Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

HOÀ BÌNH KHÔNG DANH DỰ – NƯỚC MỸ ĐÃ BỘI ƯỚC VNCH (Mark Morgan- VNM dịch))

HOÀ BÌNH KHÔNG DANH DỰ – NƯỚC MỸ ĐÃ BỘI ƯỚC VNCH (Mark Morgan- VNM dịch))


Lê Thy posted: "LGT của BVCV: Bài đăng dưới đây do Lê Thy đánh máy lại trích từ Nhật báo VIỆT NAM MỚI số 2238 ngày thứ bảy 25-04-2015 trang A1-A8-A12-A13. Xin cám ơn KQ Lê Phương Long đã chuyển tài liệu này cho LT. Nhìn lại cuộc chiến Việt Nam 40 năm sau khi Saigon "


HOÀ BÌNH KHÔNG DANH DỰ – NƯỚC MỸ ĐÃ BỘI ƯỚC VNCH (Mark Morgan- VNM dịch))

by Lê Thy
LGT của BVCV: Bài đăng dưới đây do Lê Thy đánh máy lại trích từ Nhật báo VIỆT NAM MỚI số 2238 ngày thứ bảy 25-04-2015 trang A1-A8-A12-A13. Xin cám ơn KQ Lê Phương Long đã chuyển tài liệu này cho LT.

HOÀ BÌNH KHÔNG DANH DỰ – NƯỚC MỸ ĐÃ BỘI ƯỚC VNCH (Mark Morgan- VNM dịch))

Posted on May 3, 2016 by 

LGT của Lê Thy: Bài đăng dưới đây do Lê Thy đánh máy lại trích từ Nhật báo VIỆT NAM MỚI số 2238 ngày thứ bảy 25-04-2015 trang A1-A8-A12-A13. Xin cám ơn KQ Lê Phương Long đã chuyển tài liệu này cho LT.

VNM_300475Nhìn lại cuộc chiến Việt Nam 40 năm sau khi Saigon bị bức tử

Hòa Bình không Danh Dự
Nước Mỹ đã bội ước VNCH

LTS: Tòa soạn nhận được bài viết: Peace without Honor, An American Betrayal của tác giả Mark Morgan, cựu sĩ quan không quân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam trong nhiệm vụ không kích Đường Mòn Hồ Chí Minh ở Hạ Lào trong giai đoạn từ tháng 10 năm 1968 đến tháng 10 năm 1969.
Là một nhân chứng lịch sử, một quân nhân Hoa kỳ có lương tâm, ông Morgan luôn thao thức trăn trở về cuộc tháo chạy, phản bội, bỏ rơi đồng minh một cách tức tưởi của chính phủ Mỹ lúc bấy giờ!
Năm nay, nhân kỷ niệm 40 năm ngày VNCH bị bức tử, ông Morgan đã bỏ công sưu tập lần lượt theo thứ tự thời gian, hàng loạt các văn thư của TT Johnson và Nixon đã nhân danh quốc gia Hoa Kỳ cam kết bảo vệ đến cùng đồng minh VNCH… nhưng than ôi(!), thay vì nghiêm chỉnh thực thi những hứa hẹn ấy thì lại là một loạt các bội ước, tháo chạy và bỏ rơi đồng minh VNCH của Hoa Kỳ… trước sự tấn công xâm lăng trắng trợn của CSVN và Trung cộng! Hành động nhẫn tâm bỏ rơi đồng minh của chính phủ và quốc hội Mỹ đã là một vết nhơ không thể biện minh và tẩy xóa trong lịch sử Hoa Kỳ!
Tác giả Mark Morgan đã đích thân đem bài viết của ông đến tòa soạn nhờ cậy đăng trên báo VNM, số đặc biệt kỷ niệm 40 năm, ngày VNCH bị bức tử như một lời tố giác trước dư luận và lịch sử về một sự bội phản của đồng minh HK, đúng như bức thư (viết bằng Anh ngữ) của ông gửi cho bổn báo để đăng (nguyên văn) dưới đây.
VNM xin cám ơn tác giả Mark Morgan và xin ân cần giới thiệu bài viết của Mark Morgan với độc giả xa gần như một nén hương lòng để chúng ta, dân tộc VN cũng như dân tộc Mỹ cùng nhau tưởng niệm ngày Quốc Hận thứ 40 của VN như một nghĩa cử ghi ơn, đòi phục hồi lại danh dự cho những chiến sĩ Việt Mỹ đã hy sinh cho lý tưởng Tự Do và đã bị phản bội.
Trân trọng
VNM
Dưới đây là nguyên văn thư Anh ngữ của ông Mark Morgan gửi bổn báo Việt Nam Mới:
Mrs. Kay Vu 
Vietnam Daily News
It was nice talking with you on Friday. As discussed, the attached article is submitted on the occasion of the 40th anniversary of the fall of Saigon on April 30, 1975. Whether your newspaper does or does not publish the article (edited or unedited), I would greatly appreciate your thoughts on what I have compiled.
The historical points in the article are part of the public record and are beyond dispute. In contrast, the opening and closing paragraphs are my own heartfelt opinion. That opinion does, however, coincide with what an ARVN veteran in Vietnam told me in 2011 when he said, America abandoned us. As you can see, the article was intended for submission to an American audience. Nevertheless, I thought that your newspaper might well be interested.
Brief background: I was an officer in the US Air Force deployed to Southeast Asia during the period October 1968 to October 1969. My assignment was to identify targets on the Ho Chi Minh Trail in Laos so that they could be interdicted by the US Air Force.
If you have any questions, please let me know. Thank you for your assistance.
Sincerely, 
Mark Morgan
Kính gửi bà Kay Vu 
Vietnam Daily News
Thật hân hạnh nói chuyện với bà hôm Thứ Sáu. Như đã thảo luận, bài viết kèm theo đây được chuyển tới bà nhân dịp tưởng niệm 40 năm, ngày Saigon sụp đổ vào 30 tháng Tư, 1975. Dù báo của bà đăng hay không đăng bài viết này (được chau chuốt lại hay không thay đổi gì cả), tôi vẫn rất tri ân những suy nghĩ của bà về những gì tôi đã biên soạn.
Những điểm lịch sử trong bài viết này nay đã trở thành hồ sơ công không còn tranh cãi gì nữa. Còn phần mở đầu và phần kết của bài là ý nghĩ từ tâm khảm tôi. Nhưng suy nghĩ ấy quả đã trùng hợp với suy nghĩ của một cựu quân nhân VNCH khi người này nói với tôi vào năm 2011 là “Mỹ quốc đã bỏ rơi chúng tôi.” Như bà có thể thấy, bài viết này có dụng ý nhắm vào độc giả Mỹ. Tuy nhiên, tôi nghĩ báo của bà cũng có thể quan tâm tới.
Vắn tắt về lý lịch: Tôi là sĩ quan US Air Force được chuyển sang Đông Nam Ả trong thời gian từ tháng Mười 1968 tới tháng Mười 1969. Công việc tôi được giao phó là xác định các mục tiêu trên “Đường Mòn Hồ Chí Minh” ở Lào để Không Lực Hoa Kỳ oanh tạc.
Nếu bà có câu hỏi gì, vui lòng cho tôi biết. Cảm ơn bà về sự giúp đỡ.
Thành kính, 
Mark Morgan
Nguyên văn bài viết của Mark Morgan:

Peace without Honor
An American Betrayal

April 30th marks forty years since the fall of Saigon and the end of the Republic of Vietnam. Before history is either forgotten by the passage of time that clouds the memory or manipulated by revisionists, it is timely to recount how America betrayed its ally and the honor of its men and women who served and died in the Vietnam War.
Neither America nor South Vietnam ever sought to impose a military defeat on North Vietnam. What was sought was an end to the conflict through negotiations in a way that would leave the people of South Vietnam the opportunity to decide their own future free from outside coercion or interference. Throughout the negotiating process ‘peace with honor’ became the theme of American policy in Vietnam. Indeed, the whole process of America’s disengagement had been designed to uphold American honor.
How then did America make peace without honor? How then did America betray its ally? How then did the sacrifices, the blood shed by Americans and Vietnamese, come to naught? History tells how.
  • Jul 1968 – a meeting in Honolulu between President Nguyen Van Thieu of South Vietnam and President Lyndon Johnson: The President had pledged support for South Vietnam “as long as the help is needed and desired.”
  • 14 May 1969 – a speech by President Richard Nixon announcing a new peace plan: “A great nation cannot renege on its pledges. A great nation must be worthy of trust. When it comes to maintaining peace, ‘prestige’ is not an empty word. I am not speaking of false pride or bravado – they should have no place in our policies. I speak rather of the respect that one has for another’s integrity in defending its principles and meeting its obligations.”
  • 31 Aug 1972 – a letter from President Nixon to President Thieu reassuring the South Vietnamese president that the United States would never dishonor the loss of so many American lives by deserting a brave ally: “At this delicate moment in the negotiations, let me assure you once again personally and emphatically, of the bedrock of the U.S. position: The United states has not persevered all this way, at the sacrifice of many American lives, to reverse course in the last few months of 1972. We will not do now what we have refused to do in the preceding three and a half years. The American people know that the United States cannot purchase peace or honor or redeem sacrifices at the price of deserting a brave ally. This I cannot do and will never do.”
  • 16 Oct 1972 – a letter from President Nixon to President Thieu: “In the period following the cessation of hostilities you can be completely assured that we will continue to provide your Government with the fullest support, including continued economic aid and whatever military assistance is consistent with the cease-fire provisions of this government. … I can assure you that we will view any breach of faith on their part with the utmost gravity; and it would have the most serious consequences.”
  • 14 Nov 1972 – a letter from President Nixon to President Thieu: “But far more important than what we say in the agreement on this issue is what we do in the event the enemy renews its aggression. You have my absolute assurance that if Hanoi fails to abide by the terms of this agreement it is my intention to take swift and severe retaliatory action.”
  • 5 Jan 1973 – a letter from President Nixon to President Thieu: “You have my assurance of continued assistance in the post-settlement period and that we will respond with full force should the settlement be violated by North Vietnam.”
  • 14 Jan 1973 – a letter from President Nixon to President Thieu: “… we will react strongly in the event the agreement is violated.”
  • 17 Jan 1973 – a letter from President Nixon to President Thieu: “Thirdly, the U.S. will react vigorously to violations of the Agreement.”
  • 23 Jan 1973: President Nixon announces that Henry Kissinger and North Vietnam’s Le Duc Tho had initialed an agreement in Paris “to end the war and bring peace with honor in Vietnam and Southeast Asia.”
  • 27 Jan 1973: ‘An Agreement ending the war and restoring peace in Vietnam’ was signed in Paris. The settlement included: a cease-fire throughout Vietnam; a ban on the infiltration of troops and war supplies into South Vietnam; the withdrawal of all foreign troops from Laos and Cambodia and a prohibition of troop movement through those countries (i.e., a ban on the use of Laotian or Cambodian base areas to encroach on the sovereignty and security of South Vietnam); the right to unlimited military replacement aid for the Republic of Vietnam; the eventual reunification of the country only through peaceful means; respect by North Vietnam for the South Vietnamese People’s right to self-determination; and no use of force to reunify the country.
  • North Vietnamese violations of the cease-fire by infiltrating men and supplies into South Vietnam began within a week of the signing of the agreement, and reconnaissance photos along with messages of urgent concern were sent to Washington.
  • 3 Apr 1973 – a meeting in San Clemente between President Thieu and President Nixon (from Nixon’s memoirs): “I fully shared his concern, and I assured him that we would not tolerate any actions that actually threatened South Vietnam.”
  • mid-April 1973: 35,000 fresh North Vietnamese troops had entered South Vietnam or nearby sanctuaries in Laos and Cambodia.
  • 31 May 1973: The United States Senate approved a bill to bar the use of supplemental appropriations from support of U.S. combat activities in or over Cambodia or Laos.
  • 26 Jun 1973: The House of Representatives passed an amendment tacked on to a continuing appropriations bill that barred U.S. combat activities not only over Cambodia and Laos but over North and South Vietnam as well.
  • 24 Oct 1973: United States intelligence reported that, since the cease-fire, North Vietnam military presence in South Vietnam had been built up by 70,000 men, 400 tanks, at least 200 artillery pieces, and 15 antiaircraft artillery.
  • 26 Dec 1973: Ambassador Graham Martin appealed directly to the White House for support to restore funds. Congress had cut the funds for the year to $900 million and Martin insisted that the original ceiling of $1.126 billion be restored and an additional $494.4 million be added for a total of $1.62 billion, “to reasonably discharge our commitments.”
  • 6 May 1974: The Senate voted 43-38 to adopt a Kennedy amendment to a Defense Department supplemental appropriations bill barring the use of funds to be spent in, for, or on behalf of any country in Southeast Asia.
  • 11 Jul 1974: Senator Edward Kennedy called for a 50 percent cut in economic aid to South Vietnam, from $943 million to $475 million.
  • 5 Aug 1974: President Nixon signed into law an aid ceiling of $1 billion for Vietnam for fiscal 1974 (ending 30 Jun 1974), reduced from the $1.6 billion originally requested. Not only was aid reduced, but the way it was to be allocated made it equivalent to only about one third of what it had been the previous year.
  • 9 Aug 1974: Richard Nixon resigned as president of the United States. Vice President Gerald Ford succeeded to the presidency.
  • 10 Aug 1974 – a letter from President Ford to President Thieu: “I do not think I really need to inform you that American foreign policy has always been marked by its essential continuity and its essential bipartisan nature. This is even more true today and the existing commitments this name has made in the past are still valid and will be fully honored in my administration.”
  • 11 Aug 1974: Congress appropriated just $700 million of the $1 billion authorized ceiling for Indochina that had been signed by President Nixon just six days earlier.
  • 28 Jan 1975: President Ford, in requesting a $300 million supplemental appropriations for military aid for Vietnam, revealed that North Vietnam had 289,000 troops in South Vietnam, and tanks, heavy artillery, and anti-aircraft weapons “by the hundreds.”
  • 12-13 Mar 1975: On 12 March the House Democratic Caucus voted 189-49 against additional military aid for South Vietnam and Cambodia. On 13 March the Senate Democratic Caucus voted 34-6 against any additional military aid in fiscal 1975.
  • 22 Mar 1975 – a letter from President Ford to President Thieu: “By their action, Hanoi is again seeking to undermine all that we have fought to achieve at enormous cost over the past ten years. Concurrently at stake is American resolve to support a friend who is being attacked by heavily armed forces in total violation of a solemn international agreement.”
  • 25 Mar 1975 – a letter from President Thieu to President Ford: “Hanoi’s intention to use the Paris Agreement for a military takeover of South Vietnam was well known to us at the very time of negotiating the Paris Agreement. You may recall that we signed it, not because we naively believed in the enemy’s good will, but because we trusted in America’s solemn commitment to safeguard the peace in Vietnam. Firm pledge was then given to us that the United States would retaliate swiftly and vigorously to any violation of the Agreement by the enemy. We consider those pledges the most important guarantee of the Paris Agreement. We know that the pledge is most crucial to our survival.” This was the last letter from President Thieu sent to an American President. It was never answered.
  • 10 Apr 1975 – President Ford, appearing before a joint session of Congress, appealed for nearly $1billion in additional aid to South Vietnam: “Members of the Congress, my fellow Americans, this moment of tragedy for Indochina is a time of trial for us. It is a time for national resolve. … Let us remember that our national unity is a most priceless asset. Let us deny our adversaries the satisfaction of using Vietnam to pit Americans against Americans. At this moment the United States must present to the world a united front.” As he spoke, two freshmen Democrats, Toby Moffett of Connecticut and George Miller of California, stood up and walked out of the chamber. The President’s request never got out of committee in either chamber.
  • 14 Apr 1975 – a meeting in Washington, requested by the Senate Foreign Relations Committee with President Ford, to discuss the situation in Southeast Asia: Delaware Democrat Joseph Biden said, “I will vote for any amount for getting the Americans out. I don’t want it mixed with getting the Vietnamese out.”
  • 23 Apr 1975 – a speech by President Ford to several thou­sand students at Tulane University in New Orleans: “America can regain the sense of pride that existed before Vietnam. But it cannot be achieved by refighting a war that is finished as far as America is concerned.”
  • Apr 1975: President Ford led the way to help the South Vietnamese refugees. Even then, the House of Representatives rejected his initial request for $507 million for transportation and care of refugees, and he had to mount a full-scale effort to change the mind of Congress. Senator George McGovern, Nixon’s Democratic opponent in 1972, said: “I think the Vietnamese are better off in Vietnam, including the orphans.”
As quoted above, the presidential letters constituted a consistently reiterated commitment from the elected leaders of the American people to the President of the Republic of Vietnam. They were a set of promises made on behalf of the American government and people by two Presidents. The letters were not merely an abstract set of promises – they were tools of American diplomacy used to influence and force decisions, create actions, and build expectations. The failure to honor them constitutes the betrayal of an ally unrivaled in American history.
Two basic promises, given verbally and in writing, were flaunted. The United States did not replace equipment lost or destroyed in the fighting against North Vietnamese violations of the Paris Agreement, nor did it retaliate with “full force” when North Vietnam flagrantly and systematically violated the Paris Agreement. As a signator, prime mover, and principal author of the Paris Agreement, the United States had a solemn obligation to sustain it. American decency, honor, and character warranted nothing less.
President John Kennedy, in his (“ask not what your country can do for you – ask what you can do for your country”) inaugural ađress, had proclaimed that America “shall pay any price, bear any burden, meet any hardship, support any friend, oppose any foe” in the cause of liberty, but he was wrong. America had found a price too high, a burden too heavy, a friend too unworthy, and a foe too intractable to continue to hold high in the cause of liberty.
But if not for the cause of liberty or the promises made to an ally, what of the article of faith held by members of the armed services that American military actions inevitably result in success? Disengagement in the face of an aggressive and hostile enemy, while not quite defeat, has the same effect. America did not shrink from calling her citizens to war, but once called, refused to sustain them with public support. If there was any immorality in the war in Vietnam, it was that a democratic nation sent her citizens to war, had them killed by the tens of thousands, and then dishonored the fallen and scorned the survivors. The names of the tens of thousands are forever recorded on the wall of the Vietnam Veterans Memorial. They did not ask their country; their country asked them. In my Cả Mỹ lẫn Nam Việt Nam mind’s eye I see them crying out and asking, “How do we get our honor back?” It’s a question that just isn’t going to go away.
Bản dịch Việt ngữ của VNM

Hòa Bình không Danh Dự 
Sự Phản Bội của Mỹ

30 tháng 4 năm nay là thời điểm đánh dấu 40 năm kể từ khi Sàigòn sụp đổ và chấm dứt Việt Nam Cộng Hoà. Trước khi lịch sử hoặc là bị quên lãng theo dòng thời gian bởi những đám mây mờ của ký ức, hoặc bị bóp méo bởi những người xét lại, giờ là lúc kiểm điểm lại xem Hoa Kỳ đã phản bội đồng minh của mình như thế nào và phản bội lại danh dự của những người đàn ông và đàn bà Mỹ đã phục vụ và chết trong Chiến Tranh Việt Nam ra sao.
Cả Mỹ lẫn Nam Việt Nam đều không hề tìm cách áp đặt sự bại trận quân sự lên Miền Bắc Việt Nam. Điều Mỹ và Nam Việt Nam tìm kiếm là sự chấm dứt cuộc chiến ấy qua các cuộc thương thuyết để từ đó nhân dân Miền Nam Việt Nam có cơ hội quyết định tương lai của riêng họ mà không cưỡng bức hay can thiệp bởi thế lực nào từ bên ngoài. Qua tiến trình thương thuyết ấy thì ‘hòa bình trong danh dự’ đã trở thành chủ đề của chính sách Mỹ tại Việt Nam. Thực ra, toàn thể tiến trình giải kết của Mỹ đã được hoạch định để duy trì danh dự cho Hoa Kỳ. Thế rồi Hoa Kỳ đã làm hòa bình mà không có danh dự như thế nào? Hoa Kỳ đã phản bội đồng minh như thế nào? Hoa Kỳ đã biến những sự hy sinh, máu xương của người Mỹ và người Việt đã đổ ra cho cuộc chiến ấy trở thành vô nghĩa như thế nào? Lịch sử kể cho ta về những điều ấy.
  • Tháng Bảy 1968 – Cuộc hội họp tại Honolulu giữa Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của Nam Việt Nam và Tổng Thống Lyndon Johnson: Tổng Thống Mỹ đã cam kết hỗ trợ cho Nam Việt Nam “chừng nào Nam Việt Nam còn muốn và cần tới” sự giúp đỡ ấy.
  • 14 tháng Năm 1969 – Bài diễn văn của Tổng Thống Richard Nixon loan báo một kế hoạch hòa bình mới: “Một quốc gia vĩ đại không thể thất hứa về những gì đã cam kết. Một quốc gia vĩ đại phải xứng đáng với sự tin cậy. Khi đến lúc duy trì hòa bình, ‘uy tín’ không phải là lời nói trống rỗng. Tôi không nói tới để kiêu hãnh giả tạo hay để làm ra vẻ can đảm thế thôi – chúng phải không có chỗ đứng nào trong các chính sách của chúng ta. Tôi muốn nói tới sự kính trọng của một người dành cho người khác về sự chính trực để bảo vệ các nguyên tắc và đáp ứng các nghĩa vụ của mình.”
  • 31 tháng Tám 1972 – Một văn thư của Tổng Thống Nixon gửi Tổng Thống Thiệu tái bảo đảm với tổng thống Nam Việt Nam là Hoa Kỳ sẽ không bao giờ làm mất danh dự của sự mất mát của nhiều người Mỹ bằng cách bỏ rơi một đồng minh can đảm: “Vào thời điểm tế nhị này trong các cuộc thương thuyết, một lần nữa đích thân tôi và tôi nhấn mạnh, tôi đoan chắc với ngài về nền tảng của lập trường Mỹ: Hoa Kỳ đã kiên trì như thế, với hy sinh của nhiều nhân mạng Mỹ như thế, để rồi chỉ trong ít tháng sau cùng của 1972 lại đảo ngược lại tiến trình ấy. Chúng tôi sẽ không làm vào lúc này những gì chúng tôi đã từ chối không làm trong ba năm rưỡi trước. Nhân dân Mỹ hiểu rằng Hoa Kỳ không thể mua hòa bình hay danh dự hay đền bù cho những hy sinh với cái giá là bỏ rơi một đồng minh can đảm.Điều này tôi không thể làm và sẽ không bao giờ làm.”
  • 16 tháng 10, 1972 – Một văn thư của Tổng Thống Nixon gửi Tổng Thống Thiệu: “Trong thời gian tiếp theo sự chấm dứt những sự thù nghịch ngài có thể hoàn toàn được đoan chắc là chúng tôi sẽ cung cấp cho chính phủ ngài sự hỗ trợ đầy đủ nhất, gồm cả viện trợ kinh tế được tiếp tục và bất cứ sự trợ giúp quân sự nào là nhất quán với tiến trình ngừng bắn của chính phủ này… Tôi có thể đoan chắc với ngài là chúng tôi sẽ coi bất cứ sự vi phạm nào của họ là tối quan trọng; và vi phạm ấy sẽ có những hậu quả nghiêm trọng nhất.”
  • 14 tháng 11, 1972 – Một văn thư của Tổng Thống Nixon gửi Tổng Thống Thiệu có đoạn: “Nhưng quan trọng hơn những gì chúng ta đề cập tới trong hiệp định về vấn đề này là những gì chúng tôi làm nếu như kẻ thù tái xâm lược. Ngài có sự cam đoan tuyệt đối của tôi là nếu Hà Nội không chấp hành những điều khoản của hiệp định này thì tôi sẽ có hành động trả đũa mau chóng và nghiêm khắc.”
  • 5-1-1973 – Một văn thư của Tổng Thống Nixon gửi Tổng Thống Thiệu: “Ngài có sự cam đoan của tôi về sự tiếp tục trợ giúp trong thời kỳ hậu thỏa thuận và rằng chúng tôi sẽ đáp ứng với toàn sức mạnh nếu như hiệp định này bị Bắc Việt vi phạm.”
  • 14-1-1973 – Một văn thư của Tổng Thống Nixon gửi Tổng Thống Thiệu: “… Chúng tôi sẽ phản ứng mạnh mẽ trong trường hợp hiệp định này bị vi phạm.”
  • 17-1-1973 – Văn thư của Tổng Thống Nixon gửi Tổng Thống Thiệu: “Thứ ba, Hoa Kỳ sẽ phản ứng mạnh mẽ đối với những vi phạm hiệp định này.”
  • 23-1-1973 – Tổng Thống Nixon loan báo Henry Kissinger và Lê Đức Thọ của Miền Bắc Việt Nam đã bắt đầu một hiệp định tại Paris “để chấm dứt cuộc chiến đem lại hòa bình trong danh dự tại Việt Nam và Đông Nam Ả.”
  • 27-1-1973 – “Một hiệp định chấm dứt cuộc chiến này và tái lập hòa bình tại Việt Nam” đã được ký kết tại Paris. Thỏa thuận bao gồm: cuộc đình chiến trên toàn cõi Việt Nam; cấm xâm nhập quân đội và đưa đồ tiếp vận chiến tranh vào Nam Việt Nam; triệt thoái toàn thể các lực lượng ngoại quốc ra khỏi Lào và Cam Bốt và cấm chuyển quân qua những quốc gia ấy (có nghĩa cấm sử dụng các căn cứ ở Lào hay Cam Bốt để vi phạm tới chủ quyền và an ninh của Nam Việt Nam); quyền thay thế viện trợ quân sự vô giới hạn cho Việt Nam Cộng Hòa; sự thống nhất đất nước chỉ có thể diễn ra qua các đường lối hòa bình; Miền Bắc Việt Nam tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam; và không sử dụng vũ lực để thống nhất đất nước.
  • Những vi phạm của Miền Bắc Việt Nam đối với sự đình chiến này bằng cách xâm nhập người và tiếp vận vào Miền Nam bắt đầu ngay trong vòng một tuần sau khi hiệp định được ký kết, và các hình ảnh do trinh sát chụp được cùng với các điện tín khẩn thể hiện lo ngại đã được gửi tới Washington.
  • 3-4-193 – Cuộc họp tại San Clemente giữa Tổng Thống Thiệu và Tổng Thống Nixon (theo hồi ký Nixon): “Tôi hoàn toàn chia xẻ sự lo ngại của ngài, và tôi cam đoan với ngài là chúng tôi sẽ không tha thứ cho bất cứ hành động nào đe dọa tới Nam Việt Nam.”
  • Giữa tháng 4-1973 – 35,000 quân Bắc Việt mới vào Miền Nam Việt Nam hoặc các nơi trú ẩn ở Lào và Cam Bốt.
  • 31-5-1973 – Thượng Viện Hoa Kỳ biểu quyết đạo luật ngăn cấm dùng các phương tiện yểm trợ của các hoạt động chiến đấu trong hoặc trên Cam Bốt hay Lào.
  • 26-6-1973 – Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua tu chính án liên hệ tới các chuẩn chi nhằm ngăn cản các hoạt động tác chiến Mỹ không những trên Cam Bốt và Lào mà còn cả trên Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam.
  • 24-10-1973 – Tình báo Mỹ báo cáo kể từ khi đình chiến tới nay, lượng lượng quân sự của Bắc Việt hiện diện tại Miền Nam Việt Nam đã lên tới 70,000 quân, 400 xe tăng, ít nhất 200 khẩu đại bác, 15 khẩu pháo chống máy bay.
  • 26-12-1973 – Đại sứ Graham Martin trực tiếp kêu gọi Tòa Bạch Ôc yểm trợ tái lập lại các ngân khoản. Trước đó Quốc Hội đã cắt các ngân khoản này xuống còn 900 triệu đô la cho năm và Martin kêu gọi tái lập lại ở mức trần cũ là 1 tỷ 126 triệu đô la và thêm 494 triệu 400 ngàn đô la để nâng tổng số lên 1 tỷ 62 triệu đô la, “để giải tỏa một cách hợp lý các cam kết của chúng ta.”
  • 6-5-1974 – Thượng Viện bỏ phiếu với tỷ số 43-38 chấp thuận một đạo luật dựa theo tu chính án Kennedy liên hệ tới chuẩn chi bổ túc Quốc Phòng cấm dùng các ngân khoản cho bất cứ quốc gia nào ở ĐôngNam Ả.
  • 11-7-1974 – Nghị sĩ Edward Kennedy kêu gọi cắt 50 phần trăm viện trợ kinh tế cho Nam Việt Nam, từ 943 triệu đô la xuống còn 475 triệu đô la.
  • 5-8-1974 – Tổng Thống Nixon ký ban hành đạo luật về mức trần tối đa của viện trợ cho Nam Việt Nam chỉ còn 1 tỷ đô la cho tài khóa 1974 (chấm dứt ngày 30 tháng 6, 1974), giảm từ 1.6 tỷ đô la ban đầu theo yêu cầu. Không những viện trợ giảm, mà phương tiện được sử dụng chỉ còn bằng một phần ba so với năm trước.
  • 9-8-1974 – Richard Nixon từ chức tổng thống Hoa Kỳ. Phó Tổng Thống Gerald Ford lên thay thế.
  • 10-8-1974 – Tổng Thống Ford gửi văn thư cho Tổng Thống Thiệu: “Tôi không nghĩ tôi thực sự cần thiết để báo cho ngài rõ là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn luôn ghi dấu bằng bản chất cốt yếu là liên tục và lưỡng đảng. Điều này lại càng đúng vào ngày nay và các cam kết hiện có đã được làm trong quá khứ vẫn hiệu lực và sẽ hoàn toàn được chính phủ tôi tôn trọng.”
  • 11-8-1974 – Quốc Hội chuẩn chi chỉ chấp thuận 700 triệu đô la của 1 tỷ đô la của mức trần trước đó đã được chuẩn chi cho Đông Dương và được Tổng Thống Nixon ký ban hành chỉ sáu ngày trước đó.
  • 28-1-1975 – Tổng Thống Ford yêu cầu Quốc Hội chuẩn chi ngân khoản phụ 300 triệu đô la viện trợ quân sự cho Việt Nam, tiết lộ rằng đã có 289,000 quân của Miền Bắc Việt Nam ở Miền Nam, cùng các xe tăng, đại bác hạng nặng, và có vũ khí chống máy bay lên tới “hàng trăm”.
  • 12-13-3-1975 – Ngày 12 tháng 3, Khối Dân Chủ Hạ Viện biểu quyết với tỷ số 189-49 chống viện trợ quân sự thêm cho Nam Việt Nam và Cam Bốt. Ngày 13 tháng 3, Khối Dân Chủ Thượng Viện biểu quyết với tỷ số 34-6 chống lại bất cứ khoản viện trợ quân sự thêm nào trong tài khóa 1975.
  • 22-3-1975 – Một văn thư của Tổng Thống Ford gửi Tổng Thống Thiệu: “Qua hành động của họ, Hà Nội một lần nữa lại tìm cách phá hoại toàn thể những gì chúng ta đã phấn đấu để đạt tới với tốn kém to lớn trong mười năm qua. Quyết tâm của Mỹ yểm trợ một người bạn đang bị tấn công bằng những lực lượng quân sự nặng nề với vi phạm hoàn toàn về một hiệp định long trọng quốc tế.”
  • 25-3-1975 – Một văn thư của Tổng Thống Thiệu gửi Tổng Thống Ford: “Ỷ định của Hà Nội là lợi dụng Hiệp Định Paris để chiếm Miền Nam Việt Nam bằng quân sự mà chúng tôi đã biết rất rõ ngay vào thời gian thương thuyết Hiệp Định Paris. Như ngài biết chúng tôi đã ký hiệp định ấy, không phải vì chúng tôi tin tưởng một cách ngây thơ vào thiện chí của kẻ thù, mà bởi vì chúng tôi tin vào cam kết long trọng của Hoa Kỳ để duy trì hòa bình tại Việt Nam. Cam kết kiên định ấy khiến chúng tôi tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ trả đũa mau chóng và mạnh mẽ đối với bất cứ vi phạm nào của kẻ thù đối với Hiệp Định này. Chúng tôi coi cam kết ấy là bảo đảm quantrọng nhất của Hiệp Định Paris. Chúng tôi biết rằng cam kết ấy là cốt yếu cho sự sống còn của chúng tôi.”
  • Đây là văn thư cuối cùng của Tổng Thống Thiệu gửi một tổng thống Mỹ. Văn thư ấy không bao giờ được trả lời.
  • 10-4-1975 – Tổng Thống Ford ra trước phiên họp lưỡng viện Quốc Hội kêu gọi viện trợ thêm cho Nam Việt Nam gần 1 tỷ đô la: “Thưa quí vị thành viên Quốc Hội, kính thưa đồng bào Mỹ, vào lúc này của thảm kịch Đông Dương là thời điểm thử thách đối với chúng ta. Đây là thời điểm cho sự cương quyết quốc gia… Chúng ta hãy nhớ rằng sự đoàn kết quốc gia ta là tài sản vô giá. Chúng ta không để cho kẻ thù của chúng ta thỏa mãn dùng Việt Nam để làm cho người Mỹ chống người Mỹ. Vào thời điểm này Hoa Kỳ phải thể hiện cho thế giới thấy một mặt trận thống nhất.” Trong lúc tổng thống đang nói, thì hai nhà lập pháp Dân Chủ mới được bầu vào Quốc Hội, Toby Moffett của Connecticut và George Miller của California, đứng dậy và bước ra khỏi nghị trường. Yêu cầu của tổng thống không bao giờ được khỏi ủy ban của bất cứ viện nào.
  • 14-4-1975 – Một buổi họp ở Washington, theo yêu cầu của Úy Ban Ngoại Giao Thượng Viện và Tổng Thống Ford, để thảo luận về tình hình Đông Nam Ả: Nhà lập pháp Joseph Biden của Delaware nói, “Tôi sẽ bỏ phiếu cho bất cứ giá nào để rút người Mỹ ra. Tôi không muốn việc ấy bị lẫn lộn với việc đem người Việt ra. “
  • 23-4-1975 – Một bài diễn văn của Tổng Thống Ford đọc trước vài ngàn sinh viên tại Tulane University ở New Orleans: “Hoa Kỳ có thể lấy lại ý thức của tự hào đã có trước khi dính líu vào Việt Nam. Nhưng việc ấy không thể đạt được bằng cách tái diễn một cuộc chiến đã kết thúc.”
  • Tháng 4, 1975 – Tổng Thống Ford mở đường cho cuộc cứu người tị nạn Nam Việt Nam. Vào thời điểm ấy, Hạ Viện Mỹ đã bác yêu cầu đầu tiên của tổng thống dành ngân khoản 507 triệu đô la để chuyên chở và chăm sóc người tị nạn, và ông đã dành mọi nỗ lực để thay đổi suy nghĩ của Quốc Hội. Nghị sĩ George McGovern, đối thủ Dân Chủ của Nixon năm 1972, nói: “Tôi nghĩ tốt hơn là người Việt nên ở lại Việt Nam, kể cả các trẻ mồ côi.”
Như đã trích dẫn ở trên, các văn thư của tổng thống tạo thành sự liên tiếp lập lại cam kết từ các nhà lãnh đạo dân cử Mỹ đối với vị Tổng Thống này của Việt Nam Cộng Hòa. Đó là một loạt những lời hứa sẽ được làm nhân danh chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ bởi hai tổng thống. Các văn thư ấy không phải chỉ thuần là những lời hứa trừu tượng, mà đó là những công cụ của ngoại giao Hoa Kỳ được sử dụng để ảnh hưởng và thúc đẩy tới các quyết định, tạo ra các hành động, và xây dựng các kỳ vọng. Không tôn trọng những lời hứa ấy là phản bội lại một đồng minh vô song trong lịch sử Hoa Kỳ.
Hai lời hứa căn bản, bằng lời nói và bằng văn tự đã bị bỏ qua. Hoa Kỳ không thay thế các quân trang quân dụng đã bị mất hay phá hủy trong lúc tác chiến chống lại các vụ xâm lược của Bắc Việt vi phạm Hiệp Định Paris, mà cũng chẳng trả đũa với “toàn lực lượng khi Bắc Việt trắng trợn và có hệ thống vi phạm Hiệp Định Paris. Là nước ký kết, nước khởi động chính, và tác giả của Hiệp Định Paris, Hoa Kỳ có nghĩa vụ long trọng duy trì Hiệp Định ấy. Sự đứng đắn, danh dự, và đức tính của Mỹ đã chẳng bảo đảm được gì.
Tổng Thống Kennedy, trong diễn văn nhậm chức (“Đừng hỏi đất nước có thể làm gì cho bạn – mà hãy hỏi bạn có thể làm gì cho đất nước bạn”), đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ “sẽ trả bất cứ giá nào, chịu đựng bất cứ gánh nặng nào, đáp ứng bất cứ sự cam go nào, yểm trợ cho bất cư người bạn nào, chống lại bất cứ kẻ thù nào” chiến đấu cho chính nghĩa tự do, nhưng người đã lầm. Giờ đây trước một cái giá quá cao, một cái gánh quá nặng, một nước bạn quá không đáng, và một kẻ thù quá cứng đầu Hoa Kỳ không tiếp tục ngẩng cao đầu vì chính nghĩa tự do nữa.
Nhưng nếu không bảo vệ chính nghĩa tự do hay những duy trì lời hứa với một đồng minh, thì niềm tin của các thành viên trong quân vụ tránh sao khỏi bị lay chuyển, ảnh hưởng tới thành công? Không duy trì cam kết khi đối diện với cuộc xâm lược và kẻ thù, tuy không hoàn toàn bại trận, thì ảnh hưởng cũng thế mà thôi. Hoa Kỳ đã không lùi bước khi kêu gọi các công dân lên đường chiến đấu, nhưng khi đã gọi họ nhập ngũ, thì lại từ chối duy trì yểm trợ công cộng cho họ. Nếu có bất cứ sự trái đạo lý nào trong chiến tranh ở Việt Nam, thì đó là một quốc gia dân chủ đã gửi các công dân của mình đi chiến đấu, họ bị giết cả hàng chục ngàn người, để rồi làm mất danh dự những người nằm xuống và nguyền rủa những người sống sót. Tên của hàng chục ngàn người mãi mãi được ghi lên bức tường Vietnam Veterans Memorial. Họ đã không đòi hỏi gì nơi đất nước họ; mà chính đất nước họ đã đòi hỏi họ. Trong tâm trí tôi, tôi thấy họ gào lên và hỏi, “Làm sao chúng tôi lấy lại được danh dự của chúng tôi đây?” Câu hỏi ấy mãi mãi còn đó.
Lê Thy | May 3, 2016 at 11:01 am | Categories: * Mùa QUỐC HẬNTài-liệu - Biên-khảo | URL: http://wp.me/p32ajk-6YM
Unsubscribe to no longer receive posts from Vinh Danh QLVNCH và Bảo Vệ CỜ VÀNG.
Change your email settings at Manage Subscriptions.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét