Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt: Cái chết của tâm hồn



Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt: Cái chết của tâm hồn
GNsP
  
Trong chuyến thăm vùng biển Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứng kiến cảnh chết chóc tràn bờ, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt nhận định:
“Tôi thấy cái chết của biển cũng như của cá nó chỉ là cái ngọn vấn đề, cái chính gây ra cái chết này là do cái chết của tâm hồn con người. Tôi thấy có ít nhất có bốn cái chết: cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý, cái chết của lý trí, cái chết của chính trị.
Lương tâm là ơn Chúa ban cho người ta để người ta phân biệt được điều gì tốt điều gì xấu, khi làm điều tốt thì lương tâm thanh thản, an ủi còn khi làm điều xấu lương tâm cắn rứt. Nhưng khi lương tâm chết rồi nó không còn cắn rứt nữa. Cho nên khi làm điều xấu mà nó không còn cắn rứt nữa thì lương tâm đó chết rồi.
Luân lý là những chuẩn mực, quy luật để hành xử cho đúng đạo lý. Khi cư xử không còn theo đạo lý nữa, không còn biết đâu là xấu – tốt thì luân lý đó chết rồi, nó không bị chi phối bởi những chuẩn mực đạo đức, không còn quy tắc đạo lý nữa.
Lý trí để giúp người ta biết phân định những giá trị cao thấp khác nhau như Đức Thánh Cha nói rằng: “thời gian lớn hơn không gian, toàn phần lớn hơn một phần”. Bây giờ người ta chọn một phần mà quên đi toàn phần thì cái đó là cái chết của lý trí không còn phân định được và chọn các giá trị thấp mà bỏ các giá trị cao.
Chính trị chính là nghệ thuật tổ chức sắp xếp để cho mọi người được hạnh phúc. Khi việc mưu cầu hạnh phúc cho con người đã chết thì biển chết, cá chết là hậu quả.” Lời nhận định của một nhà lãnh đạo tôn giáo quả thật rất sâu sắc và chí lý.
Đất nước VN đang đối phó với cái chết thể lý do nhiễm độc mà ai cũng thấy sờ sờ trước mắt, ngay trên mâm cơm nhà mình mỗi ngày. Nhưng sự nhiễm độc này chưa tàn phá và chết chóc cho bằng sự nhiễm độc trong tâm hồn mà Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp trong bài giảng ngày 13.06, lễ thánh Antôn tại Trại Gáo, Vinh đã nói: “Hôm nay người dân VN với mâm cơm đầy nghi nan, không biết đâu là thực phẩm bẩn – sạch và ranh giới giữa chúng rất mong manh. Một số người ham lợi nhuận, vì đồng tiền đã bán rẻ lương tâm, chế biến những thực phẩm bẩn đem bán trên thị trường.”
Hai vị chủ chăn cùng chung một nhận định về cái chết trong tâm hồn con người. Đây là thứ chất độc đáng sợ hơn cả! Bởi độc bên ngoài, theo thời gian người ta có thể cung chung tay loại trừ nó, nhưng độc tố hận thù trong lòng khiến người ta hại nhau, giết nhau một cách thản nhiên thì không còn thời gian để cứu vớt.
Máu độc trong tâm hồn là hậu quả một nền giáo dục độc tôn do Đảng Cộng Sản Vô Thần cai trị hơn 70 năm ngoài Miền Bắc và hơn 40 năm trong Miền Nam. Một nền giáo dục mà theo lời nhận định của Đức Cha Phaolô là “đã bị nhiễm bẩn” bởi lòng bạo lực, thù hận và ích kỷ. Bao thế hệ trẻ VN dưới mái trường XHCN đã được “dạy” cho biết về lòng thù hận đối với Mỹ, Ngụy. Tôi còn nhớ như in ngày mình được học về lòng căm thù “thằng Ngụy”. Đầu óc non nớt trẻ thơ chưa hiểu “thằng Ngụy” là thằng nào mà nó phải đáng nguyền rủa như thế! Tôi đem thắc mắc ấy về hỏi Cha tôi, vốn là một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, Cha tôi cười chua chát và chỉ vào mình:
“Là thằng này đó con!”
Những khái niệm về sự quảng đại, lòng bao dung, ơn tha thứ là những mệnh đề khó hiểu. Bởi thế, khi cá chết trắng Miền Trung, bao gia đình đớn đau tuyệt vọng, đói khát lầm than, nhiều người đến làm từ thiện thì họ lại nêu ra câu hỏi: “làm từ thiện để làm gì?”, trên một chương trình truyền hình hẳn hoi.
Sự im lặng, làm ngơ của nhà cầm quyền trước tình trạng nhiễm bẩn môi trường biển, cá chết hàng loạt hơn 70 ngày qua không phải là ngẫu nhiên. Họ thừa cơ sở dữ liệu để có thể tuyên bố nguyên nhân trong 1 ngày, nhưng cố tình che đậy. Đó chính là thứ độc hại trong tâm hồn mà CS đã chủ mưu từ khi lên cầm quyền.
Giả như tuyên bố nhanh nhà máy Formosa là thủ phạm thì chẳng khác nào thừa nhận việc làm phi nhân của mình khi vì lợi lộc của một nhóm lợi ích mà gây thiệt hại cho toàn dân. Nếu chỉ mặt Formosa cũng đồng nghĩa việc thừa nhận hối lộ, để làm ngơ cho Trung cộng hoàn toàn thao túng trên đất Việt.
Vì lẽ, Cộng sản xây dựng học thuyết không phải trên lòng yêu thương, tình đồng loại hay sự dấn thân cho lợi ích cộng đồng mà hoàn toàn ngược lại. Sức mạnh của người Cộng sản hình thành trên nền tảng của lòng ích kỉ, tính thù hận và óc vụ lợi. Lúc mới hình thành, người Cộng sản đã dựa vào hạt gạo tình thương của nhân dân để mà sống, đến khi phát triển, có chỗ dựa thì họ quay sang đề phòng nhân dân và hoàn toàn xa rời nhân dân.
Đến khi nắm quyền lực trong tay, họ tồn tại bằng cách duy trì lòng thù hận, giáo dục về lòng thù hận và phát triển lòng thù hận. Lòng thù hận luân chuyển trong lòng chế độ như một thứ máu độc, nó kích thích tính ích kỉ, sự dửng dưng và vô cảm trước nỗi đau đồng loại. Và chưa bao giờ mà thứ máu độc này lại hoành hành trên dân tộc Việt Nam như bây giờ.
Và một khi chất độc tâm hồn đã gây cái chết trong lòng người, thì mọi thứ độc tố bên ngoài chỉ còn là phụ tùy.
GNsP
ngày 22.06.2016
__._,_.___



---------- Forwarded message ----------

From: Chap Nguyen <cnguyen1941@gmail.com>
Date: 2016-06-24 11:31 GMT+10:00
Subject: Fwd: Nói với Dư luận viên như Nói chuyện với đầu gối
To: chap nguyen <cnguyen1941@gmail.com>


Nói chuyện với đầu gối


Tạ Quang Khôi




Có một điều tôi nhận ra thế này, sau khi tranh luận với nhiều người

khác quan điểm chính trị trong tinh thần Dân chủ:



- Nếu bạn ở trong nước và viết bài so sánh giữa nước ta và nước ngoài,

họ sẽ nói bạn là ếch ngồi đáy giếng và không biết gì.



- Nếu bạn ở nước ngoài và nói những điều tương tự, họ sẽ bảo bạn ăn

cơm ngoại bang và quay về chống phá tổ quốc.



- Nếu bạn rời VN được 1 thời gian ngắn, họ sẽ bảo bạn chưa kịp thấy

những cái xấu xa của các nước tư bản.



- Nếu bạn đã sống ở nước ngoài 1 thời gian dài, họ sẽ bảo bạn đã đi

lâu rồi và không biết tình hình VN đã thay đổi và phát triển như thế
nào.



- Nếu bạn nói bạn muốn tự do dân chủ, họ sẽ nói bạn ăn tiền nước

ngoài, hoặc bạn là người của VNCH.



- Nếu bạn nói về những vấn nạn của VN, họ sẽ nói nước nào cũng có vấn

đề và đất nước ta đang ngày càng tiến bộ.



- Nếu bạn phê bình lãnh đạo, họ sẽ nói không có ai hoàn hảo, rồi hỏi

bạn có làm được như thế không, và hỏi bạn, bạn có cãi lời cha mẹ không
mà lại chỉ trích những người lãnh đạo.



- Nếu bạn hỏi vì sao họ có thể làm ngơ và không quan tâm tới những vấn

đề của đất nước, họ sẽ nói VN ko cần những người như bạn.



- Nếu bạn nói bạn mong muốn 1 sự thay đổi, họ sẽ bảo thật ra bạn chỉ

muốn chống phá đất nước chứ không làm được gì.



- Nếu bạn nói bạn muốn có tự do thực sự cho đất nước bạn, họ sẽ nói

màu sắc dân chủ mỗi nước khác nhau, mỗi nơi có chế độ khác nhau, và
đất nước ta hiện nay đã được tự do, độc lập, hạnh phúc.



- Nếu bạn nói có đa đảng vẫn tốt hơn 1 đảng, vì sự cạnh tranh bao giờ

cũng tạo nên sự hoàn thiện và phát triển, họ sẽ hỏi bạn có chắc như
thế sẽ tốt hơn không, và đa đảng là loạn.



- Nếu bạn chê Trung Quốc, họ sẽ chê Mỹ.




- Nếu bạn nói đến yêu cầu và phản kháng, họ sẽ hỏi bạn đã làm gì cho

tổ quốc mà đòi hỏi tổ quốc phải làm gì đó cho bạn, hoặc bạn chỉ nói và
không làm được gì.



- Nếu bạn hỏi chủ nghĩa cộng sản tốt đẹp đến thế vì sao lại sụp đổ ở

các nước Đông Âu, họ sẽ bảo vì các nước Đông Âu không theo đúng chủ
nghĩa cộng sản, hoặc từ bỏ ko có nghĩa là nó ko tốt, hoặc 1 ngày nào
đó những nước này sẽ quay lại con đường cũ.



- Nếu bạn hỏi vì sao họ nói tư bản đang giãy chết, hoặc tư bản ko tốt,

vậy tại sao trên TG có rất nhiều nước tư bản, họ sẽ nói bạn hùa theo
số đông.



- Nếu bạn muốn biểu tình chống TQ, hoăc bức xúc vì những người biểu

tình bị bắt giữ, họ sẽ bảo biểu tình chẳng ích gì, và VN là nước nhỏ,
phải nhún nhường trước TQ, và bắt giữ là đúng.



- Nếu bạn viết bài về chính trị, và nói VN không có tự do dân chủ, xã

hội lắm bất công, họ sẽ bảo bạn là kẻ phản quốc, thất bại trong cuộc
sống và đem lòng hận thù.



- Nếu bạn bức xúc vì nhiều người bất đồng chính kiến bị bắt giữ và bỏ

tù, họ sẽ nói như thế là hoàn toàn đúng, và có những người thậm chí
còn nói, và đem giết chết cả gia đình dòng họ mới đủ.



- Nếu bạn còn trẻ, họ sẽ nói bạn lo học và còn quá non và thiếu trải

nghiệm để phán xét.



- Nếu bạn đã lớn, họ sẽ nói bạn nên lo kiếm tiền và chuyện lớn để nhà nước lo.




- Nếu bạn hỏi, xã hội bình an hạnh phúc đến thế, vì sao sau 1975 rất

nhiều người vẫn bỏ đi, họ sẽ bảo những người này ko quen chịu khổ, là
tay sai Mỹ- Ngụy chay đi ăn bơ thừa sữa cặn.



- Nếu bạn hỏi thế tại sao bây giờ người ta vẫn ra đi bằng hàng trăm

hàng ngàn cách khác nhau, họ sẽ im lặng.



- Nếu bạn hỏi những người lãnh đạo như thế nào lại ký tên đồng ý tiến

hành những dự án nguy hiểm cho môi trường và an ninh lãnh thổ đất
nước, bất chấp bản kiến nghị, họ sẽ im lặng.



- Nếu bạn nói, trái ngược với luận điệu những ai muốn tự do dân chủ là

dân miền Nam tay sai Mỹ- Ngụy, có rất nhiều người đấu tranh hiện nay
được sinh ra trong chính xã hội này, và thay đổi quan điểm, và những
người đấu tranh này cũng là người thành đạt và có vị trí trong xã hội,
họ giải thích thế nào, họ sẽ giữ im lặng.



- Nếu bạn nói về việc tấm bản đồ “lưỡi bò”, và người dân VN bị đánh

cướp và giết chết, nhưng nhà nước ko làm gì cả, họ sẽ giữ im lăng.



- Nếu bạn chứng minh chế độ hiện nay hoàn toàn đi ngược với lý thuyết

của chủ nghĩa cộng sản,

chủ nghĩa xã hội, họ sẽ giữ im lặng.




- Bạn nói bạn đơn thuần là người yêu nước, và đau đớn với số phận dân

tộc, họ sẽ nói bạn dối trá, bạn là đồ phản động, nhưng bình thường với
những vấn đề chính trị, họ găn vào cái mác “nhạy cảm” và lờ đi không
quan tâm.



Và những gì tôi vừa viết nói lên điều gì, ngoài việc những con người

ấy được dạy dỗ và tuyên truyền để có luận điệu và lý lẽ y hệt nhau ?

.
 
__,_._,___




-- 
Phan Cao Tri

Ý kiến: Biển Đông và tư thế Việt Nam hiện nay _Nguyễn An Dân Gửi tới BBC từ TPHCM


Ý kiến: Biển Đông và tư thế Việt Nam hiện nay

  • 23 tháng 6 2016


Image captionPhilippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc vào 22/1/2013 trước Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc về “Thẩm quyền trên các vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines”

Mấy ngày nay, dư luận lại một lần nữa bị khuấy động về việc Philippines kiện Trung Quốc ở tòa quốc tế, và vì vụ kiện này sắp có phán quyết, mà theo dư luận đánh giá là “sẽ có lợi cho phía nguyên đơn là Philippines”.
Trong bối cảnh đó, Trung Quốc càng tăng cường sức ép lên chính quyền Philippines và đe dọa quân sự. Ngược lại, trong vai trò đồng minh quân sự và có hiệp ước thủ hộ Philippines, Mỹ điều thêm hàng không mẫu hạm vào Biển Đông cũng như khẳng định sẽ bảo vệ nếu Philippines “bị tấn công”.
Cần thấy là theo nhiều nhà nghiên cứu, chưa bao giờ Mỹ điều động nhiều quả đấm chiến thuật - hàng không mẫu hạm - như lần này, đến các khu vực có tranh chấp và có khả năng va chạm vũ trang.
Cùng bị ảnh hưởng bởi chính sách bành trướng của Trung Quốc như Philippines là Việt Nam, và vì là công dân Việt Nam, nên tôi chú trọng bình xét chuyện Việt Nam.

Việt Nam và ASEAN

Phán quyết của tòa quốc tế trong vụ Trung Quốc-Philippines sẽ là một bước ngoặt quan trọng với tình hình tranh chấp Biển Đông về sau nên một sự đánh giá toàn diện, tổng hợp lúc này để tất cả cùng nhìn rõ là hết sức cần thiết.
Trong bối cảnh là một nước nhỏ yếu và nội lực chưa đủ mạnh để bảo vệ chủ quyền vốn có ở Hoàng Sa-Trường Sa, Việt Nam chọn lựa quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông cũng như tìm kiếm một sự đoàn kết từ ASEAN để đề kháng Trung Quốc là một việc có thể hiểu được.



Image captionTQ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông dựa trên bản đồ 'lưỡi bò'

Tuy nhiên, e rằng lựa chọn này còn thiếu tính khả thi trong bối cảnh khối ASEAN rời rạc, thiếu đồng nhất vì lợi ích riêng của từng quốc gia ở Biển Đông là khác nhau, chưa kể chính sách đối ngoại của từng quốc gia cũng khác nhau.
Sự kiện hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN vừa qua rút lại tuyên bố chung về Biển Đông vào giờ chót là một bằng chứng cho thấy nỗ lực này của Việt Nam đã không mang lại nhiều kết quả.
Vì Trung Quốc cần chiếm Biển Đông để giữ cân bằng cho việc mất kiểm soát eo biển Malacca, nên gần như chỉ có các nước ở khu vực Malacca trong khối ASEAN là có lợi ích trong việc chống bành trướng từ Trung Quốc. Đó là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore.
Các quốc gia khác như Thái Lan, Campuchia, Lào, Brunei, Myanmar hầu như không thiết tha trong việc này, vì họ hầu như chẳng bị ảnh hưởng gì nếu Trung Quốc thành công trong kế sách đường chín đoạn, nên việc họ thờ ơ và đôi khi ngả về Trung Quốc nếu được cho thêm lợi ích là điều dễ hiểu.
Họ chỉ phản ứng lại khi Trung Quốc đe dọa trực tiếp đến chủ quyền của họ, điển hình như Campuchia.
Còn lại, dĩ nhiên họ theo Trung Quốc vì lợi ích của Trung Quốc với các nước đó lớn hơn bất kỳ lợi ích nào của một nước trong ASEAN, như Việt Nam, có thể mang lại cho họ. Chúng ta đã học được nhiều bài học từ phản ứng của Thái Lan, Malaysia, Campuchia lâu nay.
Do đó, tôi tổng kết là Việt Nam chỉ có khoảng 3-4 quốc gia trong ASEAN có thể coi là đồng minh trong tranh chấp Biển Đông, còn lại thì không hi vọng gì nhiều.
Việc dựa vào ASEAN để “kháng Trung” coi như chỉ thành công được một phần ba, e rằng hơi ít.



Image copyrightREUTERS
Image captionCuộc họp các ngoại trưởng khối ASEAN đã rút lại tuyên bố chung về Biển Đông vào phút chót, hồi trung tuần tháng Sáu 2016

Việt Nam và Nga

Nga là nước có quan hệ lâu đời về lịch sử với Việt Nam từ thời kỳ Xô Viết.
Hiện nay Nga cũng là một quốc gia mà Việt Nam đang kỳ vọng có thể ủng hộ Hà Nội trong vấn đề an ninh khu vực. Chuyến đi đối ngoại đầu tiên mà tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lựa chọn là Nga cho thấy điều đó.
Tuy nhiên, tôi e rằng việc kỳ vọng vào Nga ủng hộ Việt Nam trong lúc này cũng khó khả thi. Quan hệ Nga-Trung đang được củng cố, và bằng chứng mới nhất là ngoại trưởng Nga đã có những phát ngôn “ủng hộ Trung Quốc” trong tranh chấp Biển Đông.
Chưa kể tình hình nước Nga lúc này cũng đã suy yếu, vì nội lực suy yếu, ảnh hưởng và tiếng nói của Nga lúc này trên quốc tế không còn như trước.
Đảng Cộng sản Nga không còn là đảng cầm quyền, nên quan hệ của hai đảng cộng sản Việt-Nga cũng không ảnh hưởng gì đến chính sách ngoại giao của Nga lúc này.
Thành ra dùng Nga như một đối trọng để hy vọng có thể làm giảm uy hiếp từ Trung Quốc trên Biển Đông theo tôi e rằng hiệu quả kém.



Image copyrightGETTY
Image captionGiới lãnh đạo của Nga trong những năm gần đây đã có các chuyến thăm Việt Nam

Việt Nam và Mỹ

Chuyến đi của Tổng thống Obama đến Việt Nam vừa rồi chỉ là một điều cần thiết cho việc phát triển quan hệ Mỹ -Việt, còn xa lắm nó mới có hiệu quả trong việc Mỹ “giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông”.
Về tư, Mỹ không có lợi ích cũng như cơ hội có chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông, nên Mỹ không có động cơ riêng cá nhân trong việc ủng hộ một phe nào đó trong tranh chấp ở vùng biển này.
Về công, quan hệ Việt –Mỹ chưa có đủ hành lang pháp lý để hậu thuẫn quân sự bảo vệ như quan hệ Mỹ-Philippines. Mỹ là nước thượng tôn pháp trị, nếu Mỹ muốn đưa quân bảo vệ Việt Nam, giữa hai nước cần ít nhất một hiệp ước quân sự làm cơ sở pháp lý để chính phủ Mỹ hành động.
Về liên minh địa-chính trị để cùng chia lợi ích, vì Obama không nhận được 21 phát đại bác như Tập Cận Bình ở Việt Nam, nên Mỹ cũng chưa thể coi Việt Nam là quan hệ anh em như Mỹ-Israel để mà ra tay giúp.
Do đó, nếu Việt-Trung xảy ra va chạm lúc này trên Biển Đông, Mỹ chỉ có thể ngồi nhìn, và hô hào “stop, stop” là chính.
Khi đó, vì nhỏ yếu hơn, khả năng Việt Nam mất hết các khu vực còn lại ở Trường Sa là chuyện dễ thấy.



Image copyrightJIM WATSON AFP GETTY
Image captionTuy được đón tiếp nồng nhiệt tại Việt Nam, nhưng ông Obama đã không được nghênh đón với loạt 21 phát đại bác như ông Tập Cận Bình

Việt Nam và Trung Quốc

Vì Trung Quốc đã chiếm hẳn Hoàng Sa từ 1974, và nhiều đảo ở Trường Sa từ năm 1988 bất chấp tình hữu nghị giữa hai đảng cộng sản Trung –Việt, nên chúng ta cần dẹp bỏ hi vọng vì “16 vàng 4 tốt” mà Trung Quốc sẽ dừng lại trong việc lấn chiếm thêm.
Tuy nhiên, việc giữ tấm mặt nạ hữu nghị Trung-Việt để giảm sức ép nội bộ trong hai nước là cần thiết, nên Trung Quốc dù hô hào to lớn thế nào, họ vẫn sẽ hết sức tránh việc chủ động nổ súng trước khi Việt Nam nổ súng.
Và vì Việt Nam khó chủ động va chạm trước, nên tình hình vẫn sẽ như lâu nay là Trung Quốc âm thầm bành trướng chiếm lãnh hải và không phận, vốn thuộc về Việt Nam, ở Biển Đông.
Trung Quốc sẽ dùng tàu chiến, tàu cá, máy bay… để bao vây, cô lập tiếp tế ở các đảo mà Việt Nam còn chiếm giữ, dẫn đến Việt Nam phải từ bỏ.
Chưa kể Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục tung “hạm đội dân quân” tàu đánh cá có vũ trang, trá hình dân sự, để tung hoành và độc chiếm ở Biển Đông, ngăn chặn các tầu đánh cá của ngư dân Việt Nam.
Sau đó, Trung Quốc chỉ việc lý luận rằng do Việt Nam tự từ bỏ chứ Trung Quốc không đánh chiếm vũ trang, và thế là Việt Nam mất nốt những gì còn lại.
Qua thực tế từ 1974 đến nay, tôi e rằng Trung Quốc có đủ máy bay và tàu chiến để thực thi kế hoạch này.



Image copyrightXINHUA
Image captionTQ hồi đầu 2016 đã cho tiến hành một số chuyến bay dân sự ra sân bay nhân tạo xây trên Bãi Chữ Thập ở Biển Đông

Giải pháp ngắn và trung hạn

Việc khởi kiện Trung Quốc thì có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng cá nhân tôi vẫn nhớ lời phát ngôn của Hồng Lỗi, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc trước đây, lúc đó tại Việt Nam nổ ra nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc (giai đoạn 2007-2008).
“Chúng tôi nhận thấy chính quyền Việt Nam có những tuyên bố khác nhau vào các thời điểm khác nhau,” ông Hồng Lỗi đã nói thế khi nhận định về chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa-Trường Sa.
Tôi e ngại rằng những điều ẩn sau phát ngôn này có thể gây bất lợi cho Việt Nam khi kiện Trung Quốc. Nên giải pháp khởi kiện cần cân nhắc cẩn thận.
Thiết lập liên minh phòng thủ với Philippines là điều có thể và cần làm ngay.
Với vị trí chiến lược của cảng Subic của Philippines, cảng Cam Ranh của Việt Nam, đảo Phú Quốc ở Vịnh Thái Lan, các nước có thể hình thành tam giác phòng tuyến hải-không quân án ngữ Trung Quốc bành trướng ra thêm, giữ vững ưu thế ASEAN ở Malacca, để có thêm điều kiện lôi kéo các nước trung lập còn lại trong khối này.
Hiện nay ba nước Indonesia-Malaysia-Singapore đang liên kết lại là một thuận lợi theo chiều hướng này.
Nên tạo cơ chế đấu tranh nhân dân, khuyến khích, hỗ trợ ngư dân Việt Nam khởi kiện tàu Trung Quốc khi có va chạm dẫn đến thiệt hại người và của trái luật quốc tế, và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao Việt-Trung.
Bài học của Nhật Bản trong quan hệ Nhật-Mỹ sau 1945 nên và cần được áp dụng cho quan hệ Việt-Trung hiện nay, khi dân chúng Nhật ngày ngày biểu tình “chống Mỹ” trong khi chính phủ Nhật vẫn đi gặp Mỹ xin viện trợ và thiết lập cơ chế đồng minh.
Chính quyền Việt Nam nên cho phép dân chúng biểu tình khi Trung Quốc có hành động bành trướng phi pháp, còn việc quan hệ hữu nghị Việt Trung vẫn duy trì là việc khác của đảng.
Về đối ngoại, ngoài Nga, chính phủ Việt Nam cần củng cố quan hệ quân sự-đối ngoại với các quốc gia tuy chưa bằng Mỹ nhưng có sức mạnh và không ủng hộ Trung Quốc như Ấn Độ, Nhật, Úc..., nhất là những quốc gia có lợi ích bị tổn hại khi Trung Quốc có thể mạnh lên.
Cũng còn nhiều giải pháp khác, nhưng trong phạm vi bài viết này, tôi không đi vào chi tiết.
Rất đáng tiếc, với sự kiện những máy bay bị nạn vừa qua, theo tôi, với việc từ chối đề nghị từ Mỹ hỗ trợ trong việc tìm kiếm các máy bay bị nạn, cũng như chậm công bố thông tin từ chính quyền đã làm quần chúng hoài nghi "có yếu tố Trung Quốc" trong đó.
Nếu từ bây giờ chúng ta không có những hành động thiết thực mà chỉ ngồi phản đối và hô hào suông, mai này con cháu chúng ta dựa vào cái gì, có sức mạnh gì để có thể đòi lại Hoàng Sa-Trường Sa?
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm của riêng tác giả, hiện đang sống tại TP HCM.