Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Phản ứng dư luận: Tại sao ông Obama lại đến thăm 'chùa lạ'?

Phản ứng dư luận: Tại sao ông Obama lại đến thăm 'chùa lạ'?

vn-share-news@googlegroups.comGoogle Groups
Quyet Nong <nong4fam@gmail.com>: May 23 11:18AM -0700 

Phản ứng dư luận: Tại sao ông Obama lại đến thăm 'chùa lạ'?

VNTB - Đang dấy lên những ngạc nhiên lẫn nghi ngại của khá nhiều dư luận
trong nước và cộng đồng người Việt hải ngoại về kế hoạch thăm "chùa lạ" của
Tổng thống Obama trong đợt công du Việt Nam tháng 5/2016.

Theo lịch trình thăm viếng Việt Nam do Nhà Trắng phổ biến, Tổng thống
Barrack Obama, sau bài diễn văn "với nhân dân Việt Nam", dự kiến bắt đầu
khoảng 12h trưa ngày Thứ Ba 24 tháng 5 năm 2016, sẽ ra sân bay Nội Bài để
bay vào TP. HCM vào buổi chiều. Việc đầu tiên là ông sẽ đến thăm Chùa Ngọc
Hoàng (Phước Hải) để (theo lời ông Phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes)
"bày tỏ thành kính và ngưỡng mộ văn hóa truyền thống Việt Nam".


Quang cảnh nhếch nhác thường thấy trước chùa Phước Hải (Ngọc Hoàng) ở đường
Mai Thị Lựu, quận 1, TP.HCM. Địa chỉ này cũng khá nổi tiếng với hiện tượng
"buôn thần bán thánh". Phía Mỹ đã không biết hay không quan tâm đến "đặc
thù" này?

Nhưng theo tìm hiểu của những người Việt am hiểu, chùa Ngọc Hoàng, mặc dầu
mang tên “chùa” nhưng không phải là ngôi chùa vì nơi đây thờ Ngọc Hoàng
Thượng Đế và thờ các thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Tàu
như: thần Thiên Lôi, thần giữ cửa, thần Thổ Địa, thần Táo Quân,thần Hà Bá,
thần Lã Tổ, Thái Tuế, thần Lỗ Ban và Kim Hoa thánh mẫu. Cộng đồng không
hiểu vì sao mà chính phủ và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam lại giới thiệu ngôi
chùa Tàu này với Tổng thống Obama để ông "bày tỏ thành kính và ngưỡng mộ
truyền thống văn hóa Việt Nam"?

Phải chăng phía Mỹ đã bị "hố" khi để mặc chính quyền Việt Nam đạo diễn một
cuộc viếng thăm cơ sở tôn giáo hoàn toàn không mang tính tiêu biểu, nếu
không muốn nói là còn phát sinh những hơi hám mang yếu tố "đồng chí tốt"?

----------------------


THƯ GỬI ĐẠI SỨ MỸ
Tp Hồ Chí Minh ngày 22.5.2016
Kính gửi Ngài Đại sứ Ted Osius,

Đã từng quen biết và tin tưởng ngài qua những lần tiếp xúc với Ngài và với
những quan chức ngoại giao của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán
Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi muốn trao đổi với Ngài một vấn đề mà theo
nhận thức của tôi là hết sức cấp bách và tế nhị vào dịp Tổng thống Barack
Obama đến Việt Nam và thăm TP Hồ Chí Minh.

Theo bản tin của BBC ngày 21.5.2016 về “Lịch trình của Tổng thống Obaa ở
Việt Nam”, dẫn lời của Phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes khi đến Thành
phố Hồ Chí Minh thì “ngay lập tức, Tổng thống sẽ đến thăm Chùa Ngọc Hoàng
(Phước Hải) để “bày tỏ thành kính và ngưỡng mộ truyền thống văn hóa Việt
Nam”.

Chúng tôi hết sức ngỡ ngàng về tin này. Vì sao các ngài lại chọn chùa Ngọc
Hoàng (Phước Hải tự) để Tổng thống đến thăm để “bày tỏ thành kính và ngưỡng
mộ truyền thống văn hóa Việt Nam"? Vậy “Chùa Ngọc Hoàng” có lai lịch ra sao?

Theo Wikipedia [Bách khoa toàn thư mở] thì:

“Ngôi chùa vốn là một điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%8Dc_Ho%C3%A0ng_Th%C6%B0%E1%BB%A3ng_%C4%91%E1%BA%BF>
do
một người tên Lưu Minh (pháp danh là Lưu Đạo Nguyên
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%C6%B0u_%C4%90%E1%BA%A1o_Nguy%C3%AAn&action=edit&redlink=1>,
người Quảng Đông
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_%C4%90%C3%B4ng>, Trung Quốc
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_Qu%E1%BB%91c>) xây dựng vào khoảng đầu thế
kỷ 20 <https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%BF_k%E1%BB%B7_20> …Năm 1982
<https://vi.wikipedia.org/wiki/1982>, Hòa thượng
<https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B2a_th%C6%B0%E1%BB%A3ng> Thích Vĩnh
Khương đến tiếp quản điện thờ. Kể từ đó điện thờ này thuộc về Giáo hội Phật
giáo Việt Nam
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_h%E1%BB%99i_Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam>
.

Đến năm 1984 <https://vi.wikipedia.org/wiki/1984>, thì điện Ngọc Hoàng được
đổi tên là "Phước Hải Tự". Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%8Dc_Ho%C3%A0ng_Th%C6%B0%E1%BB%A3ng_%C4%91%E1%BA%BF>
, Huyền Thiên Bắc Đế <https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A5n_V%C5%A9> với
các thiên binh, thiên tướng. Có phối thờ Quan Thế Âm Bồ Tát
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_%C3%82m>, Đại Thế Chí Bồ Tát
<https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_Th%E1%BA%BF_Ch%C3%AD> và
một số thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Hoa>như: Thiên Lôi
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thi%C3%AAn_L%C3%B4i&action=edit&redlink=1>,
thần Môn Quan <https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4n_Quan> (thần giữ cửa),
thầnThổ Địa <https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%95_c%C3%B4ng> (thần đất
đai), thần Táo Quân <https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1o_Qu%C3%A2n> (thần
lò bếp), thần Hà Bá <https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0_B%C3%A1> (thần
sông nước), Văn Xương
<https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_X%C6%B0%C6%A1ng_%C4%90%E1%BA%BF_Qu%C3%A2n>

thần Lã Tổ
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%C3%A3_T%E1%BB%95&action=edit&redlink=1>
(thần
văn chương), Thái Tuế
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Th%C3%A1i_Tu%E1%BA%BF&action=edit&redlink=1>(sao
giải hạn), Lỗ Ban
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=L%E1%BB%97_Ban&action=edit&redlink=1>
(thầy
dạy nghề),Nữ Oa Thánh Mẫu <https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%AF_Oa>, 12 bà
mụ
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=B%C3%A0_m%E1%BB%A5&action=edit&redlink=1>,
13 đức thầy
<https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%E1%BB%A9c_th%E1%BA%A7y&action=edit&redlink=1>
[4]
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Ng%E1%BB%8Dc_Ho%C3%A0ng#cite_note-4>,
v.v... Ngoài ra, chùa còn thờ thần Thành hoàng
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ho%C3%A0ng>..

Một ngôi chùa như vậy liệu có tiêu biểu cho “truyền thống văn hóa Việt Nam”
không?

Đành rằng trong quá trình tiếp biến văn hóa, với sự giao thoa của văn hóa
tín ngưỡng, những ngôi chùa Việt Nam không thể không chịu ảnh hưởng của
những kiến trúc của các ngôi chùa Ấn Độ, Trung Hoa, song bản sắc Văn hóa
Việt Nam vẫn là nét chủ đạo trong các chùa cổ của Việt Nam. “Đất vua, chùa
làng”, “trẻ vui nhà già vui chùa”, từ xa xưa khi Phật giáo giữ vị trí độc
tôn, thì ngôi chùa làng không chỉ tọa lạc ở nơi linh thiêng có cảnh quan
đẹp nhất của một làng quê mà còn tọa lạc ngay chính trong tâm hồn cả cư dân
trong làng đó.

Bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam một phần lớn, nếu chưa muốn nói là
nhân tố quan trọng nhất thường được hun đúc, nuôi dưỡng và phát huy từ
những ngôi chùa đó.

Trong quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa, với nhiều biến đổi và chịu tác
động của nhiều yếu tố, vai trò và ảnh hưởng của những điều vừa nói tuy
không còn nguyên vẹn, nhưng ở những phần giá trị cốt lõi, thì những ngôi
chùa muốn được xem là tiêu biểu của văn hóa Phật giáo Việt Nam vẫn phải giữ
cho được. Ở giữa Tp Hồ Chí Minh đương nhiên không có ngôi chùa làng, nhưng
cũng không quá hiếm những ngôi chùa thuần Việt hoặc đậm sắc thái, tính cách
Việt để có thể giới thiệu cho những ai muốn hiểu về “truyền thống văn hóa
Việt Nam”.

Đó là thiển ý của chúng tôi muốn gửi đến ngài Đại sứ. Xin được nói thêm
rằng, tôi vừa trao đổi nội dung thư này với giáo sư Cao Huy Thuần, một nhà
nghiên cứu uyên bác về Phật giáo, tác giả của nhiều tác phẩm viết về đề tài
này, hiện là giáo sư <https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_s%C6%B0> về
ngành chính trị học
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B_h%E1%BB%8Dc> tại Đại
học Picardie <https://vi.wikipedia.org/wiki/Picardie>,Pháp
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p>. Gs Cao Huy Thuần đã hoàn toàn
nhất trí với những ý kiến trình bày trong thư và muốn qua lá thư này, nhờ
tôi chuyển đến Ngài Đại sứ ý kiến của ông.

Chúng tôi mong rằng, với trách nhiệm và sự hiểu biết khá kỹ về văn hóa Việt
Nam, Ngài sẽ có sự can thiệp kịp thời về một sự kiện có thể sẽ gây nên
những phản ứng khó lường. Đó là những phản ứng khi người Việt Nam cảm thấy
bị xúc phạm. Đặc biệt là những Phật tử khắp cả nước sẽ hết sức bất bình dẫn
đến phẫn nộ khi ngôi chùa đang được ngộ nhận là tiêu biểu cho bản sắc văn
hóa truyền thống đáng tự hào của mình, ngôi chùa duy nhất được Ngài Tổng
thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đến thăm để “bày tỏ thành kính và ngưỡng mộ
truyền thống văn hóa Việt Nam” lại “vốn là một điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%8Dc_Ho%C3%A0ng_Th%C6%B0%E1%BB%A3ng_%C4%91%E1%BA%BF>
do
một người Quảng Đông
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_%C4%90%C3%B4ng>, Trung Quốc
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_Qu%E1%BB%91c>xây”, đang thờ nhiều“thần
linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa
<https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Hoa>”.

Sự bất bình dẫn đến phẫn nộ là điều dễ hiểu nhưng lại hoàn toàn có thể cỡi
bỏ chuyện đó một cách đơn giản với đầy đủ ý thức tôn trọng truyền thồng văn
hóa của dân tộc Việt Nam, một dân tộc chưa hề biết cúi đầu.

Xin gửi đến Ngài Đại sứ lời chào trân trọng của chúng tôi.

Tương Lai,

Nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ
Văn Kiệt



http://ntuongthuy.blogspot.com/2016/05/phan-ung-du-luan-tai-sao-ong-obama-lai.html
bandieuhop@gmail.com: May 23 10:26AM -0700 
Phu Hoang <phuhoang38@yahoo.com>: May 23 06:27AM 

On Sunday, May 22, 2016 11:09 PM, Giau Mai <giauthanhmai@gmail.com> wrote:



---------- Forwarded message ----------
From: thanh pham <muoithanh@yahoo.com>
Date: 2016-05-22 13:26 GMT-05:00
Subject: Fw: 1 DĐKTTG Fwd: Bầu cử và biểu tình cá chết
To: Tai Ly <taily41@hotmail.com>
Cc: Nam Tran Ky <namky8@hotmail.com>, "nutai75@hotmail.com" <nutai75@hotmail.com>, NgocThach <ngocthach@comcast.net>, Ut Huynh <uthuynh37@yahoo.com>, Kieuvantrieu <kieuvantrieu@gmail.com>, Hoan Le <hoan.le94@yahoo.com>, Tin Bui <tinbui42@yahoo.com>, Howard Le <hoangkle@yahoo.com>, Giau Mai <giauthanhmai@gmail.com>, NGHIA VUONG <vuong511@yahoo.com>, "vuong09@cox.net" <vuong09@cox.net>, Tung Pham <tungpham47@gmail.com>, Nhon Nguyen <nhon37@hotmail.com>, Suoc Dang <suocdang@yahoo.com>, Tony Wu <wutony10@yahoo.com>




On Sunday, May 22, 2016 9:49 AM, Quyet Nong <nong4fam@gmail.com> wrote:



 Đảng lùa, nhưng nhiều người dân vẫn không chịu đi bầu
|                        22.5 - Tại Quỳnh Lưu, Nghệ An - Hàng trăm Ngư dân đội khăng trắng ra bờ biển làm đám tang cho cá và cho chính mình. Photo Paul Trần Minh Nhật |

    Nhiều ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử phi dân chủ do cộng sản tổ chức, mạng xã hội Faceboook đã tràn ngập những tuyên bố “tẩy chay bầu cử” của người dân. Hình ảnh những lá phiếu cử tri bị gạch chéo, bị xé nát hoặc bị ném vào sọt rác là tiếng nói dứt khoát của người dân nói KHÔNG với Quốc hội bù nhìn. “Tẩy chay bầu cử”, “trò hề bầu cử”, “độc tài trơ trẽn”, “yêu cầu làm rõ nguyên nhân cá chết” v.v... và nhiều khẩu hiệu mang nội dung lên án nhà cầm quyền cộng sản đàn áp người yêu nước, bóp nghẹt quyền tự do và dung túng cho nạn hủy hoại môi trường đã được người dân viết lên chính lá phiếu cử tri của mình.


















Ảnh: Tổng hợp từ Facebook.Xem thêm ảnh tẩy chay bầu cử tại Facebook Myhanh Nguyen
Ngay trong buổi sáng ngày 22/5/2016, thay vì đến các điểm bỏ phiếu, nhiều người dân đã tập trung biểu tình ở một số nơi.
Tại Hà Nội: Hàng chục dân oan Dương Nội đã tập trung biểu tình, giơ cao các khẩu hiệu lên án cuộc bầu cử là giả hiệu và tuyên bố tẩy chay Quốc hội bù nhìn.

Ảnh Facebook Trịnh Bá Tư

Ảnh Facebook Nguyễn Thị Tâm
Một số nhà hoạt động nhân quyền cũng đã vượt thoát khỏi sự canh gác của côn an, mật vụ để tổ chức biểu tình. Khẩu hiệu được những người này đưa ra là: “Trả lại biển và quyền làm người cho dân tôi; Kẻ nào đầu độc biển miền Trung?; Formosa đầu độc biển là tội ác; yêu cầu minh bạch và giải trình”.
Ảnh: Facebook Thao Teresa
 Ảnh: Facebook Lê Hoàng
Ảnh: Facebook Tụ Tinh Thần
Tại Sài Gòn: Mặc dù rát cổ kêu gọi người dân đi bầu, nhưng côn an, mật lại vụ rải quân khắp nơi, canh gác tại nhà của hầu hết những người đấu tranh nhân quyền và những người từng đi biểu tình bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn những người này ra khỏi nhà. Từ nhiều ngày trước, rất ít người có thể rời khỏi nơi ở của mình.
Không cho dân ra khỏi nhà nhưng vẫn muốn ăn cắp tính chính danh bằng cách áp giải người dân đi bầu. Điển hình là trường hợp của ký giả tự do Trương Minh Đức. Đêm 21/5, công an đã đến tận khách sạn nơi ông Đức tá túc để khủng bố tinh thần ông.

Nghệ An: Tại xã Song Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An - Hàng trăm Ngư dân đội khăng trắng ra bờ biển làm đám tang cho cá và cho chính mình. Những khẩu hiệu được in trên phông vải lớn được ngư dân mang theo:
- Chính phủ ơi! Cá chết biển chết và chúng tôi đang chết. Vì ai?
- Rừng đã chết và biển thì đang chết...
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa!

Ảnh Facebook Paul Trần Minh Nhật
Anh chị Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể giáo xứ Phúc Lộc đáp lời Thu Chung của Đức Giám Mục Giáo Phận Vinh. Ảnh Facebook Dũng Nguyễn Quân
*

Tại khu vực bỏ phiếu số 6 - xã Xuân Thọ - Xuân Lộc - Đồng Nai, Cha Tân Lần đầu tiên 'được đi bầu' đã chia sẻ trên Facebook.
"Lần đầu tiên trong đời, tôi “ĐƯỢC” đi bầu, nên tôi phải ăn mặc hết sức long trọng:
- Áo veston.- Mũ “Công Tử Bạc Liêu”.- Quần Âm lịch.- Dép tổ ong.
Tôi chỉ mong được bầu Tổng thống. Tôi tìm xem có tên: Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ… nhưng ko thấy. Tôi gạch bỏ hết tất cả mấy đ/c Đảng Viên rơm rác, vì đa số những người tham nhũng đều là đảng viên."

Tại Huế: Bạn Nguyễn Linh chia sẻ trên Facebook "Tại một tổ bỏ phiếu ở TP Huế, có một người trực ngay ở cửa ra vào nơi hòm phiếu với tấm bảng BÀN GẠCH GIÚP, bảo mình đưa phiếu để họ gạch giúp cho. Mình cảm ơn, nói tự làm được và gạch rẹt rẹt trong vòng hai nốt nhạc xong 4 phiếu bầu. Trong khi đó người này cầm cả xấp phiếu bầu của người dân gạch liên tục theo ý ông ta. Vậy là sao ta?"

Chưa có một kỳ bầu cử nào khiến người dân chán ngán như lần này. Cũng chưa có một phong trào tẩy tray bầu cử nào mạnh mẽ như lần này. Mặc dù kết quả bầu cử đã được đảng cộng sản tự ý sắp xếp từ trước nhưng việc người dân bị lùa mà vẫn không chịu đi bầu cho thấy người Việt Nam đã dần ý thức được quyền hạn và nghĩa vụ thực sự của mình. Có thể dễ dàng đoán trước rằng truyền thông cộng sản sẽ hân hoan công bố kết quả số lượng cử tri đi bầu gần đạt mức tuyệt đối với gần 100 %. Điều đó càng cho thấy một bộ mặt nhơ nhuốc, trơ trẽn của cái gọi là “bầu cử tự do” dưới thời cộng sản
Tẩy chay bầu cử đang là một lựa chọn dứt khoát và đúng đắn của người dân.
CTV Danlambaodanlambaovn.blogspot.com ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~--
Rất hân hạnh và trân quý được thêm một người bạn quý. Chân thành cảm ơn những đóng góp đứng đắn, hữu ích, và thiết thực của quý bạn.

Chũ trương và mục đích diễn đàn TPBQP VNCH: Chấp nhận mọi đề tài liên quan đến TPBQP VNCH và QLVNCH bao gồm Chính trị, tôn giáo, thể thao, âm nhạc, gia đình và xã hội, v.v..ngoại trừ KHIÊU DÂM. Tuyệt đối không được đã kích, bài bác, và mạ lỵ cá nhân, hội đoàn, và tôn giáo. Tôn trọng ý kiến của thành viên <nếu không thích vui lòng XÓA> đễ diễn đàn tiến triễn tốt đẹp, hữu ích, và hiệu quã.

Người đăng hay chuyển tin hoàn chịu trách nhiệm vê nội dung tin tức.
Moderator: TPBQPVNCH@gmail.com.
Ghi tên gia nhập, email: tpbqp+owners@googlegroups.com;
Không muốn nhận email nữa, email: <tpbqp+unsubscribe@googlegroups.com>.
Đăng bài, email: tpbqp@googlegroups.com,
Đọc các email đã đăng, vào: https://groups.google.com/d/forum/tpbqp
BLOG: http://www.
---
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "1 Thương Phế Binh/Quã Phụ VNCH <TPBQP VNCH>" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to tpbqp+unsubscribe@googlegroups.com.
To post to this group, send email to tpbqp@googlegroups.com.
Visit this group at https://groups.google.com/group/tpbqp.
To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/tpbqp/B59E4D1807914AF8855ED7CB8E9CEB69%40tranaf9483c4ef.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.

--
Hân hoan chào đón và cảm ơn những đóng góp đứng đắn, hữu ích, và thiết thực của bạn. DĐKT dành cho tất cã mọi người để đóng góp những đề tài liên quan đến kinh tế cũng như tôn giáo, chính trị, y tế-sức khỏe, đời sống gia đình-xã hội,giáo dục,giao thông, tình yêu,v.v..NGOẠI TRỪ KHIÊU DÂM. Không được đã kích, bài bác, và mạ lỵ cá nhân, hội đoàn, và tôn giáo. Tôn trọng ý kiến của thành viên <nếu không thích vui lòng XÓA > đễ diễn đàn tiến triễn tốt đẹp. Người đăng hay chuyển tin hoàn chịu trách nhiệm về nội dung tin tức.
Moderator: BDH9qt@gmail.com;
Cần lấy tên ra khỏi nhóm, email: usaelection+unsubscribe@googlegroups.com, và theo chĩ dẫn;
Đăng bài, email: usaelection@googlegroups.com;
Ghi tên gia nhập, email: usaelection+owners@googlegroups.com;
Đọc các email đã đăng, vào: https://groups.google.com/d/forum/usaelection;
---
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "1 DĐKT" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to usaelection+unsubscribe@googlegroups.com.
To post to this group, send email to usaelection@googlegroups.com.
Visit this group at https://groups.google.com/group/usaelection.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
Phu Hoang <phuhoang38@yahoo.com>: May 23 06:26AM 

On Sunday, May 22, 2016 11:03 PM, Giau Mai <giauthanhmai@gmail.com> wrote:



---------- Forwarded message ----------
From: thanh pham <muoithanh@yahoo.com>
Date: 2016-05-22 13:33 GMT-05:00
Subject: Fw: 1 DĐKTTG Giới trẻ nói về chuyến thăm của Tổng thống Obama
To: Tung Pham <tungpham47@gmail.com>
Cc: Nam Tran Ky <namky8@hotmail.com>, "nutai75@hotmail.com" <nutai75@hotmail.com>, NgocThach <ngocthach@comcast.net>, Ut Huynh <uthuynh37@yahoo.com>, Kieuvantrieu <kieuvantrieu@gmail.com>, Hoan Le <hoan.le94@yahoo.com>, Tai Ly <taily41@hotmail.com>, Tin Bui <tinbui42@yahoo.com>, Howard Le <hoangkle@yahoo.com>, Giau Mai <giauthanhmai@gmail.com>, NGHIA VUONG <vuong511@yahoo.com>, "vuong09@cox.net" <vuong09@cox.net>, Nhon Nguyen <nhon37@hotmail.com>, Suoc Dang <suocdang@yahoo.com>, Tony Wu <wutony10@yahoo.com>




On Sunday, May 22, 2016 9:21 AM, Quyet Nong <nong4fam@gmail.com> wrote:



Giới trẻ nói về chuyến thăm của Tổng thống Obama
Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2016-05-22

Áp phích với bức chân dung của Tổng thống Mỹ Barack Obama được bán tại một phòng triển lãm tranh tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 21 tháng 5 năm 2016.
    Nghe Audio  

Lần thứ hai Hà Nội đón một Tổng thống nước Mỹ, và lần đón nào cũng long trọng, cũng là sự kiện lớn của quốc gia. Đặc biệt, lần đón Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam vào ngày 23 tháng 5 năm 2016 gần trùng với thời gian bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp tại Việt Nam. Nhưng theo một số bạn trẻ thì có vẻ như người dân quan tâm đến sự kiện đón Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam và gần như không để ý gì đến việc bầu cử cũng như ngày bầu cử đang được cổ động, kêu gọi rầm rộ bởi chính quyền từ trung ương tới địa phương. Vì sao lại có chuyện trái ngược như đang thấy?Một sự kiện lớn của dân tộc?Một bạn trẻ không muốn nêu tên, hiện sống tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, chia sẻ:
Chuyến thăm của các vị nguyên thủ của các cường quốc thì mở ra các cơ hội lớn về thương mại, đặc biệt là các hiệp định về thương mại toàn cầu.
- Hùng, quận Hà Đông, HN
“Sự kiện ông Obama đến thăm Việt Nam là một sự kiện rất lớn đối với Việt Nam. Một người giỏi, giàu có đến thăm mình thì mình phải đặt vấn đề là tại sao người ta đến thăm mình mà không thăm nhà khác. Điều này đáng tự hào, đáng mừng và phải xem đây là cơ hội lớn. Đây cũng là cơ hội cân bằng trên biển Đông, nhìn chung đây là một cơ hội lớn.”Theo bạn trẻ này, sự kiện Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Việt Nam là một sự kiện lớn của dân tộc. Bởi lẽ hơn bao giờ hết, dân tộc Việt Nam đang đứng trước thảm họa mất nước bởi nhiều lý do, trong đó tương quan lực lượng cũng như vũ khí giữa Việt Nam và Trung Quốc chênh lệch quá lớn. Đa phần vũ khí trong kho khí tài của quân đội Việt Nam nếu là loại xịn một chút thì đều là do Mỹ để lại. Trong khi đó, chiến tranh trên biển Đông nếu xảy ra, vấn đề kĩ thuật sẽ là vấn đề then chốt. Bởi địa hình biển bao la và không có núi rừng ẩn nấp nên chiến tranh du kích theo bổn cũ của quân đội Cộng sản Việt Nam sẽ trở nên lạc hậu và không dùng được.Hiện tại, nếu như Mỹ đưa ra quyết định giải trừ cấm vận vũ khí cho Việt Nam thì chắc chắn trong một thời gian gần thôi, tiếng nói của Việt Nam trên biển Đông sẽ chuyển theo chiều hướng tích cực. Vấn đề không dừng ở phản đối suông và lời phản đối của Việt Nam khi ngư dân Việt gặp sự đâm tàu, đánh phá trên biển Đông sẽ có sức nặng hơn so với bây giờ.Bạn trẻ này nói rằng hơn bao giờ hết, những người quan tâm về vận mệnh quốc gia, dân tộc đều mong mỏi Việt Nam sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ. Vì hơn ai hết, là một người dân nước Việt, sống qua hai thời kỳ kinh tế tập trung xã hội chủ nghĩa và thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chịu tác động của khối Cộng sản anh em, các bạn trẻ có kinh nghiệm về hai thời kỳ này đều mong mỏi đất nước sớm đổi mới để được văn minh, tiến bộ và quật cường.Một bạn trẻ khác tên Hùng, sống ở quận Hà Đông, Hà Nội, chia sẻ thêm:Poster có hình cuốn sách Lãnh đạo phong cách Barack Obama của Shel Leanne dịch sang tiếng Việt trước một cửa hàng sách ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 21 tháng 5 năm 2016. AFP PHOTO“Chuyến thăm của các vị nguyên thủ của các cường quốc thì mở ra các cơ hội lớn về thương mại, đặc biệt là các hiệp định về thương mại toàn cầu. Hi vọng nhà nước sẽ điều chỉnh kịp thời để không đánh mất cơ hội. Rất tiếc là các cái lộ trình để đuổi kịp thế giới ở Việt Nam đều diễn ra rất chậm, điều này dễ dẫn đến đánh mất cơ hội…”Theo Hùng, chuyến thăm của Việt Nam của ông Tổng thống Mỹ được người dân quan tâm hơn là việc bầu cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Hùng nói rằng hầu hết trong các cuộc trò chuyện, các buổi cà phê mà Hùng tham gia, câu chuyện người ta bàn tán vẫn là việc Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hơn 800 người và đề tài ông sẽ thảo luận với nhà nước Việt Nam sẽ là gì, ông sẽ mở ra trang mới gì cho vấn đề nhân quyền và sức mạnh quân đội Việt Nam trên biển Đông.Bởi theo Hùng, vấn đề sức mạnh của quân đội Việt Nam trên biển Đông là vấn đề tối thiết hiện nay, nó liên quan đến sự sống còn của dân tộc. Bởi theo như Hùng biết thì chuyến đi này cùa Tổng Thống Obama sang Việt Nam sẽ thảo luận với chính quyền trung ương Việt Nam xoay quanh ba vấn đề gồm kinh tế, giải trừ vũ khí và nhân quyền. Đặc biệt, vấn đề nhân quyền được Tổng thống đặt lên hàng đầu. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả là vấn đề giải trừ cấm vận vũ khí hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ mở trói cho nhân quyền Việt Nam của nhà cầm quyền trung ương Việt Nam. Hơn nữa, theo chỗ Hùng quan sát thì thảo luận TPP cũng có liên quan đến nhân quyền, công đoàn độc lập do chính người lao động bầu lên và quyền của người lao động. Một khi TPP được kết nối với Việt Nam và lệnh giải trừ cấm vận vũ khí sát thương của Tổng thống Mỹ có hiệu lực cũng có nghĩa là người dân Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, chí ít là về tự do ngôn luận, tự do báo chí và đảm bảo nhân quyền.Theo Hùng, có lẽ do nhu cầu bức thiết về nhân quyền trong nước và sức mạnh quân sự đối ngoại, đặc biệt là trên biển Đông của hầu hết người dân Việt Nam, nói chính xác hơn là nhu cầu được sống an toàn, đảm bảo an ninh và không lo sợ ngoại xâm. Chính những nhu cầu này đã làm động lực thúc đẩy người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trí thức trẻ có quan tâm đến đất nước háo hức đón đợi Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam.Các bạn trẻ mong điều gì?Một bạn trẻ tên Hải, sống ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, chia sẻ:
Mỹ chuyển trục về phía Việt Nam là một cơ hội để Việt Nam vươn dậy. Nhìn chung đây là một chuyến đi có nhiều cơ hội mới cho Việt Nam.
- Hải, quận Hoàng Mai, HN
“Thứ nhất là vấn đề biển Đông thì ông ấy sang đây sẽ gắn kết quan hệ Việt – Mỹ để xây dựng Việt Nam thành một đối trọng của Trung Quốc, bởi hiện nay Trung Quốc cũng vươn lên ngang tầm với Nga, cũng đứng vào diện ngang hàng với Mỹ. Trong khi đó vấn đề tự do hàng hải và kinh tế biển trong thập kỉ tới sẽ rất quan trọng đối với khu vực. Chính vì vậy, Mỹ chuyển trục về phía Việt Nam là một cơ hội để Việt Nam vươn dậy. Nhìn chung đây là một chuyến đi có nhiều cơ hội mới cho Việt Nam.”Theo Hải, vấn đề một bạn trẻ như Hải và nhiều bạn trẻ khác mà Hải từng trò chuyện mong mỏi là giữa Mỹ và Việt Nam sẽ có một mối quan hệ tốt đẹp và gần gũi hơn sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Bởi vì không có gì đáng quí hơn cho một đất nước nghèo nàn và lạc hậu, nạn tham nhũng tràn lan như Việt Nam hiện tại bằng việc chơi thân với một quốc gia tiến bộ, dân chủ.Bởi theo nhận định của Hải, việc một quốc gia này kết thân với một quốc gia khác có liên quan đến vận mệnh và tương lai của đất nước đó. Nó cũng giống như một con người trong xã hội chọn bạn bè, nếu chọn phải anh bạn cù nhầy và hung hãn thì hệ lụy của việc chơi với bạn sẽ xấu hơn là chọn được một người bạn tiến bộ, sống có đạo đức, văn hóa. Điều này sẽ tạo ra ảnh hưởng lâu dài cũng như việc tự than của mối quan hệ kiến tạo nên những quan hệ khác với những người bạn văn minh, tiến bộ khác.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/young-hanoians-on-obama-visits-gm-05222016092727.html









--
Hân hoan chào đón và cảm ơn những đóng góp đứng đắn, hữu ích, và thiết thực của bạn. DĐKT dành cho tất cã mọi người để đóng góp những đề tài liên quan đến kinh tế cũng như tôn giáo, chính trị, y tế-sức khỏe, đời sống gia đình-xã hội,giáo dục,giao thông, tình yêu,v.v..NGOẠI TRỪ KHIÊU DÂM. Không được đã kích, bài bác, và mạ lỵ cá nhân, hội đoàn, và tôn giáo. Tôn trọng ý kiến của thành viên <nếu không thích vui lòng XÓA > đễ diễn đàn tiến triễn tốt đẹp. Người đăng hay chuyển tin hoàn chịu trách nhiệm về nội dung tin tức.
Moderator: BDH9qt@gmail.com;
Cần lấy tên ra khỏi nhóm, email: usaelection+unsubscribe@googlegroups.com, và theo chĩ dẫn;
Đăng bài, email: usaelection@googlegroups.com;
Ghi tên gia nhập, email: usaelection+owners@googlegroups.com;
Đọc các email đã đăng, vào: https://groups.google.com/d/forum/usaelection;
---
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "1 DĐKT" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to usaelection+unsubscribe@googlegroups.com.
To post to this group, send email to usaelection@googlegroups.com.
Visit this group at https://groups.google.com/group/usaelection.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
Quyet Nong <nong4fam@gmail.com>: May 23 06:41AM -0700 

Tổng thống Obama đến Hà Nội

RFA
2016-05-22

[image: Inline image 1]
Nghe Audio
<http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/president-obama-arrives-in-hanoi-05222016131108.html/052216-news.mp3>
[image: Phần âm thanh]
<http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/president-obama-arrives-in-hanoi-05222016131108.html/052216-news.mp3>

[image: 000_B29DH.jpg]
Tổng thống Mỹ Barack Obama rời khỏi Air Force One sau khi hạ cánh tại sân
bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội vào ngày 22 Tháng 5 năm 2016.
<http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/president-obama-arrives-in-hanoi-05222016131108.html/000_B29DH.jpg>
AFP
PHOTO


Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đến Hà Nội vào lúc 9:32 tối ngày 22 tháng
5 năm 2016 (giờ địa phương), khởi đầu chuyến viếng thăm Việt Nam kéo dài 3
ngày.

Theo chương trình được các viên chức Nhà Trắng nói với báo chí, sáng nay
Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ dự buổi lễ đón tiếp, trước khi hội đàm cùng Chủ Tịch
Nước Trần Đại Quang về nhiều đề tài khác nhau, trong đó có cả tình hình an
ninh khu vực và quốc tế. Sau hội đàm, 2 vị nguyên thủ sẽ có cuộc họp báo.

Cũng ngày hôm nay, Tổng Thống Obama sẽ gặp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của
Đảng Cộng Sản Việt Nam, gặp Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bà Chủ Tịch Quốc
Hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc hồi 1975, ông Obama là vị tổng thống
Hoa Kỳ thứ 3 ghé thăm Việt Nam. Hai vị tổng thống Mỹ khác cũng đã đến Hà
Nội là ông Bill Clinton hồi năm 2000, và ông George W. Bush hồi năm 2008.

Bên cạnh những hoạt động mang tính cách chính phủ và chính phủ, Tổng Thống
Hoa Kỳ còn dự kiến gặp gỡ thành viên xã hội dân sự, tuy không rõ là có bao
gồm các nhóm xã hội dân sự tự phát hay không.

Trong thời gian ở Hà Nội, Tổng thống Barack Obama sẽ có bài phát biểu về
quan hệ Việt-Mỹ, gặp mặt và nói chuyện với doanh nhân, sinh viên tại Trung
tâm Hội nghị Quốc tế.

Sau đó, Tổng thống Obama sẽ đến Thành Phố Hồ Chí Minh, tiếp xúc với thành
viên Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á, doanh nhân và cộng đồng doanh
nghiệp.

Những hoạt động này chứng tỏ nghị trình Việt Nam của Tổng thống Barack
Obama chú trọng tới phương cách để tăng cường quan hệ đối tác trên nhiều
lĩnh vực như kinh tế, nhân dân với nhân dân, an ninh, nhân quyền cùng các
vấn đề khu vực và thế giới.

Chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama diễn ra trong
bối cảnh căng thẳng đang xảy ra ở Biển Đông, vùng biển đang tranh chấp chủ
quyền giữa Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Ngay sau khi nhậm chức hồi đầu năm 2009, Tổng Thống Obama quyết định thực
hiện chính sách chuyển trục về Châu Á, nhiều lần nói Châu Á-Thái Bình Dương
là khu vực quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ, đồng thời ông
cũng nhiều lần khẳng định sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại đây là điều
cần thiết phải làm để bảo vệ ổn định và hòa bình cho vùng đất huyết mạch
của nền kinh tế Hoa Kỳ và kinh tế toàn cầu.

Đối với Trung Quốc, Tổng Thống Obama và các viên chức cao cấp trong chính
phủ do ông lãnh đạo cũng thường xuyên lên tiếng phản đối chính sách quân sự
hóa Biển Đông mà Bắc Kinh đang thực hiện. Bên cạnh những lời phản đối đó,
Hoa Kỳ đã nhiều lần đưa tàu chiến và máy bay thám thính bay sát những khu
vực đảo Bắc Kinh tự nhận chủ quyền thuộc về họ.

Căng thẳng Biển Đông cộng với mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn giữa Hoa Kỳ
và Việt Nam dẫn đến câu hỏi lớn được đưa ra tại Washington D.C. trước khi
Tổng Thống Obama lên đường đi Hà Nội. Câu hỏi này là liệu ông Obama có dỡ
bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận võ khí mà Hoa Kỳ đang áp dụng với Việt Nam hay
không.

Trước khi Air Force One cất cánh hồi trưa Thứ Bảy vừa rồi, có những dấu
hiệu cho thấy nhiều khả năng Tổng Thống Obama sẽ loan báo quyết định bãi bỏ
cấm vận, nhưng đến giờ vẫn chưa rõ ở mức độ nào, tức chỉ bãi bỏ một phần
hay sẽ dỡ bỏ hoàn toàn.

Hai ngày trước đây, một nhà ngoại giao Châu Á yêu cầu không nêu tên nói với
Đài Á Châu Tự Do chúng tôi rằng theo ông biết, Tổng Thống Obama sẽ loan báo
dỡ bỏ lệnh cấm vận võ khí đối với Việt Nam, nhưng với một số điều kiện đi
kèm.

Nhà ngoại giao Châu Á nói tiếp điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ bãi bỏ từng
phần, bãi bỏ tới đâu, ở mức độ nào thì tùy thuộc vào thiện chí của phía
Việt Nam.

Trước ngày Tổng Thống Hoa Kỳ lên đường sang thăm Việt Nam, một số vị dân cử
Dân Chủ lẫn Cộng Hòa cùng với các tổ chức tranh đấu, bảo vệ quyền làm người
đã lên tiếng kêu gọi Tổng Thống Obama đừng vội bãi bỏ cấm vận võ khí, cho
tới khi Việt Nam cải tiến tình trạng nhân quyền.

Những lá thư gửi cho Nhà Trắng đều nhắc đến sự kiện vẫn còn những nhà tranh
đấu ôn hòa bị công an Việt Nam bắt giữ, bị bỏ tù, quản chế, kêu gọi Tổng
Thống Obama nên đòi hỏi Hà Nội tức khắc trả tự do cho những tù nhân lương
tâm đang bị giam cầm.

Thứ Sáu tuần trước, Hà Nội đã trả tự do cho một nhà tranh đấu nổi tiếng là
Linh Mục Nguyễn Văn Lý, và điều này được nhiều người bình phẩm, gọi là món
quà của Đảng Cộng Sản Việt Nam dành cho ông Obama trước khi ông đến Việt
Nam.

Bên cạnh việc trả tự do cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Ban Việt Ngữ Đài Á Châu
Tự Do chúng tôi cũng được biết là nhà nước Việt Nam cũng đề nghị thẳng với
một số tù nhân lương tâm, nói sẽ cho họ ra khỏi trại giam nhưng với điều
kiện phải đồng ý rời Việt Nam, sang Hoa Kỳ định cư.

Ít nhất 2 trường hợp được giới thạo tin ở Washington nói đến, là trường hợp
của anh Trần Huỳnh Duy Thức và trường hợp của anh Nguyễn Văn Đài. Cả 2 nhân
vật này đều từ chối đề nghị của phía công an, và anh Trần Huỳnh Duy Thức
còn tuyên bố sẽ tuyệt thực để phản đối hành động mà công an đối xử với ông
trong tù.

Trong thư đề ngày 19 tháng Năm năm 2016 gửi Tổng Thống Hoa Kỳ, ông Brad
Adams, Giám Đốc Khu Vực Châu Á của Human Rights Watch nói rõ Tổng Thống
Obama phải cương quyết đòi hỏi Việt Nam trả tự do cho những nhà hoạt động
ôn hòa, cũng như đòi hỏi Việt Nam không được sách nhiễu những nhà tranh đấu
và phải chấm dứt cách hành xử buộc tù nhân lương tâm phải sống lưu vong.

Anh Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang thụ án 16 năm tù với cáo buộc hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền. Anh Nguyễn Văn Đài bị bắt từ giữa tháng Mười Hai
năm ngoái, đến giờ thân nhân vẫn chưa biết anh đang bị giam giữ ở đâu.

Chuyên cơ Air Force One chở Tổng Thống Hoa Kỳ hạ cánh ở phi trường Nội Bài,
Hà Nội, chỉ ít giờ đồng hồ sau khi cuộc bầu cử quốc hội và hội đồng nhân
dân các cấp vừa mới kết thúc.

Tin chúng tôi ghi nhận được cho hay cuộc đếm phiếu đã bắt đầu từ lúc 7 giờ
tối chủ nhật, ngày 22 tháng 5, tức ngay sau khi các phòng phiếu đóng cửa.

Kết quả chính thức sẽ được công bố trễ nhất là 20 ngày sau đó.

Được chú ý đến nhiều nhất là cuộc bầu chọn 500 đại biểu quốc hội trong số
870 ứng cử viên, tất cả đều được đảng đưa ra tranh cử hay chấp thuận cho
ghi danh tranh cử. Số ứng cử viên độc lập chỉ có 11 người.

Như thường lệ, truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin nói tỷ lệ cử tri đi
bầu rất cao, tất cả các tình thành đều ở mức 90% trở lên.

Một số nhà hoạt động mà Ban Việt Ngữ chúng tôi tiếp xúc được nói rằng họ
tẩy chay bầu cử, không chấp nhận lối “đảng cử dân bầu”.



http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/president-obama-arrives-in-hanoi-05222016131108.html
Quyet Nong <nong4fam@gmail.com>: May 23 06:41AM -0700 

Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam

RFA
2016-05-23
[image: 000_B41EV-622.jpg]
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ Tịch Nước Việt Nam Trần Đại Quang tại
cuộc họp báo chung ở Hà Nội hôm 23/5/2016.
AFP

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã kết thúc ngày làm việc đầu tiên của ông
tại Hà Nội, với những cuộc gặp gỡ cùng những nhân vật lãnh đạo đảng, nhà
nước và chính phủ Việt Nam, đồng thời loan báo quyết định bãi bỏ cấm vận võ
khí đã được áp dụng với Việt Nam trong 50 năm qua.

Lên tiếng trong cuộc họp báo cùng Chủ Tịch Nước Việt Nam là ông Trần Đại
Quang, Tổng Thống Hoa Kỳ nói quyết định của ông sẽ giúp Việt Nam cơ hội
tiếp cận với những loại võ khí cần thiết phải có để tự vệ, đồng thời cũng
thể hiện cam kết của Hoa Kỳ nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Việt
Nam, trong đó bao gồm cả quan hệ mạnh mẽ về quốc phòng trong những năm tới.

Tuy nhiên, cũng trong lời phát biểu, Tổng Thống Obama nói rõ 2 điều, thứ
nhất là cũng giống như các đối tác quân sự khác, những thương vụ mua bán võ
khí sẽ có những đòi hỏi khắt khe, trong đó có cả những đòi hỏi liên quan
đến nhân quyền, và thứ nhì là quyết định bán võ khí cho Việt Nam sẽ được
Washington cứu xét tùy trường hợp.

Tổng Thống Hoa Kỳ cũng nói thêm rằng hai chính phủ Washington và Hà Nội
nhất trí thúc đẩy hợp tác quân sự song phương, trong đó bao gồm việc huấn
luyện cảnh sát biển, cung cấp tầu tuần tra, hợp tác chặt chẽ hơn trong
những công tác nhân đạo, phòng chống thiên tai.

Tổng Thống Hoa Kỳ cũng nói rằng quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận võ khí không
phụ thuộc vào yếu tố Trung Quốc hoặc bất kỳ yếu tố nào khác, vì điều quan
trọng nhất là Washington mong muốn hoàn tất những điều cần phải làm trong
tiến trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Ông nhấn mạnh trong thời gian qua, hai bên đã đạt được những tiến bộ đáng
kể, tin tưởng, tôn trọng nhau hơn, hợp tác tốt đẹp trong nhiều lãnh vực từ
kinh tế, thương mại, an ninh cũng như ở các khu vực khác, do đó, ông tin
rằng 2 nước cùng bước vào một giai đoạn quan trọng mới, và không nên duy
trì bất kỳ lệnh cấm vận nào cả.

Về vấn đề nhân quyền, Tổng Thống Hoa Kỳ nói rằng 2 bên vẫn còn những khác
biệt, nhưng ông cho hay Việt Nam đã có những tiến bộ trong lãnh vực này.

Trong cuộc họp báo, Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang nói rằng Việt Nam hoan
nghênh quyết định dỡ bỏ cấm vận võ khí, gọi đó là bằng chứng hai nước đã
hoàn toàn bình thường hóa quan hệ.


[image: 000_B408J-400.jpg]
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama gặp gỡ và thảo luận với Chủ Tịch Quốc Hội
Nguyễn Thị Kim Ngân ở Hà Nội hôm 23/5/2016. AFP PHOTO.



Mặc dù Tổng Thống Obama nói quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận võ khí
đối với Việt Nam không phụ thuộc vào yếu tố Trung Quốc, nhưng tất cả các
nhà quan sát đều cho rằng đây là một quyết định mang tính chiến lược, không
chỉ giúp Việt Nam và Hoa Kỳ đến gần với nhau hơn, mà còn chứng tỏ cả
Washington và Hà Nội chia sẻ quan điểm về tình hình an ninh khu vực, trong
bối cảnh Trung Quốc ngày càng có những hành động gây căng thẳng ở Biển
Đông, nơi Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền với một số nước Đông Nam Á,
trong đó có Việt Nam.

Về tình hình Biển Đông, Tổng Thống Hoa Kỳ nhắc lại rằng Washington không
nghiêng về phía nào trong cuộc tranh chấp, nhưng ông nhắc lại mọi tranh
chấp đều phải được giải quyết bằng thương thảo, ôn hòa, và không chấp nhận
chuyện nước lớn có những hành động hung hăng, ăn hiếp nước bé.

Ông không nêu rõ nước lớn ở đây là nước nào, nhưng mọi người đều hiểu ông
muốn nói tới Trung Quốc.

Tổng Thống Obama cũng cho biết hai chính phủ Mỹ và Việt Nam đồng ý với nhau
về quyền tự do hàng hải và hàng không phải được tôn trọng theo đúng quy
dịnh quốc tế.

Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho
hay hy vọng quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam sẽ giúp xây dựng hòa bình và ổn định
trong khu vực.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói điều này khi được hỏi về quyết
định dỡ bỏ cấm vận võ khí mà Tổng Thống Obama mới loan báo ngày hôm nay ở
Hạ Nội.

Nhưng trong bài bình luận phổ biến ngay sau đó, Tân Hoa Xã viết rằng Trung
Quốc hoan nghênh việc Việt Nam tăng cường quan hệ với những nước khác, kể
cả với Hoa Kỳ, nhưng nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không nên sử dụng quan hệ đó vào
mục tiêu đe dọa hay gây bất lợi đến quyền lợi chiến lược của một nước thứ
ba.

Bài bình luận của Tân Hoa Xã còn viết rằng với đại ý cho rằng những điều
Hoa Kỳ đang làm đã khiến cho một số quốc gia trong khu vực có ảo tưởng là
được hậu thuẫn của Mỹ để giương vây, khiến tình hình trở nên căng thẳng,
rối rắm hơn.

Bài bình luận nói rõ Việt Nam phải thận trọng khi quan hệ với Mỹ, vì Hoa Kỳ
có ý đồ, tức là không thành thật khi đến với Việt Nam.

Bài bình luận của Tân Hoa Xã có đoạn viết và chúng tôi xin được trích dẫn
nguyên văn như sau: “khi giúp Việt Nam xây dựng nền tảng kỹ nghệ và quốc
phòng, Hoa Kỳ tin rằng quốc gia Đông Nam Á này, tức Việt Nam, sẽ giúp
Washington thực hiện ý đồ ở Biển Đông”.

Từ năm ngoái, Hoa Kỳ đã thực hiện chiến dịch tự do hàng hải tại biển Đông
bằng cách cho các tàu chiến của mình đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo
nhân tạo mà Trung Quốc cho xây lấp ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với
các nước. Lần gần đây nhất Hoa Kỳ cho thực hiện chiến dịch này là vào tháng
khoảng đầu tháng này khi tàu USS William P. Lawrence của Mỹ đi qua đá Chữ
Thập thuộc quần đảo Trường Sa.

Trở lại với ngày làm việc đầu tiên tại Hà Nội của Tổng Thống Hoa Kỳ Barack
Obama, ngay sau cuộc hội đàm với Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang của Việt Nam,
hai vị nguyên thủ đã chứng kiến buổi lễ ký kết thỏa thuận thương mại giữa
các công ty Mỹ và Việt Nam.

Tin từ Nhà Trắng cho hay trị giá những thỏa thuận thương mại mới được ký
kết sáng nay lên đến 16 tỷ đô la.

Trong số những thỏa thuận mới được ký kết, công ty Boeing Mỹ sẽ bán 100
chiếc phi cơ cho công ty hàng không VietJet, công ty Pratt&Whitney sẽ lắp
ráp 135 động cơ máy bay loại tối tân cho công ty hàng không VietJet, và
công ty GE Wind sẽ cùng với chính phủ Việt Nam xây nhà máy điện chạy bằng
sức gió, với công xuất 1.000 megawatt.

Vẫn theo các viên chức Nhà Trắng, thỏa thuận giữa công ty Boeing và VietJet
sẽ giúp tạo 60.000 việc làm cho người dân Mỹ, và hợp đồng giữa GE Wind với
chính phủ Việt Nam được xem là bằng chứng hợp tác giữa hai nước về môi
trường và nhiên liệu sạch.

Ngoài cuộc găp với Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack
Obama cũng đã gặp và thảo luận với ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc, và Bà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do chúng tôi được biết sáng hôm nay, công an Hà
nội đã bắt giữ nhà báo tự do Đoan Trang tại sân bay Nội Bài, khi cô từ Sài
Gòn trở về Hà Nội để sửa soạn cùng một số nhà vận động nhân quyền gặp Tổng
Thống Obama.

Theo dự định, cuộc gặp này diễn ra sáng mai, trước khi ông Obama vào Sài
Gòn.

Hiện vẫn chưa rõ nhà báo Đoan Trang bị giam giữ ở đâu.

Từ Bangkok, ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc Đặc Trách Châu Á của Tổ chức
Human Rights Watch nói rằng điều này chứng tỏ nhà cầm quyền Việt Nam không
tôn trọng nhân quyền, gọi quyết định dỡ bỏ cấm vận võ khí mà Tổng Thống Hoa
Kỳ mới loan báo sáng nay là món quà ông Obama thưởng cho những người không
xứng đáng nhận lãnh.


http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/obama-in-vietnam-first-day-05232016072034.html
Quyet Nong <nong4fam@gmail.com>: May 23 06:42AM -0700 

Tổng thống Obama đến Việt Nam, nêu bật cam kết với Châu Á

- In <http://www.voatiengviet.com/articleprintview/3341264.html>
- Ý kiến
<http://www.voatiengviet.com/content/obama-tham-vietnam-neu-bat-cam-ket-voi-chau-a/3341264.html#relatedInfoContainer>
- Chia sẻ:
<http://www.voatiengviet.com/emailtofriend/article/3341264.html?share=true>

[image: Tổng thống Obama nhận hoa khi bước xuống máy bay tại sân bay Nội
Bài ở Hà Nội, tối ngày 22/5/2016.]
<http://gdb.voanews.com/4EFCEC39-B341-4211-AEEA-6526C6A9A3B0_mw1024_s_n.jpg>
Tổng thống Obama nhận hoa khi bước xuống máy bay tại sân bay Nội Bài ở Hà
Nội, tối ngày 22/5/2016.
An Tôn <http://www.voatiengviet.com/author/25496.html>

23.05.2016


[image: Tổng thống Obama nhận hoa khi bước xuống máy bay tại sân bay Nội
Bài ở Hà Nội, tối ngày 22/5/2016.]
<http://gdb.voanews.com/4EFCEC39-B341-4211-AEEA-6526C6A9A3B0_mw1024_s_n.jpg>

Tổng thống Obama nhận hoa khi bước xuống máy bay tại sân bay Nội Bài ở Hà
Nội, tối ngày 22/5/2016.
An Tôn <http://www.voatiengviet.com/author/25496.html>

23.05.2016HÀ NỘI—

Chuyên cơ Air Force One chở Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hạ cánh tại Hà
Nội đúng 9 giờ 30 tối 22/5. Tại phi trường quốc tế Nội Bài, ông Đào Việt
Trung, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Việt Nam, và ông Hà Kim Ngọc, Thứ
trưởng Ngoại giao Việt Nam, đã chào mừng ông Obama đến Việt Nam, bắt đầu
chuyến thăm sẽ kéo dài đến ngày 25/5. Sau đây là bài tường trình từ Hà Nội
của An Tôn.

Khi đoàn xe của Tổng thống Obama rời Sảnh VIP của phi trường Nội Bài, tòa
nhà chỉ dành để đón tiếp các quan chức và khách cấp cao, họ đi ngang qua
những dãy cột cờ treo quốc kỳ Mỹ và Việt Nam và hai bích chương lớn màu đỏ
mang các dòng chữ vàng “Nhiệt liệt chào mừng ngày bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021!” và “Bầu
cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp là trực tiếp góp
phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân”.

Dường như đó là một cách phía chủ nhà gây ấn tượng với phái đoàn cấp cao Mỹ
về việc người dân Việt Nam được thực hiện quyền bầu cử, lựa chọn những
người đại diện cho họ ở quốc hội và các hội đồng địa phương.

Đây là chuyến thăm thứ ba của một tổng thống Mỹ đương nhiệm tới đất nước
Đông Nam Á này kể từ sau năm 1975. Tổng thống Obama sẽ có lịch làm việc bận
rộn, bắt đầu với lễ đón chính thức và hội đàm vào ngày 23/5 với Chủ tịch
Việt Nam Trần Đại Quang, và dự kiến sau đó hai nhà lãnh đạo sẽ ký kết một
số thỏa thuận.
[image: Tổng thống Obama bước xuống sân bay Nội Bài từ Chuyên cơ Air Force
One, ngày 22/5/2016.]
<http://gdb.voanews.com/F68F0D8E-4937-461B-B0DF-296B882C052C_mw1024_s_n.jpg>
Tổng thống Obama bước xuống sân bay Nội Bài từ Chuyên cơ Air Force One,
ngày 22/5/2016.


Theo trình tự thời gian, Tổng thống Mỹ cũng sẽ gặp gỡ Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Cả ông Quang, bà Ngân và
ông Phúc đều mới tuyên thệ nhậm chức hồi đầu tháng 4 năm nay.

Cùng ngày 23/5, Tổng thống Obama sẽ gặp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Phú Trọng, người mà ông đã đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 7 năm
ngoái.

Sự kiện cuối cùng mà ông Obama thực hiện ở Hà Nội là phát biểu về quan hệ
Mỹ-Việt vào sáng 24/5 trước khoảng 2.000 khách là các nhà hoạt động xã hội,
cựu sinh viên du học Mỹ, cựu thành viên các chương trình của chính phủ Mỹ
và các khách khác.

Nêu kỳ vọng về bài phát biểu của ông Obama, chuyên gia kinh tế có nhiều ảnh
hưởng Lê Đăng Doanh nói với đài VOA:

“Tôi hy vọng đấy là một tuyên ngôn về mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng như sự cam kết của Hoa Kỳ ở châu Á, sự cam kết của
Hoa Kỳ bảo đảm hòa bỉnh, ổn định và tự do hàng hải và thực hiện các công
ước quốc tế về biển trên Biển Đông. Tôi cũng hy vọng Hòa Kỳ sẽ cam kết tiếp
tục hợp tác với Việt Nam, xây dựng một nền kinh tế Việt Nam phát triển bền
vững. Tôi cũng hy vọng là Hoa Kỳ sẽ có cam kết mạnh mẽ về việc thúc đẩy nền
dân chủ, nhân quyền và các giá trị khác mà cả hai nước đều đã có cam kết.”

Trong các ngày 24/5 và 25/5, Tổng thống Mỹ thăm thành phố Hồ Chí Minh, động
lực chính của nền kinh tế Việt Nam. Ông sẽ thăm Chùa Ngọc Hoàng, gặp một số
doanh gia trẻ của Việt Nam, tham gia một cuộc thảo luận nêu cao lợi ích của
hiệp định thương mại tự do Xuyên Thái Bình Dương TPP đối với cả hai nước,
và sẽ chủ tọa một cuộc hội thảo với các thành viên của Chương trình Thủ
lĩnh Trẻ Đông Nam Á YSEALI.

Chuyến thăm Việt Nam từ ngày 22/5 đến 25/5 là một phần trong chuyến công du
Á Châu lần thứ 10 của nhà lãnh đạo Mỹ. Rời Tp. HCMC, ông Obama sẽ đến thăm
Nhật Bản cho đến ngày 28.

Chuyến thăm diễn ra vào lúc ông chỉ còn tại nhiệm tổng thống đến tháng 1
năm 2017, sau khi nước Mỹ bầu ra tổng thống mới.
[image: Áp phích chào đón Tổng thống Obama trên đường phố Hà Nội.]
<http://gdb.voanews.com/101A793A-237C-4D9A-A6CA-7929BCA2E251_mw1024_s_n.jpg>
Áp phích chào đón Tổng thống Obama trên đường phố Hà Nội.


Với việc Mỹ sẽ có chính quyền mới trong khi những nhân vật quan trọng có
nhiều can dự với Việt Nam ngày một già đi và rời khỏi chính trường, một cố
vấn cấp cao về chính sách đối ngoại của Việt Nam nhận định trong thời gian
tới Việt Nam sẽ phải xây dựng mối quan hệ với các nhân vật có tầm ảnh hưởng
mởi ở Mỹ để tiếp tục duy trì đà tiến của quan hệ giữa hai nước.

Nhưng vị chuyên gia cố vấn cũng cho rằng hai nước chia sẻ những lợi ích
chung và đó là một nền tảng bền vững cho mối quan hệ.

Ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, thuộc Bộ
Ngoại giao Việt Nam, nói với VOA Việt ngữ:

“Tới đây muốn thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ sẽ cần phải có những người bạn mới,
sẽ phải rất mất công tìm kiếm những người bạn trong quốc hội, trong nhân
dân, trong các doanh nghiệp, trong đoàn thể. Nhưng rất may mắn là trong
chính sách tái cân bằng, với quan hệ kinh tế, thương mại ngày càng phát
triển, đặc biệt là chính sách hội nhập quốc tế mà đảng và nhà nước Việt Nam
đang khởi xướng và thực thi, đó là những tiền đề chủ quan và khách quan rất
quan trọng để cả hai bên có thể chia sẻ những lợi ích chung. Dù gì thì gì,
bạn gì đi nữa, phải có những cái chung. Mà chung về lợi ích sẽ là nền tảng
vững chắc nhất. Chúng tôi rất tin tưởng vào tương lai quan hệ Việt-Mỹ. Và
chúng tôi tin tưởng thế hệ trẻ hiện nay và trong tương lai giữa hai nước
Việt, Mỹ sẽ có nhiều thứ để chia sẻ”.

Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc nói chuyến thăm Việt Nam và Nhật Bản nêu bật
cam kết của Tổng thống Obama đối với chiến lược tái cân bằng sang châu
Á-Thái Bình Dương, và có mục đích gia tăng sự hợp tác về ngoại giao, kinh
tế và an ninh với các quốc gia trong khu vực.

*Tổng thống Obama đến Hà Nội:*

[image: Inline image 1]


http://www.voatiengviet.com/content/obama-tham-vietnam-neu-bat-cam-ket-voi-chau-a/3341264.html
Quyet Nong <nong4fam@gmail.com>: May 23 06:42AM -0700 

Tường trình biểu tình ở các tỉnh miền Trung

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA
2016-05-22

[image: Inline image 1]
Nghe Audio
<http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/protests-in-central-provinces-xn-05222016113337.html/052216-xn.mp3>
[image: Phần âm thanh]
<http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/protests-in-central-provinces-xn-05222016113337.html/052216-xn.mp3>


[image: YenThanh.jpg]
Người dân tại Yên Thành, tỉnh Nghệ An biểu tình.
<http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/protests-in-central-provinces-xn-05222016113337.html/YenThanh.jpg>
RFA
PHOTO


Các tỉnh miền Trung hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình như thế nào?

*An ninh bủa vây người hoạt động*

Từ Nghệ An cựu tù nhân Thái Văn Dung cho rằng, tuy các tỉnh miền Trung là
nơi trực tiếp hứng chịu vấn nạn ô nhiễm môi trường do công ty Formorsa xả
chất độc ra biển, nhưng việc người dân hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình là
rất khó xảy ra. Bởi vì, thứ nhất là cuộc biểu tình ngày hôm nay rơi vào
ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội XIV và Hội đồng Nhân dân các cấp, thứ nhì là
sự kiện Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến thăm Việt Nam, cho nên số lượng
người tham gia biểu tình sẽ rất ít.

Cựu tù nhân Thái Văn Dung kể cho chúng tôi nghe về việc anh bị an ninh
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An canh giữ, cản trở đi việc biểu tình, anh nói:

An ninh có gọi điện hỏi tôi anh có đi bầu cử không? Tôi trả lời rằng không
đi bầu, bởi chưa đi bầu đã biết kết quả thì đi bầu làm gì.
- Nhà báo Võ Văn Tạo

*“Cách đây mấy hôm và cả hôm nay, công an canh giữ tôi rất đông và rất
nhiều, những ai vào làng, vào nơi tôi sinh sống thì sẽ bị kiểm tra giấy tờ,
và tất cả các xe Taxi vào địa điểm này cũng bị công an kiểm tra giấy tờ, và
hỏi xem lý do vào làng là gì? Vào làng với mục đích gì? Và nếu trên xe có
bất cứ cái gì như thùng quà… thì sẽ bị công an kiểm tra.”*

Anh Nguyễn Văn Hải, một người hoạt động tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An,
nơi từng xảy ra cuộc biểu tình bảo vệ môi trường, nói với chúng tôi:

*“Bây giờ ở ngoài cổng, công an đã chặn ở ngay đầu ngõ, lúc chiều còn có 3
công an tỉnh về đây, rồi sau đó có công an xã canh giữ xung quanh nhà.”*

Từ huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, ông Lê Đình Lượng – một người hoạt động
cũng xác nhận rằng, trong những ngày gần đây, an ninh túc trực 24/24 để
canh giữ những người hoạt động taị đây. Ở đây có an ninh mặc sắc phục,
thường phục, thậm chí còn có cả côn đồ xuất hiện để gây gỗ với những hoạt
động.

Ông Lê Đình Lượng tiếp lời:

*“Ngày hôm qua có một em đi từ nhà tôi ra đường, đi được khoảng 3km em ấy
liền bị an ninh bắt giữ, sau vài giờ giam giữ và đánh đập, an ninh đã thả
em ra.”*

Từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo nói về tình trạng an ninh đối xử với những
người hoạt động tại đây:

*“Thường xuyên thì không, nhà tôi không có sự canh giữ thô bạo như ở Hà
Nội, Sài Gòn, nhưng tại Nha Trang một số người như blogger Mẹ Nấm - Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh bị công an canh giữ trước nhà, blogger Phạm Hải cũng thế,
mốt số anh em khác cũng vậy, họ bị an ninh gọi điện thoại đến can ngăn, hăm
he đủ thứ…*


[image: AnNinhNgheAn.jpg]
An ninh tại Nghệ An canh giữ, cản trở người dân đi biểu tình. RFA PHOTO



*Riêng với tôi họ chỉ hỏi bác có đi biểu tình hay không? Tôi trả lời rằng
tôi không biết được.”*

Được biết, trong những ngày gần đây, một số người dân đã gạch chéo thẻ cử
tri, nhàu hoặc xé nát thẻ cử tri để bày tỏ quan điểm tẩy chay cuộc bầu cử
mang tính hình thức *‘đảng cử - Dân bầu’*, những hình ảnh này xuất hiện
tràn lan trên mạng xã hội Facebook.

Nói về việc có đi bầu cử ĐBQH khóa 14 hay không, nhà báo Võ Văn Tạo kể lại:

“*Hôm qua, hôm kia an ninh có gọi điện hỏi tôi anh có đi bầu cử không? Tôi
trả lời rằng không đi bầu, bởi chưa đi bầu đã biết kết quả thì đi bầu làm
gì. Mặt khác, các văn bản quy phạm Pháp luật Việt Nam quy định việc bầu cử
chỉ là quyền chứ không phải là nghĩa vụ như người ta tuyên truyền bên
ngoài, đã là quyền lợi thì thích là làm, không thích là bỏ.”*

Tại Huế, tình trạng người dân bi an ninh canh giữ, cản trở người dân đi
biểu tình cũng xảy ra. Theo tin chúng tôi nhận được, facebooker Tiêu Kim
Thúy đã bị công an phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ - tỉnh Thừa Thiên Huế
bắt giữ vào lúc 23 giờ ngày 21/5/2016 vì người này đã đi in áo có logo Cá.
Hiện nay không ai biết người này đang bị giam giữ ở đâu.

*Biểu tình nhỏ tại Nghệ An*

Đúng 5 giờ chiều, một cuộc biểu tình nhỏ đã diễn ra tại huyện Yên Thành,
tỉnh Nghệ An. Từ cuộc biểu tình nhỏ này, ông Lê Đình Lượng cho chúng tôi
biết:

*“Hiện tại ở đây có khoảng hai đến 30 chục người, có vài người là an ninh
của huyện Yên Thành, họ đang khuyên người dân đừng đi biểu tình, an ninh
mặc sắc phục và thường phục đứng ở đây rất nhiều, họ cứ lượn đi lượn lại
xung quanh khu vực biểu tình. Và người dân ở đây bắt đầu tham gia hưởng ứng
cuộc biểu tình.”*

Người dân ở đây họ ngộ ra vấn đề về thực trạng của xã hội, cho nên lượng
người đi bầu cử rất ít, và lực lượng an ninh đã phải đi vận động các gia
đình ở đây đi bầu cử.
- Ông Lê Đình Lượng

Ông Lê Đình Lượng nói với chúng tôi về việc người dân tại nơi ông sống
hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình.

*“Người dân ở đây họ ngộ (thức tỉnh) ra vấn đề về thực trạng của xã hội,
cho nên lượng người đi bầu cử rất ít, và lực lượng an ninh đã phải đi vận
động các gia đình ở đây đi bầu cử, thế nhưng tại các điểm bầu cử cũng rất
vắng, sáng nay khoảng 9 – 10 giờ, tôi có đi chụp hình thì thấy như vậy.*

*Về vấn đề môi trường, mọi người cũng đã hiểu về việc nhà máy Formosa thải
chất độc hại ra môi trường biển khiến biển bị ô nhiễm nặng nề nên cá chết
rất nhiều, và điều này ảnh hưởng đến đời sống dân sinh trên diện rộng. Và
do người dân thấy được tầm ảnh hưởng đó nên họ đã xuống đường ôn hòa 3 – 4
lần để phản đối thái độ thờ ơ của chính quyền về vụ việc này.”*

Cuối cùng ông nói thêm, hiện nay lực lượng an ninh được điều động đến đông
hơn trước, và theo kế hoạch thì khoảng 6 giờ chiều người dân sẽ ngưng biểu
tình.

Chúng tôi tiếp tục liên lạc với cựu tù nhân Thái Văn Dung để hỏi về việc sẽ
gửi thông điệp gì nếu có cơ hội được gặp tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama,
cựu tù nhân Thái Văn Dung cho biết:

*“Một thông điệp là ‘Việt Nam cần thay đổi’, tôi muốn gửi đến Tổng thống Mĩ
và quốc tế rằng, Việt Nam chúng tôi cần thay đổi, thay đổi về cải cách
chính trị, kinh tế, chúng tôi muốn đa nguyên – đa đảng để xây dựng đất nước
phát triển.”*

Cựu tù nhân Thái Văn Dung khẳng định rằng, muốn thay đổi đất nước thì phải
dựa vào nội lực, dựa vào những người đấu tranh và dựa vào người dân. Tuy
nhiên cựu tù nhân Thái Văn Dung vẫn mong muốn tổng thống Hoa Kỳ Barack
Obama và Quốc tế làm điều gì đó, dù nhỏ nhoi để thúc đẩy tiến trình dân chủ
tại Việt Nam.

[image: Inline image 2]


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/protests-in-central-provinces-xn-05222016113337.html
Quyet Nong <nong4fam@gmail.com>: May 23 06:43AM -0700 

Chuyến đi về “Vùng Biển Chết”

Bởi Sapphire
20/05/2016




*DL - Có những điều chúng ta có thể đã hiểu biết rất nhiều về nó và không
còn nghi ngờ gì về điều đó nữa. Thì cho đến khi chúng ta trực tiếp cảm nhận
và trải nghiệm nó chúng ta mới có được những cung bậc cảm xúc cũng như cách
nhìn hoàn toàn khác. Đó là những gì tôi rút ra được sau chuyến đi 5 tỉnh
miền Trung trong cái mùa mà tôi gọi là “Mùa Biển Chết” và tôi đã thấy….*

Bờ biển Huế mùa cá chết. Ảnh: Dân Luận

*Thấy sự dối trá của truyền thông nhà nước*

Điều mà làm tôi thấy bối rối đầu tiên chính là những gì trên báo đài nói và
thực tế những gì người dân đang gặp phải. Trước chuyến đi, đôi lúc nhìn lên
tivi tôi thấy những thông báo hết sức lạc quan cho ngư dân miền Trung. Nào
là chính phủ đã hỗ trợ giúp đỡ người dân trong lúc khó khăn, nào là cấp
giấy chứng nhận cá sạch, nào là người dân đã mua cá trở lại với giá cao
v.v… Nhưng khi tiếp xúc thực tế thì tôi lại tự mình đặt câu hỏi – “Chuyện
gì đang xảy ra vậy?”. Nơi tôi bắt đầu cuộc hành trình chính là Đà Nẵng.
Mảnh đất mà tôi lớn lên… Nơi được cho là đáng sống nhất Việt Nam. Đây cũng
là nơi mà truyền thông cho rằng không chịu ảnh hưởng từ sự việc thủy hải
sản chết hàng loạt. Nhưng khi tôi tiếp xúc với những con người mà cuộc sống
gắn liền với con cá, con tôm thì thực sự mới thấy được thực tế nó khác với
báo đài như thế nào. Từ ngư dân cho đến tiểu thương đang điêu đứng vì thảm
họa môi trường. Ngư dân đi biển về cá, tôm bán không được giá. Tiểu thương
ra chợ thì ế chổng chơ cuộc sống khó khăn là vậy mà báo đài chỉ toàn đưa
những thứ tươi đẹp hồng che mắt người dân.

Sự dối trá. Đó chính là trải nghiệm đầu tiên mà tôi thấy được. Làm sao
chính quyền lại có thể làm việc thiếu trách nhiệm như vậy được? Tại sao lại
dối trá trên sự đau khổ của người dân? Nếu như họ không bán được hàng và
hằng ngày phải đổ đi số tài sản 4, 5 triệu đồng mà chính quyền lại rêu rao
rằng cuộc sống của họ ổn định và không ai biết họ khó khăn để mà quan tâm
thì phải chăng đây là một cách giết người không cần dao súng?

*Thấy người dân sổ sở, điêu đứng*

Sự dối trá ngày một rõ rệt theo cấp số nhân khi tôi bắt đầu đi TT.Huế,
Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh. Người dân càng trở ra lại càng khó khăn hơn
ở Đà Nẵng rất nhiều lần. Ở Quảng Bình. Có một sự việc mà tôi không thể nào
quên được và nó ám ảnh tôi đến tận bây giờ. Tôi được một ngư dân mời vào
nhà chơi, đúng lúc gia đình này đang dùng cơm trưa. Bữa cơm không thể đạm
bạc hơn khi gia đình này chỉ dùng cơm với mì gói. Nhìn thấy bữa ăn đó bên
cạnh là hai vợ chồng nghèo và những đứa con thơ dại. Cả nửa tháng nay chúng
không được ăn một miếng thịt nào. Nếu các bạn chứng kiến được cảnh tượng đó
chắc chắn sẽ có nhiều người không cầm được nước mắt.

Người ngư dân vừa vay 4 tỷ đồng để đống tàu đánh cá chỉ đi được vài chuyến
mà lại gặp thảm kịch này. Chưa đến nửa tháng mà đã lỗ hơn 6 trăm triệu.
Tiền trả ngân hàng còn không có thì lấy gì mà nuôi con? Chưa dừng lại ở đó.
Trong lúc cả nhà đang dùng cơm thì trên tivi đang chiếu chương trình thời
sự trưa đang chạy bản tin “chính quyền các địa phương tích cực hỗ trợ người
dân các tỉnh gặp thiệt hại. Người dân đã ổn định lại cuộc sống và an tâm
sản xuất”. Lúc đó trong con người tôi chợt bùng lên rất nhiều cảm xúc. Tức
giận, căm phẫn, nỗi buồn, sự đau đớn và trên hết đó chính là sự kinh tởm.
Kinh tởm với sự dối trá, sự vô cảm và làm việc vô cùng thiếu trách nhiệm
của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Một nhà nước không có lương
tâm và tội ác đang ngày càng trở nên nặng nề hơn khi mà dường như ngoài ngư
dân ra hàng triệu người khác đều không biết về số phận bi thảm của những
người là đồng bào, máu thịt của họ.

Sinh ra ở Việt Nam đúng là một định mệnh nghiệt ngã. Số phận của ngư dân
cũng như tiểu thương buôn bán thủy hải sản trong 5 tỉnh chịu thiệt hại đang
ngàn cân treo sợi tóc mà chính quyền từ trung ương đến địa phương đã không
hỗ trợ mà lại còn cố gắng che đậy, bưng bít thông tin. Phải chăng nhà cầm
quyền đang cố tình đẩy họ vào con đường chết? Nếu quý độc giả muốn nhìn
thấy rõ khó khăn của những người đang chịu thiệt hại thì xin hãy xem các
bài viết mà ban biên tập Dân Luận đã tổng hợp từ chuyến đi của tôi trên
trang danluan.org để có cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn.

*Bị tấn công vì chụp ảnh*

Phóng viên Dân Luận bị tấn công khi đi lấy tin ở vùng Biển miền Trung. Ảnh:
Dân Luận

Từ lúc xuất phát tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận những người dân
đang chịu thiệt hại bởi thảm họa môi trường này. Cụ thể là ở những khu chợ,
những khu tập kết của những thuyền bè đánh bắt thủy hải sản. Lực lượng an
ninh mang thường phục được bố trí rất đông đặc biệt là ở Hà Tĩnh. Nơi đây
huy động cả cảnh sát lẫn bộ đôi biên phòng được bố trí ở bãi biển và sung
quanh Fomosa. Sẵn sàng bắt bớ những nhà báo về đây lấy tin.

Huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Khi tôi tiếp cận khu vực biển Mỹ Thủy vào
lúc cũng chạng vạng tối. Một tàu cá vừa cập bến tôi đến để lấy thông tin
thì bị một nhóm an ninh thường phục ập đến và đánh trọng thương. Người dân
ở đây cho biết rằng không chỉ riêng tôi mà 2 3 nhà báo khác cũng bị hành
hung tại đây. Có người bị nặng hơn. Qua đó có thể thấy một điều rằng là
chính quyền không những làm việc vô trách nh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét