Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

VN hầu như hết đường!(*) GS Nguyễn Văn Tuấn



VN hầu như hết đường!(*)
GS Nguyễn Văn Tuấn


Mời đọc bài viết của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn nguyên giảng sư Đại Học Y Khoa NewSouth Wales & University of Technology, Sydney.

* * *
Tôi vừa có một chuyến đi gần 1 tháng ở bên nhà. Đó là một thời gian tương đốidài đối với tôi, một phần là vì công việc, và một phần khác là nghỉ hè. Chínhvì hai việc này mà tôi có dịp đi đây đó, và có dịp quan sát quê hương -- khôngphải từ phòng máy lạnh, mà từ thực địa. Tôi e rằng những quan sát và cảm nhậncủa tôi hơi bi quan. Thú thật, tôi không thấy một Việt Nam sẽ "tươisáng", mà chỉ thấy một đất nước sẽ tiếp tục tụt hậu và lệ thuộc, nhất làtrong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN

1. Một đất nước trên đà suy thoái
Cái ấn tượng chung và bao quát trong chuyến về thăm quê là đất nước này đangtrên đà suy thoái hầu như về mọi mặt. Mặc cho những con số thống kê kinh tế màuhồng được tô vẽ bởi Nhà nước, trong thực tế thì cuộc sống của người dân càngngày càng khó hơn. Hơn 70% dân số là nông dân hay sống ở miệt quê, nên chúng tathử xem qua cuộc sống của một gia đình nông dân tiêu biểu, gồm vợ, chồng và 2con. Gia đình này làm ra gạo để các tập đoàn Nhà nước đem đi xuất khẩu lấyngoại tệ (và chia chác?) nhưng số tiền mà họ để dành thì chẳng bao nhiêu. Giađình này có thể có 5 công đất (hoặc cao lắm là 10 công đất), sau một năm quầnquật làm việc "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", cả nhà chỉ đểdành khoảng 10-15 triệu đồng (~CAD800), có khi còn không bằng một bữa nhậu của các quanchức.

Cuộc sống của người nông dân là nợ triền miên. Đầu mùa thì vay ngân hàng để muagiống, mua phân, mua thuốc trừ sâu; thu hoạch xong thì phải trả nợ cộng tiềnlời cho ngân hàng. Rồi đến mùa vụ kế tiếp thì cái vòng vay - trả nợ lại bắt đầu.Con của người nông dân đi học, thì mỗi đứa phải gánh ít nhất là 10 loại phíkhác nhau, có khi lên đến 20 phí! Các trường, các uỷ ban nhân dân, các cơ quancông quyền, v.v. đua nhau sáng chế ra những loại phí để moi móc túi tiền ngườidân vốn đã quá ít ỏi. Họ không cần biết người dân có tiền hay không, phí làphí, và phải đóng phí. Không ít gia đình không có tiền đóng phí nên cho connghỉ học. Đã có tình trạng người dân không đủ tiền trả viện phí nên tìm đến conđường tự tử.

Môi trường sống xuống cấp thê thảm. Sự gia tăng dân số gây áp lực cực kì lớnđến môi sinh. Mật độ dân số tăng nhanh, ngay cả ở vùng nông thôn. Có thể nóirằng hầu hết các con sông ở VN đang chết. Tất tần tật, kể cả heo gà và có khicả người chết, cũng bị vứt xuống sông. Những con sông VN đang chết vì chúng đãbiến thành những bãi rác di động khổng lồ. Đó là chưa nói đến sự xâm nhập củanước mặn vào các con sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một phần là do mấy cáiđập lớn Tàu xây trên thượng nguồn của sông. Tôi cho rằng sự suy thoái về môitrường là mối đe doạ lớn nhất đến sự tồn vong của đất nước.

Ở đất nước này, chính quyền đã mắc cái bệnh vô cảm quá lâu, và bệnh đã trởthành mãn tính, rất khó cứu chữa. Cái bệnh vô cảm của chính quyền nó còn lantruyền sang cả xã hội, mà trong đó mọi người dùng mọi phương cách và thủ đoạnđể tranh nhau ngoi lên mặt đất mà sống. Có thể nói cả xã hội đang chạy đua. Cáichữ "chạy" ở VN đã có một ý nghĩa khác. Dân chạy để đưa con cái vàođại học, vào cơ quan Nhà nước để hi vọng đổi đời. Quan chức cũng chạy đua vàocác chức vụ trong guồng máy công quyền, và họ chạy bằng tiền. Tiền dĩ nhiên làtừ dân. Thành ra, cuối cùng thì người dân lãnh đủ. Sự suy thoái ở VN diễn ratrên mọi mặt, từ kinh tế, môi trường, y tế, giáo dục, đến đạo đức xã hội.

2. Đất nước đang bị "bán"
Một anh bạn tôi vốn là một doanh nhân (businessman) thành đạt cứ mỗi lần gặptôi là than thở rằng đất nước này đang bị bán dần cho người nước ngoài. Mà,đúng là như thế thật. Ở khắp nơi, từ Đà Nẵng, đến Nha Trang, tận Phú Quốc,người ta "qui hoạch" đất để bán cho các tập đoàn nước ngoài xâyresort, khách sạn, căn hộ cao cấp. Một trong những "ông chủ" mới thừatiền để mua tất cả của Việt Nam là người Tàu lục địa.

Chẳng những đất đai được bán, các thương hiệu của VN cũng dần dần bị các tậpđoàn kinh tế nước ngoài thu tóm và kiểm soát. Chẳng hạn như các tập đoàn TháiLan đã thu tóm những thương hiệu bán lẻ và hàng điện tử của Việt Nam. Tuynhiên, người dân có vẻ "ok" khi người Thái kiểm soát các cửa hàngnày, vì dù sao thì người Thái đem hàng của họ sang còn có phẩm chất tốt và đángtin cậy hơn là hàng hoá độc hại của Tàu cộng.

Đó là chưa kể một loại buôn bán khác: buôn bán phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam đượcquảng cáo ở các nước như Tàu, Đài Loan, Singapore và Đại Hàn. Chưa bao giờngười Việt Nam chịu nhục khi con gái VN được cho đứng trong lồng kiếng như lànhững món hàng để người ta qua lại ngắm nghía và trả giá! Thử hỏi, có ngườiViệt Nam nào tự hào được khi đồng hương mình bị đem ra rao bán như thế. Xinđừng nói đó là những trường hợp cá biệt; đó là tín hiệu cho thấy một đất nướcđang bị suy thoái về đạo đức xã hội.

3. Tham nhũng tràn lan
Không cần phải nhờ đến tổ chức minh bạch quốc tế chúng ta mới biết VN là mộttrong những nước tham nhũng nhất thế giới. Chỉ cần tiếp xúc với hải quan, haybất cứ cơ quan công quyền nào, người dân đều có thể nếm "mùi thamnhũng". Tham nhũng từ dưới lên trên, từ bên này sang bên kia, từ cấp thấpđến cấp cao. Có khi tham nhũng công khai, và kẻ vòi tiền mặc cả cái giá màkhông hề xấu hổ. Các cơ quan Nhà nước phải hối lộ các cơ quan Nhà nước khác, vàhọ xem đó là bình thường. Ngay cả những ngành dịch vụ tưởng như là "tríthức" như giáo dục và y tế mà cũng tham nhũng, và vì họ có học nên thamnhũng ở hai ngành này còn "tinh tế" hơn các ngành khác!
Có thể nói là tham nhũng (và hối lộ) đã trở thành một thứ văn hoá. Cái văn hoánày nó ăn sâu vào não trạng của cán bộ Nhà nước. Đã là văn hoá thì nó rất khóxoá bỏ một sớm một chiều. Ngay cả ông tổng Phú Trọng còn thú nhận rằng tìnhtrạng tham nhũng như "ghẻ ruồi, rất ngứa ngáy, khó chịu", nhưng chođến nay ông cũng không làm được cái gì để giảm tình trạng này.

4. Xã hội bất an
Có thể nói không ngoa rằng VN là một xã hội bất an. Đọc báo hàng ngày thấy tintức về tội phạm dày đặc khắp nơi. Chẳng những sự phổ biến của tội phạm, mà sự manhđộng của các vụ án càng ngày càng táo tợn. Chưa nơi nào có những vụ giết ngườivô cớ như ở VN: chỉ một cái nhìn cũng có thể dẫn đến cái chết!
Đáng ngại nhất là tội phạm đã lan tràn về tận vùng quê. Ở quê tôi, nơi mà ngàyxưa là một làng êm ả, ngày nay là một cộng đồng bất an vì những vụ chém giếtxảy ra hầu như hàng tuần! Người dân dưới quê cảm thấy mệt mỏi, không muốn nuôitrồng gì nữa, vì nạn trộm cắp hoành hành triền miên. Nuôi cá chưa đủ lớn thì đãbị trộm câu mất. Trồng một cây mít, trái chưa chín thì đã có trộm hái dùm. Chưabao giờ tình trạng trộm cắp phổ biến như hiện nay ở vùng nông thôn.
Đó là chưa nói đến tai nạn giao thông vốn còn kinh hoàng hơn cả trộm cắp. Ở VN,bước ra đường là chấp nhận rủi ro tai nạn, thậm chí chết vì sự hỗn loạn của hệ thốnggiao thông. Thật vậy, tai nạn giao thông ở VN đã và đang trở thành nỗi kinhhoàng của không chỉ người dân địa phương mà còn ở du khách.
Một dạng bất an khác là (mất) an toàn thực phẩm. Có thể nói rằng đây là vấn đềlàm cho toan dân quan tâm nhất (theo như kết quả của một cuộc điều tra xã hộichỉ ra). Đi đến đâu, ở bất cứ thời điểm nào, người ta cũng nói đến những loạihàng hoá độc hại được tuồn vào thị trường Việt Nam từ một cái nguồn quen thuộc:Tàu cộng. Ngay cả ở dưới quê tôi, người dân còn không dám mua trái cây có xuấtxứ từ Tàu. Không có một nông sản nào của Tàu sản xuất được xem là an toàn. Ngàynay, ngay cả các bợm nhậu cũng e dè những món ăn ở nhà hàng, quán nhậu, vìkhông ai dám chắc đó là hàng hoá của VN hay của Tàu. Nhưng điều đáng buồn nhấtlà sự tiếp tay của các doanh nghiệp Việt Nam để cho hàng hoá Tàu hoành hành đấtnước ta và dân tộc ta. Thật không ngoa khi gọi những doanh nghiệp này là"gian thương". Cũng không ngoa để nói rằng gian thương cấu kết vớinhững cán bộ tham nhũng đang giết chết kinh tế nước nhà và người dân.

5. Trí thức không có tiếng nói, không có phản biện
Theo dõi báo chí ở VN, dễ dàng thấy sự trống vắng tiếng nói của giới trí thức.Trước một sự kiện tương đối quan trọng như đại hội đảng csvn, mà không hề cóbất cứ một bình luận độc lập nào, không hề có một bài phân tích về các nhân vậtchóp bu trong đảng, hoàn toàn không có một phát biểu mang tính viễn kiến củabất cứ một nhân vật "lãnh đạo" tương lai nào! Thay vào đó là nhữngtiếng nói của những người mang danh "sư sĩ" nhưng cách họ nói và ngônngữ của họ thì chẳng khác "cò mồi" là bao nhiêu.

Trước hiện tình đất nước, giới có học nói chung có vẻ lãnh đạm. Họ không quantâm. Họ thường chạy trốn thực tế bằng cách biện minh rằng "chỉ lo việcchuyên môn". Thật ra, cũng khó trách họ, vì nếu họ nói ra những ý kiến thìcó thể sẽ bị phạt nặng nề, thậm chí tù đày. Ngay cả yêu nước là một tình cảmthiêng liêng mà cũng phải được tổ chức và ... cho phép. Một xã hội đối xử vớigiới trí thức như thế thì làm sao bền vững được.

6. Guồng máy quản lí bất tài
Thật ra, sự bất tài của quan chức Nhà nước không còn gì là bí mật. Vì bất tài,nên họ thường "sản xuất" ra những qui định hài hước, và có khi cực kìvô lí và phi khoa học. Chúng ta còn nhớ trước đây, họ cho ra qui định mang danh"ngực nở chân dài" để được lái xe ô-tô, gây ra một trận cười cấp quốcgia. Tưởng như thế đã là hi hữu, ai ngờ họ lạ tái xuất với một qui định"trời ơi": Xe ô-tô 4 bánh phải có bình chữa cháy. Qui định này làmtrò cười cho cả thế giới và các hãng sản xuất xe hơi. Tưởng qui định như thế đãlà vô lí, họ còn cho ra một qui định "trên trời" như xe trên 10 chỗngồi phải có găng tay và khẩu trang lọc độc! (Tất nhiên, không phải ai trongguồng máy Nhà nước là bất tài, vẫn có người tài đó, nhưng cái ấn tượng chung màngười dân có thì đó là một guồng máy gồm những người bất tài, ăn bám nhân dân).

7. Tuy bất tài, nhưng guồng máy đó rất giỏi trong việc hành dân
Sự hành dân của guồng máy quản lí & hành chính của Việt Nam phải nói là vôsong trên thế giới. Đối với người dân, có việc đến cổng công đường là một nỗisợ, một cơn ác mộng. Hầu như không có một việc gì, từ nhỏ đến lớn, mà trôi chảylần đầu khi đến gặp các quan chức Nhà nước. Tôi về quê và nghe nhiều câu chuyệnhành dân mà nói theo tiếng Anh là "incredible" -- không thể tin được.Chỉ cần cái họ viết sai dấu (như "Nguyển" thay vì "Nguyễn")là cũng bị hành và tốn tiền triệu! Những lỗi sai chính tả đó là của họ (quanchức, cán bộ), nhưng họ vẫn hành dân một cách vô tư. Họ tìm mọi cách, mọi lúcđể "đá" dân từ cơ quan này sang cơ quan khác, và biến dân như nhữngtrái banh để họ làm tiền. Thực dân Pháp ngày xưa có lẽ cũng không hành dân nhưcán bộ Nhà nước ngày nay.

Năm 2016 này Việt Nam sẽ tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN EconomicCommunity hay AEC). Mục tiêu là hình thành một cộng đồng kinh tế có khả năngcạnh tranh cao, hàng hoá và dịch vụ, đầu tư sẽ tự do lưu chuyển giữa các nướcthành viên. Tôi ghé thăm một đại học lớn ở Thái Lan vào năm 2013, và giới tríthức bên đó đã bàn rất nhiều về viễn cảnh này, họ tư vấn cho chính phủ để chuẩnbị hoà nhập vào AEC. Nhưng ngạc nhiên thay, ở VN rất ít thảo luận về AEC vànhững tác động của nó đến cuộc sống của người dân! Nhưng với tình trạng suythoái, đất nước bị "bán", tham nhũng tràn lan, xã hội bất an, tríthức không có tiếng nói, guồng máy quản lí bất tài nhưng giỏi hành dân, thìkhông nói ra, chúng ta cũng biết là khả năng cạnh tranh của VN không cao trongAEC. Khả năng cạnh tranh không cao rất có thể dẫn đến nguy cơ lệ thuộc.

Tái bút: Nhiều người khi đọc những bài và ý kiến như thế này thường hỏi mộtcách hằn học rằng "ông có phải là người Việt Nam hay không mà phê phán đấtnước như thế", "ông đã làm gì cho đất nước này", hay "nóithì hay, vậy giải pháp là gì", v.v. Tôi nghĩ những câu hỏi đó không tốtmấy, và có phần ... lạc đề. Vấn đề là cái xấu đang hoành hành đất nước này, chứđâu phải tôi là ai hay tôi đã làm gì cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ có người cócông và đóng góp cho đất nước mới được "phép" phê bình sao. Nghĩ nhưthế thì e rằng quá nhỏ mọn. Mà, muốn biết tôi đã làm gì thì cũng chẳng khó khăngì trong thời đại google này. Giải pháp nó nằm ngay ở mỗi cá nhân chúng ta. Mỗingười cần phải làm tốt và sống tử tế là giải pháp tốt nhất để đẩy lùi cái ác,cái xấu, cái bất công, cái bất cập trong xã hội.

3.BP.BLOGSPOT.COM
(*) Đầu đề là của Tòa Soạn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét