Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Một trường hợp điển hình : Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện


              Một trường hợp điển hình : Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện

                                                                              Nguyễn thị Cỏ May

                                                                                            http://www.nhandan.com.vn/cdn/vn/media/k2/items/src/22/1c3c664827a892a12c78d2686c0fe7a5.jpg
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, trong dư luận cộng sản ở Việt nam và cả hải ngoại, được tiếng là một người tài ba từ lúc còn học Trung học . Ở Đại học, ông còn nêu cao một tấm gương người anh hùng .

Ông đậu Tú Tài Pháp, vừa Ban Toán, vừa Triết . Với mention Bien ( hạng Bình) . Nhờ học giỏi, ông được qua Pháp du học . Lúc bấy giờ, dân Miền Trung ( xứ An Nam của nhà Vua ) đi Pháp khó khăn hơn dân Nam kỳ thuộc địa pháp .

Khi học Y khoa, Nguyễn Khắc Viện vẫn đưọc tiếng là sinh viện học giỏi . Và ông theo học ngành « Bịnh phổi » để sau này về giúp nước vì bịnh phổi lúc bấy giờ khá phổ biến ở Việt nam . Đến lúc nhà trường cần một người chịu hy sinh lá phổi của mình để làm đề tài cho một trường hợp thí nghiệm, Nguyễn Khắc Viện đứng ra xung phong tự nguyện để giúp cho việc học . Từ đó, ông sống chỉ với một lá phổi, chẳng những khỏe mạnh mà còn làm việc đa tài, cống hiến hết mình cho cách mạng việt nam .

Nhưng thực tế, Nguễn Khắc Viện có đúng như những lời tuyên truyền của Hà nội về ông như vậy không ? Hay Hà nội lại muốn biến Nguyễn Khắc Viện thành một thứ anh hùng Lê văn Tám, Bế văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Trần Can, ... ?

Trước sau gì Nguyễn Khắc Viện vẫn đáng tiêu biểu cho trường hợp điển hình của một đảng viên cộng sản cúc cung tận tụy phục vụ đảng .

Nguyễn Khắc Viện, bác sĩ và bịnh nhơn

                                                                                                        http://www.viet-studies.info/TDThao/ba-nhat-3.jpg

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, tốt nghiệp Y khoa ở Sài gòn, còn là nhà văn và người tu tập Thiền, quen biết Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện khá nhiều vì cùng làm việc chung trong Ban Nhi khoa của Bịnh viện ở Sài gòn . Ông có viết một bài về Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện được phổ biến rất rộng rải cả trong và ngoài nước để nói về phương pháp dưởng sinh của Nguyễn Khắc Viện đã giúp ông ấy sống mạnh khỏe, như người bình thường, chỉ với 2/3 của lá phổi bên trái duy nhứt còn lại .
Theo Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Nguyễn Khắc Viện sanh năm 1913 tại Hà Tĩnh, bắt đầu học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941.

Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó bệnh lao phổi chưa có thuốc chữa trị như ngày nay. Từ năm 1943 đến năm 1948 ông phải chịu mổ 7 lần, cắt bỏ 8 cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái .

Các bác sĩ Pháp ở nhà thương nơi ông điều trị bảo là ông không thể sống hơn hai năm . Trong thời  gian nghỉ dưởng bịnh ở Pháp, ông « tự tìm ra » một phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình . Và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới chết (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa, còn họat động tích cực, năng nổ, dẻo dai, bền bỉ trong nhiều lãnh vực : giảng dạy y khoa, tâm lý học, cả về đạo học, …  . Chuyện khó tin nhưng có thật !

Thật ra, phương pháp thở mà bác sĩ Nguyễn Khắc Viện « tự tìm ra » được không phải là điều gì mới mẻ. Nó chỉ là một sự lược giản môn khí công, thiền, yoga, tài chí, dưỡng sinh… của Đông phương đã có từ ngàn xưa, nay được nhìn theo sinh lý học hô hấp của một người thầy thuốc Tây y .
Phương pháp dưởng sinh của Nguyễn Khắc Viện được tóm gọn bằng bài vè 12 câu cho dễ nhớ :


« Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm chậm sâu đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được »

                                                                    Bs Nguyễn Khắc Viện, đảng viên cộng sản chí cốt

                                                                         http://www.viet-studies.info/TDThao/ba-nhat-1.jpg

                                                             Nguyễn Khắc Viện -  Nguyễn Thị Nhất -  Trần Đức Thảo

Bà Nguyễn Thị Nhất, người vợ “duy nhất” của hai học giả lớn của Việt Nam: Giáo sư Trần Đức Thảo và Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện.

Nguyễn Khắc Viện là đảng viên đảng cộng sản pháp . Sau này, về Hà nội, ông gia nhập đảng cộng sản việt nam .

Ở Pháp, ông làm Chủ tịch Hội Liên Hìệp Việt kiều ở Paris và làm tờ báo Nam Việt viết tay, tức do ông viết tay cả tờ báo, chớ không in vì tránh chi phí .
Lúc ông bị bịnh ung bứu, sau khi mổ, về nhà dưởng bịnh, phải nhờ bạn săn sóc vì không tiền trả y tá . Chính Bà Đinh văn Hoàng (Ông Đinh văn Hoàng làm chủ tịch Liên Hiệp Việt kiều ở Marseille vì ông học ở đây, năm 1960, được Giáo sư Lê văn Thới mời về Sài gòn dạy Hóa học ỏ Đại Học Khoa Học Sài gòn, sau làm Phó Khoa trưởng môn Sinh lý Sinh hóa . Đầu những năm 80, ông qua Pháp định cư ở Le Blanc-Mesnil 93, mất 2010 ở Antony) đã tận tình săn sóc ông cho tới khi lành bịnh . Vậy mà, sau 1975, vào Sài gòn, gặp lại Ông Bà Đinh văn Hoàng, ông không chào, làm ngơ như chưa bao giờ có quen biết . Ông giử thái độ đạo đức của người cộng sản tinh ròng . Ông không nhìn Ông Bà Đinh văn Hoàng vì năm 1960 ông bà về Sài gòn làm việc cho Chánh quyền Sài gòn thay vì về Hà nội . Mà Ông Bà Đinh văn Hoàng hoạt động Liên Hiệp Việt Kiều chỉ vì xu hướng theo phong trào chống thực dân pháp, đòi Độc lập cho Việt nam mà không phải đảng vìên cộng sản .

Mà cũng vì Liên Hiệp Việt kiều, lúc làm việc ở Đại học Khoa học Sài gòn, ông bị nhìn là người gốc cộng sản . Đến sau 30/04/75, những người bạn đồng nghiệp trước kia nhìn ông là cộng sản, nay phê bình ông là người nặng đầu ốc ngụy . Không biết khi chết, ông chọn đi theo ngã nào ?

                                            Tấm gương cộng sản kiên cường Nguyễn Khắc Vìện

                                                     ccrd-4-305

Cũng Ông Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện này, những năm Đức chiếm Pháp nơi ông học và chửa lành bịnh phổi trong gần mười năm dài, ông vận động một nhóm bạn qua Berlin xin Cơ quan Ostasia Institute trợ cấp tiền bạc, hoạt động cho Đức Quốc Xã (AOM, Indochine, Nouveau Fond, Hộp Hồ sơ 145, Hồ sơ số 1305 - MẬT) . Ông còn dẩn 300 lính thợ qua Berlin đầu quân với Hitler . Trên tờ báo viết tay Nam Việt do ông chủ trương và thực hiện, số 44, ra ngày 06 tháng 08 năm 1944 tại Paris, ông viết một bài Quan điểm « Vì Đâu » không tiếc lời ca ngợi chế độ độc tài của Hitler : « độc tài là chế độ tổ chức quyền lực từ trên xuống do một ngưòi tài ba lãnh đạo, không cần ý kiến của Quốc hội chỉ là thứ thọc gậy bánh xe … » .

Những năm Cải Cách Rộng Đất ở Bắc, phụ thân của ông, Cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, người làm quan đi khắp nơi đều được dân thương, bị Đội Cải Cách đấu tố đến chết thảm vì tội địa chủ, phong kiến mà tuyệt nhiên ông Viện chẳng những không hề lên tiếng bênh vực cha mà còn tiếp tục theo cộng sản phục vụ tận tụy đường lối của Hồ Chí Minh . Sau này, Ông Đặng văn Âu điện thoại nhắc lại chuyện thân phụ của ông bị đấu tố như vậy mà tại sao ông vẫn theo được Hồ Chí Minh, ông trả lời « Vì muôn có Độc lập » (Âu Đặng, Thơ gởi Chị Hoàng Ngọc An v/v Bs Trần văn Tích và đảng Việt Tân –internet) . Phải chăng vì lúc đó, một phần lớn trí thức việt nam ở Pháp đều gia nhập Hội Văn hóa Liên hiệp tại Pháp, ngã theo cộng sản vì họ tin « Chỉ có kháng chiến và chánh phủ kháng chiến do Hồ chí Minh lãnh đạo mới có thể bảo đảm một nền độc lập và dân chủ thật sự ở Việt nam ? » ( Báo Cứu Quốc, số 1343, ngày 10/09/1949) .

Bs Viện làm chủ nhiệm nhà xuất bản ngoại ngữ ở Hà nội, ông dịch một ít tác phẩm văn học pháp, thỉnh thoảng viết cho báo pháp những bài tuyên truyền cộng sản . Năm 1992 (Chánh phủ xã hội Mitterrand), ông được Hàn Lâm Viện Pháp trao tặng giải thưởng Francophonie vì có công đóng góp và phổ biến tìếng pháp . Dư luận pháp công kích, nhắc lại ông đã từng chạy theo Hitler . Tuần báo Le Canard Enchainé, số ra ngày 9 tháng 12 năm 1992, chăm biếm Hàn Lâm Viện cấp cho ông giải thưởng « Pháp thoại-Cà chớn » (Franco-Connerie) . Phải chăng vì trước phản ứng bất lợi của dư luận pháp mà Ông Viện chỉ nhận tiền thưởng đem đóng góp đảng cộng sản, mà phải giử im lặng, không dám trả lời báo Le Canard Enchainé ? Người cộng sản luôn luôn « lợi cho đảng là làm, chết bỏ » nhưng không bao giờ biết lẽ phải là gì . Mục tiêu trên hết !

Ngày 21 tháng 06 năm 1981, đến gần cuối đời, Bs Nguyễn Khắc Viện mới cảm thấy đau lòng trước tình hình bi đác của Việt nam sắp lao xuống vực thẩm, ông bèn viết một bức thư dài gởi Quốc Hội, đưa ra một số nhận xét và đề nghị thay đổi « Tình hình này không thể kéo dài và đói hỏi có những sự thay đổi quan trọng về nhiếu mặt… Nhứt là đi sâu vào những sai lầm, tìm gốc rể, nên đặt vấn đề tư tưởng : tư tưởng Mao xâm lấn vào Việt nam đến mức nào ? Nay phải gột rửa như thế nào ? Không nên quên rằng năm 1951 đã ghi vào Điều lệ đảng tư tưởng Mao chỉ đường cho chúng ta, không quên rằng tất cả những cách làm ăn, chính huấn, tổ chức, cải cách ruộng đất, v.v… đã do cố vấn Trung quốc sang giúp …. » .

Tố Hữu, cấp trên của Viện, đã phê bình một cách mĩa may thư góp ý của ông là « sớ cải lương », và nói rỏ đối với đảng, Nguyễn Khắc Viện chỉ là một « việt kiều » mà thôi . Sau đó, Vìện bị cách ly và về hưu sớm .
Trước đó, Nguyễn Khắc Viện cũng có gởi cho Lê Duẩn một bản đề cương dâng kế chống xu hướng tư bản hóa ở Miền Nam nhưng không được chiếu cố .
Đến lúc Gorbachev đưa ra chánh sách cải cách ở Nga, Viện kiến nghị đảng cộng sản việt nam nên tiến hành đổi mới nhịp nhàng theo đản anh .
Nhìn lại, Bs Nguyễn Khắc Viện lần lượt chạy theo Hitler, Staline, Mao, Hồ chí Minh, Lê Duẩn, Gorbachev rồi Nguyễn văn Linh, mà chỉ có mõi cẳng, thở dốc mà thôi .

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện nêu một tấm gương sáng suốt đời làm người cộng sản chuyên chính, cúc cung phục vụ Hồ chí Minh và đảng cộng sản mà trước sau vẫn bị đảng xem « chỉ là một việt kiều » tuy có đảng tịch lưỡng đảng : cộng sản pháp và việt nam ! Vậy những việt kiều ngày nay hay một số người việt nam ở hải ngoại mon men về Việt nam, bày tỏ thiện chí, lòng yêu nước để mong đóng góp khả năng, tiền bạc cho cộng sản xây dựng đất nước, tưởng nên xét mình có tận tụy bằng Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện không ?

Vào những ngày cuối đời, Bs Nguyễn Khắc Viện bày tỏ ước mong tâm huyết sau cùng « sau khi chết, bài vè 12 câu về sức khỏe là di sản của ông mà thôi » . Ông muốn phủ nhận công hản mã của ông phục vụ cộng sản ?

Và ông đã phải bộc lộ tâm sự thầm kín của người trí thức cộng sản « Vô sản không đáng sợ bằng vô học » !
Nhưng « có học » mà suốt đời theo cộng sản thì không đáng sợ hơn sao ?

Nguyễn thị Cỏ May

Netter góp ý: 
..Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện nêu một tấm gương sáng suốt đời làm người cộng sản chuyên chính, cúc cung phục vụ Hồ chí Minh và đảng cộng sản mà trước sau vẫn bị đảng xem « chỉ là một việt kiều » tuy có đảng tịch lưỡng đảng : cộng sản pháp và việt nam ! Vậy những việt kiều ngày nay hay một số người việt nam ở hải ngoại mon men về Việt nam, bày tỏ thiện chí, lòng yêu nước để mong đóng góp khả năng, tiền bạc cho cộng sản xây dựng đất nước, tưởng nên xét mình có tận tụy bằng Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện không ?

....Và ông đã phải bộc lộ tâm sự thầm kín của người trí thức cộng sản « Vô sản không đáng sợ bằng vô học » !
Nhưng « có học » mà suốt đời theo cộng sản thì không đáng sợ hơn sao ?        Một trường hợp điển hình : Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện

                                                                              

Hồi ức của một sĩ quan tuỳ viên ĐT Cao Văn Viên .


Hồi ức của một sĩ quan tuỳ viên ĐT Cao Văn Viên .
 
 

Các vị tướng sau cuộc chơi thời đã im hơi lặng tiếng, từ Đt Phạm bá Hoa tùy viên quân sự của tướng Khiêm nay đến lượt tùy viên quân sự của tướng Viên, thiếu tá Giang Định Bảo, nhiều tin giựt mình mời quý vị đọc sẽ rõ

Saturday, January 16, 2016

Hồi ức của một sĩ quan tuỳ viên ĐT Cao Văn Viên .


(Viết để tưởng nhớ hai bạn cùng khóa là Vũ Ngọc Hồ Paul và Nguyễn Anh Tuấn cũng từng là tùy viên và đã yên giấc ngàn thu ở quê nhà).

Cuối năm 1966, khi tôi đang làm trưởng ban 3/TĐ.41/BĐQ thì được lệnh về trình diện văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng.
Khi đến trình diện mới biết là do Quách Tinh Cần khóa 20/VB giới thiệu để thay thế Cần chuẩn bị đi du học Hoa Kỳ về khóa điện tử 4 năm.

Bắt đầu công việc mới trong đời binh nghiệp nên có rất nhiều bỡ ngỡ, nhưng dần dần cũng quen, rồi thích ứng cũng mau, hằng ngày đi làm việc theo thầy, thầy bảo gì làm nấy, bảo sao làm vậy. Nhưng điều tôi ghi nhớ cái đặc điểm đầu tiên của Đại Tướng Cao Văn Viên là mỗi khi ra lệnh cho tôi làm điều gì, ông thường hỏi:
_ Có hiểu rõ tôi nói không? Có cần hỏi thêm gì không?
Sau cùng ông nhắc nhở rằng:
_ Những gì tôi bảo chú làm, nếu lúc thi hành gặp trở ngại hay không biết thì suy nghĩ, chừng nào suy nghĩ không có kết quả thì hỏi tôi.
Từ dạo ấy, thời gian của tôi bắt đầu dính liền với thời gian của ông thầy, bất kể ngày đêm, cuối tuần hay lễ lạc gì cả. Có khi tôi phải ở lại nhà của ông thầy hai ba ngày liên tiếp, đề phòng khi có những cuộc họp khẩn cấp bất thường, vì thời gian ấy tình hình rất nhiễu nhương, nội các của ông Nguyễn Cao Kỳ bắt đầu có sự rạn nứt với ông Nguyễn Văn Thiệu, Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Vì khi Hiến Pháp Đệ Nhị Cộng Hòa do Quốc Hội Lập Hiến sẽ ban hành vào ngày 1/4/1967 thì cả hai ông Thiệu và Kỳ đều có ý định ra ứng cử tổng thống.

Khoảng thời gian này Hội Đồng Tướng Lãnh thường xuyên hội họp nên tôi cũng thường gặp Vũ Ngọc Hồ Paul xách cặp theo Tướng Thắng và Bùi Văn Đoàn theo Tướng Chinh, khi quý vị tướng lãnh họp đấu đá thì ba chúng tôi, nhửng thằng cùng khóa 19VB cũng họp đấu … láo bên lề. Ngoài ra cứ mỗi tháng ông thầy bay ra vùng I để duyệt xét thi hành kế hoạch “AB” thì tôi lại được gặp Nguyễn Văn Hóa (W.P) là tùy viên của Tướng Trưởng TL/SĐ.1BB.

Thời gian dần trôi qua, ngày 1/4/67, bản Hiến Pháp Đệ Nhị Cộng Hòa được ban hành thì hai vị tướng chủ tịch của hai ủy ban là Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Nguyễn Cao Kỳ cùng thành lập hai liên danh khác nhau ra tranh cử Tổng Thống.

Liên danh của Tướng Thiệu thì ông Trình Quốc Khánh đứng phó TT.

Liên danh Tướng Nguyễn Cao Kỳ thì luật sư Nguyễn Văn Lộc đứng phó tổng thống.

 Đến lúc này thì sự chia rẽ càng rõ rệt và sự rạn nứt càng gay gắt giữa các tướng lãnh với nhau. Các vị ấy đã phân chia ranh giới công khai như sau:

Các tướng lãnh ngả hẳn theo Tướng Nguyễn Cao Kỳ gồm có:

Lê Nguyên Khang, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Bảo Trị, Nguyễn Ngọc Loan, Hoàng Văn Lạc, Linh Quang Viên …

Các tướng ngả hẳn theo Tướng Nguyễn Văn Thiệu gồm có:

Trần Ngọc Tám, Nguyễn Văn Là, Hoàng Xuân Lãm, Chung Tấn Cang, Lâm Quang Thi , Lâm Quang Thơ , Dư Quốc Đống, Phạm Quốc Thuần, Trần Văn Chơn, Nguyễn Văn Minh…

Các tướng trung dung gồm có:

Cao Văn Viên, Vĩnh Lộc, Trần Văn Minh (KQ), Nguyễn Văn Mạnh …

Lúc bấy giờ dinh Độc Lập chia làm hai bên, từ trong nhìn ra cổng thì Trung Tướng Thiệu ở bên phải, Thiếu Tướng Kỳ ở bên trái mà cả hai bên gần như có hàng rào ngăn cách ở giữa, không bên nào qua với bên nào! Thậm chí khi Tướng Thiệu, với tư cách là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia triệu tập phiên họp thì Tướng Kỳ không qua tham dự. Và ngược lại, với tư cách là Chủ Tịch UBHPTU, Tướng Kỳ triệu tập phiên họp thì Tướng Thiệu không sang.
Thấy tình trạng chia rẽ trầm trọng như vậy, Đại Tướng Cao Văn Viên mời Hội Đồng Tướng Lãnh họp ở Bộ TTM để kêu gọi đoàn kết ngỏ hầu có đủ sức mạnh để chống CS. Sau vài phiên họp ở Bộ TTM, tình hình êm dịu dần trở lại, các tướng lãnh có vẻ gần gũi với nhau hơn. Cuối củng hai Tướng Thiệu và Kỳ đồng ý cùng đứng chung với nhau trong một liên danh để ứng cử tổng thống.
Nhưng khổ một nỗi không ông nào chịu đứng vị trí số 2, tức là phó tổng thống. Thấy không có cách nào giải quyết được vấn nạn này nên chẳng đặng đừng, buộc lòng Đại Tướng Viên phải nghĩ ra một cách khác, dù thực tâm ông không muốn chút nào, đó là mời Đại Sứ Mỹ Bunker, Phó đại Sứ William Colby và Đại Tướng Westmoreland đến dự bữa cơm tối tại tư gia đại tướng, đề nhân dịp này ông tham khảo ý kiến các giới chức kể trên.

Nói một cách tổng quát thì ý kiến các vị này như sau:

1/Đại Tướng Westmoreland: “Tướng Kỳ hoạt bát năng động hơn Tướng Thiệu. được lòng quân đội hơn Tướng Thiệu, nói tiếng Mỹ thạo hơn Tướng Thiệu, nếu Tướng Kỳ ở vị trí số một thì thuận lợi hơn”.

2/Phó Đại Sứ William: “Tính nết Tướng Kỳ bốc đồng, hay phát biểu linh tinh, thiếu suy nghĩ, không được lòng các chính khách kỳ cựu trong nước. Hơn nữa, theo chỗ tôi thăm dò thì những vị lãnh đạo các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapour, Lào, Campuchia và nhất là Tưởng Giới Thạch của Đài Loan và Phắc Chánh Hy của Nam Hàn thích Tướng Thiệu hơn Tướng Kỳ”.

3/ Ông Đại Sứ Bunker, mà báo chí gọi là “ông già tủ lạnh” phát biểu:

_ “Chính phủ Hoa Kỳ muốn có một Tổng Thống VNCH gốc tướng lãnh để điều hành cuộc chiến chống CS, mà hiện nay hai ông Thiệu và Kỳ chịu đứng chung trong một liên danh là hợp với mong muốn của chính phủ HK rồi, còn việc ai số một, ai số hai là do nội bộ các tướng lãnh Việt Nam thu xếp. Nhưng theo ý tôi, quân đội đã có truyền thống giữ tôn tri trật tự, tôn trọng hệ thống quân giai, cấp nhỏ phải phục tùng cấp lớn. Vậy Đại Tướng (Viên) họp các tướng lãnh lại giải quyết theo hướng đó có lẽ sẽ ổn thôi”.

Qua lời phát biểu của Đại Sứ Bunker, Đại Tướng Viên hiểu ý “ông già tủ lạnh” muốn ông Thiệu đứng số một.

Buổi cơm diễn ra tối Thứ Bẩy thì sáng hôm sau Chúa Nhật, Đại Tướng bảo tôi gọi mời bốn vị Tư Lệnh vùng, Tư Lệnh Hải Quân, Tư Lệnh Không Quân và vài tướng lãnh trong Bộ TTM, vào lúc 8 giờ 30 sáng Thứ Hai, đến văn phòng TTMT họp để giải quyết vấn đề liên danh Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ. Riêng hai ông Thiệu và Kỳ thì đích thân Tướng Viên mời họp bằng điện thoại riêng.
Sáng Thứ Hai hôm ấy, không khí phòng họp rất căng thẳng, gương mặt của các tướng đăm
 chiêu lầm lỳ, chẳng ai hé môi cười. Lần này Đại Tướng Viên chủ tọa buổi họp, sau khi ông phát biểu vài lời khai mạc và cho biết mục đích của buổi họp xong thì Tướng Hoàng Xuân Lãm TL vùng I có ý kiến đầu tiên như sau:
_ “Thứ nhất, Trung Tướng Thiệu đang giữ vai trò quốc trưởng, Thiếu Tướng Kỳ đang giữ vai trò thủ tướng.
 Thứ hai, nói về thuần túy quân đội, Tướng Thiệu cấp bậc lớn hơn, có thâm niên quân vụ hơn Tướng Kỳ. Vậy theo ý tôi, Tướng Thiệu ở vị trí số một là hợp lý”.

Thiếu Tướng Kỳ phản ứng:

_ “Chúng ta nên xét theo năng lực, không phải ai lớn lon, lớn tuổi là điều hành đất nước tốt hơn. Bằng chứng là trong thời gian hai năm vừa qua, từ chỗ tình hình rối ren của đất nước, tôi đứng ra lèo lái Nội Các Chiến Tranh, ổn định được tình thế, điều đó mới quan trọng. Hơn nữa, cuộc sống của dân chúng được cải thiện tốt đẹp, sinh viên học sinh không còn xuống đường biểu tình, các đảng phái không còn chống đối chính phủ, đó có phải là do Nội Các Chiến Tranh, “nội các của người nghèo” do tôi lãnh đạo tạo được thành tích này hay không? Còn Tướng Thiệu đã tạo được thành tích gì trong thời gian qua?”
Trung Tướng Thiệu đáp lời: “Cái thành tích mà Thiếu Tướng Kỳ vừa nêu lên, đó là thành tích chung của Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia mà tôi là chủ tịch, công lao là của các tướng lãnh thành viên trong ủy ban chứ không của riêng ai cả”.
Tướng Nguyễn Đức Thắng: “Tôi thấy qua vài ý kiến phát biểu nãy giờ, hai vị chưa ai chịu nhường ai, nếu tình trạng này kéo dài sẽ có lợi cho các liên danh dân sự. Theo ý tôi, hiện giờ ngoài xã hội, đồng bào mọi giới đều ái mộ Tường Kỳ, kể cả quân nhân công chức cũng đều có thiện cảm với Tướng Kỳ, còn Trung Tướng Thiệu thì dân chúng ít người biết đến, vậy nếu Trung Tướng Thiệu không chịu ở vị trí số hai thì nên rút lui là tốt hơn để Tướng Kỳ ứng cử một mình, cơ hội đắc cử sẽ cao hơn, còn nếu Trung Tướng Thiệu “thụ ủy liên danh”, coi chừng chúng ta sẽ thua một liên danh dân sự nào đó thì mất mặt quân đội hết.”
Tướng Thiệu: “Tôi ứng cử lần này, cho dù chỉ có bà con họ hàng tôi bỏ phiếu cho tôi thôi thì tôi cũng cứ thử thời vận anh Thắng ơi”. (!?).
Tướng Lãm: “Nếu ép Tướng Thiệu rút lui là một sự bất công, tôi sẽ từ chức Tư Lệnh vùng I, trả lon tướng lại cho quân đội và xin xuất ngũ”.
Vì đang tức giận nên khi tháo “lon tướng” bỏ xuống bàn, Tướng Lãm vô ý để cây kim đồng của cái lon đâm vào ngón tay cái của bàn tay phải, tôi phải lấy band-aid dán chỗ bị thủng lại để máu không chảy ra. Tướng Lãm định bỏ ra về, nhưng Tướng Viên khuyên ông nên ở lại. Tướng Lãm ngồi xuống và lấy lon gắn lại lên bâu áo.
Đại Tướng Viên thấy tình hình có vẻ căng thẳng nên lúc này mới kể cho mọi người trong phòng họp nghe lời phát biểu của Đại Tướng Westmoreland, của Phó Đại Sứ William Colby,
 của Đại Sứ Bunker về ý kiến của họ trong bữa cơm tối Thứ Bẩy tại nhà Tướng Viên. Nghe xong Tướng Thắng xin có ý kiến.
Tướng Thắng đề nghị: “Để cho công bằng, nếu Tướng Kỳ chịu nhường vị trí số một cho Tướng Thiệu thì nếu đắc cử, Tướng Thiệu phải chịu những điều kiện sau đây:

1/ Nhường quyền chỉ định thủ tướng cho Tướng Kỳ.

2/ Phải duy trì Hội Đồng Tướng Lãnh (mà Tướng Kỳ hiện làm chủ tịch). Những vấn đề hệ trọng của Quốc Gia, Tướng Thiệu phải đưa ra Hội Đồng Tướng Lãnh để thảo luận biểu quyết, không được tự ý giải quyết.

3/ Muốn bổ nhiệm Tư Lệnh vùng phải tham khảo với Tướng Kỳ.

Sau khi nghe ý kiến của Tướng Thắng và những điều kiện ông đưa ra, Tướng Thiệu đồng ý và Tướng Kỳ cũng bằng lòng đứng vị trí thứ hai. Tất cả phòng họp vỗ tay hoan nghênh, mọi người thở phào nhẹ nhõm vì vừa trút đi được gánh nặng tưởng như vô phương giải quyết:
Liên danh Thiệu-Kỳ chính thức ra mắt cử tri.
Tưởng đã êm xuôi, nào ngờ ngày 2 tháng 6 năm 1967, Đại Tướng Dương Văn Minh , đang ở Thái Lan, cũng tuyên bố sẽ về Saigon ứng cử tổng thống. Tình hình lúc đó vẫn có một số quần chúng và một số trong quân đội còn cảm tình với Tướng Dương Văn Minh , nếu để ông Minh về ứng cử thì liên danh Thiệu-Kỳ có thể mất nhiều phiếu, hậu quả khó lường. Vì thế cho nên, để bảo vệ liên danh Thiệu-Kỳ, Đại Tướng Cao Văn Viên, T.T.M.T kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng ra thông báo “không bảo đảm an ninh” cho Tướng Minh về Việt Nam ứng cử tổng thống. Tướng Minh đành bỏ ý định về ứng cử.
Kết quả bầu cử tháng 9/1967, liên danh Thiệu-Kỳ đắc cử, ngày tuyên bố nhậm chức là ngày 1 tháng 11 năm 1967:

Nền Đệ Nhị Cộng Hòa bắt đầu.
***
Biến Cố Mậu Thân.

Đêm 30 rạng 31 tháng 1 năm 1968, VC đồng loạt tấn công trên khắp lãnh thổ VNCH. Riêng Saigon thì chúng đã chiếm các khu vực Hàng Xanh, Bà Quẹo, Mũi Tàu Phú Lâm, Cổng số 4
 
Bộ TTM, trường sinh ngữ Quân Đội, hãng rượu Bình Tây, tấn công tòa Đại sứ Mỹ, thậm chí còn chiếm được một cao ốc ở góc đường Nguyễn Du và Công Chúa Huyền Trân, bên hông dinh Độc Lập*.
(* Đại Đội 1/TĐ.2 TQLC biệt phái chạy theo Tướng Loan, đã được ông giao nhiệm vụ thanh toán ổ VC nằm trên cao ốc này và TQLC đã tóm được 7 tên, Đại Đội 1 vô sự. CT)
Các nơi khác cũng rối ren, quân số bị thiếu hụt, Bộ TTM bèn điều động Chiến Đoàn B/TQLC đang hành quân ở Cai Lậy được trực thăng Chinook bốc về Saigon và TĐ.2/TQLC đã được đổ xuống ngay sân cờ trong Bộ TTM để giải tỏa áp lực địch ở trường Sinh Ngữ Quân Đội, trường Tổng Quản Trị, khu Ấn Loát v.v.. Sau đó vì nhu cầu khẩn thiết, TĐ.2/TQLC được lệnh tăng phái cho BTL/CSQG của Tướng Nguyễn Ngọc Loan thì Bộ TTM lại điều động tiếp TĐ.11 Dù, đang thụ huấn tại TTHL Vạn Kiếp, về giải tỏa cồng số 4 và các nơi khác nữa trong TTM.

TĐ.41BĐQ đang thụ huấn tại TTHL/BĐQ ở Trung Hòa Củ Chi được điều động về giải tỏa địch ở hãng rượu Bình Tây v.v..Trận đánh của TĐ.41 BĐQ trông như trong cine’, Đại Tướng Viên và Đại Tá Hai rất hài lòng đã tận mắt chứng kiến BĐQ tác chiến trong thành phố. Tôi xin phép không đi sâu vào chi tiết các đơn vị về giải cứu thủ đô và những chiến thằng của họ.
Rồi liên tục ngày nào cũng vậy, hai thầy trò cứ
 đi hết mặt trận này đến mặt trận khác, thăm Dù, thăm TQLC, BĐQ khắp ven đô Saigon.
Một buổi sáng nọ, cuối tháng 5/68, hai thầy trò tôi vừa tới văn phòng chừng 15 phút thì Trung Tướng Lê Nguyên Khang , Tư Lệnh Quân Đoàn III, tới rủ Đại Tướng đi thăm Liên Đoàn 5/BĐQ đang chiến đấu ở Chợ Lớn, cả hai ông cùng ra đi trên hai chiếc xe jeep, chạy tới góc
 đường Đồng Khánh và Tổng Đốc Phương thì dừng lại, hai vị tướng xuống xe đứng bên lề đường, Đại Úy Lương Xuân Đương , tùy viên của Tướng Khang và tôi cùng đứng cạnh hai ông thầy, lúc đó tôi nghe Tướng Khang nói với Đại Tướng Viên:
_ “Tôi điều động thêm TĐ.35/BĐQ từ Nhà Bè về đây tăng cường cho LĐ.5/BĐQ. Chờ tiểu
 đoàn tới nơi, tôi chỉ thị cho tiểu đoàn trưởng xong rồi mình sẽ tới LĐ.5/BĐQ, đang ở trường tiểu học Phước Đức gần đây thôi. Lực lượng bên ngoài là TĐ.30/BĐQ đang dánh nhau với VC”.
Sau đó vài phút, Hồ Văn Hòa, TĐT/TĐ.35 BĐQ tới, xuống xe chào Tướng Khang:

_Trình Trung Tướng, TĐ.35 về tới, đang ở khu BV chợ Rẫy, chờ lệnh Trung Tướng.
Trung Tướng Khang bảo Hồ Văn Hòa cho bố trí quân tại chỗ, đừng cho lính đi lang thang phá phách dân chúng, ứng chiến 100% chờ lệnh. Hồ Văn Hòa tuân lệnh và vừa quay ra đi
 thì Đại Tá Trần Văn Hai đến, Tướng Khang bảo Đ/Úy Lương Xuân Đương liên lạc xem Tướng Kỳ gần tới chưa, rồi Tướng Khang quay sang nói với Tướng Viên:
_ Mình ở đây chờ anh Kỳ tới rồi cùng vào Liên Đoàn 5 luôn.
Đại Tướng Viên hỏi lại:
_ Phó tổng thống tới làm gì chỗ người ta đang đánh giặc?.
Tướng Khang đáp:

_ Chẳng biết nữa?
Liền sau đó anh Đương báo cáo với Tướng Khang:
_ Trình trung tướng, phó tổng thống vừa rời khỏi nhà, đang trên đường tới đây.
Ngay lúc đó, bỗng thấy một trực thăng võ trang lượn vòng vòng trên vùng trời nơi chúng tôi đang đứng rồi bất ngờ phóng hỏa tiễn
xuống về phía BCH/LĐ.5BĐQ, nơi mà PTT Kỳ cùng hai Tướng Viên Khang chuẩn vị tới, chúng tôi tưởng là trực thăng bắn vào mục tiêu VC, yểm trợ hỏa lực cho BĐQ đang hành quân phía dưới, nhưng liền sau đó thì Đại úy Đương báo cho Tướng Khang biết tin một đại họa vừa xẩy ra, trực thăng đã bắn “lầm” vàotrường Phước Đức, nơi BCH/LĐ.5BĐQ đang họp, gây một số thương vong
Sự việc xẩy ra quá bất ngờ, Đại Tá Hai và Tướng Khang cùng vội vã xin phép ra đi xem xét tình hình, còn Đại Tướng thì quay gấp về văn phòng. Khi Trung Tâm Hành Quân Bộ TTM báo cáo cho Đại Tướng biết số người chết và bị thương trong tai nạn “bắn lầm” này
 thì Đại Tướng ngạc nhiên rồi giận dữ trách rằng:
_ Ai kêu mấy ông ấy tới đó để làm gì?
Theo báo cáo ghi nhận từ TTHQ/TTM thì số tử vong gồm có:

1/Trung Tá Đào Bá Phước, Liên Đoàn Trưởng
 LĐ.5.BĐQ.

2/Tr/Tá Lê Ngọc Trụ, Trưởng Ty CS Quận 5

3/ Tr/Tá Nguyễn Văn Luận, Nha Cảnh Sát Đô Thành.

4/ Th/Tá Nguyễn Ngọc Xinh, Tổng Nha Cảnh Sát

5/ Phó Quốc Chụ* (khóa 1 Nam Định)

6/Nguyễn Bảo Thùy* (em Tướng Nguyễn Bảo Trị)

7/ Một số sĩ quan khác nữa mà tôi không nhớ tên.

(* Hai ông Chụ và Thùy gốc quân đội nhưng đã được biệt phái sang thương cảng).

Những người bị thương gồm có:

1/Đại Tá Giám, quyền TL/BKTD.

2/ Đại Tá Văn Văn Của, Đô Trưởng Saigon.

3/Trung Tá Phấn, thuộc BTL/CSQG.

Tin dữ loan truyền gây chấn động cho quân nhân các cấp trong Bộ TTM rồi lan truyền nhanh ra ngoài quần chúng, sự giận dữ của Đại Tướng cũng là những câu hỏi và nghi vấn của mọi người, nhưng những nghi vấn này
 mà mãi cho đến nay vẫn chưa có một tia sáng nào hé ra để có thể giải đáp:

1/Ngoại trừ Tr/Tá Phước LĐT/LĐ.5BĐQ và Đại Tá Giám TL/BKTĐ, Tr/Tá Trụ, Trưởng Ty Quận 5 có trách nhiệm trong cuộc hành quân này, còn những vị khác không có dính dáng gì đến cuộc hành quân của LĐ.5/BĐQ thì tới đó để làm gì ?

2/Trung Tướng Khang điều động TĐ.35BĐQ từ Nhà Bè về Chợ Lớn với nhiệm vụ gì? Nếu tăng cường cho LĐ.5 thì sao không bảo Đ/Úy Hòa trình diện Tr/Tá Phước để nhận lệnh?

3/ Ai là người ra lệnh gọi những vị không có nhiệm vụ qui tụ về trường Phước Đức?

4/Tướng Kỳ dự tính tới trường Phước Đức để
 gặp các vị kia toan tính chuyện gỉ?

Giả sử trực thăng kia xạ kích trễ hơn chừng 10 phút, khi mà PTT Kỳ, Đ/Tướng Viên, Tr/Tướng Khang, Đ/Tá Hai đang từ ngoài đường Tổng Đốc Phương vào đến trường Phước Đức thì chuyện gì sẽ xẩy ra cho các vị
 kể trên? Cả Đại Úy Đương và tôi nữa?

Vài ngày sau tai nạn này xảy ra, một ký giả có dịp phỏng vấn TT Thiệu, đã hỏi :

_ Thưa tổng thống, nghe đồn rằng vụ trực thăng bắn lầm ở Chợ Lớn là một vụ thanh toán chính trị, tổng thống nghĩ sao về lời đồn này?

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời:

_ Tôi không biết, trực thăng Mỹ bắn thì cứ hỏi người Mỹ.
Dư luận thì thầm thật là một câu trả lời rất hay, “huề vốn”.

Về phần Đại Tướng Viên thì tôi biết rõ ràng là
 do Tướng Khang, TL/QĐIII đến văn phòng rủ đi thị sát mặt trận nên ông vô tình cùng đi thôi chứ không biết gì về sự tụ họp cùa các sĩ quan cấp tá không có nhiệm vụ gì ở trường Phước Đức.

Sau tai nạn của LĐ/5BĐQ, Tổng Thống Thiệu bổ nhiệm lại các chức vụ sau đây:

-Đại Tá Đỗ Kiến Nhiễu làm đô trưởng thay Đại
 Tá Văn Văn Của.

-Th/Tướng Nguyễn Văn Minh TL/SĐ.21BB làm TL/BKTQ thay Đ/Tá Giám.

-Đ/Tá Hai, CHT/BĐQ làm TL/CSQG thay Tướng Nguyễn Ngọc Loan (bị thương).

Về Thủ Tướng Nguyễn Văn Lộc, do PTT Kỳ
 chỉ định, mới làm việc được 6 tháng thì TT Thiệu cho là thiếu năng lực, làm việc không hiệu quả nên muốn thay thế bởi một người khác. Theo thỏa thuận trong phiên họp HĐTL trước ngày bầu cử thì việc chỉ định thủ tướng là do PTT Kỳ nên Tướng Kỳ định bụng đưa Tướng Thắng ra làm thủ tướng và đã nói cho Tướng Thắng biết mà chuẩn bị nhân sự để thành lập nội các. Nhưng khi PTT Kỳ đưa ý định này ra thì TT Thiệu thẳng thừng từ chối, ông nói với ông Kỳ rằng:
_ Anh với tôi cùng là tướng, nay đưa một tướng lãnh nữa ra làm thủ tướng thì không sợ thiên hạ nói mình là quân phiệt trá hình sao?
 Tôi là tổng thống, hiến pháp quy định rõ ràng tôi có trách nhiệm chỉ định thủ tướng, nếu PTT chỉ định thủ tướng thì tôi là bù nhìn hay sao? Và như vậy là vi hiến.
Sau đó thì TT Thiệu chỉ định ông Trần Văn Hương làm thủ tướng. Ông Kỳ tức giận tuyên bố với báo chí rằng ông Thiệu phản bội lời
giao ước. Một tờ báo đề tựa lớn ở trang nhất:
"Cặp vợ chồng gượng ép Thiệu-Kỳ chưa hết tuần trăng mật đã bất hòa".

Chưa hết, TT Thiệu còn muốn triệt hết vi cánh của PTT Kỳ bằng cách gọi Tướng Đỗ Cao
 Trí, đang làm đại sứ ở Đại Hàn, về thay thế Tướng Khang trong chức vụ Tư Lệnh Q.Đ.III. Việc làm này càng chứng tỏ ông Thiệu nuốt lời hứa khiến ông Kỳ tức giận, bất mãn, tuyên bố linh tinh đụng chạm tới ông Thiệu khiến hố ngăn cách ngày càng sâu rộng thêm.
Chưa hết, ông Thiệu dựa vào hiến pháp, giải tán Hội Đồng Quân Lực mà ông Kỳ đang làm
 chủ tịch, vì cho rằng hội đồng này vi hiến, còn các tướng lãnh theo phe ông Kỳ thì ông Thiệu cho về TTM giữ các chức vụ không có quân, hoặc ngồi chơi xơi nước, thí dụ Tướng Khang làm Tổng Thanh Tra (!)
Từ chỗ hai ông hục hặc nhau thì dẫn tới việc hai bà cũng tìm cách đối đầu, tìm sơ hở của
 nhau để xì ra cho báo chí biết mà khai thác. Tôi xin đưa ra một vài thí dụ cụ thể để chứng minh:

1/ Nhân dịp ngày Quân Lực 19/6/1969, các bà lớn kéo nhau vào Tổng Y Viện Cộng Hòa để tặng quà cho thương bệnh binh. Các gói quà
 này đã được Tổng Cục CTCT gói sẵn và đồng đều như nhau. Khi tới giường một thương binh cụt hai chân, cô nữ quân nhân trao một gói quà cho bà Thiệu để bà ấy trao cho anh thương binh, khi bà Thiệu bước đi thì anh thương binh này mở gói quà ra xem, bà Kỳ đi sau nhìn vào gói quà, thoáng thấy có đôi vớ, bà liền quay ra nói với phóng viên báo chí đi theo:
_ Không có gì nực cười cho bằng tặng một thương binh cụt hai chân một đôi bí-tất.
Thế là báo chí được dịp bèn mỉa mai khai thác mâu thuẫn giữa hai bà.
Cũng trong năm này, ngày Quốc Khánh
 1/11/1969, trên khán đài danh dự, Tổng Thống và Phó TT đứng hàng đầu, hàng thứ hai có Đại Tướng Cao Văn Viên, Bác Sĩ Nguyễn Lưu Viên, Trung Tướng Linh Quang Viên đứng kề bên nhau, các mệnh phụ đứng hàng sau, khi chào cờ vừa xong, bà Kỳ quay sang bà dân biểu Hai đứng gần bên nói:

_ Chị hai ơi, nhà em có “2 viên” mà em còn chịu không nổi mà chị xem kia, có tới những 3 viên thì bố ai mà chịu nổi. (!) (dấu than của người viết).
Những người tùy tùng của bà Thiệu nghe được bèn học lại và tung tin cho báo chí biết để trả đũa. Từ đó hai bà không xuất hiện chung trong bất cứ dịp nào nữa.
Trở lại chuyện quân đội, vì sau Mậu Thân, VC bị ta đánh tan tác, chúng không còn khả năng tấn công và chống lại những cuộc càn quét của ta, chúng rút về bên kia biên giới Campuchia hoặc rừng sâu để chỉnh đốn lại hàng ngũ nên năm 1969 ít có trận đánh lớn xảy ra.
Năm 1970, bên Camphuchia, Lon Nol đảo chánh Shihanouk (?) và đồng ý cho quân đội ta vượt biên giới để truy lùng MTGPMN và cục R, thế là 2 Quân Đoàn III và IV của ta tràn qua đất Chùa Tháp quần bon VC tả tơi, nhưng phía ta bị tai nạn “rủi ro” khiến 2 tướng tài tử nạn, đó là Tướng Nguyễn Viết Thanh TL/QĐ IV, và Tướng Đỗ Cao Trí TL/QĐ III.
Tướng Thanh tử nạn vì hai trực thăng đụng nhau trên trời, sự việc quá rõ ràng khiến ít hoài nghi, nhưng việc Tướng Trí tử nạn thì có nhiều vấn đề đáng ngờ vực.

Hôm đó là ngày 23/2/1969, hai Tướng Cao Văn Viên và Đỗ Cao Trí cùng tới BTL tiền phương của QĐII đang đóng ở Trảng Lớn, Tây Ninh để nghe thuyết trình tình hình các cuộc hành quân bên kia biên giới. Trong buổi thuyết trình, chúng tôi ghi nhận tin tức từ Phòng 7 Bộ TTM cho biết cục R và MTGPMN đang bị QĐ III của ta bao vây tứ phía, không liên lạc được với Hà Nội và Hà Nội cũng không liên lạc được với miền Nam nên BTTM Bắc Việt họp liên miên để tìm cách đối phó. Sau khi nghe thuyết trình xong, Đại Tướng Viên và Tr/Tướng Trí vào phòng riêng để hội ý, còn 2 tùy viên là Tuấn và tôi trờ ra chỗ 2 trực thăng đậu để chờ 2 ông thầy. Lúc đó Tuấn nói với tôi:
_ Đáng lẽ hôm nay tao xuống phiên về nghỉ, nhưng ông tướng của tao ra đi sớm quá, tên tùy viên kia chưa tới nên tao phải đi theo, hôm nay tao có vài chuyện nhà cần phải lo mà không về được, buồn quá!
Tôi nói với Tuấn, thằng bạn cùng khóa 19:
_ Đã chấp nhận ôm cặp theo tướng thì thời giờ của mình gắn liền với các ông, mày còn có
 2 người thay phiên nhau, còn tao chỉ có một mình, kẹt hơn mày nhiều.
Đang nói chuyện tới đây thì có một người Mỹ mang một thùng pin (battery) của máy ANPRC 25 tới nói với Thiếu Tá Đắc, trưởng phi cơ, cho gửi theo phi cơ để tiếp tế cho toán cố vấn của đơn vị nào đó trong vùng hành quân (mà tôi nghe không rõ). Th/Tá Đắc chỉ qua Đ/Úy Tuấn tùy viên của tướng Trí để quyết định. Tuấn nói:
_ Vì nhu cầu hành quân cứ nhận đi, nếu trung tướng có rầy thì tôi chịu trách nhiệm.
Một lúc sau, Đại Tướng đi ra trước, còn Tướng Trí ở lại chỉ thị thêm cho ban tham mưu cùa ông nên ra sau. Trực thăng của đại tướng cất cánh trước, vừa về đến Bộ TTM thì nghe tin trực thăng của Tướng Trí lâm nạn, bị nổ khi vừa cất cánh bay lên được chừng vài phút, những người đứng ở bãi trực thăng còn nhìn thấy máy bay Tướng Trí bị nổ. Những người trên trực thăng đều tử thương, gồm có:

1/Trung Tướng Đỗ Cao Trí

2/Phóng viên chiến trường người Pháp Francois Sully, viết cho báo New York Time.

3/ Thiếu Tá Đắc, phi công chánh

4/Đ/Úy Thanh, phi công phụ.

5/ Đ/Úy Tuấn, sĩ quan tùy viên

6/Tr/Tá Châu, truyền tin QĐIII

7/Tr/Tá Sĩ, Phòng Ba/QĐIII

8/ Một cơ phi.

9/ Một xạ thủ đại liên.

Tại sao trực thăng của Tướng Đỗ Cao Trí bị nổ? Có liên quan gì tới thùng pin PRC25 của người Mỹ gửi không? Tất cả còn trong bí mật.
Những tai nạn trực thăng xảy ra khiến các Tướng Trương Quang Ân , Nguyễn Viết Thanh bị tử nạn đều được tất cả các cơ quan an ninh vào cuộc điều tra và gửi kết quả về văn phòng Đại Tướng TTMT, nhưng vụ trực thăng Tướng Trí thì không và vụ trực thăng bắn lầm vào trường Phước Đức Chợ Lớn gây tử thương cho nhiều sĩ quan cấp tá cũng không. Văn phòng đại tướng hỏi Cục ANQĐ thì được cục trả lời vắn tắt là “LỆNH TRÊN nói KHÔNG”!
Không điều tra hay không gửi bản điều tra về văn phòng đại tướng thì không biết, nhưng điều ai cũng biết là nguyên nhân 2 “tai nạn” thảm khốc này đều không ai biết.
Tôi cần nói thêm ở chỗ này, có vài bài viết nói về cuộc điều tra tai nạn Phước Đức, nhưng đó chỉ là nhận xét của cá nhân ở cấp thấp, vòng ngoài, còn cấp cao như văn phòng Đại
 Tướng TTMT còn không biết thì làm sao vòng ngoài biết được nguyên nhân
Đây có lẽ là một cú “sốc” lớn đối với Đại Tướng TTMT mà dần dần sau đó Đại Tướng Viên gửi đơn lên Tổng Thống xin từ chức, nhưng đơn của ông chính thức không được TT chấp thuận mà gần như “treo chơi”, rồi ông ngồi chơi. Vì lý do đó ông không cần tùy viên nữa, chỉ sử dụng một quân nhân có võ làm cận vệ, ông cho tôi đi học quân chánh và sau khóa quân chánh tôi được bổ nhiệm về làm quận trưởng Chợ Gạo, Định Tường.

Ngày 31/1/1974, xẩy ra vụ “Còi Hụ Long An”, ngày 1/3/74, tôi bị gọi lên Cục ANQĐ đề điều tra. Lý do vì tôi đã báo cho tỉnh Long An của Đại Tá Tư có mấy tầu HQ đáng nghi ngờ chạy qua vùng sông rạch do quận tôi phụ trách, dẫn đến vụ Tỉnh Trưởng Long An chận bắt đoàn xe GMC có QC hú còi dẫn đầu, đoàn xe GMC này chở hàng lậu là thuốc lá và rượu quý do tàu “há mồm” chở từ ngoài khơi vào đổ hàng.
Khi bị cục ANQĐ gọi lên điều tra, tôi đã đến trình ông thầy thì Đ/Tướng nói rằng tôi đã dính líu vào làm đổ bể một vụ lớn ngoài tầm tay can thiệp của ông. Hậu quả là tôi bị kết án tù 20 năm, đày ra Phú Quốc cùng với những người chận bắt đoàn xe vì tội “làm lũng loạn nền kinh tế quốc gia”. Sau 30/4/75, VC nhốt tiếp cho tới 1/1986 tôi mới được thả ra.

Cũng cần nói thêm là sau đêm chận bắt đoàn xe có còi hụ của Quân Cảnh dẫn đầu, Đại Tá Tỉnh Trưởng Long An được văn phòng Thủ Tướng Khiêm gọi lên trình diện và sau đó “được” bàn giao chức vụ tỉnh trưởng để đi làm trung đoàn trưởng!?

Xin hẹn vụ “Còi Hụ Long An” ở một bài khác.

Bảo Định Giang