Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

CUỘC BÁO THÙ CỦA PUTIN


CUỘC BÁO THÙ CỦA PUTIN



(PUTIN’S REVENGE)
By Michael Crowley
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch
Politico Magazine,
December 16-2016.
Chịu nhc trong thp niên 1990, nhà đc tài ca Nga quyết tâm thng Chiến tranh Lnh phiên bn 2.0. Có th ông đang thành công. Đó là nhn đnh ca Michael Crowley, ký gi ca tp chí Politico, trong bài phân tích sau đây. Nhn đnh này càng có tính thi s khi M va khng đnh Nga đã h tr thao túng bu c M. Hôm th Sáu 6-1-2017, các cơ quan tình báo hàng đu ca M gii mt mt báo cáo đc bit và cung cp cho tng thng mi đc c Donald Trump. Theo báo cáo này, tng thng Nga Vladimir Putin đã ch đo mt cuc tn công trên mng quy mô ln nhm đ khiến Hillary Clinton tht c và đưa Donald Trump vào Tòa Bch Ốc.
(Minh họa của Politico, ghép ảnh của AP/Getty Images)
Hai mươi năm trước khi Vladimir Putin bắt đầu chiến dịch khéo léo của mình để tác động cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, vị tổng thống Nga tiền nhiệm của ông đứng trên một con đường tối gần Tòa Bạch Ốc. Mặc đồ lót. Tìm pizza.
Lúc đó tháng 9 năm 1994, và Boris Yeltsin đang ở Washington trong một chuyến thăm cấp nhà nước với người bạn mới của ông, Tổng thống Bill Clinton. Liên Xô chỉ mới sụp đổ ba năm trước, và một mối quan hệ đang đơm hoa kết trái giữa Mỹ và Nga, một mối quan hệ hứa hẹn chôn vùi mấy chục năm thù địch. Sự chuyển tiếp đột ngột của nước Nga khỏi chế độ độc tài cộng sản đầy hỗn loạn, nhưng một tiến trình dân chủ mong manh và chủ nghĩa tư bản mới chớm đang bắt đầu có tác dụng. Giới chức Mỹ ấp ủ những viễn tượng về một nước Nga thân phương Tây như một đối tác ở một Châu Âu ổn định và an ninh. Vì mục đích đó, Clinton và Yeltsin đã xây dựng một liên minh dựa trên mục tiêu chung là ngăn chặn một nhà nước mật vụ có tính phục thù nắm quyền ở Moscow và đưa Mỹ và Nga trở lại tình trạng thù địch thời Chiến tranh Lạnh. Trong một chuyến thăm ban đầu tới Moscow, Clinton kêu gọi những thính giả trẻ “chọn niềm hy vọng thay cho nỗi sợ” và “tìm một định nghĩa mới về sự vĩ đại của nước Nga”.
Trước tới bấy giờ hiếm khi nào một nhà lãnh đạo Mỹ và một nhà lãnh đạo Nga thân thiết với nhau như vậy. Clinton và Yeltsin là bạn thân, hai kẻ đáng yêu với những nỗi khát khao lớn lao. Nhưng còn một điều nữa cũng khác: Lần đầu tiên trong mấy thập niên, Nga là số hai hiển nhiên trong mối quan hệ này. Bị tước mất những nước bù nhìn sau Bức màn Sắt, kinh tế tơi tả và quân đội rệu rã, Nga là một xứ đang thu hẹp, hỗn độn. Và tổng thống nước này đang trở thành một nỗi xấu hổ. Bị cho là một người nghiện rượu, Yeltsin thường mất thăng bằng trước công chúng, khiến các trợ tá nháo nhào đỡ ông dậy. Trong một cuộc nói chuyện điện thoại lè nhè với Clinton, Yeltsin đề nghị hai người có một cuộc gặp bí mật trên một tàu ngầm.
Nhưng không có gì ăn đứt chuyện xảy ra đêm mùa thu đó vào năm 1994. Trong khi đang ở tại Blair House - nhà khách dành cho các yếu nhân nước ngoài nằm đối diện với Tòa Bạch Ốc trên Pennsylvania Avenue - Yeltsin thoát khỏi vòng bảo vệ an ninh của mình, loạng choạng xuống cầu thang và bước ra đường. “Pizza! Pizza!” ông thốt ra với các nhân viên Mật Vụ chặn ông lại. (Câu chuyện này có hai phiên bản: Trong một phiên bản do chính Clinton kể với một người viết tiểu sử, Yeltsin ở trên đường phố; trong một phiên bản khác, ông bị chặn lại trước khi ra khỏi cửa.)
Ngày hôm sau, Clinton và Yeltsin có một cuộc họp lâu và thân thiện. Số phận của họ gắn kết với nhau: Clinton muốn một nước Nga thân thiện và ổn định như một gương thành công về chính sách đối ngoại. Yeltsin cần đồng vốn của Mỹ để tránh sự sụp đổ kinh tế hoàn toàn. Khi Clinton nêu ra các kế hoạch mở rộng liên minh NATO sang Đông Âu, Yeltsin không phản đối. Hai người thậm chí đồng ý rằng bản thân Nga một ngày nào đó có thể sẽ gia nhập NATO - một khái niệm mà ngày nay có vẻ hết sức lố bịch, khi Putin đe dọa liên minh này bằng các cuộc tập trận hạt nhân. Và ở một cuộc họp báo sau đó, hai người đùa giỡn. Yeltsin có tâm trạng khôi hài tới nỗi một trợ tá Tòa Bạch Ốc gọi đó là “hết sức tầm phào”, trong khi chính Clinton cười ngả nghiêng trước sự đùa cợt của người bạn Nga của mình.
Ngày nay ngẫm lại, cảnh đó thấm đượm tinh thần lạc quan gần như không thể tin nổi: cứ thử nghĩ Mỹ và Nga đã có thể là đồng minh quân sự, với nước này giúp nước kia phát triển một xã hội mở và thực sự dân chủ.
Nhưng đối với một người ở Nga, điều đó tượng trưng cho sự sỉ nhục ghê gớm. Vladimir Putin lúc đó là một quan chức cấp thấp, là phó chủ tịch thành phố St. Petersburg sau khi kết thúc sự nghiệp làm đặc vụ KGB, được rút về từ Đông Đức sau khi chính quyền cộng sản ở đó sụp đổ. Thật đau lòng khi nghĩ tới chuyện nhà nước Liên Xô mà ở đó ông đã được nuôi dưỡng và huấn luyện, mà sự sụp đổ của nó được ông từng gọi là “thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ”, lại trở thành một nước lệ thuộc [nước lớn] với một vị lãnh đạo trở thành trò mua vui của phương Tây. Đó là nỗi nhức nhối ông không bao giờ quên, và khi Putin tiếp xúc với binh sĩ Nga ngay sau khi ông lên cầm quyền vào ngày đầu tiên của thiên niên kỷ mới, ngày 1-1-2000, ông nói với họ rằng sứ mệnh của họ bao gồm “khôi phục danh dự và phẩm giá của nước Nga”.
James Goldgeier, trưởng khoa Quốc tế Vụ ở đại học American University và là một cựu quan chức hàng đầu về vấn đề Nga trong ban an ninh quốc gia của Clinton, nói, “Ông ta thấy thập niên 1990 là một thời gian dài bị nhục - cả quốc nội lẫn quốc tế. Theo quan điểm của Putin, ‘sô diễn Bill và Boris’ thực chất là Boris chấp nhận mọi điều Bill muốn - và chuyện đó thực chất là Mỹ định nghĩa trật tự thế giới và vị trí mà Nga có thể có trong trật tự đó, và Nga quá yếu nên không còn cách nào khác là phải hùa theo.”
Chiến đấu cơ MiG bị tháo gỡ phụ tùng và bị bỏ hoang trên xa lộ
ở ngoại ô Leningrad, Liên Xô, tháng 5-1990. (Ảnh: Getty)
Chuyện say xỉn của Yeltsin tượng trưng cho những bước đi chuếnh choáng tự than thân trách phận mà cựu siêu cường quốc nay sa vào. Nga là một quốc gia bại trận. Nga thua trong Chiến tranh Lạnh, và vì thế mất hàng triệu dặm vuông lãnh thổ, khi những thuộc địa có từ thời Nga hoàng tuyên bố độc lập. Nền kinh tế của đất nước sụp đổ, bần cùng hóa gần như tất cả mọi người trừ những kẻ trong cuộc cướp bóc tài sản công hữu. Nạn nghiện rượu và mại dâm bùng nổ. Tuổi thọ giảm xuống.
Trong khi đó, ảnh hưởng của Mỹ càng lúc càng tăng. Bill Clinton bắt đầu sự mở rộng về phương đông của NATO và oanh tạc Nam Tư cũ. Các chuyên gia kinh tế Mỹ bay tới Moscow để tư vấn về dân chủ và kinh tế, thúc ép áp dụng “liệu pháp sốc” trong nền kinh tế Nga mà chỉ mang lại những cú sốc đau đớn nhưng chẳng ích lợi gì. Clinton thậm chí gắng hết sức gây ảnh hưởng tới chính trị Nga, dành sự ủng hộ của mình cho nhân vật rất mất lòng dân Yeltsin, người dùng các quan hệ của mình với Mỹ - và viện trợ kinh tế của Mỹ - để tránh thất bại chính trị trong gang tấc vào năm 1996.
Ngày nay, khi Mỹ chật vật đương đầu với một nước Nga hâm nóng những tham vọng toàn cầu, với một Điện Kremlin cho tin tặc ăn cắp email của Mỹ, thao túng tin tức ở Mỹ - và, theo CIA, tích cực tác động để giúp Donald Trump đắc cử - cần hiểu rằng với Putin, điều đó không chỉ là một nước cờ thường xuyên để giành lợi thế. Phải, Putin đang thúc đẩy các lợi ích hiện tại của Nga. Nhưng trong âm mưu tác động để Hillary Clinton thất cử, và bằng cách buộc chính nền dân chủ Mỹ chịu ảnh hưởng của Nga, ông cũng đang khép lại một mối thù mà phần nào do nhà Clinton gây ra cách đây 20 năm. Putin không thể đảo ngược việc Nga thua Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Nhưng ông có thể báo thù chuyện đó. Và ở Donald Trump - người đánh bại Hillary Clinton và dường như sẵn sàng bang giao với Putin theo những điều kiện mà hiếm có chính trị gia Mỹ nào khác tán thành - ông hy vọng ông đã tìm được một đối tác tự nguyện.
Strobe Talbott, một chuyên gia về Nga từng làm thứ trưởng ngoại giao dưới thời Bill Clinton, nói: “Về cơ bản ông ta muốn khiến nước Nga vĩ đại trở lại.”
*  *  *
Thời kỳ cai trị điêu tàn của Yeltsin kéo dài tới cuối thập niên 1990 - một thời kỳ mà Nga vừa chịu một cuộc khủng hoảng tài chính lớn vừa chứng kiến sự vươn lên của một tầng lớp tư bản quả đầu mới quyền thế cướp bóc tài sản của quốc gia. (Họ bao gồm nhiều bạn hữu của Putin và, có người cho rằng, gồm cả vị tổng thống tương lai.) Trải nghiệm của Mỹ [thời kỳ đó] thì hoàn toàn tương phản. Trong thập niên 1990, kinh tế Mỹ bùng nổ, đồng thời Mỹ trỗi dậy thành siêu cường quốc duy nhất của thế giới sau hai lần NATO can thiệp thành công ở vùng Balkan, khiến Washington say mê sức mạnh quân sự của chính mình.
Giao thừa 1999, Yeltsin - tơi tả vì rượu, nhiều cơn đau tim và một cuộc nổi loạn bán công khai của quân đội Nga phẫn nộ về sự giễu võ dương oai của NATO - đột ngột từ chức. Ông bổ nhiệm Putin, người đã đứng đầu [Tổng cục An ninh Liên bang Nga] cơ quan thừa kế KGB cho tới tháng 8-1999, để kế vị ông làm tổng thống. Nhờ lợi thế do vai trò lãnh đạo trong một cuộc trấn áp được lòng dân nhắm vào những kẻ bị cho là khủng bố ở nước cộng hòa Chechnya thuộc Nga, Putin đắc cử với tỷ lệ sát sao vào tháng 3-2000.
Putin không thách thức Mỹ ngay lập tức. Năm 2000, Nga quá yếu nên chưa thể trở lại thế đối đầu, quân đội Nga vẫn như vỏ đạn rỗng, và bị phân tán bởi chiến dịch tàn bạo ở Chechnya. Thực ra, Putin và George W. Bush có một khởi đầu thân thiết, với tổng thống Mỹ có phát biểu nổi tiếng sau cuộc gặp đầu tiên của họ vào tháng 6 năm 2001 rằng ông đã nhìn vào mắt của Putin và “cảm nhận được tâm hồn của ông ta”. Sau các vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, Putin là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới gọi điện cho George W. Bush, và qua đó bày tỏ hy vọng hợp tác với ông để chống nạn khủng bố Hồi giáo—cái nhãn mác được Putin gán cho điều mà người khác gọi là phong trào giành độc lập Chechnya.
Mối quan hệ Bush - Putin xấu đi vì nhiều l‎ý do. Nhưng một trong những l‎ý do đó, oái ăm thay, là cáo buộc can thiệp vào bầu cử. Putin giận dữ khi Washington hậu thuẫn một phong trào thân phương Tây, được lòng dân phản đối kết quả bầu cử tổng thống Ukraine năm 2004. Putin lên án điều ông gọi là sự can thiệp của Mỹ vào một nước cộng hòa Xô Viết cũ mà từ lâu đã là một thuộc địa của đế chế Nga. Putin nói Mỹ mưu cầu “một sự độc tài về các vấn đề quốc tế”, được ngụy trang bằng “ngôn từ mỹ miều dân chủ giả hiệu”.
Putin thấy một kiểu mưu đồ chính trị khác ở Georgia, một nước cộng hòa Xô Viết cũ mà Putin quả thực có tranh chấp lãnh thổ vào tháng 8 năm 2008. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình, ông ám chỉ rằng chính quyền Bush đã khiêu khích chính phủ thân phương Tây của Georgia đánh nhau với Nga.
Lúc đó, Putin nói với CNN, “Sẽ có nghi ngờ rằng ai đó ở Mỹ cố tình gây ra cuộc xung đột này để gây rối tình hình và tạo lợi thế cho một trong những ứng cử viên trong cuộc tranh cử tổng thống ở Mỹ. Họ cần một cuộc chiến thắng lợi nhỏ.”
Một số chuyên gia về Nga và quan chức Mỹ xem những bất bình ngày càng công khai của Putin về Mỹ là một thủ đoạn - một luận điệu để cổ xúy cho điều mà ký giả gốc Nga Arkady Ostrovsky, trong cuốn sách gần đây của ông The Invention of Russia [Sự sáng tạo nước Nga], gọi là “ý thức hệ khôi phục” của Putin. Theo lối suy nghĩ này, Putin đã rao giảng chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quân phiệt với dân chúng Nga để che đậy một nền kinh tế yếu ớt rất dễ bị ảnh hưởng của các biến động về giá dầu xuất khẩu của Nga. Bầu không khí thù địch này chính là điều tổng thống mới đắc cử Barack Obama muốn xoa dịu bằng sứ mệnh “tái khởi động” (reset) của ông với Nga, một sứ mệnh được dẫn dắt bởi ngoại trưởng của ông: Hillary Clinton. Bất luận [Hillary] Clinton nghĩ bà có thể đạt được gì, hẳn bà đã không thể hình dung được rằng rốt cuộc nó lại có ý nghĩa với tương lai chính trị của chính bà.
Một đoàn xe thiết giáp Nga tiến về đường hầm Roki
trên biên giới với Nga khi rời khỏi vùng Nam Ossetia
của Georgia ngày 23-8-2008. (Ảnh: Getty)
*  *  *
Đi cùng với chồng bà trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông tới Nga vào tháng 1-1994, Hillary Clinton có một chuyến bay không êm ả tới Moscow. Khi đoàn xe hộ tống của bà tiến vào thành phố, Clinton thấy buồn nôn, nhưng tìm không được một túi nôn tạm trong xe limousine. Chẳng có cái nào. Về sau bà kể lại trong hồi k‎ý Living History (Sống qua lịch sử), “Tôi cúi gập đầu xuống và nôn ra trên sàn xe.”
Tuy nhiên, ở cấp độ cá nhân, Clinton có khởi đầu suôn sẻ. Bà cũng tạo được mối quan hệ thân thiết với Yeltsin - khá lạ lùng là tại một bữa ăn tối Yeltsin nói với bà là ông giữ một tấm ảnh của đệ nhất phu nhân Mỹ trong văn phòng của mình và nhìn nó “hàng ngày”. Trong những năm ở Thượng viện, Clinton - giống như phần lớn chính giới ở Washington chủ yếu quan tâm tới Iraq và nạn khủng bố - chẳng dành mấy thời gian nghĩ về Nga. Trong cuộc tranh luận với Obama ở vòng bầu cử sơ bộ năm 2008, bà chật vật đọc tên của tân tổng thống Nga, Dmitry Medvedev, và sau đó thòng thêm “sao cũng được” khá bẽ mặt.
Sau khi nhậm chức ngoại trưởng vào năm 2009, Clinton được giao đảm trách chính sách “tái khởi động” của Obama; chính sách này mong tìm được sự thông cảm lẫn nhau với Nga để tiến tới làm tan lớp băng đã phủ lên mối quan hệ vào cuối thời kỳ Bush. Theo suy luận của chủ trương đó, những vấn đề như kiểm soát vũ khí hạt nhân và một nước Afghanistan ổn định có thể là những nền tảng của một mối quan hệ mới và mật thiết hơn. Sự lạc quan của Obama phần nào dựa trên thực tế là nhân vật tương đối ôn hòa Medvedev đã kế nhiệm Putin - buộc phải từ bỏ chức tổng thống do luật hạn chế nhiệm kỳ. Tuy nhiên, Putin nắm chức thủ tướng và giữ được nhiều quyền lực hậu trường hơn giới chức Mỹ tiên liệu.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gặp Thủ tướng Nga Vladimir Putin
ở Novo-Ogarevo, ngoại ô Moscow, ngày 19-3-2010. (Ảnh: Getty)
Là ngoại trưởng, Clinton xác thực những nỗi lo ngại từ lâu của Putin về Mỹ - tất thảy đều mang âm hưởng của những chính sách của Mỹ được đưa ra trong thời chồng bà làm tổng thống và sô diễn say sưa Bill-và-Boris trong thập niên 1990.
Một trong những mối lo đó là Putin tin rằng hăng hái thực hiện những can thiệp quân sự khắp thế giới bất chấp ý kiến quốc tế - hay ít nhất là ý kiến của Nga. Hillary Clinton đã ủng hộ Cuộc chiến Iraq năm 2003 và sự can thiệp năm 2011 của Obama vào Libya. Putin phản đối cả hai chiến dịch đó - và, là một nhà độc tài hoang tưởng, ông bất bình về thành quả của Washington trong các chính sách thay đổi chế độ. Cũng chẳng hữu ích gì khi cái tên Clinton đã nhắc giới chức Nga nhớ lại những can thiệp của NATO do Mỹ đứng đầu trong thập niên 1990 ở vùng Balkan, điều mà nhiều người theo đường lối cứng rắn xem là sự xâm lược trắng trợn của phương Tây đối với các nước Slav anh em của họ.
Cũng liên quan là sự hăng hái của Hillary Clinton về việc NATO mở rộng thêm sang Đông Âu. Tiến trình này được dựa trên quan niệm có cơ sở vững chắc là Đông Âu cần - và quả thực đang yêu cầu - được bảo vệ chống lại sự xâm lấn của Nga. Nhưng giới chính thống quân sự của Nga xem đó là một sự xâm phạm dần dần phạm vi ảnh hưởng của họ.
Phản ứng này cũng có nguồn gốc từ thời Bill Clinton. Ông tin rằng một NATO mở rộng sẽ giúp bảo đảm dân chủ, thịnh vượng và ổn định trên khắp Châu Âu. Moscow có một quan điểm hoàn toàn khác hẳn. Sau một hội nghị thượng đỉnh năm 1994 mà tại đó Yeltsin tán thành với Bill Clinton về việc tăng thêm các thành viên NATO mới - trong đó có Ba Lan và Hungary, cả hai đều là các nước chư hầu Xô Viết cũ - một tờ báo cộng sản đã giận dữ nói về “sự đầu hàng của chính sách Nga trước NATO và Mỹ”. Một trong những đối thủ chính trị chính của Yeltsin nói ông đã để cho “ông bạn Bill đá ông từ phía sau”. Đối thủ đó so sánh sự thỏa thuận đó với cách đối xử với nước Đức tại Versailles sau Đệ nhất Thế chiến - một chủ đề lặp đi lặp lại trong giới chức Nga kể từ khi chấm dứt Chiến tranh Lạnh.
Một số cố vấn cao cấp của Bill Clinton đã tiên đoán chính xác rằng sự mở rộng NATO sẽ gây ra phản ứng dữ dội từ Moscow, và tạo nên một luận điệu thuận tiện cho những người có thể có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa bày tỏ quan điểm phản đối phương Tây. William Perry, bộ trưởng quốc phòng của Bill Clinton, nói với tạp chí POLITICO hồi mùa hè 2016 rằng ông đã nghĩ tới chuyện từ chức về vấn đề này do lo ngại về ảnh hưởng của nó tới quan hệ Mỹ-Nga. Nhưng Clinton đẩy mạnh, khởi động một tiến trình tăng thêm một tá thành viên mới trong vòng 20 năm tiếp theo, từ các nước vùng Baltic gồm Latvia, Lithuania và Estonia xuyên qua Đông Âu (Cộng hòa Czech và Romania) và tới Nam Tư cũ - toàn những nơi mà trước đây Nga từng có ảnh hưởng vô đối.
Khi Obama tiếp tục cho đoàn tàu NATO lăn bánh, ngoại trưởng của ông hoàn toàn hưởng ứng. Vào tháng 2 năm 2010, Clinton phát biểu, “Chắc chắn NATO sẽ tiếp tục mở cửa đón nhận các thành viên mới.”
Bất kể điều đó có ảnh hưởng thực tế gì tới các lợi ích của Nga, nghe cứ như đó là sự khiêu khích Điện Kremlin. James P. Rubin, một cựu phát ngôn viên trong Bộ Ngoại giao của Bill Clinton, nói, “Sự mở rộng NATO không thật sự có hại cho Nga. Nó không gây ra một rủi ro an ninh. Nó chỉ khiến giới chóp bu Nga thấy khó chịu và khiến họ cảm thấy rằng vị thế đại cường quốc của họ có phần bị suy yếu.”
Trong giới chóp bu đó có Putin, mà với ông sự mở rộng của NATO giống với nỗi nhục trong thập niên 1990. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây với nhà làm phim Oliver Stone, Putin thừa nhận rằng Nga phản ứng “đầy cảm tính” trước sự mở rộng của liên minh NATO, và nói thêm rằng Nga “buộc phải có những biện pháp phản đòn” ứng phó với chuyện đó. Putin giải thích, “Tức là cho các hệ thống hỏa tiễn của chúng tôi nhắm vào những cơ sở mà chúng tôi nghĩ là có nguy cơ đe dọa chúng tôi.”
*  *  *
Với Putin, cách cuối cùng Hillary Clinton châm ngòi những phẫn uất về sự kết thúc Chiến tranh Lạnh có lẽ là quan trọng nhất. Chính sách “tái khởi động” của Clinton tạm thời cải thiện quan hệ giữa Washington và Moscow. Nhưng Putin vẫn phẫn nộ về ảnh hưởng chính trị của Mỹ thời Bush ở Ukraine, Georgia, và các nước cộng hòa Xô Viết khác. Putin xem tài trợ ngày càng tăng của Mỹ cho các chương trình xã hội dân sự và dân chủ ở Châu Âu, Trung Á và chính Nga là một hình thức lật đổ.
Là ngoại trưởng, Clinton thích nói về những kiểu chương trình “quyền lực mềm” đó như một cách tăng ảnh hưởng của Mỹ. Điện Kremlin cũng xem bà như một bạn đồng hành của giới tân bảo thủ, những người tin rằng nước Mỹ có một sứ mệnh toàn cầu để cổ xúy chính sách đối ngoại được dẫn dắt bằng dân chủ và bảo vệ nhân quyền.
Nhưng mãi tới tháng 12-2011 Putin mới nhận thấy Hillary Clinton là một mối đe dọa trực tiếp cho quyền lực của ông. Đó là khi những cuộc biểu tình quy mô lớn khác thường xuất hiện trên những đường phố lạnh giá của Moscow. Tuy nổ ra do những cuộc bầu cử quốc hội bị cho là có dàn xếp, các cuộc biểu tình đó dần biến thành một điều lớn hơn, với những tiếng hô “Putin là kẻ cắp!” và “Nước Nga không có Putin”. Putin chưa từng thấy cảnh nào giống như vậy kể từ khi mới lên cầm quyền hơn một chục năm trước. Với một nhà độc tài và một cựu điệp viên được giới Mỹ xem là vừa hoang tưởng và vừa hiểu rất đúng rằng nếu bất ngờ mất quyền lực thì ông có thể đi tù hoặc tệ hơn nữa, đó là một mối đe dọa ghê gớm.
Biểu tình chống Putin ngày 24-12-2011 ở Moscow, Nga. (Ảnh: Getty)
Và theo quan điểm của Putin, Clinton thừa cơ tấn tới. Bà có những lời phát biểu ủng hộ các cuộc biểu tình, bày tỏ “những quan ngại” về các cuộc bầu cử quốc hội và nói rằng Mỹ “ủng hộ các quyền và nguyện vọng của nhân dân Nga”. Đối với thính giả phương Tây, đó là lời lẽ ủng hộ dân chủ rập khuôn, chứ không hẳn là lời kêu gọi cầm vũ khí chống chính quyền ở Moscow. Nhưng Putin lại nghĩ như vậy. Ông phẫn nộ là Clinton đã “phát tín hiệu” tới những người biểu tình và lên án Mỹ hậu thuẫn những nhà quan sát bầu cử, những người mà ông cho là có mưu đồ lật đổ. Putin nói, “Chúng ta cần tự bảo vệ mình tránh sự can thiệp này vào công việc nội bộ của chúng ta và bảo vệ chủ quyền của chúng ta.”
Một số quan chức Mỹ cho rằng Putin - giống như quá nhiều nhà độc tài khác đổ thừa những kẻ xúi giục ngoại quốc về tình hình bất ổn nội địa - đã tìm thấy ở Clinton một kẻ xấu chính trị rất tiện để đổ thừa. Nhưng chính Clinton cũng tin rằng ông muốn báo thù, như bà phát biểu với những nhà tài trợ tại một sự kiện không công khai vào ngày 15 tháng 12 năm 2016. Và các chuyên gia khác về Nga cho rằng Putin thực sự giận dữ.
Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm Moscow của Quỹ Carnegie về Hòa bình Quốc tế, nói, “Ông ta điên tiết. Bộ Ngoại giao trở nên nham hiểm trong mắt báo chí Nga hơn CIA trong thời Chiến tranh Lạnh.”
*  *  *
Putin thắng kỳ bầu cử đó, và việc ông trở lại ghế tổng thống vào năm 2012 - cùng với đợt thanh trừng chính trị bắt đầu cũng khoảng thời gian đó - khiến giới chức Mỹ lo ngại. Nhưng chính quyền Obama chậm nhận ra sự quyết đoán mới của Putin. Sau khi Mitt Romney cảnh báo trong chiến dịch tranh cử năm 2012 rằng Nga là “kẻ thù địa chính trị hàng đầu của Mỹ”, Barack Obama châm chọc trong một cuộc tranh luận với Romney rằng “thập niên 1980 bây giờ đang gọi để đòi lại chính sách đối ngoại của họ, vì Chiến tranh Lạnh đã kết thúc 20 năm rồi.”
Nhưng Romney nói có cơ sở. Putin chưa bỏ cuộc. Ông chuyển sự chú ý của mình từ chuyện dàn xếp chính trị nội địa sang thực thi quyền lực của Nga ở nước ngoài - và khôi phục nước Nga trở lại chỗ mà ông xem là vị thế đúng của Nga trên trường quốc tế.
Sau một cuộc nổi dậy thân phương Tây khác ở Ukraine, Putin chiếm bán đảo Crimea của nước này. Ông ủng hộ một phong trào ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine, nơi gần 10.000 người đã chết trận. Và sự can thiệp quân sự bất ngờ của ông ở Syria, đồng minh chính lâu năm của Moscow ở Trung Đông, đã dồn Obama vào chân tường; điều đó gần đây đã khiến Obama có vẻ bất lực khi các lực lượng Nga kết hợp với chế độ Syria trong một chiến dịch thắng lợi đánh bật các lực lượng phiến quan khỏi Aleppo.
Trong một bài phát biểu hồi tháng 3-2014 ít lâu sau khi chiếm Crimea, Putin nói rõ là ông đang tái lập vị trí của Nga trong trật tự toàn cầu. Ông nói thế giới phải “chấp nhận thực tế hiển nhiên: Nga là một nước tham gia độc lập, tích cực trong các vấn đề quốc tế. Giống như các nước khác, Nga có các lợi ích quốc gia của riêng mình cần được cân nhắc và tôn trọng.” Diễn dịch: Nga sẽ không còn bị đặt ngồi ở bàn con nít trong khi Washington sai khiến các diễn biến thế giới.
Ngày càng thấy rõ rằng một nước khác bị Nga áp dụng ảnh hưởng mới của mình là chính Mỹ, nơi chiến dịch tranh cử của Hillary Clinton trong nhiều tháng trời khốn đốn vì lũ lượt email bị ăn cắp - theo giới chức tình báo Mỹ là bị hack bởi các tay sai của Điện Kremlin, có thể là do Putin đích thân chỉ đạo.
Không thể đo lường ảnh hưởng chính xác của những email bị rò rỉ đối với chiến dịch tranh cử của Clinton. Nhưng thất bại của bà rõ ràng là một thắng lợi cho Putin, người sẽ sớm chào đón một vị tổng thống Mỹ lãnh đạo chính quyền có thể là thân thiện với Nga nhất trong lịch sử Mỹ. Putin gởi lời chúc mừng của mình tới Donald Trump chỉ trong vòng một giờ sau khi Clinton thừa nhận thua cuộc. Và khi tin Trump thắng cử lan tới Viện Duma Nga, tiếng vỗ tay vang dội nghị trường.
Và sao lại không? Trump đã bày tỏ nghi vấn về giá trị và tính hợp thời của NATO, và nêu những nghi ngờ về việc liệu ông có sẽ bảo đảm sự phòng thủ cho các thành viên dễ gặp nguy hiểm nhất, trong đó có các nước Baltic - những quan điểm mà chưa từng có tổng thống Mỹ nào tán thành mạnh đến vậy. Ông đã nói rằng ông sẽ cân nhắc bãi bỏ các biện pháp trừng phạt đã được áp đặt do vấn đề Ukraine và thậm chí có thể công nhận Crimea là một phần của Nga, bất chấp cả hai đảng ở quốc hội Mỹ phản đối ý tưởng này.
Đây không phải là cái tương lai mà Bill Clinton đã hy vọng cách đây hai thập niên. Ông tiên liệu một nước Nga hồi sinh - nhưng là một nước sẽ hội nhập vào Châu Âu, với một nền dân chủ phát triển mạnh, một thị trường tự do và một nước đóng góp vào sự ổn định và an ninh ở đó. Thay vì vậy, điều ngược lại đã xảy ra: Nga đã trở thành một nhà nước mật vụ đàn áp đang cố phá hoại nền dân chủ phương Tây đồng thời giương oai hạt nhân với NATO.
Bất chấp kiểu khoa trương như để ngực trần cưỡi ngựa của ông, nước Nga của Putin vẫn lắm vấn đề. Nền kinh tế của Nga vẫn èo uột, khốn đốn một phần do các biện pháp trừng phạt do vấn đề Ukraine. Các chuyên gia về Nga và giới chức Mỹ nói rằng Moscow vẫn cảm thấy hết sức bất an về vị thế của mình trên thế giới. Nhưng, theo họ, cũng có một tinh thần lạc quan mới ở Điện Kremlin - nhất là nay Mỹ, có lẽ với sự hỗ trợ của Nga, đã bầu Trump.
Trenin nói, “Tôi nghĩ Nga sẽ hồi phục sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Nga là một cường quốc quan trọng hiếm hoi đã hồi phục sau một thất bại có tính lịch sử.” Trenin không đi xa tới chỗ nhận định rằng quốc gia thua cuộc trong Chiến tranh Lạnh nay đã xoay sở giành thắng lợi trong thời kỳ sau đó. Nhưng, ông nói: “Nga đang đứng dậy trở lại với tư cách một cường quốc quan trọng.”
Bất luận Trump còn mang lại điềm báo gì khác cho thế giới, ý nghĩa ông đối với Nga đã rõ: thắng lợi bất ngờ của ông đã chấm dứt thời kỳ lâu dài của nhà Clinton ở trung tâm quyền lực Mỹ, và sự tôn trọng được Trump bày tỏ công khai với nhà độc tài Putin đánh dấu sự hồi phục có tính quyết định từ nỗi bẽ bàng và vị thế hạng hai đã khiến nhà lãnh đạo Điện Kremlin nhức nhối trong hai thập niên.
Khó mà hình dung có ai đã có thể tiên liệu sự đảo ngược này cách đây 15 năm, nhưng đã có một số dấu hiệu. Trong chuyến thăm Yeltsin cuối cùng của Bill Clinton, ở tư gia của Yeltsin tại ngoại ô Moscow vào tháng 6 năm 2000, Clinton đã chia sẻ những mối quan ngại của ông về Putin, cựu viên chức KGB bước ra từ bóng tối. Ông dường như đã nhận thấy rằng một điều gì đó có thể đang biến mất.
Theo Talbott, Clinton nói: “Ông có nhiệt huyết trong người của một nhà dân chủ thực sự và một nhà cải cách thực sự. Tôi không chắc Putin có điều đó.” Clinton nói thêm rằng ông đã “may mắn” có Yeltsin là đối tác.
Ở trên xe sau đó, Clinton xoay sang nói với Talbott. “Tôi nghĩ chúng ta sẽ nhớ ông ta.”
Michael Crowley
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch
PUTIN’S REVENGE
By Michael Crowley
Politico Magazine,
December 16-2016.
Humiliated by the 1990s, Russia’s strongman is determined to win Cold War 2.0. He may be succeeding.
AP/Getty Images/Politico Illustration
Tenty years before Vladimir Putin began his ingenious campaign to influence the U.S. presidential election, his predecessor as Russia’s president stood on a dark street near the White House. In his underpants. Looking for a pizza.
It was September 1994, and Boris Yeltsin was in Washington for a state visit with his new friend, President Bill Clinton. The Soviet Union had collapsed just three years earlier, and a relationship was blossoming between the U.S. and Russia, one that held the promise of burying decades of hostility. Russia’s abrupt transition from communist dictatorship was chaotic, but a fragile democratic process and nascent capitalism were taking hold. U.S. officials entertained visions of a Western-friendly Russia as a partner in a stable and secure Europe. To that end, Clinton and Yeltsin had built an alliance on the shared goal of preventing a revanchist security state from taking power in Moscow and returning the U.S. and Russia to a Cold War state of hostility. During one early visit to Moscow, Clinton told a young audience to “choose hope over fear" and "find a new definition of Russia’s greatness."
Rarely had an American and a Russian leader been so chummy. Clinton and Yeltsin were buddies, two lovable rascals with big appetites. But something else was different as well: For the first time in decades, Russia was the obvious number two in the relationship. Stripped of its Iron Curtain puppet states, its economy in tatters and its military breaking down, Russia was a shrinking, messy place. And its president was becoming an embarrassment. A presumed alcoholic, Yeltsin would often lose his balance in public, sending aides scurrying to prop him back up. In one slurred telephone conversation with Clinton, the Russian proposed that the men hold a secret meeting on a submarine.
But nothing could top that fall night in 1994. While staying at Blair House - the guest residence for visiting foreign dignitaries across Pennsylvania Avenue from the White House - Yeltsin slipped past his security, stumbled down the stairs and stepped onto the street. “Pizza! Pizza!” he blurted at the Secret Service agents who intercepted him. (There are two versions of the story: In one that Clinton himself told to a biographer, Yeltsin is on the street; in another, he's stopped before he makes it out the door.)
The next day, Clinton and Yeltsin had a long and friendly meeting. Their fates were connected: Clinton wanted a friendly and stable Russia as a foreign policy success story. Yeltsin needed American money to avoid a total economic collapse. When Clinton raised plans to expand the NATO alliance into eastern Europe, Yeltsin didn’t object. The men even agreed that Russia itself might one day join NATO—a concept that seems downright ludicrous today, as Putin threatens the alliance with nuclear exercises. At a press conference afterwards, the two men clowned around. Yeltsin was in an antic state that one White House aide dubbed “high jabberwocky,” while Clinton himself doubled over with laughter at his Russian friend’s playfulness.
Looking back today, the scene is infused with almost unbelievable optimism: the idea that the U.S. and Russia could be military allies, with one helping the other to grow an open and truly democratic society.
But for one man in Russia, it symbolized a profound humiliation. Vladimir Putin was then a minor public official, serving as a deputy city functionary in St. Petersburg after ending his career as a KGB agent, withdrawn from East Germany after its communist government fell. The notion that the Soviet state in which he’d been raised and trained, whose demise he once called “the greatest geopolitical catastrophe of the century,” had become a client state with a leader who was a source of Western amusement was stinging. It was a sting he never forgot, and when Putin met with Russian troops shortly after he took power on the first day of the new millennium, January 1, 2000, he told them their mission included “restoring Russia’s honor and dignity.”
 “He sees the 1990’s as one long period of humiliation - domestically and internationally,” says James Goldgeier, dean of the School of International Service at American University and a former top Russia official on Clinton’s national security staff. “From Putin’s standpoint, the ‘Bill and Boris show’ was basically Boris saying yes to everything Bill wanted - and that was the U.S. basically defining the order of the world and what Russia’s place in it could be, and that Russia was too weak to do anything but go along.”
“Putin sees the 1990s as one long period of humiliation, domestically
and internationally,” says James Goldgeier, dean of the School of
International Service at American University and former top official
on Clinton’s national security staff. Above, MiG fighter jets are shown
stripped of mechanical parts and abandoned on a highway on
the outskirts of Leningrad, USSR, in May 1990. | Getty
Yeltsin’s drunkenness symbolized the self-loathing shambles to which the former superpower had been reduced. Russia was a defeated nation. It had lost the Cold War, and along with it millions of square miles of territory, as imperial possessions dating to the czarist era declared their independence. The country’s economy collapsed, impoverishing most everyone except the insiders who looted public assets. Alcoholism and prostitution boomed. Life expectancy shrank.
Meanwhile, America’s influence only grew. Bill Clinton began an eastward expansion of NATO and bombed the former Yugoslavia. American economic experts flew to Moscow to provide advice on democracy and economics, pressing for “shock therapy” in the Russian economy that delivered painful jolts but little gain. Clinton even did his best to influence Russian politics, throwing his support to a deeply unpopular Yeltsin, who used his ties to the U.S. - and its economic aid - to narrowly escape political defeat in 1996.
Today, as the U.S. grapples with a Russia with resurgent global ambitions, with a Kremlin that hacks our emails, manipulates our news - and, according to the CIA, actively worked to elect Donald Trump - it’s important to realize that for Putin, it’s not just a constant move for advantage. Yes, Putin is pressing Russia’s current interests. But in scheming to defeat Hillary Clinton, and by subjecting American democracy itself to Russian influence, he is also closing a loop opened in part by the Clintons 20 years ago. Putin can’t undo Russia’s Cold War defeat by America. But he can avenge it. And in Donald Trump - the man who defeated Hillary Clinton and seems ready to deal with Putin on terms that few other American politicians would countenance - he hopes he has found a willing partner.
Says Strobe Talbott, a Russia specialist who served as deputy secretary of state under Bill Clinton: “He basically wants to make Russia great again.”
*  *  *
Yeltsin’s ramshackle rule lasted until the end of the 1990s—a period in which Russia both endured a massive financial crisis and saw the rise of a dominant new class of oligarchs who had plundered the nation’s assets. (They included many of Putin’s friends, and, some allege, the future president himself.) America’s experience stood in acute contrast. During the '90s the U.S. enjoyed an economic boom, while emerging as the world’s lone superpower after two successful NATO interventions in the Balkans, which left Washington enchanted with its own military might.
On New Year’s Eve 1999, Yeltsin - battered by booze, multiple heart attacks and semi-open rebellion by a Russian military furious over NATO’s muscle-flexing - abruptly resigned. He appointed Putin, who had served until the previous August as head of the KGB’s successor organization, to succeed him as president. Bolstered by his lead role in a popular crackdown on alleged terrorists in the Russian republic of Chechnya, Putin was narrowly elected the following March.
Putin didn’t challenge the U.S. right away. In 2000 Russia was too weak for a return to confrontation, its military still a hollow shell, and distracted by the brutal Chechnya campaign. In fact he and George W. Bush got off to a chummy start, with the president famously declaring after their first meeting in June 2001 that he looked into Putin’s eyes and was “able to get a sense of his soul.” After the September 11, 2001, attacks, Putin was the first world leader to call George W. Bush, with whom he hoped to partner against Islamic terrorism—Putin’s label for what others called a Chechen independence movement.
The Bush-Putin relationship deteriorated for many reasons. But one of them, ironically, was a charge of election interference. Putin was furious when Washington backed a popular, pro-Western movement challenging the outcome of Ukraine’s 2004 presidential election. He lashed out at what he called U.S. interference in a former Soviet republic that had long been a possession of the Russian empire. The U.S. was pursuing a “dictatorship of international affairs,” Putin said, disguised with “beautiful pseudo-democratic phraseology.”
Putin saw another kind of political agenda in the former Soviet republic of Georgia, with which he did battle over a territorial dispute in August 2008. In a television interview he implied that the Bush administration had goaded Georgia’s Western-friendly government into a fight.
“The suspicion would arise that someone in the United States created this conflict on purpose to stir up the situation and to create an advantage for one of the candidates in the competitive race for the presidency in the United States,” Putin told CNN at the time. “They needed a small victorious war.”
Some Russia experts and U.S. officials call Putin’s increasingly public grievances about America a contrivance - a narrative to support what the Russian-born journalist Arkady Ostrovsky, in his recent book The Invention of Russia, calls Putin’s “restoration ideology.” By this line of thinking, Putin has sold nationalism and militarism to his public to cover for a weak economy highly vulnerable to fluctuations in the price of its oil exports. It was this atmosphere of hostility that a newly elected Barack Obama sought to cool with his Russia “reset,” a mission led by his secretary of state: Hillary Clinton. Whatever Clinton thought she might accomplish, she couldn’t have imagined what it would eventually mean for her own political future.
A column of Russian armored vehicles moves towards the
Roki tunnel on the border with Russia as they leave the
Georgian region of South Ossetia on August 23, 2008| Getty
*  *  *
Joining her husband for his first state visit to Russia in January 1994, Hillary Clinton had a bumpy flight into Moscow. As her motorcade hurtled into the city, Clinton felt queasy, and searched in vain for an improvised barf bag in her limousine. No dice. “I bent my head over,” she later recalled in her memoir Living History, “and threw up on the floor.”
On a personal level, though, Clinton got off on the right foot. She, too, bonded with Yeltsin - who, somewhat oddly, told her at one dinner that he kept a photo of the first lady in his office that he looked at “every day.” During her years in the Senate, Clinton - preoccupied like most of Washington by Iraq and terrorism - spent little time thinking about Russia. During one 2008 primary debate with Obama she struggled to pronounce the name of the country’s new president, Dmitry Medvedev, adding an embarrassed “whatever” afterwards.
Once she took the job of secretary of state in 2009, Clinton was charged with Obama’s “reset” policy, which sought common ground with Russia as a step toward melting the frost that had settled over the relationship in the late Bush era. Issues like nuclear arms control and a stable Afghanistan could be the building blocks of a new and stronger relationship, the thinking went. Obama’s optimism was based in part on the fact that the relatively moderate Medvedev had succeeded Putin - forced by a term-limits law to surrender the presidency. Putin, however, assumed the job of prime minister and retained far more behind-the-scenes power than U.S. officials had anticipated.
As secretary of state, Clinton played into Putin’s long-held anxieties about the U.S. - all of which were echoes of the American policies launched during her husband’s presidency, and the boozy Bill-and-Boris show of the 1990s.
One was Putin’s belief that America blithely staged military interventions around the world with little regard for international - or at least Russian - opinion. Hillary Clinton had been a supporter of the 2003 Iraq War and Obama’s 2011 intervention in Libya. Putin opposed both those campaigns - and, as a paranoid autocrat, particularly resented Washington’s record of regime-change policies. It didn’t help that the Clinton name already reminded Russian officials of the 1990s U.S.-led NATO interventions in the Balkans, which many hardliners considered to be outrageous Western aggression against their Slavic brothers.
Related was Hillary Clinton’s enthusiasm for NATO’s further expansion into Eastern Europe. That process was based on the well-founded idea that Eastern Europe needed - indeed, was asking for - protection from Russia aggression. But Russia’s military establishment treated it as a slow-rolling invasion of their sphere of influence.
This reaction, too, had its roots under Bill Clinton. An expanded NATO would help ensure democracy, prosperity and stability across Europe, he believed. Moscow took a sharply different view. After one 1994 summit at which Yeltsin gave Bill Clinton his blessing to the addition of new NATO members - including Poland and Hungary, both former Soviet satellites - a communist newspaper fumed about “the capitulation of Russian policy before NATO and the U.S.” One of Yeltsin’s main political opponents said he had allowed “his friend Bill [to] kick him in the rear.” He compared the agreement to the treatment of Germany at Versailles after World War I - a recurring theme among Russian officials since the Cold War’s end.
Some of Bill Clinton’s top advisers correctly predicted that NATO expansion would produce a backlash in Moscow, and would create a handy narrative for would-be nationalists to posture against the West. Clinton’s secretary of defense, William Perry, told POLITICO this summer that he considered resigning over the issue out of concern for its effect on U.S.-Russia relations. But Clinton pressed ahead, kicking off a process that added a dozen new members over the next 20 years, from the Baltic countries of Latvia, Lithuania and Estonia through Eastern Europe (the Czech Republic and Romania) and into the former Yugoslavia - all places where Russia had once enjoyed uncontested influence.
As Obama kept the NATO train rolling, his secretary of state was fully on board. “There can be no question that NATO will continue to keep its doors open to new members,” Clinton said in February 2010.
Whatever the real-world effect on Russia’s interests, it felt like a provocation to the Kremlin. “NATO enlargement didn't actually harm Russia. It didn't pose a security risk,” says James P. Rubin, a former spokesman in Bill Clinton’s State Department. “It only made Russian elites feel bad, and made them feel that their great power status was somehow weakened.”
Among those elites was Putin, for whom NATO’s expansion fit with the 1990s-humiliation narrative. In a recent interview with the filmmaker Oliver Stone, Putin acknowledged that Russia reacts to the alliance’s expansion “emotionally,” adding that Russia is “forced to take countermeasures” against it. “That is, to aim our missile systems at those facilities which we think pose a threat to us,” Putin explained.
*  *  *
For Putin, the last way Hillary Clinton stoked resentments about the end of the Cold War might have been the most important. Clinton’s “reset” policy briefly improved relations between Washington and Moscow. But Putin was still resentful about Bush-era U.S. political influence in Ukraine, Georgia, and other former Soviet republics. Putin saw steadily rising American funding for civil society and democracy programs in Europe, Central Asia and Russia itself as a form of subversion.
Demonstrators take part in a mass anti-Putin rally
on December, 24, 2011 in Moscow, Russia. | Getty
As secretary of state, Clinton liked to talk about those kinds of “soft power” programs as a way to bolster American influence. The Kremlin also saw her as a fellow traveler of neoconservatives, who believe that America’s has a global calling to push a foreign policy guided by democracy and human rights promotion.
But it wasn’t until December 2011 that Putin came to see Hillary Clinton as a direct threat to his power. That was when unusually large protests appeared in the frigid streets of Moscow. Though sparked by allegedly rigged parliamentary elections, the demonstrations morphed into something more, with shouts of “Putin is a thief!” and “Russia without Putin.” Putin had seen nothing like it since first coming to power more than a decade earlier. For an autocrat and former spy who U.S. officials call both paranoid and rightfully conscious that a sudden loss of power could land him in jail or worse, it was a dire threat.
And in Putin’s view, Clinton piled on. She offered supportive words about the protests, expressing “concerns” about the parliamentary elections and saying the U.S. “supports the rights and aspirations of the Russian people.” To Western ears, it was boilerplate pro-democracy talk, not exactly a call to arms against the government in Moscow. But Putin treated it that way. He fumed that Clinton had “sent a signal” to the protesters and accused the U.S. of backing election observers who, he said, had a subversive agenda. “We need to safeguard ourselves from this interference in our internal affairs and defend our sovereignty,” Putin said.
Some U.S. officials believed that Putin - like so many autocrats who finger foreigner provocateurs for domestic unrest - had found a handy political villain in Clinton. But Clinton herself came to believe he was out for vengeance, as she told donors at a closed-door event on December 15. And other Russia experts believe Putin was genuinely infuriated.
“He was incensed,” said Dmitri Trenin, director of the Moscow Center at the Carnegie Endowment for International Peace. “The State Department became more sinister in the eyes of the Russian media than the CIA was during the Cold War.”
*  *  *
Putin won that election, and his return to the presidency in 2012 - along with a political crackdown that began around the same time - troubled U.S. officials. But the Obama administration was slow to detect Putin’s new assertiveness. After Mitt Romney warned during the 2012 presidential campaign that Russia was America’s “top geopolitical foe,” Barack Obama quipped in one debate with Romney that “[t]he 1980s are now calling to ask for their foreign policy back, because the Cold War’s been over for 20 years.”
But Romney was onto something. Putin hadn't given up his fight. He shifted his attention from domestic political intrigue to exercising Russian power abroad - and restoring Russia to what he considers its rightful place on the global stage.
After another pro-Western uprising in Ukraine, Putin seized the country’s Crimean peninsula. He supported a pro-Russian separatist movement in eastern Ukraine, where combat has left nearly 10,000 people dead. And his unexpected military intervention in Syria, Moscow’s longtime chief ally in the Middle East, boxed in Obama; it has recently left him looking impotent as Russian forces join up with Syrian’s regime in a vicious campaign to drive rebel forces from Aleppo.
In a March 2014 address shortly after claiming Crimea, Putin made clear that he was re-establishing Russia’s place in the global order. He said the world had to “accept the obvious fact: Russia is an independent, active participant in international affairs. Like other countries, it has its own national interests that need to be taken into account and respected.” Translation: Russia would no longer be seated at the kids’ table while Washington dictated world events.
Increasingly, it has become clear that another foreign nation where Russia has exercised its new influence is the United States itself, where Hillary Clinton’s campaign was beset for months by a steady flow of stolen emails - hacked, according to U.S. intelligence officials, by agents of the Kremlin, likely at Putin’s personal direction.
It’s impossible to measure the precise effect of the leaked emails on Clinton’s candidacy. But her defeat was unquestionably a win for Putin, who will soon greet an American president leading what could be the most Russia-friendly administration in U.S. history. Putin sent Donald Trump his congratulations within an hour of Clinton’s concession. And when word of Trump’s election reached the Russian Duma, spontaneous applause broke out in the room.
And why not? Trump has questioned NATO’s value and relevance, and raised doubts about whether he will guarantee the defense of its most vulnerable members, including the Baltic states - positions no American president has ever so much as entertained. He has suggested he would consider removing sanctions imposed over Ukraine and perhaps even recognize Crimea as part of Russia, despite bipartisan revulsion at the idea in Congress.
U.S, Secretary of State Hillary Clinton meets with
Russian Prime Minister Vladimir Putin outside Moscow
in Novo-Ogarevo on March 19, 2010. | Getty
This is not the future Bill Clinton had hoped for two decades ago. He foresaw a rejuvenated Russia - but one that would be integrated into Europe, with a blossoming democracy, a free market, and a contributor to stability and security there. Instead the opposite has happened: Russia has become a repressive security state that is working to undermine Western democracy while it rattles a nuclear saber at NATO.
For all his bare-chested-on-horseback posturing, Putin’s Russia is still beset by problems. Its economy remains stunted, hobbled in part by U.S. and European sanctions over Ukraine. Russia experts and U.S. officials say Moscow remains deeply insecure over its place in the world. But there is also a new optimism in the Kremlin, they say - particularly now that America, perhaps with Russian assistance, has elected Trump.
“I think Russia has bounced back since the end of the Cold War,” said Trenin. “Russia is a rare major power that has bounced back after a historical defeat." Trenin wouldn’t go so far as to say that the country that lost the Cold War has now managed to win the aftermath. But, he said: “Russia is getting back on its feet as a major power.”
Whatever else Trump augurs for the world, it’s clear what he means for Russia: His surprise victory ended the Clintons’ long run at the center of American power, and his avowed respect for the autocratic Putin marks a decisive recovery from the embarrassment and second-tier status that has needled the Kremlin leader for two decades.
It’s hard to imagine anyone could have foreseen this reversal 15 years ago, but there were inklings. During Bill Clinton’s last visit with Yeltsin, at the Russian’s dacha outside Moscow in June 2000, Clinton shared his concerns about Putin, the former KGB man emerging from the shadows. He already seemed to realize something might be slipping away.
“You’ve got the fire in your belly of a real democrat and a real reformer. I’m not sure Putin has that,” Clinton said, according to Talbott. Clinton added that he had been “lucky” to have Yeltsin as a partner.
In the car afterward, Clinton turned to Talbott. “I think we’re going to miss him,” he said.
Michael Crowley
Michael Crowley is Politico’s senior foreign affairs correspondent, covering foreign policy and national security. Crowley has reported from more than a dozen countries, including Iraq, China, Israel, Pakistan, Afghanistan, Egypt, Mexico, Saudi Arabia, Turkey, Lebanon, Germany and Ukraine. His work has been featured in Best American Political Writing and he is a regular commenter on television and radio, including CBS, CNN, NPR, PBS and MSNBC. Prior to joining Politico, Crowley was chief foreign affairs correspondent for TIME and has been a senior writer for The New Republic magazine, a reporter for The Boston Globe. He has also written for The New York Times Magazine, New York, Slate, GQ and other publications. He is a 1994 graduate of Yale and lives in Washington, D.C. (From Politico Magazine).
Michael Crowley is senior foreign affairs correspondent for POLITICO.
Biography: Education: Crowley is a 1994 graduate of Yale University.
Career: From 2010 to 2014, Crowley was a writer, editor and senior foreign affairs correspondent for Time. From 2000 to 2010 he was a writer for The New Republic where he covered domestic politics and foreign policy. He was also a reporter at the Boston Globe and the Boston Phoenix. His work has also been published in The New York Times, The Atlantic, GQ, New York and Slate. He often appears on PBS, NPR and MSNBC. Crowley has reported from more than a dozen countries, including Iraq, China, Israel, Pakistan, Afghanistan, Egypt, Mexico, Saudi Arabia, Turkey, Lebanon, Germany and Ukraine.
Enrique Peña Nieto TIME Magazine Cover controversy: Michael Crowley wrote an article focused on Enrique Peña Nieto the President of Mexico (2012-2018), the article titled Saving Mexico was featured as the cover article in the February 2014, issue of the TIME magazine. Upon release the article a and was met with controversy  as the cover article's title inside the magazine. The controversial article, praised the president and his cabinet for reforms like opening oil fields for foreign investment for the first time in 75 years (a reform for which mexican citizens have shown mixed feelings towards), ending the Mexican drug wars (which wasn't completely accurate), and even going as far as saying "the opposition party blocked major reforms that were necessary", that "American leaders could learn a thing or two from their resurgent southern neighbor" and saying Mexicans citizens "alarms where replaced with applause". The last part proved not true, when the magazine cover featuring a piciture of Peña Nieto and the legend Saving Mexico immediately spawned heavy amounts of backlash on social media, becoming a meme spawning multiple parody covers ranging from changing the legend to mock words like Selling Mexico, Slaving Mexico, Starving Mexico, Who is saving Mexico from this ass-hole? to editing Peña Nieto into clown make-up, dressed as the Virgin Mary, Jesus Christ, the Pope, to one featuring an old lady holding a gun with the legend Saving Mexico... pero de Peña Nieto (but from Peña Nieto). Multiple articles criticizing the article, some websites even asked the Time magazine, if Peña Nieto paid for the cover story. Even leading Michael Crowley, to write on twitter "Remarkable how many critics of Mexico's president seem to believe I must have literally taken a bribe to write a positive story about him". (From Wikipedia, the free encyclopedia).
*  *  *
Xem bài có liên hệ với đề tài: click vào đây
Xem trang Kiến thức, Tài liệu: click vào đây
More in English topic: please click here
Trở về trang chính: www.nuiansongtra.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét