Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Trần Trung Đạo: Nhìn sang Miến Điện, nhìn lại Việt Nam đang thiếu ai


Trần Trung Đạo: Nhìn sang Miến Điện, nhìn lại Việt Nam đang thiếu ai


Nov 18, 2015 ⋅ 

Trần Trung Đạo
88882Cuộc bầu cử Quốc Hội tại Miến Điên vừa qua đã diễn ra trong tương đối tự do sau 25 năm với phần thắng lớn nghiêng về phía Liên minh Dân tộc vì Dân chủ (National League for Democracy, NLD) dưới sự lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi. Hơn ba phần tư trong số 84% số phiếu bầu được kiểm, đã bầu cho NLD. Đảng Union Solidarity and Development Party (USDP) với sự hậu thuẫn của quân đội chỉ chiếm được 5% số phiếu. Đương kim Tổng Thống Miến Điện Thein Sein, một tướng lãnh đã dành 40 năm trong quân ngũ, tuyên bố sẽ chấp nhận ý dân về kết quả của cuộc bầu cử.
Ngoại trừ Trung Cộng, thế giới ca ngợi bà Aung San Suu Kyi và TT Thein Sein vì những đóng góp của họ cho tiến trình chuyển tiếp dân chủ trong hòa bình tại Miến.
Một chủ đề đang được thảo luận khá hăng say trên các mạng xã hội, Việt Nam đang thiếu ai.
Phải chăng Việt Nam đang thiếu một Aung San Suu Kyi tài ba, can đảm, kiên trì với mục đích dân chủ hóa đất nước?
Phải chăng Việt Nam đang thiếu một Tổng Thống Thein Sein thức thời, thấy được hướng đi của đất nước trong thời đại toàn cầu, có khuynh hướng dân chủ, thân Tây Phương và ý thức hiểm họa Trung Cộng tại Á Châu?
Nhìn chung, đa số cho là Việt Nam đang thiếu một lãnh tụ tài ba, can đảm, uy tín cả quốc nội lẫn quốc tế như Aung San Suu Kyi. Một số khác cho rằng Việt Nam thiếu một Thein Sein có uy tín trong quân đội và cũng không có quá khứ bàn tay dính máu đồng bào như một số tướng lãnh cai trị Miến Điện trước ông. Một số khá đông cho rằng Việt Nam cần có cả hai mới có thể dẫn tới một cách mạng dân chủ ôn hòa, không đổ máu, và một tương lai tốt đẹp cho các thành phần trong xã hội.
Nhưng phân tích cho cùng, những người mà Việt Nam thiếu nhất không không phải là Aung San Suu Kyi hay Thein Sein mà là Nhân dân.
Nhân dân, theo định nghĩa về pháp lý, là những người sinh ra hay được thừa nhận của một đất nước, có những quyền lợi, quyền hạn và trách nhiệm phải hoàn thành đối với đất nước, và trong quan điểm dân tộc, là những người cùng chia sẻ một sắc tộc, lịch sử, nền văn hóa, ngôn ngữ và nguồn gốc.
Bà Aung San Suu Kyi có trí tuệ sáng suốt và can đảm khi chấp nhận được tự do mặc dù nhiều bạn chiến đấu của bà còn ở trong tù. Đừng quên, suốt 20 năm trước đó bà đã từ chối tự do cho bản thân bà. Lần này, bà biết được ý định của Tổng Thống Thein Sein muốn chuyển hóa đất nước sang dân chủ một cách hòa bình vì dân chủ là cánh cửa duy nhất để Miến Điện có thể đuổi kịp các nước trong vùng và hội nhập vào thời đại toàn cầu hóa.
Nhưng dù tài ba, đảm lược, có tầm nhìn xa bao nhiêu bà Aung San Suu Kyi cũng không thể vực dậy một dân tộc không có khả năng đứng lên. Kết quả cuộc bầu cử tại Miến Điện hiện nay là kết quả của bao hy sinh xương máu mà nhân dân Miến đã đổ xuống từ 1962, 26 năm trước khi bà Aung San Suu Kyi tham gia phong trào dân chủ Miến. Tương lai Miến Điện vẫn còn rất khó khăn nhưng cũng đầy hy vọng.
Nelson Mandela cũng thế. Đêm 10 tháng 1, 1990 của Nelson Mandela tại nhà tù Victor Verster hẳn là một đêm trăn trở. Sau 3 năm đàm phán, phần lớn là bí mật từ nhà tù và ngay cả các bạn chiến đấu thân cận nhất cũng không biết, ngày hôm sau ông sẽ được trao trả tự do. Với ông, tự do chỉ là bước đầu tiên trong hành trình hòa giải quốc gia đầy gian nan mà ông vừa mới lên đường.
Dù Nelson Mandela đã thức tỉnh trong nhà tù và chọn lựa một phương pháp đấu tranh mới nhưng liệu nhân dân Nam Phi và chiến hữu của ông có thức tỉnh như ông không. Nelson Mandela nghĩ đúng và chọn lựa đúng. Hơn 60% nhân dân Nam Phi thức tỉnh, các bạn chiến đấu của ông trong African National Congress thức tỉnh và điều này đã dẫn tới chiến thắng của ANC trong cuộc bầu cử ba năm sau.
Nếu Nelson Mandela hay Aung San Suu Kyi là người Việt Nam rồi hai vị đó cũng chỉ là những tiếng kêu thương trong cô đơn tuyệt vọng. Hai ngọn gió thổi qua không làm nên bão tố cách mạnh, họ sẽ bị tù và có thể rồi sẽ chết trong tù. Lý do, như đã viết ở phần trên, bởi vì Việt Nam chưa có khối nhân dân đủ mạnh để làm hậu thuẫn cho một Nelson Mandela Việt Nam hay một Aung San Suu Kyi Việt Nam.
Do đó, không lạ gì khi thấy Đảng CSVN rất coi thường người Việt trong nước.
Tin tức về bầu cử dân chủ tại Miến rất hạn chế phổ biến tại Trung Cộng. Biến cố Thiên An Môn cho lãnh đạo Trung Cộng thấy sức mạnh của nhân dân. Theo Foreign Affairs số tháng 6, 2015, chỉ riêng đối ngoại, Trung Cộng dành một ngân sách 10 tỉ đô la một năm cho mục đích tuyên truyền. Ngân sách dành để kiểm soát 1.3 tỉ dân tại lục địa không kiểm chứng được nhưng chắc chắn cao hơn nhiều. Cơ quan Thông tin thuộc Hội Đồng Nhà Nước tại Bắc Kinh có nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ các phương tiện văn hóa thông tin của Trung Cộng trong đó gồm Nhân Dân Nhật Báo, Global Times, truyền hình trung ương, Tân Hoa Xã. Ám ảnh bởi biến cố Thiên An Môn, đảng CSTQ che đậy mọi tin tức liên quan đến dân chủ ngoại trừ những bản tin ngắn phải loan vì liên quan đến chính sách đối ngoại.
Lãnh đạo CSTQ làm vậy vì họ rất sợ nhân dân nổi dậy.
Ngay cả Kim Jong-un cũng sợ nhân dân. Người dân Bắc Hàn hoàn toàn không biết những gì đang xảy ra tại Miến Điện. Bắc Hàn là chiếc lồng sắt và người dân không biết gì ngoài những tin do cơ quan thông tin chính thức của đảng loan ra. Chính phủ Bắc Hàn không chỉ hạn chế tin tức mà còn thay đổi nội dung để phục vụ cho mục đích tuyên truyền của đảng. Korean Central News Agency là cơ quan duy nhất tại Bắc Hàn có quyền hạn về tin tức. Các báo chí, truyền thanh, truyền hình đều nhận tin từ cơ quan này.
Kim Jong-un kiểm soát chặt chẽ đến mức như vậy cũng chỉ vì y sợ người dân nổi dậy.
Việt Nam thì khác. Các báo chí đảng và nhà nước CS tương đối thoải mái trong việc loan tin về bầu cử tại Miến Điện. Các báo Nhân Dân, Lao Động, Thanh Niên, VNExpress v.v. đều loan tin về bầu cử tại Miến, ca ngợi bà Aung San Suu Kyi. Báo Nhân Dân, cơ quan chính thức của đảng CS không chỉ loan tin mà đăng cả hình ảnh nhân dân Miến Điện vui mừng chiến thắng của NLD trong cuộc bầu cử dân chủ.
Đảng CSVN đánh giá người Việt Nam thấp như vậy chỉ vì họ biết Việt Nam có 92 triệu người đang sinh sống, trong đó 60% là trong tuổi lao động, nhưng có rất ít “nhân dân”.
Ngoài một số nhóm nhỏ đang hoạt động dưới dạng tôn giáo, tranh đấu trong phong trào dân oan và dấn thân trong các tổ chức xã hội dân sự, phần còn lại của năm mươi lăm triệu người trong tuổi lao động không biết đòi quyền lợi, không ý thức về quyền hạn và không quan tâm đến trách nhiệm phải hoàn thành đối với đất nước họ, đối với tương lai con cháu họ.
Đại đa số sống theo chủ nghĩa định mệnh tất định, nhắm mắt đưa chân. Với số người này đảng là mùa xuân mai nở, mùa hạ ve kêu, là nắng mưa, là bão lụt, là động đất.
Một số hiểu được lẽ đúng sai nhưng thỏa hiệp để sống một cuộc sống ích kỷ cho bản thân và gia đình được an nhàn, chấp nhận là xăng nhớt cho bộ máy độc tài tiếp tục cày xéo lên đất nước.
Một số khác hoàn toàn bị tẩy não để tin vào đảng cuồng nhiệt, bịnh hoạn như những tín đồ tà đạo, phát biểu như bị ma nhập trong những phim kinh dị.
Để có một cuộc cách mạng dân chủ thật sự, phải tập trung nhiều hơn nữa vào việc xây dựng tầng lớp nhân dân không chỉ có tình cảm yêu nước mà còn thể hiện lòng yêu nước bằng hành động.
Có người sẽ hỏi làm thế nào để có nhân dân?
Mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi phong trào, mỗi đoàn thể đấu tranh cho dân chủ Việt Nam có khả năng riêng và nhắm vào các thành phần xã hội khác nhau. Do đó, không có một phương pháp nào độc nhất mà là tất cả các phương pháp có khả năng tác động vào mọi lãnh vực của đời sống và nhận thức của người Việt Nam. Tất cả cố gắng của người Việt Nam từ nhiều ngã, nhiều giới, nhiều thế hệ có thể khác nhau miễn là cùng dẫn tới một điểm hẹn huy hoàng của lịch sử: cách mạng dân chủ tại Việt Nam.
Trần Trung Đạo
*********
Nguồn:
http://www.trantrungdao.com/?p=3345



Nỗi mặc cảm và bạo lực tràn lan
Tue, 11/17/2015 - 11:13 — VietTuSaiGon
Con người trở nên dữ tợn bởi con người đã quá sợ hãi. Con người trở nên bạo lực và man rợ bởi chưa bao giờ con người trở nên mặc cảm như hiện tại. Chính nỗi mặc cảm và sợ hãi đã làm cho con người không còn nghĩ được gì khác ngoài bạo lực.
Và đáng sợ nhất là chúng ta đang sống trong một đất nước mà nỗi mặc cảm và sự sợ hãi đã chi phối từng tế bào, chi phối từ người dân thấp cổ bé miệng cho đến hệ thống chóp bu chính trị. Và đằng sau sự mặc cảm, nỗi sợ hãi này sẽ là gì?
Để giải quyết câu hỏi trên, thiết nghĩ cũng nên đặt lại câu hỏi: Vì sao người Việt, nhất là giới trẻ trở nên dữ tợn? Vì sao người Việt sống mặc cảm nặng nề? Và vì sao nói rằng hệ thống công quyền Việt Nam là một hệ thống mặc cảm?
Trước tiên, phải nhìn thấy vấn đề tuổi trẻ Việt Nam trở nên dữ tợn là vấn đề có thật. Tuổi trẻ Việt Nam ở đây xin hiểu là đa phần, là xu hướng chung của giới trẻ chứ không phải là toàn bộ tuổi trẻ Việt Nam đều dữ tợn. Nhưng số đông với tính hiếu chiến, sẵn sàng xông vào đánh nhau vì một lý do thậm chí không phải là lý do đang là chuyện khá hot của tuổi trẻ bây giờ.
Và phải nói cho chính xác chuyện này nữa, phần đông, rất đông tuổi trẻ Việt Nam sợ công an. Sợ chứ không phải nể, bởi họ luôn biết rằng đụng phải công an thì nguy cơ chết chóc, nguy hiểm cho tính mạng là thấy trước mắt, chính vì vậy họ sợ phải đụng đến công an.
Và hầu như số đông tuổi trẻ không bao giờ quan tâm đến chính trị, thậm chí không quan  tâm cả nghệ thuật, văn chương. Vấn đề quan tâm lớn nhất của họ là làm sao để có tiền, dể mua chiếc điện thoại xịn, mua chiếc xe xịn, khá nữa thì mua miếng đất để dành. Chỉ có tuổi trẻ mới dám bất chấp luân lý, đạo đức để đứng ra cho vay nặng lãi, làm cò, bảo kê quán xá…
Điều này, dù muốn hay không muốn thì nó vẫn lột tả được cái xã hội mà những người trẻ đang sống. Một xã hội mang đậm bản chất mông muội, không có phương hướng bởi xã hội không tôn trọng pháp luật, không có pháp luật để tôn trọng, mạnh ai nấy lấn, mạnh ai nấy thắng, cá lớn nuốt cá bé.
Gần thì ông hàng xóm đông con uy hiếp bà hàng xóm góa bụa bằng cách này hay cách khác, lấn ông hàng xóm yếu thế hơn mình bằng kiểu này kiểu nọ. Xa hơn một chút thì chính cái kẻ mạnh trong xóm đó lại bị một kẻ khác mạnh hơn uy hiếp.
Những tay bảo kê, cho vay nặng lãi, sa tặc, lâm tặc và các loại tặc khác chỉ uy hiếp được những kẻ yếu để kiếm ăn, bù vào, bọn họ lại bị công an uy hiếp để kiếm ăn trên chính sự liều lĩnh của họ.
Trên một chút, các sếp công an lại uy hiếp đám lính lác, hằng năm cấp dưới phải chung chi, quà cáp cho cấp trên… Thế rồi cấp trên lại chunbg chi, quà cáp cho cấp trên nữa, cứ thế mà chung lên, chung mãi đến chóng mặt.
Bởi chung qui không có một điểm chung để nhìn, không có một hệ thống nguyên tắc chung để tuân thủ. Ví dụ như khi con người biết tôn trọng pháp luật bởi trên đất nước của họ có một hệ thống pháp luật chặt chẽ, có những qui chuẩn đạo đức đã được luật hóa và có những nguyên tắc hành xử  nhằm giữ những giá định đạo đức thông qua pháp luật…
Co` như vậy thì người ta sẽ không hành xử tùy tiện bởi người ta tin vào đạo đức, pháp luật và căn cứ trên đó để hành xử. Giả sử một người nào đó bị xâm hại bản thân, họ tin rằng pháp luật sẽ mang lại sự công bằng cho họ và họ nhờ đến tòa án, công an, chính quyền, bởi đây là những người mang lại sự công bằng và an ninh cho họ.
Nhưng, ở Việt Nam, nhờ đến chính quyền bất kì việc gì còn khổ hơn nhờ những kẻ ăn vạ. Chuyện bé xé cho to để vòi vĩnh. Chuyện cần gấp nhưng gọi điện thoại báo khẩn từ thứ bảy mà đến thứ hai mới thấy ló mặt đến để phán vài câu không đâu vào đâu. Riêng chủ nhật thì bọn họ đã tính toán để mà ăn phía nào cho dày, đè phía nào cho nặng.
Công an cũng vậy, đụng đến họ thì tốn tiền gấp bội so với thuê giang hồ đến giải quyết, giang hồ giải quyết vừa nhanh, vừa gọn mà lại không mè nheo lâu dài như công an. Ví dụ như có người bị kẻ khác uy hiếp, anh/chị ta chỉ cần nhờ một tay giang hồ đủ máu mặt đến để hoặc là cho kẻ ăn hiếp kia một bài học, hoặc là đe nạt kẻ cậy mạnh hiếp yếu. Gã giang hồ này làm rất nhanh gọn, nói rõ giá tiền trước khi làm hoặc trong trường hợp gấp quá thì gã làm trước tính tiền sau nhưng giá cũng không bao giờ bằng nửa giá phải chung chi cho công an. Đó là sự thật.
Với kiểu sống không có pháp luật, kẻ mạnh hiếp người yếu, quan chức hiếp dân đen đã tồn tại quá lâu trên đất nước này đã đẩy người dân đến chỗ sợ hãi tột cùng và mặc cảm tột cùng. Khi con người rơi vào trạng thái mặc cảm và sợ hãi tột cùng, phản ứng rất tự nhiên sẽ là tự phát huy bản năng cắn xé để tồn tại. Bất kì chuyện gì cũng đều được nói chuyện bằng bạo lực, bởi chỉ có bạo lực mạnh nhất mới tồn tại được trong xã hội đầy rẫy bạo lực.
Và hình ảnh những đứa trẻ bạo lực đường phố, học sinh bạo lực học đường, người lớn bạo lực với bất chấp chung quanh dòm ngó, công an bạo lực với người biểu tình… Mọi thứ đều có nguy cơ biến thành bạo lực và chết chóc… Điều này chỉ cho thấy rằng xã hội Việt Nam đã rơi vào trạng thái mặc cảm đến tận gốc rễ.
Kẻ mặc cảm nặng nề nhất trong xã hội này không phải là người dân thấp cổ bé miệng mà chính là hệ thống chóp bu quyền lực trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu nhìn bề ngoài họ sang trọng, hùng dũng bao nhiêu thì bên trong của họ lại chứa nỗi sợ hãi và mặc cảm từ nhiều phía. Họ thừa mặc cảm bởi tự thấy khả năng cũng như kiến thức của họ đã quá lạc hậu, không đuổi kịp thế giới tiến bộ, đặc biệt là không đuổi kịp tuổi trẻ.
Họ sợ hãi bởi vì xét về căn để, họ không có gì đủ mạnh để lãnh đạo đất nước ngoài sự cố chấp và khư khư những thứ lý thuyết mù mờ mà bản thân họ cũng không đủ tin cậy, khư khư ôm một cái xác chết để thần thánh hóa, để tự ma mị lẫn nhau mà cùng hưởng lộc, chia chác quyền lực. Nhưng họ cũng quá biết là họ không hề có quyền lực thực sự trong lòng nhân dân, quyền lực là do họ tự dựng lên và tự ép nhân dân vào chỗ phải nghe, phải tin, phải sùng bái họ.
Và trên hết là họ vẫn là những con người nhược tiểu so với đàn anh Cộng sản Trung Quốc, họ vừa phải trí trá với phương Tây để tồn tại, lại vừa phải khúm núm với đàn anh Trung Quốc để giữ độc tài, họ chưa bao giờ là một chủ thể độc lập. Chính vì không bao giờ có được độc lập nên họ chưa bao giờ đối xử một cách độc lập cũng như để cho ai đó có được độc lập. Đó là một thứ hiệu ứng dây chuyền trong tâm  lý mặc cảm. Càng mặc cảm, người ta càng đối xử lạnh nhạt, tệ hại và tàn nhẫn với nhau!
Với một đất nước luôn nặng tâm lý nhược tiểu và mặc cảm, từ hệ thống lãnh đạo trung ương xuống địa phương, từ quan chức cho đến thường dân, từ kẻ giang hồ cho đến trí thức đều mang nặng nỗi mặc cảm như vậy thì e rằng khó mà tiến bộ được. Nếu không muốn nói đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ tự hủy hoại lẫn nhau, kẻ ngoại xâm không cần tốn viên đạn nào vẫn có được một lãnh thổ trống trơn, lạnh lùng và chết chóc.
Đây là chuyện chắc chắn phải xảy ra nếu như chế độ Cộng sản độc tài tiếp tục tồn tại và con người tiếp tục quằn quại trong vũng lầy bạo lực, mặc cảm và nhược tiểu như đang thấy!
 




Làm thế nào để Việt Nam có Công đoàn độc lập thực chất?

 Tháng Mười Một 18, 2015  
Nguyễn Hồn Việt, gửi RFA từ Hà Nội
2015-10-29
000_APH2000042811285
Pano tuyên truyền về giai cấp công nhân trên đường phố Saigon
Việt Nam gia nhập TPP điều đó đã rõ ràng! Vì vậy vấn đề thành lập công đoàn độc lập không còn nghi ngờ gì nữa, nó sẽ thành sự thật! Vấn đề chúng ta cần quan tâm hiện nay không phải là nhà nước Việt Nam có cho phép thành lập công đoàn độc lập hay không? Mà mấu chốt hiện nay là việc thành lập công đoàn độc lập có thực chất hay nửa vời?
Gần đây báo chí Việt Nam đã có một số bài “Công đoàn là của ai?” (tác giả Tư Giang, Thời báo Kinh tế sài gòn, 24/7/2015), và bài “Chúng ta chỉ còn hai lựa chọn, mở cửa hay là chết” (tác giả Tư Giang, báo Vietnamnet, 10/09/2015). Với những cụm từ, câu chữ nhạy cảm như: “Ông Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, kể lại: “Tổng thống Hoa Kỳ nói với lãnh đạo Việt Nam về điều này không chỉ một lần. Và chắc chắn chúng ta sẽ phải giải quyết vấn đề này”.” – bài “Công đoàn là của ai?”. Khi trích dẫn ý kiến của ông Thang Văn Phúc nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, bài báo trên viết: “Ông nói: “Chúng tôi từng đề xuất như thế và tôi tin nhận thức của chúng ta dần dần như thế. Chúng ta thực hành kinh tế thị trường, đảm bảo nhà nước pháp quyền thì phải dần dần điều chỉnh, vì không có đường nào khác. Lúc này hay bao giờ còn là câu chuyện, chứ không phải chúng ta không nhận thức được. Công đoàn của chúng ta mới chỉ là mậu dịch quốc doanh thôi, chứ chưa phải là đại diện thật cho người lao động. Phải trả về đúng vị trí cho người lao động”.”
Bài báo còn trích một câu chuyện ông Thang Văn Phúc khen Công Đoàn của nước Ý mà coi khinh Công Đoàn của Việt Nam: “Ông Thang Văn Phúc vẫn còn nhớ như in một trải nghiệm khi đi thăm Ý lúc còn làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Lần đó, ông và phái đoàn Việt Nam đến làm việc với một quan chức cao cấp trong Chính phủ Ý. Đang trao đổi, vị quan chức Ý xin dừng cuộc gặp và xin đoàn Việt Nam chờ. Một tiếng sau, ông quay lại, xin lỗi và giải thích là phải gặp đại diện một tổ chức công đoàn ngay lập tức. Kể lại câu chuyện trên, ông nói: “Họ coi tổ chức của người lao động rất quan trọng, chứ không như ta đâu. Tất cả các doanh nghiệp phải có tổ chức công đoàn để thiết lập cơ chế trao đổi tiếng nói giữa ba bên là nhà nước, giới chủ và người lao động”.”
Bài báo viết thêm: “Câu chuyện của nguyên thứ trưởng được kể lại trong hoàn cảnh ngày càng có nhiều tiếng nói đề nghị thay đổi hệ thống quan hệ lao động để tương thích với nền kinh tế thị trường mà Việt Nam theo đuổi.” Khi trích lời của ông Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên về những vấn đề lao động, bài báo “Chúng ta chỉ còn hai lựa chọn, mở cửa hay là chết” viết: “Đến thời điểm này thì thế và lực trong nước của chúng ta mới cho phép làm. Nó phải có căn cứ. Đến nay, chúng ta có Hiến pháp 2013, đưa quyền con người lên chương đầu tiên; Hiến pháp 1992 thì quyền con người đứng ở phía cuối. Đến thời điểm này chúng ta đã hiểu rõ hơn quyền tự do cá nhân, quyền mưu cầu hạnh phúc, và quyền sống của một con người. Và chúng ta tin là chúng ta đã hiểu hội nhập, và chúng ta chấp nhận cuộc chơi ấy.”
Những lời lẽ ở trên cho thấy những người được phỏng vấn rất mạnh miệng và người viết các bài báo ấy cũng rất… liều! Vấn đề thành lập công đoàn độc lập lâu nay vốn là điều cấm kỵ! Tư Giang là ai? Tư Giang và những người được phỏng vấn ở trên có mấy cái đầu? Hai tờ báo trên là của ai? Tổng biên tập ở đó có mấy cái đầu? Suy nghĩ như vậy, chúng ta thấy ngay rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam đang dọn đường cho việc thành lập công đoàn độc lập! Một việc làm thường thấy mỗi khi Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định một vấn đề lớn, mà trước đó nó thuộc vào vùng cấm! (Liệu Đảng Cs VN không bật đèn xanh thì họ có dám đăng không?)
Nhớ lại, trước Đại hội đảng CSVN lần thứ 6 năm 1986, để dọn đường cho Thể chế kinh tế thị trường, người ta đã phải kỳ công như sau: Trước năm 1986, Bộ Chính trị Việt Nam giao một Trưởng khoa quản lý kinh tế của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Gs Đào Xuân Sâm, vào Đảng năm 1946), viết 1 bài ca ngợi về Thể chế kinh tế thị trường, rồi đưa lên gửi đăng ở báo Nhân Dân. Tổng biên tập Báo Nhân dân (khi đó là ông Hồng Hà) được Bộ Chính Trị giao đăng bài, nhưng rồi Báo Nhân dân cũng phải làm như sau: Ban biên tập xem, duyệt rồi trình lên Tổng Biên Tập duyệt, nhưng họ đã chọn giờ ký duyệt là khi nào độc giả có biết không? Tổng biên tập Hồng Hà ký duyệt đăng bài vào lúc 1 giờ chiều, ký xong tức thì Tổng biên tập ra ô tô đi sân bay để lên máy bay lúc 2 giờ chiều thực hiện chuyến công tác nước ngoài! Họ làm vậy để làm gì? để nếu sau này mà sự việc không thành công thì khi quy tội ông Tổng biên tập cũng có cái cớ mà cãi! Cãi rằng: lúc đó tôi đang vội ra máy bay! Tội trạng sẽ vì thế mà được “châm trước”!
Hồi 1992, họ muốn xóa bỏ bớt thần tượng Hồ Chí Minh cũng vậy, họ giao Báo Văn Nghệ (lúc đó có số phát hành tương đối cao), viết và đăng 1 bài, bài “Linh Nghiệm” của nhà báo Trần Huy Quang họ cũng đã làm như vậy. Rồi cũng năm đó báo Tuổi Trẻ của bà Vũ Kim Hạnh cũng đã đăng những điều cấm kỵ về Hồ Chí Minh.
Tất cả những điều đó gọi là Đảng đã bật đèn xanh! Khi có sự bật đèn xanh của Đảng, mà cụ thể là giao việc (nhưng không bằng văn bản), thì báo chí mới dám viết (tuy nhiên, không được đàng hoàng lắm), nếu sự việc bị dư luận phản đối, hoặc đang làm thì Đảng lại nghĩ lại, thì báo chí sẽ bị xử lý! Nhưng xử lý nhẹ nhàng hơn, hoặc có xử lý nhưng lại tốt hơn khi chưa xử lý! Thật vậy, sự việc năm 1986 thì thành công, còn sự việc năm 1992 thì không thành công! Và chúng ta thấy rằng: Hai tác giả năm 1992, cũng bị xử lý, nhưng sau lại vẫn được trọng dụng ở một công việc khác! (Khác hẳn với nhà báo phó ban biên tập báo Thanh Niên vừa rồi, đã chửi Bác Hồ một cách tự phát!) Tổng Biên Tập tờ Tuổi Trẻ Vũ Kim Hạnh thì: “Sau đó, bà được mời đứng ra lập tờ tuần báo báo Sài Gòn Tiếp thị” và “Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hàng Việt Nam chất lượng cao” cho tới tận hôm nay… Còn Tổng Biên Tập tờ Văn Nghệ khi đó là Hữu Thỉnh, thì đã được ngự ở vai trò Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam cho tới tận bây giờ!
Ở đây, cho chúng ta thấy thêm một điều là: Khi được Đảng Cs VN bật đèn xanh thì sẽ xuất hiện rất nhiều những tiếng nói trái chiều có lợi cho phong trào Dân Chủ, khác hẳn thái độ thường thấy của họ. Vì vậy vấn đề tác động để làm sao Đảng Cs VN bật đèn xanh là việc tối cần thiết lúc này! Phân tích như vậy để chúng ta thấy rằng, không nghi ngờ gì nữa, việc thành lập công đoàn độc lập chỉ còn là vấn đề thời gian! Vấn đề chúng ta cần quan tâm là việc thành lập công đoàn độc lập có thực chất hay nửa vời? Như trên chúng ta đã thấy: Một việc mà cả Bộ Chính Trị đã đồng ý (tất nhiên Ban chấp hành Trung ương đã xuôi tai), ấy vậy mà họ vẫn phải kỳ công như vậy, và có việc thì thành công, có việc vẫn chưa thành công. Như vậy là, ở Việt nam cộng sản, để thay đổi một việc gì, dù đúng, dù trúng, dù cấp cao nhất đã nhất trí cũng không hề đơn giản và chưa hẳn là đã thành công ngay.
Việc thành lập công đoàn độc lập cũng như vậy, họ đã ký TPP tức là họ đã chấp nhận! Tuy nhiên, việc thành lập công đoàn độc lập là thực chất hay chỉ nửa vời thì còn cần thời gian để trả lời. Một nhóm lùng nhùng, chỉ vài ba tiếng nói chen ngang là họ lại co vòi, tới lúc đó công đoàn độc lập vẫn có, nhưng hơi một tý là họ lại bắt giam thì thử hỏi có làm gì được không? Mỹ ư? Nếu như hiện nay, thì tôi không tin tưởng bao nhiêu, kỳ công kêu gọi họ thả Tù Nhân Lương Tâm thì họ thả được dăm ba người, sau đó họ lại bắt nhiều hơn thế! Họ thả rồi, nhưng vẫn phân biệt đối xử, con cái không được nhận vào học hành và làm việc… Những chuyện đó Mỹ đâu có can thiệp?
Theo tôi lúc này, hơn lúc nào hết thì báo chí nhất là báo chí Hải ngoại, mà đứng đầu là các báo: Rfa, Voa, Bbc, Rfi… cần làm sao để chia lửa với họ (Lãnh đạo cấp cao ở Hà Nội), để việc thành lập công đoàn độc lập có thực chất chứ không chỉ đơn thuần là việc đưa tin! Phải chăng lúc này chúng ta cần viết thêm những bài về hướng dẫn và kinh nghiệm thành lập nghiệp đoàn ở các nước phát triển? Cùng với đó là những bài chứng minh rõ Cộng Sản là ảo tưởng, cộng sản là đi vào ngõ cụt! (trước đã viết, nhưng chưa tới)
Chúng ta cần nhận thức là: Quả trứng gà được ấp tới ngày sinh nở thì vẫn không tự nó vỡ ra, mà vẫn cần gà mẹ mổ vỡ vỏ trứng thì gà con mới chui ra được. Lãnh đạo Hà Nội hôm nay cũng vậy, phần nhiều họ cũng biết là họ đang lao theo một chế độ sai lầm, nhưng tự họ không thể dừng lại để chuyển hướng! Nói ngược với Hà Nội – không phải lúc nào cũng là Kẻ thù của họ! Và có khi ngoài miệng họ vẫn chửi chúng ta là: Kẻ thù gây diễn biến hòa bình! nhưng trong lòng họ lại vui mừng vì… họ cũng đang muốn như thế! Như vậy là chúng ta đang chia lửa với họ để cùng đi tới đích một Việt Nam Dân Chủ và Phú Cường!
Hơn lúc nào hết, giờ đây chúng ta cần phải nhận thức rằng: Chắc chắn Lãnh đạo Việt nam cũng đã hiểu: Tự do phương Tây là văn minh, là đích đến… Lãnh đạo Việt nam họ cũng là con người, và phải thừa nhận rằng số đông họ là thông minh hơn người dân thường cùng trang lứa! Họ cũng trăn trở, cũng có hoài bão cũng muốn xã hội Việt Nam dưới thời họ dẫn dắt sẽ chuyển mình sang Dân Chủ Đa Đảng như Thái Lan, In đô hoặc ít nhất cũng được như … Campuchia! Nhưng, họ đang băn khoăn lớn nhất là đi như thế nào để đến đích? Đi như thế nào để đồng thuận! Đi như thế nào để không gây đổ vỡ lớn? Trong khi họ đang trù trừ do dự như vậy thì rất cần chúng ta có phương thức nào để khuyến khích, đốc thúc họ đi tiếp, chúng ta cần có cách nào để buộc họ phải đi tiếp! Đó là điều chúng ta cần suy nghĩ.
Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam hôm nay chắc chắn không phải và họ không muốn là một Kim Châng Un thứ 2!
(Lưu ý rằng: Tôi – tác giả bài viết này hiện vẫn đang là một Đảng viên Cộng sản ưu tú! Bạn tôi – một Bộ trưởng đã về hưu, trong một lần sang Campuchia đã có nhận xét: Sang Campuchia thấy nó hoạt động đảng phái vui lắm!)
(Nguyễn Hồn Việt, Hà Nội 25/10/2015)
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
*********
Nguồn:
___________
LTS:  Đoạn dưới đây trong bài trên cần được xem xét lại.
“Hơn lúc nào hết, giờ đây chúng ta cần phải nhận thức rằng: Chắc chắn Lãnh đạo Việt nam cũng đã hiểu: Tự do phương Tây là văn minh, là đích đến… Lãnh đạo Việt nam họ cũng là con người, và phải thừa nhận rằng số đông họ là thông minh hơn người dân thường cùng trang lứa! Họ cũng trăn trở, cũng có hoài bão cũng muốn xã hội Việt Nam dưới thời họ dẫn dắt sẽ chuyển mình sang Dân Chủ Đa Đảng như Thái Lan, In đô hoặc ít nhất cũng được như … Campuchia!”
Tác giả, “một đảng viên CS ưu tú”, đánh giá ban lãnh đạo đảng của ông hiện nay như trên là khá “thân thiện”, với nhiều tin tưởng vào “sự hiểu biết và thiện chí” của họ. Đánh già này chắc không phải vì “sợ” mà vì họ là lãnh đạo của ông. Nhưng chắc nhiều người dân, kề cả nhiều cán bộ CS về hưu, và nhất là những người đang dấn thân cho sự ra đời một chế độ ch1nh trị khác, chế độ dân chủ chân thực, khó thể đồng ý với đánh giá này.
Ban lãnh đạo CS chỉ chấp nhận thay đổi khi tình thê bắt buộc. Như trước đây khi LX xụp đổ, và như bây giờ, trước áp bức ngang ngược lộ liễu của Trung quốc, và trước tình trạng “đụng trần” của nền kinh tế khiến cần có những động lực phát triển mới (mà chính ông Nguyễn tấn Dũng đã phải công nhận).
Do đó, theo chúng tôi, vấn đề không đơn thuần chỉ là “tác động làm sao để đảng CS bật đèn xanh” mà là để ban lãnh đạo CSkhông thể không bật đèn xanh. Dân chủ chân chính chỉ đến khi ban lãnh đạo CS không còn có thể an nhiên chủ động và tự do tiếp tục “cởi trói rồi lại thắt lại” (một chính sách truyền thống của đảng CS của tác giả mà chính ông đã công nhận). Mọi người Việt quan tâm, kể cả tác giả, phải dứt khoát và chủ động không cho phép ban lãnh đạo CS được quyền tiếp tục làm như thế. Tự do và tự chủ là quyền căn bản của mỗi con người và mỗi người dân mà không một cá nhân hay đoàn thể nào có quyền “thắt lại, hạn chế, hay cởi trói”.
__._,_.___

Nỗi mặc cảm và bạo lực tràn lan
Tue, 11/17/2015 - 11:13 — VietTuSaiGon
Con người trở nên dữ tợn bởi con người đã quá sợ hãi. Con người trở nên bạo lực và man rợ bởi chưa bao giờ con người trở nên mặc cảm như hiện tại. Chính nỗi mặc cảm và sợ hãi đã làm cho con người không còn nghĩ được gì khác ngoài bạo lực.
Và đáng sợ nhất là chúng ta đang sống trong một đất nước mà nỗi mặc cảm và sự sợ hãi đã chi phối từng tế bào, chi phối từ người dân thấp cổ bé miệng cho đến hệ thống chóp bu chính trị. Và đằng sau sự mặc cảm, nỗi sợ hãi này sẽ là gì?
Để giải quyết câu hỏi trên, thiết nghĩ cũng nên đặt lại câu hỏi: Vì sao người Việt, nhất là giới trẻ trở nên dữ tợn? Vì sao người Việt sống mặc cảm nặng nề? Và vì sao nói rằng hệ thống công quyền Việt Nam là một hệ thống mặc cảm?
Trước tiên, phải nhìn thấy vấn đề tuổi trẻ Việt Nam trở nên dữ tợn là vấn đề có thật. Tuổi trẻ Việt Nam ở đây xin hiểu là đa phần, là xu hướng chung của giới trẻ chứ không phải là toàn bộ tuổi trẻ Việt Nam đều dữ tợn. Nhưng số đông với tính hiếu chiến, sẵn sàng xông vào đánh nhau vì một lý do thậm chí không phải là lý do đang là chuyện khá hot của tuổi trẻ bây giờ.
Và phải nói cho chính xác chuyện này nữa, phần đông, rất đông tuổi trẻ Việt Nam sợ công an. Sợ chứ không phải nể, bởi họ luôn biết rằng đụng phải công an thì nguy cơ chết chóc, nguy hiểm cho tính mạng là thấy trước mắt, chính vì vậy họ sợ phải đụng đến công an.
Và hầu như số đông tuổi trẻ không bao giờ quan tâm đến chính trị, thậm chí không quan  tâm cả nghệ thuật, văn chương. Vấn đề quan tâm lớn nhất của họ là làm sao để có tiền, dể mua chiếc điện thoại xịn, mua chiếc xe xịn, khá nữa thì mua miếng đất để dành. Chỉ có tuổi trẻ mới dám bất chấp luân lý, đạo đức để đứng ra cho vay nặng lãi, làm cò, bảo kê quán xá…
Điều này, dù muốn hay không muốn thì nó vẫn lột tả được cái xã hội mà những người trẻ đang sống. Một xã hội mang đậm bản chất mông muội, không có phương hướng bởi xã hội không tôn trọng pháp luật, không có pháp luật để tôn trọng, mạnh ai nấy lấn, mạnh ai nấy thắng, cá lớn nuốt cá bé.
Gần thì ông hàng xóm đông con uy hiếp bà hàng xóm góa bụa bằng cách này hay cách khác, lấn ông hàng xóm yếu thế hơn mình bằng kiểu này kiểu nọ. Xa hơn một chút thì chính cái kẻ mạnh trong xóm đó lại bị một kẻ khác mạnh hơn uy hiếp.
Những tay bảo kê, cho vay nặng lãi, sa tặc, lâm tặc và các loại tặc khác chỉ uy hiếp được những kẻ yếu để kiếm ăn, bù vào, bọn họ lại bị công an uy hiếp để kiếm ăn trên chính sự liều lĩnh của họ.
Trên một chút, các sếp công an lại uy hiếp đám lính lác, hằng năm cấp dưới phải chung chi, quà cáp cho cấp trên… Thế rồi cấp trên lại chunbg chi, quà cáp cho cấp trên nữa, cứ thế mà chung lên, chung mãi đến chóng mặt.
Bởi chung qui không có một điểm chung để nhìn, không có một hệ thống nguyên tắc chung để tuân thủ. Ví dụ như khi con người biết tôn trọng pháp luật bởi trên đất nước của họ có một hệ thống pháp luật chặt chẽ, có những qui chuẩn đạo đức đã được luật hóa và có những nguyên tắc hành xử  nhằm giữ những giá định đạo đức thông qua pháp luật…
Co` như vậy thì người ta sẽ không hành xử tùy tiện bởi người ta tin vào đạo đức, pháp luật và căn cứ trên đó để hành xử. Giả sử một người nào đó bị xâm hại bản thân, họ tin rằng pháp luật sẽ mang lại sự công bằng cho họ và họ nhờ đến tòa án, công an, chính quyền, bởi đây là những người mang lại sự công bằng và an ninh cho họ.
Nhưng, ở Việt Nam, nhờ đến chính quyền bất kì việc gì còn khổ hơn nhờ những kẻ ăn vạ. Chuyện bé xé cho to để vòi vĩnh. Chuyện cần gấp nhưng gọi điện thoại báo khẩn từ thứ bảy mà đến thứ hai mới thấy ló mặt đến để phán vài câu không đâu vào đâu. Riêng chủ nhật thì bọn họ đã tính toán để mà ăn phía nào cho dày, đè phía nào cho nặng.
Công an cũng vậy, đụng đến họ thì tốn tiền gấp bội so với thuê giang hồ đến giải quyết, giang hồ giải quyết vừa nhanh, vừa gọn mà lại không mè nheo lâu dài như công an. Ví dụ như có người bị kẻ khác uy hiếp, anh/chị ta chỉ cần nhờ một tay giang hồ đủ máu mặt đến để hoặc là cho kẻ ăn hiếp kia một bài học, hoặc là đe nạt kẻ cậy mạnh hiếp yếu. Gã giang hồ này làm rất nhanh gọn, nói rõ giá tiền trước khi làm hoặc trong trường hợp gấp quá thì gã làm trước tính tiền sau nhưng giá cũng không bao giờ bằng nửa giá phải chung chi cho công an. Đó là sự thật.
Với kiểu sống không có pháp luật, kẻ mạnh hiếp người yếu, quan chức hiếp dân đen đã tồn tại quá lâu trên đất nước này đã đẩy người dân đến chỗ sợ hãi tột cùng và mặc cảm tột cùng. Khi con người rơi vào trạng thái mặc cảm và sợ hãi tột cùng, phản ứng rất tự nhiên sẽ là tự phát huy bản năng cắn xé để tồn tại. Bất kì chuyện gì cũng đều được nói chuyện bằng bạo lực, bởi chỉ có bạo lực mạnh nhất mới tồn tại được trong xã hội đầy rẫy bạo lực.
Và hình ảnh những đứa trẻ bạo lực đường phố, học sinh bạo lực học đường, người lớn bạo lực với bất chấp chung quanh dòm ngó, công an bạo lực với người biểu tình… Mọi thứ đều có nguy cơ biến thành bạo lực và chết chóc… Điều này chỉ cho thấy rằng xã hội Việt Nam đã rơi vào trạng thái mặc cảm đến tận gốc rễ.
Kẻ mặc cảm nặng nề nhất trong xã hội này không phải là người dân thấp cổ bé miệng mà chính là hệ thống chóp bu quyền lực trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu nhìn bề ngoài họ sang trọng, hùng dũng bao nhiêu thì bên trong của họ lại chứa nỗi sợ hãi và mặc cảm từ nhiều phía. Họ thừa mặc cảm bởi tự thấy khả năng cũng như kiến thức của họ đã quá lạc hậu, không đuổi kịp thế giới tiến bộ, đặc biệt là không đuổi kịp tuổi trẻ.
Họ sợ hãi bởi vì xét về căn để, họ không có gì đủ mạnh để lãnh đạo đất nước ngoài sự cố chấp và khư khư những thứ lý thuyết mù mờ mà bản thân họ cũng không đủ tin cậy, khư khư ôm một cái xác chết để thần thánh hóa, để tự ma mị lẫn nhau mà cùng hưởng lộc, chia chác quyền lực. Nhưng họ cũng quá biết là họ không hề có quyền lực thực sự trong lòng nhân dân, quyền lực là do họ tự dựng lên và tự ép nhân dân vào chỗ phải nghe, phải tin, phải sùng bái họ.
Và trên hết là họ vẫn là những con người nhược tiểu so với đàn anh Cộng sản Trung Quốc, họ vừa phải trí trá với phương Tây để tồn tại, lại vừa phải khúm núm với đàn anh Trung Quốc để giữ độc tài, họ chưa bao giờ là một chủ thể độc lập. Chính vì không bao giờ có được độc lập nên họ chưa bao giờ đối xử một cách độc lập cũng như để cho ai đó có được độc lập. Đó là một thứ hiệu ứng dây chuyền trong tâm  lý mặc cảm. Càng mặc cảm, người ta càng đối xử lạnh nhạt, tệ hại và tàn nhẫn với nhau!
Với một đất nước luôn nặng tâm lý nhược tiểu và mặc cảm, từ hệ thống lãnh đạo trung ương xuống địa phương, từ quan chức cho đến thường dân, từ kẻ giang hồ cho đến trí thức đều mang nặng nỗi mặc cảm như vậy thì e rằng khó mà tiến bộ được. Nếu không muốn nói đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ tự hủy hoại lẫn nhau, kẻ ngoại xâm không cần tốn viên đạn nào vẫn có được một lãnh thổ trống trơn, lạnh lùng và chết chóc.
Đây là chuyện chắc chắn phải xảy ra nếu như chế độ Cộng sản độc tài tiếp tục tồn tại và con người tiếp tục quằn quại trong vũng lầy bạo lực, mặc cảm và nhược tiểu như đang thấy!
 

Reply via web postReply to senderReply to groupStart a New TopicMessages in this 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét