứu khoa học từ năm 2000 đến năm 2012. Riêng trong giới programmer về Internet, ông được coi là một trong những nhà phát minh tài năng.

Sau đó, dù luôn khiêm nhường và thầm lặng, ông nổi tiếng trong giới khoa học, được MIT xếp thứ 4 trong danh sách 150 cựu sinh viên tốt nghiệp MIT là những nhà phát minh có đóng góp quan trọng nhất cho khoa học.

Ông được mời đi nói chuyện ở các hội nghị khoa học, là một tên tuổi được kính trọng trong giới high tech, được các sinh viên trẻ coi như một thần tượng.

Dù vậy, nhà khoa học vẫn sống lặng lẽ với tình yêu khoa học, và trang trại nuôi một loại cừu nhỏ ở ngoại ô New York. Ngoài công việc, ông có niềm vui "ta dại ta tìm nơi vắng vẻ" với thiên nhiên vả bầy cừu nhỏ của mình. Cả cuộc đời ông gắn liền với tiểu bang New York, nơi ông sinh ra, lớn lên, đi học, làm việc, và qua đời.

Xin viết lại bài này với lòng ngưỡng mộ, và biết ơn người phát minh ra "@", giúp Emails phát triển hoàn thiện như hôm nay.

Và xin được nhắc nhở mọi người nhớ đến Ray Tomlison, người góp phần quan trọng trong việc đưa Emails đến cả tỷ người ở khắp nơi trên thế giới.
*

Raymond Samuel Tomlinson sinh tại Amtersdam, NewYork, ngày 23 tháng Tư năm 1941. Khi đột ngột từ trần vị bị kích tim vào ngày March 5, 2016, chỉ còn đúng 4 tuần nữa là Ray sẽ mừng sinh nhật thứ 75.

Tháng Ba, tháng Tư là ngày giỗ, ngày sinh của ông. Khi mở Emails, xin hãy góp phần cầu nguyện cho Ray Tonlinson, mong ông an vui bình yên ở một nơi không còn cần Emails, không cần bất cứ một điều gì ngoài sự nhẹ nhàng, thanh thoát.

Nguyễn Trần Diệu Hương