Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

Rừng bê tông chắn kín bờ biển Phú Quốc


🌴Rừng bê tông chắn kín bờ biển Phú Quốc.







Rừng bê tông chắn kín bờ biển Phú Quốc.



Thuận Thắng. 

See the source image

Hai ngày sau mưa lớn, một diện tích lớn ở khu vực bãi Trường, Phú Quốc, vẫn ngập nặng, nước lênh láng trên con đường nội khu các dự án resort cao cấp.



Giải pháp chống ngập bằng lu qua con mắt hỠa sĩ biếm - Ảnh 5.

Andy
Giải pháp chống ngập bằng lu qua con mắt hỠa sĩ biếm - Ảnh 4.
Bãi Trường Phú Quốc nhìn từ trên cao: Nước không thể thoát ra biển. Mưa lớn, nước không thoát ra biển khiến bãi Trường, Phú Quốc, với chiều dài cả chục cây số bị ngập nhiều nơi. Nhìn từ trên cao, các công trình khách sạn, resort mọc lên chắn dòng chảy.



Rung be tong chan kin bo bien Phu Quoc hinh anh 1
Bãi Trường nhìn về hướng thị trấn Dương Đông hiện nay.


Rung be tong chan kin bo bien Phu Quoc hinh anh 2
Hình ảnh chụp tháng 8/2016.



Rung be tong chan kin bo bien Phu Quoc hinh anh 3
Bãi Trường nhìn về hướng thị trấn An Thới hiện nay.



Rung be tong chan kin bo bien Phu Quoc hinh anh 4
Góc chụp tương tự vào tháng 8/2016.




Rung be tong chan kin bo bien Phu Quoc hinh anh 5
Bãi Trường ở xã Dương Tơ được coi là nơi điển hình trong việc bị bê-tông-hoá, phát triển "siêu tốc" ở Phú Quốc. Bãi Trường hiện được chia thành nhiều lớp dự án, từ bờ biển vào tới đường ĐT 975 với nhiều nhà Đầu tư khác nhau. Mỗi nhà Đầu tư xây một kiểu khách sạn, resort khác nhau, nhưng cùng một điểm chung là tận dụng triệt để diện tích đất, mật độ xây dựng dày đặc.




Rung be tong chan kin bo bien Phu Quoc hinh anh 6  
Các dự án tại bãi Trường được người dân ví là mọc nhanh hơn nấm, nhiều dự án cách đây 3 năm còn là bãi đất trống nhưng nay đã là khu khách sạn, resort với hàng nghìn phòng đi vào hoạt động.



Rung be tong chan kin bo bien Phu Quoc hinh anh 7
Những khối bê tông dày đặc được thiết kế làm shop house, mini hotel của chủ Đầu tư Bim Group.



Rung be tong chan kin bo bien Phu Quoc hinh anh 8
Khách sạn Intercontinental với 20 tầng là toà nhà cao nhất Phú Quốc cũng của chủ Đầu tư Bim Group nằm sát bờ biển bãi Trường. Khách sạn này được giới thiệu có mật độ xây dựng thấp nhưng theo quan sát của Phóng viên, dự án này cùng các dự án kế bên, không có một khoảng hở nào để thoát nước khi mưa lũ.




Rung be tong chan kin bo bien Phu Quoc hinh anh 9
Mật độ xây dựng dày đặc của dự án Wyndham Garden Phú Quốc trên bãi Trường thuộc xã Dương Tơ. Theo giới thiệu của chủ Đầu tư, dự án có tổng cộng 153 căn nhà và 25 lô phố thương mại mặt tiền 36 m với tổng diện tích 74.727 m2.




Rung be tong chan kin bo bien Phu Quoc hinh anh 10
Hai khu nghỉ dưỡng Novotel và Best Western Premier Sonasea Phú Quốc cùng chủ đầu tư CEO group. Khu Novotel với 44 căn biệt thự, 400 phòng khách sạn xây dựng trên diện tích hơn 70.000 m2. Còn khu Best Western Premier có 550 căn nhà nghỉ dưỡng và 15 biệt thự có hồ bơi riêng biệt.




Rung be tong chan kin bo bien Phu Quoc hinh anh 11
Ngoài hai khu nghỉ dưỡng trên, dự án Sonasea Villas & Resort của chủ đầu tư CEO group còn có hàng trăm shop house, villa shop đã đi vào hoạt động. Dự án này được tập đoàn CEO đầu tư 10.000 tỷ trên diện tích 132 ha.





Rung be tong chan kin bo bien Phu Quoc hinh anh 12
Trước đây, sát bờ biển bãi Trường có một con đường đất đỏ rất đẹp; tuy nhiên, khi các khu resort mọc lên sát bờ biển đã xóa sổ con đường này.



Rung be tong chan kin bo bien Phu Quoc hinh anh 13
Chiều 10/8, một diện tích lớn đất ở khu vực bãi Trường vẫn ngập nước. Một hàng rào của dự án ở khu này bị nước cuốn sập đang được chủ Đầu tư cho dựng lại.



Rung be tong chan kin bo bien Phu Quoc hinh anh 14
Theo người dân, dòng nước đổ về bãi Trường tối 8/8 rất mạnh, nhưng khi gần ra tới biển thì bị các dự án chặn lại nên nước tù đọng tới nay chưa rút.



Rung be tong chan kin bo bien Phu Quoc hinh anh 15
Hình ảnh nước lênh láng trên các con đường nội khu của các dự án resort cao cấp trên bãi Trường. Phía xa là dự án khách sạn Pullman Phú Quốc có diện tích 6,2 ha với 339 phòng và 10 biệt thự sát bờ biển có bể bơi riêng.



Rung be tong chan kin bo bien Phu Quoc hinh anh 16
Nhiều khu resort, khách sạn trên bãi Trường đã đi vào hoạt động hơn 1 năm qua, nhưng cống thoát nước của nhiều đoạn đường nội khu ở đây vẫn chưa được lắp đặt.


 
Rung be tong chan kin bo bien Phu Quoc hinh anh 17
Khu bãi Trường, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, Kiên Giang. Ảnh: Google Maps.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019

HỒI KÝ CỦA BÁC SĨ B : CUỘC NỔI LOẠN CỦA BÁC SĨ Hà Thuc Nhơn






Subject: HỒI KÝ CỦA BÁC SĨ B : CUỘC NỔI LOẠN CỦA BÁC SĨ HTN
* Hồi ký của Bác sĩ B:Cuộcnổi loạn ở Quân Y Viện Nguyễn Huệ, Nha Trang năm 1970

..Tôi thăng cấp y sĩ đại úy trong tháng đầu của khóa tu nghiệp nhãn khoa tại tổng y viện Cộng Hòa. Con gái út, H sinh ngày 13 tháng 4 năm 1969, 3 tháng trước khi tôi mãn khóa. Tôi được được thuyên chuyển ra quân y viện Nguyễn Huệ Nha Trang trong mùa hè năm này. Y sĩ trung tá Phùng Quốc Anh, Y sĩ trưởng quân y viện, bổ nhiệm tôi làm y sĩ trưởng phòng nhãn khoa, chung văn phòng và chung bệnh xá với khu tai-mũi-họng (viết tắt là TMH) do một y sĩ trung úy làm trưởng phòng. Trước đây mấy tháng, 2 khu này nhập chung thành khu Tai-Mắt-Mũi- Họng do một mình y sĩ đại úy Hà Thúc Nhơn làm trưởng phòng kiêm y sĩ điều trị. Trên nguyên tắc thì tôi tới để nhận chức trưởng phòng nhãn khoa nhưng trên thực tế thì là trình diện với y sĩ đại úy Hà Thúc Nhơn. Đây là một phức tạp vượt qúa tầm chịu đựng của tôi, vượt qúa khả năng giải quyết của y sĩ trung tá y sĩ trưởng và cũng là một kỳ dị chưa từng xẩy ra trong bất cứ quân y viện nào của thế giới tự do. Tôi xin dành nhiều trang cho mục này, trước tiên là sơ lược tiểu sử của bác sĩ Nhơn.

Y Sĩ Đại Úy Hà Thúc Nhơn:
Anh Nhơn kém tôi chừng 3 tuổi, nhập trường quân y cùng với tôi năm 1957 và ra trường năm 1964, trước tôi 2 năm. Anh có vẻ đẹp của một trượng phu thời đại. Cao chừng 1.72m. Nặng độ 125lbs. Nước da đậm. Mặt dài. Mắt sáng.Miệng cười có duyên. Bắp thịt nở nang, rắn chắc. Đi đứng nghiêm trang, luôn luôn nhìn thẳng về phía trước nhưng không bỏ sót những gì diễn ra hai bên đường. Tài năng: rất thông minh, nhớ dai, học rộng, hiểu nhiều. Anh là cựu sinh viên nội trú, thông thạo nhiều khoa chuyên môn như giải phẫu tổng quát, mắt, tai-mũi-họng, bệnh ngoài da và bệnh nội khoa. Anh chơi đàn guitar classic khá hay, đánh cờ tướng rất giỏi, võ nghệ cao cường gồm các môn judo, võ tầu, võ Bình Định. Tính tình: Rất đa nghi, khi đã nghi ngờ ai thì người đó rất khó biện bạch. Tự kiêu cực độ; anh tự coi mình giỏi hơn bất cứ ai về bất cứ phương diện gì. Hiếu thắng cực kỳ; nếu thua ai điều gì thì người ấy sẽ bị hạ nhục, sẽ bị đánh và có thể bị giết. Anh không trực tiếp nhận tiền hối lộ của ai nhưng lại coi những việc như làm hồ sơ giả mạo cho em ruột hoãn dịch, giúp đỡ bất hợp pháp cho đàn em để chúng hầu hạ mình là những việc quang minh chính đại. (Anh nghĩ rằng anh được quyền làm những việc phi pháp ấy vì chúng không trực tiếp dính dáng đến tiền hối lộ.) Cái tính tình kỳ quái ấy là mầm mống gây tai họa cho anh và cho những người làm việc chung với anh.
 Anh là một người có bệnh tâm trí (psychiatric patient) mà tới nay chưa ai định bệnh rõ ràng ngoài triệu chứng paranoid. Có hàng trăm chuyện ly kỳ về anh nhưng tôi chỉ kể một vài chuyện điển hình mà rất nhiều người trong giới y khoa đã biết. Tôi sẽ tả thực chất của những việc này tuy không nhớ rõ thời điểm đã xẩy ra.

1/ Thủ đoạn lòe thiên hạ: Kỹ thuật này của Nhơn rất cao. Anh khoe rằng anh là cháu của ông Hà Thúc Ký, một chính trị gia có nhiều uy tín và thế lực đương thời; không ai biết là thật hay giả. Có một lần, anh tình cờ chữa được bệnh thương hàn cho bà quản gia của trung tướng Nguyễn Văn Vỹ, đương kim bộ trưởng quốc phòng. Ông bà Vỹ mời anh về nhà dùng cơm gia đình rồi chụp chung một tấm hình kỷ niệm. Anh đem hình ấy ra khoe rằng anh là em kết nghĩa của tướng Vỹ.

2/ Thầy bất nhân trò bất nghĩa: Patron de thèse của anh là giáo sư Nguyễn V. U., trưởng khu ngoài da Bình Dân bệnh viện. Ông thầy này ưa nịnh và thích nhận quà vặt của sinh viên để sửa luận án cho họ. Nhơn không ưa điếu đóm nên bản thảo luận án của anh đã nộp cho thầy từ cuối năm thứ 5 y khoa mà 2 năm sau khi anh ra trường vẫn chưa được sửa. 
Một hôm anh từ Nha Trang về Sài Gòn tới tận phòng mạch tư của thày chất vấn: 
-Xin thầy cho một cái hẹn nhất định. Một, hai hay 3 năm nữa cũng được, miễn là em khỏi phải đi lại mất công. 
Thầy U giận quá mắng rằng: 
-Anh ra lệnh cho tôi phải không?
Nhơn dằn từng tiếng:
-Thày bất nhân thì đừng trách học trò bất nghĩa! Rồi anh tặng thày một cái bợp tai nẩy lửa. Thày U thưa lên khoa trưởng. Khoa trưởng chuyển lên Cục trưởng quân y. Sự việc rồi cũng chìm xuồng và Nhơn không bao giờ có luận án bác sĩ.

3/ Cái bợp tai dằn mặt: Có lần Nhơn được nhập viện trong khu nội khoa của tổng y viện Cộng hòa. Buổi tối anh mặc quân phục, đeo lon đại úy, mang dép Nhật, áo bỏ ngoài quần, đi rong chơi trong vườn. Anh thượng sĩ thường vụ của y sĩ đại tá chỉ huy trưởng tổng y viện đi tuần bắt gặp (nhưng không quen biết anh), nhìn anh từ đầu xuống chân rồi khiển trách: 
-Đại úy cao bồi quá! Yêu cầu đại úy về phòng nghỉ để tôi khỏi phải áp dụng quân kỷ.

Sáng hôm sau Nhơn mặc quân phục chỉnh tề, xách cổ viên thượng sĩ thường vụ tới trước mặt y sĩ đại tá, kể qua sự việc đêm qua rồi nói:
- Anh không biết dạy thuộc cấp để nó hỗn với tôi. Tôi tát nó cú này để dằn mặt anh!
Rồi anh tát thật mạnh khiến thượng sĩ ngã dúi vào lòng y sĩ đại tá.

4/ So chưởng lực: Một lần Nhơn cùng vài đàn em tới uống cà phê tại một quán cóc ở bãi trước của biển Nha Trang và thấy một võ sĩ Tầu gốc Chợ Lớn đang biểu diễn võ nghệ ở đó. Nhơn ngứa mắt, mỉm cười, tới bắt tay hắn nhưng kỳ thực là bóp mạnh bàn tay hắn cho bõ ghét. Ngờ đâu tên này võ nghệ quá cao cường, gồng mình bóp lại. Đôi bên đứng tấn chừng 5 phút thì Nhơn yếu thế, toát mồ hôi hột. Hắn cúi đầu chào theo kiểu võ sĩ đạo rồi tiếp tục ngồi uống bia, mặt tỉnh bơ. Nhơn đứng dậy về quân y viện mặc quân phục, đeo súng colt ra tìm thì hắn đã chuồn về Sài Gòn rồi. Làm Nhơn mất mặt kiểu ấy tức là đeo án tử hình trên người. May mà không có án mạng xẩy ra.

5/ Bắt gọn quân thù: Việc này xẩy ra 6 tháng trước khi tôi được thuyên chuyển ra Nha Trang. Anh tiểu đội trưởng dân vệ của xã Nha Trang Tây vốn có hiềm khích với y sĩ Nhơn, tìm cơ hội mó dái ngựa. Một hôm chị của Nhơn từ Phan Rang ra ngủ đêm tại nhà một người bạn trong xã mà không trình báo với ban an ninh xã. Anh này mượn cớ xét sổ gia đình, định bắt bà chị về trụ sở lúc nửa đêm để làm Nhơn mất mặt. Nhơn được đàn em mật báo liền tới phục kích. Khi tiểu đội dân vệ vừa bước qua rào vào sân sau thì Nhơn uy hiếp bằng một tràng súng M16 bắn chỉ thiên trên đầu rồi trói toàn bộ tiểu đội bỏ lên xe hồng thập tự mang về nhốt tại phòng ngủ của những y sĩ độc thân trong quân y viện. 
Sáng hôm sau đại tá tỉnh trưởng tới can thiệp thì bị Nhơn mắng rằng:
- Thượng bất chính thì hạ tắc loạn. Các ông không nghiêm chỉnh để cấp dưới nhũng nhiễu dân.
 Tội nghiệp y sĩ trưởng phải dàn xếp mãi mới êm. Sau vụ này danh tiếng của Nhơn tại Nha Trang nổi lên như cồn.

6/ “Moi” húc đít: Những chuyện trước tôi chỉ nghe kể lại. 
Chuyện này, xẩy ra vào mùa hè năm 1970, thì có gia đình tôi chứng kiến. 
Nhơn thưòng tổ chức những buổi tắm biển ngoài đảo rất thú vị: dùng thuyền máy của dân chài xóm Bóng chở vài y sĩ, dược sĩ và đàn em ra bãi cát của những đảo ngoài khơi NhaTrang ngày thứ bẩy từ sáng tới tối mới về. Trên thuyền có ba hoặc bốn người thuyền chài đánh cá và làm món ăn. Những người khác thì tắm trên bãi hoặc theo thuyền đi bắt cá. Dân chài xóm Bóng chịu ơn Nhơn rất nhiều (làm hồ sơ giả cho họ miễn dịch). Hôm đó gia đình tôi đi theo đoàn ra đảo Hòn Yến. Bốn giờ chiều, Nhơn lái xe jeep chở gia đình tôi từ xóm Bóng về nhà. Tới trước cửa Tháp Bà thì gặp một xe Simca màu trắng, mang số dân sự, đậu chổng đít ra giữa đường. Có thể lái vòng sang bên trái để tránh nhưng Nhơn không làm vậy. Anh bóp còi. Tài xế xe Simca (mặc thường phục) định de xe vào lề đường 
nhưng bà chủ xe, lúc đó đang mua bưởi ở lề đường, vẫy tay bảo hắn: 
-mặc kệ nó!
Nhơn nói với tôi: 
-mình gặp một bà lớn ở Sàigòn ra nghỉ mát đây. Để moi húc đít!
 Tôi chưa kịp phản ứng thì anh đã rồ máy xe jeep húc mạnh vào xe Simca làm móp đuôi xe.
Bà chủ xe chạy tới trước mặt anh và mắng rằng: 
-Mày có biết xe này của ai không?
Nhơn nắm hai tay, mắt nảy lửa, đi từng bước tới gần bà. Tôi vội vã đứng chặn trước mặt anh, năn nỉ: 
-Xin anh bớt giận, đừng để gia đình tôi liên lụy
Anh tài xế đẩy nhẹ bà chủ vào xe Simca rồi lái đi.

10 giờ sáng thứ hai, Nhơn được y sĩ trưởng mời lên văn phòng nói chuyện. Lúc trở về khu nhãn khoa, anh tươi cười nói với tôi rằng: 
- Cái xe Simca chiều hôm thứ bảy là xe của Chuẩn tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. Tướng Phú vừa gọi điện thoại tới xin lỗi, nói rằng vợ ông không biết moi và muốn xử huề. Ông còn mời moi chiều nay tới nhà ăn cơm.
Tôi khuyên anh nên thận trọng thì anh đáp:
- Quan Vân Trường đơn đao phó hội mà! Sợ gì!
Tối hôm đó Nhơn ăn cơm tại nhà tướng Phú và trở về bình an.

Trên đây là sơ lược một vài chuyện để biết qua về con người của bs Hà Thúc Nhơn trước khi tôi nói về cuộc nổi loạn của thương bệnh binh quân y viện Nguyễn Huệ do anh khởi xướng và cầm đầu. 

Cuộc nỗi loạn của thương bệnh binh nguyễn Huệ Nha Trang.

Tôi sẽ kể rất chân thật, ngoại trừ ngày tháng của biến cố thì tôi không nhớ rõ vì sự việc đã xẩy ra hơn 40 năm rồi. Những ai chưa tin thì nên tham khảo với hàng chục y sĩ, y tá làm việc trong quân y viện Nguyễn Huệ trong thời gian đó, nhiều người trong nhóm này hiện vẫn còn sống tại hải ngoại. Không nên tham khảo qua báo chí (quốc nội và ngoại quốc), họ chỉ nghe lóm từ bên ngoài QYV hoặc phỏng vấn trúng những thương bệnh binh hùa theo bs Nhơn làm loạn. Tôi không được biết một tờ báo (quốc nội hay ngoại quốc) nào lấy tin tức do phỏng vấn những y sĩ và y tá am hiểu sự việc trong QYV Nguyễn Huệ. Những luật sư bào chữa cho những nghi can và những thẩm phán quân sự là những người biết rõ nhất nhưng họ vì tôn trọng nghề nghiệp, không muốn tiết lộ hồ sơ tư pháp ra công chúng. Sau năm 1975, Việt cộng bảo quản hồ sơ của vụ này nhưng không biết họ còn giữ được bao nhiêu vì họ cũng đang lợi dụng vụ HTN để che lấp bớt cái nạn tham nhũng nhất thế giới của họ. 

Nguyên nhân:

Bác sĩ Nhơn dùng thiếu tá Đặng Mai, quản lý quân y viện Nguyễn Hụê, làm cái ngòi cho cuộc nổi loạn này. Mùa xuân năm 1970, cục Quân y thuyên chuyển bs Nhơn lên một đơn vị không quân trên Pleiku và cử một y sĩ trung úy làm trưởng phòng TMH và tôi làm trưởng phòng nhãn khoa như đã nói ở trên. Nhơn không biết chắc chắn ai chủ mưu trong việc thuyên chuyển anh lên Pleiku, chỉ nghi thiếu tá Mai đã báo cáo lén về Cục và bắt đầu ghét ông Mai từ đó
Anh xé sự vụ lệnh và ép y sĩ thiếu tá trưởng phòng nội khoa phải nhập viện anh vào trại này như một bệnh binh. Hồ sơ bệnh lý của anh do anh viết, định bệnh và điều trị do anh bịa ra, y sĩ điều trị cho anh chỉ được ký vào hồ sơ mỗi ngày. ( Y sĩ trưởng quân y viện và Cục quân y biết điều này nhưng không có cách giải quyết dứt khoát. ) 

Trên giấy tờ thì Nhơn là bệnh binh của trại nội khoa nhưng trên thực tế thì anh hành sự như một bác sĩ cố vấn cho phòng Tai-Mắt-Mũi-Họng. Anh lui tới trại này mỗi ngày, kiểm soát công việc của tôi và của y sĩ TMH, khi rảnh rỗi thì xách xe jeep của y sĩ thiếu tá chỉ huy phó đi dạo phố với mấy đàn em.

Thỉnh thoảng anh nhập viện một người quen, chữa trị hoặc mổ cho họ rồi cho họ xuất viện, nghỉ 29 ngày tái khám v.v.. Tôi và bs TMH phải ký vào tất cả những giấy tờ bất hợp pháp ấy. 

-Em trai út của Nhơn là Hà Thúc Mùi (thường dân), hồi còn nhỏ bị gẫy xương cánh tay nhưng đã hoàn toàn bình phục. Nhơn ép y sĩ giám định ngoại khoa và y sĩ thiếu tá Trần K D, chủ tịch hội đồng miễn dịch phải cho hắn miễn dịch vĩnh viễn nhưng hai người này không dám làm liều, chỉ cho nghỉ 29 ngày tái khám. Nhơn, một mặt đe doạ tính mạng của 2 bác sĩ này, một mặt chuẩn bị làm hồ sơ nhãn khoa gỉả mạo cho Mùi. 
-Một người em ruột nữa của Nhơn (tôi không nhớ tên, hình như tên là Hà Thúc Phương) và trung úy Bảo An Đoàn, cũng được Nhơn nhập viện, mổ glaucoma giả tạo (bằng cách đục một lỗ nhỏ trên tròng đen) rồi làm hồ sơ đưa ra hội đồng y khoa để phân loại 3. Tôi bị ép buộc ký vào hồ sơ bất hợp pháp đó và đưa ra hội đồng y khoa vì tôi là giám định viên nhãn khoa chính thức. Chưa kịp đưa ra hội đồng thì cuôc phản loạn xẩy ra.

Tôi báo cáo lên y sĩ trưởng tất cả những hồ sơ giả mạo (cho em ruột và cho những người quen của Nhơn) thì ông nói rằng: “Tạm thời như vậy. Chờ giải quyết sau). Tình trạng “tạm thời” này kéo dài cả năm. Tôi hỏi Cục có biết việc này không thì được trả lời rằng: “ Đã biết và đang tìm cách giải quyết ổn thỏa”. Chúng tôi tuyệt đối không biết tới lúc nào mới được giải quyết ổn thỏa.

 Vài y sĩ đã lãnh bợp tai. Riêng tôi, vì tính tình thẳng thắn bộc trực, vì gia đình đông con, vì chưa dám làm điều gì ngược với ý của Nhơn và vì đã chịu (bất khả kháng) hứa giúp Nhơn đưa người em ra hội đồng y khoa nên rất được Nhơn trọng nể. Ai được Nhơn trọng nể cũng phải nhớ kỹ rằng bất cứ lúc nào làm việc gì bất lợi cho anh cũng sẽ ăn đòn.

Đầu năm 1970, tất cả những đại úy có 6 năm thâm niên quân vụ trong quân y viện đều được vinh thăng thiếu tá trừ Nhơn. Anh về phòng I bộ Tổng Tham Mưu đìều tra (theo lời anh kể) thì biết rằng vì một lời phê không thỏa đáng của thiếu tá quản lý Đặng Mai mà anh không được thăng cấp. Thiếu tá Mai chinh thức bị coi là kẻ thù của anh từ thời điểm này.

Bác sĩ Nhơn bắt đầu phát động cuộc bài trừ tham nhũng trong quân y viện Nguyễn Huệ bằng cách loan tin thiếu tá Mai ăn bớt tiền ẩm thực của thương bệnh binh nhưng thực ra chỉ vì tư thù cá nhân. Việc ẩm thực của thương bệnh binh đã được giao cho một nhà thầu. Thiếu tá Mai (gia đình sống trong khuôn viên của quân y viện) chỉ lấy cơm thừa canh cặn của thương bệnh binh để nuôi chừng mười con heo lớn nhỏ tại căn nhà ở góc trái phía tây của bệnh viện. Đàn em của Nhơn bắt đầu đi rỉ tai trong các trại bệnh. Những thương bệnh binh nhẹ sắp được xuất viện về đơn vị tác chiến thì hưởng ứng nhiệt liệt. Một sồ khác theo đóm ăn tàn. Hàng trăm người còn lại thì ngồi chờ coi màn chót của vở tuồng.

Diễn tiến của cuộc nổi loạn: Tôi sẽ tả rất chính xác thực chất của cuộc nổi loạn. Ngày giờ của từng sự việc nhỏ thì tôi không nhớ rõ vì sự viêc đã sẩy ra 40 năm rồi. 

Chừng 10 ngày trước ngày nổi loạn, Nhơn dẫn vài đàn em tới nhà của thiếu tá Mai bắn chết vài con heo rồi cho khiêng về trại nội thương làm thịt khao quân. Anh nói với tôi rằng: “Từ ngày mai, mỗi ngày moi chỉ bắn 1 con để terreur hắn”. 

Tối hôm đó thiếu tá Mai bí mật đến nhờ tôi đi theo bs Nhơn mỗi khi anh bắn heo để che chở cho vợ con ông khỏi bị lạc đạn. Tôi nhận lời ông và đi theo Nhơn 3 lần bắn heo kế tiếp. Sau này tôi mới biết báo chí Sàigòn đăng tin tôi như một quân sư đi theo Nhơn bắn heo của tham nhũng. Vài tờ báo khác đăng trái ngược rằng tôi là một tham nhũng trà trộn vào hàng ngũ cách mạng. Không một tờ báo nào thông tin khách quan cho độc giả.

Đêm thứ sáu trước ngày nổi loạn, Nhơn cho đòi thiếu tá Mai lên phòng y sĩ trực nói chuyện. Thiếu tá Mai nhắn tôi có mặt để che chở cho ông. Nhơn và tôi ngồi đối diện trước 1 cái bàn có 2 ly cà phê đen do Nhơn pha sẵn. ông Mai vừa vào thì Nhơn dằn khẩu súng colt xuống bàn và ra lệnh cho ông quỳ xuống. Ông Mai răm rắp tuân theo. Trông ông già cả, đạo mạo, đeo lon thiếu tá mà quỳ trước 2 đại úy, tôi hết sức mủi lòng nhưng không dám bộc lộ sự xúc động của mình. Nhơn nhấc mũ của ông lên, bóc 3 lon thiếu tá trên mũ và trên cổ áo ra, ghè bẹp bằng báng súng lục và chửi ông rất thô tục. Khi Nhơn chửi mỏi mồm thì tôi xin cho ông về.

Vài ngày sau, Nhơn tới văn phòng thiếu tá Mai. Thiếu tá Hiển, trưởng ban tâm lý chiến của quân y viện và là bạn thân của ông Mai, tới ngăn cản. Hai người đấu võ Tàu với nhau. Võ nghệ của Hiển thua Nhơn một bực nhưng vì đêm trước Nhơn uống thuốc ngủ quá dose (Nhơn tự kê toa thuốc tâm trí cho mình, Thorazine và valium, liều thuốc không cố định, nặng nhẹ bất thường tùy theo độ mất ngủ) nên bị Hiển đá ngã. Cú đá này là bản án tử hình mà Hiển không ngờ.

Còn một vở tuồng nữa, tuy không liên quan tới việc nổi loạn nhưng màn chót xẩy ra dăm ngày trước lúc nổi loạn và phản ánh chân tướng của Nhơn nên tôi thấy rất cần trình bày ở đây. Nhơn yêu cô dược sĩ hôn thê ở Sàigòn bằng một mối tình vửa lãng mạn vừa tha thiết. Cô này rất lười uống thuốc. Mỗi lần cô bịnh thì anh kê 2 toa thuốc giống hệt nhau: cứ em một viện thì anh một viên! Làm sao cô từ chối nổi! 
Hồi xưa, anh đã từng bị bệnh giang mai (syphilis) và đã chữa khỏi nhưng anh vẫn sợ rằng con của anh sinh ra sau này có thể bị bệnh tim bẩm sinh. Anh không ngại cho đứa con xấu số bằng ngại cho người yêu phải sinh con xấu số. Anh phải thí nghiệm! Trước đây 10 tháng, anh dụ một cô gái 19 tuổi vào ngủ tại phòng y sĩ trực một tuần, căn đúng tuần rụng trứng của cô. Anh sẽ dùng đứa con hoang này để trắc nghiệm: nếu nó bình thường thì anh mới yên trí để cô hôn thê lý tưởng của anh sinh con sau này. Bố cô gái (đã mang bầu) ép anh cưới nhưng anh một mực từ chối. Ông bèn đưa con gái vào Sàigòn sanh ở một nơi bí mật và tiếp tục dùng đứa hài nhi làm áp lực buộc anh phải cưới con gái mình. Anh sai đàn em về Sàigòn bắt đứa hài nhi về cho anh thí nghiệm nhưng vô hiệu quả. Anh càng điên thêm!

Đêm xẩy ra án mạng: Tôi là y sĩ trực trong đêm này. Tôi không biết có phải Nhơn chọn đêm này để dùng tôi như một nhân chứng hay không. Cũng không biết Nhơn dùng xe jeep chở 2 đàn em tới nhà thiếu tá Hiển, giả vờ giảng hòa và mời Hiển đi ăn tối. Vợ của Hiển nghi ngại nhưng chồng quyết tâm đi theo: được giảng hòa với bs Nhơn thì còn gì qúy cho bằng!

Lúc 12 giờ đêm, Nhơn đánh thức tôi dậy. 2 ly cà phê đen nóng hổi để trên bàn. Nhơn nói dõng dạc và đanh thép với tôi: 
-Moi vừa bắn chết thằng Hiển trên bãi biển! Tội nó đáng chết!
Tôi lạnh cả người, không nói được câu nào. Sau đó anh bắt đầu ra huấn thị cho tôi:
-Sáng mai quân cảnh tư pháp sẽ tới lấy khẩu cung. Nhờ anh khai rằng anh tuyệt đối không thấy tôi rời khỏi bệnh viện trong đêm này.
 Chữ NHỜ của Nhơn có nghĩa là: Nếu không vâng lời moi thì sẽ xơi kẹo đồng! 
Chỉ trong vòng 10 giây mà tôi sáng tác được một câu trả lời vừa làm Nhơn hài lòng vừa cho tôi thêm thì giờ nghĩ kế thoát thân: 
-Tôi sẽ cố gắng
Đêm ấy tôi thức trắng đêm và nghĩ được một câu vừa thoát được tội khai gian vừa khỏi phải xơi kẹo đồng của Nhơn. Câu đó là:
- Đêm qua tôi rất bận, phải xuống các trại bệnh nhiều lần. Mỗi lần tôi trở về phòng y sĩ trực thì lại thấy bác sĩ Nhơn. 
Sáng hôm sau, tử khí bao trùm quân y viện. Chừng 9 giờ sáng thì quân cảnh tư pháp tới hỏi cung. Tôi đem câu tủ ra xài!

Tôi khai khá lớn để một đàn em của Nhơn rình ở ngoài phòng có thể nghe được. Quả nhiên, khi xong việc, Nhơn không cần hỏi lại tôi đã khai những gì, chỉ gật đầu nói: 
-Tạm được!
Sau này tôi mới nhận ra rằng câu tủ đó chưa perfect. Đáng lẽ phải khai y hệt lời Nhơn dạy để bảo vệ tính mạng mình trước đã; Rồi sau phản cung mấy hồi. Lời khai trước họng súng có giá trị gì đâu! 
Trong lúc tôi khai với quân cảnh tư pháp thì vợ tôi tới tìm tôi về, nói dối rằng con ốm. 
Nhơn không cho gặp tôi và bảo nàng về đem con tới cho anh chữa. 
Tối hôm đó Nhơn không cho tôi về và còn dọa rằng: 
-Moi đã dặn chị đóng cửa cẩn thận phòng ngừa kẻ gian ném lựu đạn vào nhà!

Sáng hôm sau (ngày thứ nhì sau khi Hiển chết), không có y sĩ nào hiện diện ngoài Nhơn và tôi. 
Bác sĩ Nguyễn T T (trực đêm trước đã về nhà. )
Chỉ y tá trực đêm trước mới có mặt trong ngày này. 
Cửa kho súng đã bị phá. Súng được phát hết cho thương bệnh binh. Có súng carbin, M16, trung liên, đại liên, súng cối 60 ly.
 Cổng chính đã đóng lại, có dăm bệnh binh canh gác. 
Tại 4 bức tường có bệnh binh bắc ghế đứng canh. 
Bên ngoài có xe tăng đậu và lính đội mũ sắt bao vây tứ phía.

Tới xế trưa thì tôi gặp một trường hợp điển hình của bệnh ruột dư. Tôi mừng quýnh, xin Nhơn cho tôi dùng xe hồng thập tự chuyển bệnh sang bệnh viện dân sự Nha Trang. Xe vừa qua kỏi quân y viện một block thì bị bao vây bởi một xe thiết giáp chặn đường và nhiều lính chĩa súng vào tôi. Họ khám người tôi rồi mời tôi lên xe jeep, lái về phòng hành quân của tiểu khu Khánh Hòa.

Trong phòng có 5 người ngồi chờ sẵn. 
-Chuẩn tướng Võ Văn Cảnh, tư lệnh sư đoàn 23
-thiếu tướng Đoàn Văn Quảng, tổng trấn quân trấn Nha Trang
-đại tá Lý Bá Phẩm, tỉnh trưởng Khánh Hòa, 
-một thiếu tá và một đại úy (tôi không nhớ tên).
Tôi được mời ngồi ghế, uống nước trà và hút thuốc lá. 
Tướng Quảng hỏi tôi về tình hình trong quân y viện.Tôi báo cáo mọi chi tiết về an ninh và bệnh trạng của thương bệnh binh.

Tướng Quảng nói với tôi bằng một giọng ôn tồn, nghiêm  trang và thành thật: 
-Giờ này không có bác sĩ nào dám vào bệnh viện. Chúng tôi nhờ bác sĩ trở lại đó để lo sức khỏe cho thương bệnh binh. Nếu có một bệnh nhân nào thiệt mạng vì thiếu điều trị thì hậu quả sẽ không thể lường trước được. 
Chữ NHỜ của tướng Quảng giống chữ NHỜ của Nhơn ở chỗ chúng đều là lệnh 
nhưng khác ở chỗ 
-lệnh của tướng Quảng là lệnh quân kỷ, nếu trái lệnh thì phải phạt quân kỷ
-còn lệnh của Nhơn là lệnh giang hồ, nếu trái lệnh thì lãnh kẹo đồng. 
Tôi hoan hỷ vâng lời. Sự can đảm, lòng tự ái và lương tâm nghề nghiệp của tôi cao hơn tính mạng của tôi trong lúc này. 

Tướng Cảnh mời tôi thêm một điếu thuốc nữa. Đại tá Phẩm đưa chân tôi ra tận xe jeep. Xe ngừng cách quân y viện 1 block, chỗ khuất dạng bệnh viện. 
Khi tôi tới cổng thì một bệnh binh reo lên:
- Bác sĩ B đã về!
Nhơn hỏi tôi chuyện gì xảy ra. Tôi trả lời thành thực mọi chi tiết. Giờ này thì một lỗi lầm nhỏ cũng có thể thiệt mạng. Nếu tiền hậu bất nhất thì sẽ bị nghi ngờ nên tôi chỉ nói toàn sự thật. Nhơn gật đầu bảo tôi: 
-Anh coi phần chuyên môn. Việc phòng thủ đã có tôi. Họ dụ tôi đầu hàng nhưng tôi chỉ tin cậy có tướng Vỹ. Tôi chỉ đầu hàng với tướng Vỹ.

Đêm này tôi cũng không ngủ. 
Chiều hôm sau (ngày thứ 2 của cuộc nổi loạn)
tôi lại gặp một bệnh có triệu chứng đau ruột dư nhưng không rõ ràng. Tôi kiếm cớ để thoát ra ngoài vì tình thế đã quá nguy hiểm. Có thể chết vì đạn bên ngoài, cũng có thể bị Nhơn nghi ngờ thanh toán. Rất may, Nhơn lại cho tôi ra. Có lẽ anh tưởng tôi lại trở vào như lần trước. 
Một xe jeep đón tôi về tiểu khu để xe hồng thập tự đi thẳng tới bệnh viện dân sự. 
Vẫn 5 người cũ nhưng lần này không ai hỏi tôi điều gì. 
Tướng Quảng cảm ơn tôi rồi nói với đại tá tỉnh trưởng:
-Anh Phẩm đưa bác sĩ B về nghỉ. Đêm nay chưa an toàn để ổng về với gia đình
 Đại tá Phẩm đưa tôi về tư thất của ông ngay trong tòa tỉnh. Ông bảo tôi cứ yên tâm, ông sẽ cho người báo cho vợ tôi biết hết sự việc. Vợ ông sai người sửa soạn cho tôi tắm. Tắm xong tôi được ăn một bữa cơm ngon nhất trong nhiều ngày. Có cá nướng, rượu vang và chim câu hầm bát bửu. Có lẽ là thức ăn mà bà đã nấu để đãi hai ông tướng và còn dư. Tôi ăn ngon lành rồi uống 10mg valium mà tôi đã lấy trong tủ thuốc trực. Suốt cả đời, tôi chỉ uống chừng 15 viên valium, viên này là viên thứ nhì. Tôi ngủ một giấc sâu như chết. Tỉnh dậy, ăn một bữa cơm thịnh soạn nữa rồi bà Phẩm gọi xe jeep đưa tôi vể nhà lúc trời đã nhá nhem tối, buổi tối của ngày hôm sau.

Tôi ngủ một giấc ngon lành nữa tại nhà, không biết việc gì đã tiếp tục xẩy ra trong QYV Nguyễn Huệ. Buổi sáng tôi tới QYV thì quan tài của Nhơn đang quàn ở văn phòng y sĩ trưởng, có 2 người em trai và chị của anh túc trực ở đó. Có 8 y sĩ di quan cho anh kể cả tôi.

Tôi gần như không làm việc chuyên môn trong những ngày sau biến cố này. Toàn là cung khai, cung khai và cung khai. Tôi đã khai tổng cộng 1000 trang đánh máy cho gần một chục cơ quan: 
-Quân cảnh tư pháp
-tòa án quân sự Nha Trang
-nha Quân Pháp
-Cục Quân y
-Bộ Tổng Tham Mưu
- Bộ Quốc Phòng
-Giám Sát Viện. 
Chi tiết tôi khai trong tất cả các cơ quan ấy đều giống nhau trừ lời khai đầu tiên của tôi với quân cảnh tư pháp trong QYV Nguyễn Hụê vì tôi đã phản cung ngay sau khi Nhơn chết. Lời phản cung của tôi được pháp luật che chở vì đã khai trước họng súng. Hồ sơ gian mà tôi đã ký cho người em ruột của Nhơn ra hội đồng miễn dịch là điều tôi lo ngại nhất thì lại bị hỏi rất sơ sài. Có lẽ chính quyền quá khớp, vì báo chí vẫn còn xuyên tạc rằng bs Nhơn chết, vì chống tham nhũng.

Điều mà tôi coi thường nhất là vụ em trai của hôn thê của Nhơn, thì lại bị khai gần 50 trang. Nhơn ép Y sĩ thiếu tá Trần K D, chủ tịch hội đồng hoãn dịch, cho em này được hoãn dịch 29 ngày tái khám, cốt trì hoãn quân dịch để em có thì giờ lên máy bay đi Pháp du học nhưng em bị chặn tại phi trường Tân Sơn Nhất vì nghe đồn có việc chia chác không đều tại Sàigòn. Hồ sơ y khoa của em tại Nha Trang thuộc ban nội khoa. Tôi chỉ bị Nhơn ép buộc viết trong hồ sơ vài chi tiết về đáy mắt (fond d’oeil) (mà tôi không được thấy bệnh nhân.)

Chỉ một câu hỏi: “Bác sĩ nhận được bao nhiêu tiền để coi đáy mắt cho người sinh viên này?” mà tôi đã tốn cả mấy tuần lễ mới thoát khỏi nanh vuốt của pháp luật. 
Nghe nói vụ này là một trong những vụ mà anh D đã quẫn trí tự tử (Cuối năm 1971, trước khi từ giã Nha Trang về Saigòn, tôi tới nhà anh D thắp 3 nén huơng tưởng niệm trước bàn thờ của anh.Tôi lạy anh 3 lạy. Chị D trả lễ tôi một lạy. Chị thùy mị, trầm tĩnh, nghiêm trang, rất xứng đôi với anh D). 
Về tội tòng phạm phản loạn và tòng phạm bắn gia súc tại nhà TT Mai thì tôi phủi tay dễ dàng nhờ lời khai trung thực của ông Mai, của tướng Quảng, tướng Cảnh và đại tá Lý Bá Phẩm.
 Tôi phải sống cô lập trong quân lao 10 tháng để khai gần 1000 trang đó, mỗi tháng chỉ được về thăm gia đình 1 ngày.






*****
<duongrhoichien@gmail.com>
Đến:yen dang,vuconghien@yahoo.com,phan nguyen,nguyentuken@yahoo.ca,LDG Paris

-- 

“Ông Năm” Yersin.



“Ông Năm” Yersin.


Vào thế kỷ thứ 19, người Việt ở Nha Trang gọi Bác sĩ Alexandre Émile Jean Yersin (1863-1943) là “Ông Năm”. Theo cấp bậc nhà binh, ông là Đại tá Quân y trong Lực lượng viễn chinh của quân đội Pháp tại Đông Dương với lon mang 5 vạch, tức “Quan năm”.

Ông Năm lại còn được người bản xứ gọi thân mật là “Ông Tư” vì theo cách gọi của người Miền Nam, ông là người con út thứ ba trong gia đình của một Giáo sư người Pháp và sinh sống tại Thụy Sĩ. Yersin mồ côi cha khi mới ra đời được ba tuần tuổi do bố ông bị xuất huyết não.  

Yersin nhận văn bằng Tiến sĩ Y khoa khi mới 25 tuổi, sau đó ông qua Berlin (Đức) để kịp ghi danh theo học lớp Vi trùng học do Bác sĩ Heinrich Hermann Robert Koch (1843-1910) giảng dạy. Giáo sư Koch là một Bác sĩ và nhà Sinh học nổi tiếng với việc tìm ra trực khuẩn bệnh than (1877), trực khuẩn lao (1882), và vi khuẩn bệnh tả (1883).

Tuy nhiên, nhà Khoa học trẻ đầy triển vọng này không chịu hài lòng với môi trường học thuật “đỉnh cao” ở Paris. Năm 1890, Yersin quyết định rời nước Pháp để đến Đông Dương. Đó cũng là lần đầu trong đời ông thấy biển. 

Trải nghiệm này khơi nguồn khát vọng được đi và khám phá, sẵn lòng từ bỏ tương lai xán lạn trong nghiên cứu khoa học ở Paris như là một môn đệ của Louis Pasteur (1822-1895). Trong một bức thư gửi mẹ, Yersin viết từ Đông Dương:  

“Con sẽ không buồn nếu phải rời Paris vì con thấy chán ngấy kịch nghệ, đám Thượng lưu làm con kinh tởm, và đời mà không đi khám phá thì còn gì là đời nữa!”.

Chính Pasteur viết thư đề cử Yersin làm Bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho hành khách và thủy thủ của hãng tàu Messageries Maritimes. Ông phục vụ trên tàu Volga, một con tàu cũ kỹ chạy bằng buồm và hơi nước trên tuyến hàng hải Sài Gòn – Manila, chuyên chở 67 hành khách cùng vài tấn hàng hóa.

Trong thời gian qua lại giữa hai thành phố Sài Gòn và Manila, Yersin tổ chức những chuyến thám hiểm ở Philippines và Nam Kỳ. Từ đó, ông tích lũy kiến thức cùng kinh nghiệm cho ước mơ khám phá những vùng đất mới tại xứ An Nam. 

Cũng trong thời gian này, Bác sĩ Albert Calmette (1863-1933), một môn đệ khác của Pasteur, đến Sài Gòn tìm gặp Yersin. Calmette đề nghị hợp tác trong việc thành lập chi nhánh Viện Pasteur ở Sài Gòn năm 1891, đây là Viện Pasteur đầu tiên ngoài nước Pháp của Viện Pasteur Paris.

Cả chuyến đi cũng như chuyến về, tàu Volga đều dừng lại ở Nha Trang, một vịnh nước yên tĩnh, đầy nắng ấm và cát trắng. Yersin đã bị mê hoặc bởi vùng đất hoang dã với mảng thực vật trên đất liền đẹp rực rỡ, bên trên là những đỉnh núi mây mù chưa từng ai đặt chân đến, và cũng chưa hề được vẽ bản đồ.



Alexandre Émile Jean Yersin (1863-1943).


Với tâm nguyện phục vụ dân nghèo bên cạnh việc nghiên cứu khoa học, Ông Năm đã quyết định chọn Nha Trang làm quê hương thứ hai. Đầu tiên, ông dựng tại Xóm Cồn một căn nhà gỗ đơn sơ để chữa bệnh cho dân nghèo. Yersin khám bệnh miễn phí, ông viết cho mẹ:

“Mẹ hỏi con có thích ngành Y không. Có và không. Con rất vui được chữa trị cho những người đến nhờ con khám, nhưng con không muốn biến Y học thành một cái nghề, nghĩa là con sẽ không bao giờ có thể đòi một người bệnh trả tiền vì đã chữa bệnh cho người đó. Con coi Y học là thiên chức, là mục vụ. Đòi tiền để chữa trị cho bệnh nhân thì chẳng khác nào nói với người đó rằng: tiền hay mạng sống ?."

Yersin nói tiếng Việt một cách “lõm bõm”. Thứ tiếng Việt “trọ trẹ”, chẳng hạn từ ngữ “người ta” ông dùng để chỉ cả người lẫn vật, số ít cũng như số nhiều. Ông Năm yêu trẻ, ông thường chiếu phim cho trẻ em Xóm Cồn xem. Một hôm, chúng đánh vỡ chậu hoa, ông bảo người giúp việc: "Đừng rầy đánh, người ta sợ !."

Thời bấy giờ, ngư dân tránh được tai họa do bão cũng là nhờ Ông Năm quan sát thiên văn để báo trước cho họ. Ngư dân lại có thói quen hay uống rượu say, cãi lộn, gây gổ, chửi nhau, thậm chí ẩu đả. Ông lặng lẽ lấy máy quay phim, ghi lại những chuyện không hay ấy.

Sau đó, mời dân Xóm Cồn đến xem phim. Ông hỏi họ như vậy có hay không, đẹp không? Ai nấy đều xấu hổ. Nhờ đó mà Xóm Cồn thời ấy gần như hết nạn say rượu, đánh chửi nhau.



Nhà riêng của Yersin tại Nha Trang (nay là Nhà nghỉ Bộ Công An).


Cuộc đời của Ông Năm không chỉ gắn bó với dân chài Xóm Cồn, Nha Trang. Tháng 6/1893, được sự ủy thác của Toàn quyền Đông Dương Jean-Marie de Lanessan, Yersin tổ chức một đoàn thám hiểm theo đường bộ từ Đồng Nai lên Di Linh. Cuối cùng, ông khám phá Cao nguyên Lâm Viên.

Trong nhật ký, Yersin ghi nhận có vài làng của người sắc tộc D'Lat nằm rải rác trong vùng. Ông viết:

“Từ trong rừng thông bước ra, tôi sững sờ khi đối diện một bình nguyên hoang vu, giống như mặt biển, tràn đầy những làn sóng màu xanh lá cây. Sự hùng vĩ của rặng Langbiang hòa lẫn vào đường chân trời Tây bắc tạo nên bối cảnh tráng lệ, gia tăng vẻ đẹp của vùng đất này."

Đến năm 1899, tại vùng đất được Yersin khám phá, Toàn quyền Paul Doumer cho thiết lập một khu nghỉ dưỡng dành cho người Âu châu, sau này đó chính là thành phố nghỉ mát Đà Lạt.

Cuối năm đó, với một lực lượng hùng hậu - ngoài 54 người tùy tùng còn có một toán lính tập mang súng theo hộ tống - Yersin khởi hành cũng từ Đồng Nai, lên Đà Lạt, rồi đi tiếp đến cao nguyên Đắc Lắc, vào Attopeu ở Nam Lào, rồi lại theo hướng Đông ra biển, để đến Đà Nẵng vào ngày 17/5/1894.

Cuộc khảo sát lần này thăm dò một vùng đất rộng lớn trải rộng từ vĩ tuyến 11 ở phía Nam đến vĩ tuyến 16 ở phía Bắc. Ông ghi lại trong nhật ký:

“Đường đi thật là khủng khiếp. Trong 4 ngày liên tiếp, chúng tôi phải vượt qua một vùng núi hiểm trở, trèo xuống, leo lên, cứ đơn điệu như thế làm cho chúng tôi rất mệt mỏi... Cây cối chen chúc. Không có đường mòn. Chúng tôi phải khòm lưng chui qua các bụi tre. Vì trời mưa nên rừng có nhiều vắt không thể tả được. Những người Việt Nam đi cùng với chúng tôi bị sốt rét, mặc dầu đã uống thuốc ngừa rồi…”.



Lộ trình các chuyến thám hiểm của Yersin.



Trong khi Yersin đang chuẩn bị cho cuộc thám hiểm kế tiếp thì bệnh dịch hạch đã bộc phát ở miền Nam Trung Hoa, và lan truyền xuống Đông Dương, gây tử vong cao, và trở thành mối đe dọa cho tất cả cảng biển có giao dịch thương mại với Trung Hoa. Nhà cầm quyền thuộc địa Pháp bèn cử Yersin đến Hồng Kông để nghiên cứu bệnh dịch hạch.

Yersin là người đầu tiên chứng minh rằng: Trực khuẩn dịch hạch hiện diện ở chuột bệnh và người bệnh chỉ là một, nhờ đó ông đã giải thích được phương thức truyền bệnh. Cũng trong năm ấy, khám phá này được cộng tác viên Émile Duclaux gửi đến Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, trong một bài báo nhan đề “La Peste Bubonique de Hong-Kong” (Bệnh dịch hạch ở Hồng Kông).

Năm 1895 ông trở lại Viện Pasteur ở Paris và cùng với Émile Roux, Albert Calmette và Armand Borrel đã điều chế ra huyết thanh chống bệnh dịch hạch đầu tiên. Cùng năm đó, ông trở về Đông Dương và lập một phòng thí nghiệm nhỏ tại Nha Trang để sản xuất huyết thanh. Năm 1896, ông thành lập trại chăn nuôi Suối Dầu, nuôi ngựa để sản xuất huyết thanh.

Cũng vào năm 1896, Yersin đến Quảng Châu, ông được phép công khai tiêm huyết thanh điều chế tại Nha Trang cho một bệnh nhân tại đây, và nghiễm nhiên trở thành người thầy thuốc đầu tiên cứu sống một bệnh nhân dịch hạch.


 

Yersin và lán tre, nơi ông tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch Hồng Kông năm 1894.



Năm 1898, Ông Năm trở lại Nha Trang và với sự hỗ trợ từ Toàn quyền Doumer, ông xây dựng Viện Pasteur Nha Trang. Ông mua một khu đất rộng 500 héc-ta ở Suối Giao (nay là Suối Dầu) để làm nơi nghiên cứu nông nghiệp và chăn nuôi.

Ông cho trồng cây cà phê Liberia, các loại cây thuốc, cây coca để sản xuất cô-ca-in sử dụng trong ngành Dược, tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại đây, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học.

Là người đầu tiên nhập giống cây cao su về trồng tại Việt Nam, Yersin trở thành chủ một đồn điền cao su, lúc đầu rộng khoảng 100 hec-ta, kiếm tiền đủ để trang trải chi phí điều hành Viện Pasteur Nha Trang. 

Trong thời gian này, sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò đã trở thành nguồn thu nhập chính của Yersin, giúp ông có sức mở rộng việc nghiên cứu. Trung tâm thí nghiệm này về sau trở thành Viện thú y đầu tiên ở Đông Dương.

Yersin còn ra công nghiên cứu thêm về các loại chim, nghề làm vườn, và sưu tầm các loại hoa. Ông cũng mở một chiến dịch trồng rừng, đồng thời khuyên dân làng bỏ tập tục “chặt đốt cây rừng”. Ông còn trồng thử nghiệm cây “canh-ki-na” để sản xuất thuốc Ký ninh chữa bệnh sốt rét tại Dran và Di Linh.

Yersin là một con người “đa năng, đa hiệu”. Ông là Chuyên gia về Nông học nhiệt đới, nhà Vi trùng học, nhà Dân tộc học, Nhiếp ảnh gia, kể cả việc nghiên cứu khí tượng. Ông làm một con diều thật lớn, thả lên độ cao một ngàn mét, để quan sát khí quyển và dự đoán giông bão.

Ông giúp những người dân chài thường khi bị mất tích trên biển mỗi lúc có lốc xoáy vụt đến. Yersin thuyết phục Fichot, một Kỹ sư Thủy văn phục vụ trong Hải quân, và rất say mê Thiên văn học, đến sống với ông trong ngôi nhà lớn ở Xóm Cồn với kính Thiên văn được lắp đặt trên sân thượng, để cùng nhau nghiên cứu khí tượng.

Trong những ngày cuối đời, Yersin lại gắn bó với niềm đam mê mới: Văn chương. Ở tuổi tám mươi, ông lại học tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, và biên dịch những tác phẩm kinh điển của Phèdre, Virgile, Horace, Salluste, Cicéron, Platon, và Démosthène.



Tượng Yersin tại Nha Trang.


Năm 1902, Toàn quyền Paul Doumer, trước khi rời Đông Dương, mời Yersin từ Nha Trang ra Hà Nội để mở một trường đào tạo Y khoa, một bệnh viện và một Trung tâm vệ sinh. Theo Yersin, Trường Y Đông Dương  "ước tính việc xây dựng sẽ tốn một triệu rưỡi franc!". Đây là một số tiền lớn, nhưng ông cho rằng vẫn rẻ hơn nhiều, lại hữu ích hơn nếu so với cái nhà hát ở Sài Gòn.

Yersin được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương, tiền thân của Đại học Y Hà Nội. Ông thiết lập giáo trình theo hình mẫu Đại học Pháp – sáng khám bệnh ở bệnh viện, chiều dành cho lý thuyết – đích thân ông giảng dạy trong các giờ vật lý, hóa học, và giải phẫu.



Đại học Y Hà Nội (năm 1930).



Ngày 1/3/1943, Ông Nam từ trần tại nhà riêng ở Nha Trang, thọ 80 tuổi. Ông để lại di chúc với những lời lẽ như sau:

“Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang, và những người cộng sự lâu năm. Đám táng sẽ làm giản dị, không huy hoàng, không điếu văn.”

Dù vậy, rất đông người tìm đến để đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Nhiều người dân Xóm Cồn và Nha Trang than khóc và để tang cho ông. Đoàn người đưa tang dài đến hơn ba cây số. Dân chúng coi ông là “Công dân Nha Trang” vì ông đã sống ở đây tròn 50 năm.

Di sản của Yersin quá lớn! Toàn dân Việt Nam, hơn mọi dân tộc khác, phải ghi ơn ông mãi mãi. Vua Bảo Đại đã truy tặng ông Bội tinh Kim khánh. Dân nghèo nhớ ông vì lòng nhân hậu. Bệnh nhân không quên công trình Y khoa của ông. 

Năm 2014 Việt Nam truy tặng ông là “Công dân Danh dự” và cho ra mắt bộ sưu tập tem bưu chính mang hình ảnh ông.

Tem phát hành chung Việt Nam – Pháp:
Kỷ niệm 150 năm sinh Yersin (1863-1943)


Người Việt đã quá quen thuộc với những cái tên như: Pasteur, Calmette, và Yersin, vì họ đã từng sinh sống và làm việc tại xứ An Nam, tên gọi của Việt Nam hồi thế kỷ thứ 19. Tên của những Bác sĩ này, cho đến ngày nay, đã trở thành những tên đường, tên trường học và tên Viện nghiên cứu tại nhiều thành phố trên khắp Việt Nam.

Lycée Yersin (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt) là một ngôi trường được khởi công xây dựng năm 1927 và khai giảng năm 1935 là một kiến trúc đẹp và độc đáo của Đà Lạt. Tại thành phố này, cũng mang tên ông còn có Công viên Yersin và một ngôi trường thành lập năm 2004, Đại học Yersin.

Đó là sự tri ân “không biên giới” của người Việt đối với những người ngoại quốc đã cống hiến cả đời cho đất nước Việt Nam. Dù họ không mang quốc tịch Việt Nam, nhưng người Việt vẫn coi như… đồng bào!



Mộ “Ông Năm” Yersin tại Suối Dầu, Nha Trang.



Nguyễn Ngọc Chính.   ./.