Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

TC Giúp Lào phá hoại sông Mékong. RFI

TC giúp Lào phá hoại sông Mékong. 


 

 
TC Giúp Lào phá hoại sông Mékong.
RFI
 
 
 
media
Vị trí dự án đập Pak Beng và Xayaburi trong số các dự án đập trên dòng chính Mêkông ở hạ nguồn.Photo International Rivers.


Tương lai sông Mékong quả là u ám với TC góp phần không nhỏ vào công việc phá hoại. Tác hại to lớn của những con đập do chính Bắc Kinh TC  xây dựng trên thượng nguồn chưa được thẩm định đủ, thì mới đây, TC lại trực tiếp tung tiền giúp Lào xây dựng thêm một con đập thứ ba ở vùng hạ nguồn sông Mékong, sau khi đã mượn vỏ bọc một tập đoàn Malaysia để thúc giục Vientiane ngang nhiên xúc tiến việc xây dựng con đập thứ hai, tiếp theo con đập thứ nhất được cho là đã xong được 50%.
Theo một báo cáo ngắn của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tại Washington, con đập thứ ba trên dòng Cửu Long khúc chảy qua Lào,  do TC xây dựng là đập Pak Beng, cách cố đô Luang Prabang ở miền Bắc Lào khoảng 100 cây số đường chim bay.
Ngày 21 tháng 09 vừa qua, các quan chức Lào đã thảo luận với Tập đoàn Đầu tư Hải ngoại Đại Đường (Datang) của TC về đề án xây con đập Pak Beng, sẽ có khả năng sản xuất ra 4.700 gigawatt/giờ điện một năm với hơn 90% phần trăm sản lượng sẽ được bán sang Thái Lan.
Như thông lệ, các đại biểu Lào đã nhấn mạnh rằng:  Vientiane rất quan tâm đến việc bảo đảm sao cho con đập sắp được xây dựng có được đầy đủ tính chất « bền vững và thân thiện về mặt kinh tế ».
Sau khi dự án được phê duyệt, nguồn  tin về đề án này sẽ được gửi đến các nước khác trong Ủy ban Sông Mékong, và các tổ chức quốc tế để lấy ý kiến.
Và đây chính là điều đáng quan ngại đối với các tổ chức các nước láng giềng, đặc biệt như Cam Bốt, hay Việt Nam, nằm ở phía dưới con đập, vì chính quyền Lào đã có thói quen hỏi ý lấy lệ, còn làm thì cứ làm, nhân danh chủ quyền tối thượng của mình.
Theo một số Nhà quan sát, sở dĩ Vientiane đã có thái độ ngang ngược như vậy, đó chính là vì họ được TC chống lưng. Nếu đối với đập Pak Beng, vai trò của TC rất hiển nhiên, với một tập đoàn TC  làm chủ công trình, thì đối với đập thủy điện thứ hai ở vùng hạ nguồn sông Mékong là Don Sahong, ở Nam Lào, gần biên giới với Cam Bốt, thì mới đây, bàn tay TC đã bị vạch trần.
Trong một bài viết mới đây, Nhà nghiên cứu kỳ cựu về Sông Cửu Long Ngô Thế Vinh đã nêu bật sự kiện là Mạng lưới Sông ngòi Quốc tế International Rivers Network vào đầu năm nay 2015 đã gởi thư phản đối đích danh Tập đoàn thủy điện Nhà nước TC  Sinohydro về việc can dự vào đề án đập thuỷ điện Don Sahong, sẽ có tác hại môi trường, và xã hội nghiêm trọng.
Theo Nhà nghiên cứu Ngô Thế Vinh, tập đoàn MegaFirst của Malaysia, chủ đầu tư của Don Sahong, thực ra chỉ là một công ty bình phong cho tập đoàn TC  Sinohydro. đã từng bị rất nhiều tai tiếng về những con đập gây ra những tác hại môi sinh.
Đối với các Nhà quan sát, từ lúc xúc tiến đề án xây con đập Xayaburi vào năm 2012 cho đến đập Don Sahong, và sắp tới đây là đập Pak Beng, chính quyền Lào luôn theo cùng một kịch bản, chờ cho kế hoạch tiến xa rồi mới báo cho các láng giềng, lấy ý kiến nhưng phớt lờ các phản đối.
Đập Xayaburi, theo báo Vientiane Times, đã hoàn tất được 50%, và sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019, còn đập Don Sahong thì đã bắt đầu được xây dựng, dù vẫn bị Phnom Penh và Hà Nội chống đối.
Thái độ bất cần láng giềng của Lào, theo Nhà nghiên cứu Ngô Thế Vinh, xuất phát từ việc Lào đã có được hậu thuẫn vô điều kiện của TC trong việc này, và dòng Mékong sẽ còn tiếp tục bị gây hại với các đề án khác, trong đó tập đoàn TC  Sinohydro sẽ trực tiếp làm chủ thầu của đập Pak Lay của Lào, và Sambor của Cam Bốt, hai nước Đông Nam Á được cho là đã rơi vào quỹ đạo của Bắc Kinh TC .


Đồn điền TC tại Lào : Lạm dụng thuốc trừ sâu bất kể mạng người.

RFI, Arnaud Dubus
 
 
media
Đồn điền trồng chuối của TC  tại Lào.DR.



Từ nhiều năm qua, TC đã tiến hành chính sách đưa các nước láng giềng phía Nam vào quỹ đạo của mình, và dĩ nhiên là Bắc Kinh  TC ưu tiên sử dụng lá bài kinh tế : đầu tư, cấp tín dụng, viện trợ... Thế nhưng chính sách đầu tư kinh tế của TC  nhiều khi đã trở thành thái quá. Trường hợp ở Lào khá rõ nét, với sự hiện diện rất nặng nề tại các ‘nhượng địa’, nơi mà nước chủ nhà hầu như không còn quyền hạn ở ngay trên lãnh thổ của mình nữa .
Đặc phái viên RFI, Arnaud Dubus đã ghi nhận tình hình này tại hiện trường trong những bài tường thuật trước, sau khi đến một số tỉnh ở Lào để tìm hiểu về sự thâm nhập kinh tế của TC.
Hôm nay, Đặc phái viên RFI chú ý đến một ngành mà người TC  không tiếc tiền đầu tư : nông nghiệp, hay nói một cách thật cụ thể là việc trồng chuối.
Thoạt nghe thì điều này không có gì lạ, chuối là một loại trái cây được cả thế giới tiêu dùng, có thể xuất cảng đi mọi nơi. Có điều việc TC trồng chuối lại trở nên rất nguy hiểm. Đây là điều mà Arnaud Dubus đã thấy,  khi đặt chân đến đồn điền chuối của người TC ở miền Bắc Lào.
Trước tiên anh cho biết sơ lược về các đồn điền này như sau :
Arnaud Dubus : Đồn điền chuối của các nhà đầu tư TC tập trung nhiều nhất tại tỉnh Bokéo, vùng Tây Bắc Lào, gần biên giới Thái Lan và Miến Điện. Ở tỉnh này, phần đông nông dân đã cho người TC thuê đất của họ để trồng chuối.
Có những đồn điền rộng hàng mấy ngàn ha, nhân công làm việc tại các đồn điền này là người sắc tộc thiểu số, họ sống gần như tự cung tự cấp trên các sườn núi. Những nhân công này rất nghèo, và sống như thế trong các trại nằm ngay giữa các vườn chuối.
Người TC  kiểm soát từ đầu đến cuối dây chuyền sản xuất, tất cả sản phẩm đều chuyển về TC.


RFI : Thế những đồn điền chuối rộng lớn này có đặt ra những vấn đề gì đáng chú ý hay không ?
Arnaud Dubus : Vấn đề chính ở đây là người ta sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu hóa học. Tôi đã đến các vườn chuối này, tôi đã nhiều lần thấy các ê kíp tưới thuốc trừ sâu lên các cây chuối, nhưng nhiều đến nỗi người ta thấy rõ hóa chất nhỏ giọt từ lá chuối xuống đất.
Một Chuyên gia nông nghiệp nói với tôi là:   họ phun hóa chất 17 lần trong 9 tháng đầu của cây chuối, và người lao động đôi lúc không mang khẩu trang. Tôi đã đến một số bênh viện, mà Bác sĩ tại đây cho biết là thuốc trừ sâu gây những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe đối với người lao động, và đặc biệt là đối với trẻ em.
Hai tuần trước khi tôi đến đấy, một em bé 1 tuổi rưỡi đã chết sau khi ho ra máu. Nhiều trẻ em chỉ vài tháng tuổi thôi,  đã phải đưa vào bệnh viện vì có những vấn đề nghiêm trọng nơi phổi.
Những người Lào lao động trong các đồn điền chuối đều biết là thuốc trừ sâu ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, nhưng họ nói họ không làm gì được. Vì cần tiền, họ bị buộc phải nghe lời các người chủ TC vậy thôi .

RFI : Thế chính quyền Lào đã phản ứng ra sao ?
Arnaud Dubus ; Trong suốt 4, 5 năm qua, chính quyền Lào không nói gì cả, mà ngược lại còn làm đủ mọi cách để hô hào, cổ vũ cho đầu tư củaTC vào các đồn điền chuối. Phải nói là một số nhà thầu TC  đã đút lót cho viên chức địa phương tại chỗ, để những người này nhắm mắt làm ngơ.
Nhưng trước bao nhiêu vấn đề ngày càng chồng chất, giới Lãnh đạo cấp trên đã bắt đầu có phản ứng vào tháng 9 vừa qua. Họ đe dọa đóng cửa một số công ty TC,  nếu không tuân theo các quy định về thuốc trừ sâu.  Trên nguyên tắc họ cũng cấm những vườn chuối mới.
Vấn đề là phải xem xem những chỉ thị có sẽ được áp dụng hay không, ở cấp địa phương, nơi mà nạn tham nhũng hiện diện rất mạnh trong số các viên chức.


RFI : Nhưng tại sao người Lào lại không tự mình trồng chuối mà phải cho người TC thuê đất để lập đồn điền chuối ?
Arnaud Dubus : Đây là một câu hỏi rất lý thú. Lúc đầu, người Lào rất vui khi cho người TC  thuê đất, vì như thế họ được thêm tiền mà không phải làm gì cả. Bây giờ thì họ bắt đầu thấy hậu quả không tốt của việc này.
Hơn nữa, loại chuối mà người TC  trồng không có ở Lào. Vả lại người Lào cũng không có tiền để đầu tư, không có hiểu biết kỹ thuật cũng không có mặt bằng đủ lớn để làm những gì người TC  làm.

Những đồn điền chuối này chỉ sinh lợi nếu được xây dựng trên một diện tích tối thiểu là 100 ha, trong lúc mà nông dân Lào chỉ có những mảnh đất vài ha thôi.
Quả là một điều khá mỉa mai. Người TC  đã mang lại đến miền Bắc Lào một chế độ tư bản đúng nghĩa, và người Lào vì không hề được chuẩn bị nên đã hoàn toàn bị bất ngờ.
 

Indonesia : Tỉnh Aceh bổ sung luật Hồi giáo hà khắc.
Anh Vũ
 
 
 
media
Tỉnh Aceh là nơi áp dụng Giáo luật Hồi Giáo nghiêm ngặt nhất tại Indonesia. Ảnh tư liệu chụp tại Banda Aceh, thủ phủ tỉnh Aceh ngày 26/12/2014.REUTERS.
 
Tối  23/10/2015, chính quyền tỉnh tự trị Aceh của Indonesia thông báo ban hành một số điều luật mới vào giáo luật Hồi giáo charia hà khắc trong phạm vi tỉnh, theo đó:  ngoại tình, và quan hệ tình dục đồng giới bị coi như phạm tội hình sự.
Aceh là tỉnh có đa số dân theo Đạo hồi duy nhất áp dụng luật Hồi giáo Charia. Lãnh đạo bộ phận phụ trách về giáo luật charia trong chính quyền tỉnh Aceh, ông Syhrizal Abbas còn giải thích thêm là:  những người không theo Hồi giáo vẫn có thể lựa chọn được phán xét: hoặc theo luật charia,  hoặc  theo luật hình sự chung của chính phủ.
Những người phạm luật charia vì các tội như:  cưỡng hiếp,  và quấy rối tình dục có thể bị xử phạt đánh từ 40 roi trở lên trước công chúng.
Nhiều tổ chức nhân quyền đã lên án luật mới áp dụng tại Aceh có thể bị lợi dụng,  và vi phạm nhân quyền nữa .
Trở thành tỉnh tự trị đặc biệt từ năm 2005 sau thỏa thuận với Jakarta, ngay lập tức chính quyền Aceh đã đưa luật Hồi giáo charia hà khắc áp dụng trong tỉnh.
Đầu năm nay, một huyện trong tỉnh còn ra bắt buộc tách các trường học dành cho nam, và nữ riêng, hay cấm phụ nữ ngồi sau xe gắn máy với đàn ông .


Nhật Bản : Phát hiện bê bối gian lận số liệu xây dựng cao ốc.

Anh Vũ
 
 
media
Một chung cư ở Tokyo. Ảnh 16/10/2015.Reuters.
 
Tập đoàn xây dựng nổi tiếng của Nhật Bản Asahi Kasei, hôm 23/10/2015, sau khi thừa nhận có việc giả mạo số liệu xây dựng một khu chưng cư lớn ở thành phố Yokohama gây nguy hiểm cho các công trình, đã thông báo:  mở điều tra toàn bộ hơn 3 nghìn công trình do công ty thực hiện tại Nhật để kiểm tra chất lượng. Với đất nước luôn phải đối phó với động đất thường xuyên,  thì gian lận trong các công trình xây dựng là một bê bối lớn gây lo ngại cho người dân.
Thông tín viên RFI tại Tokyo, Frédéric Charles tường trình sự việc :
Hai trong số 4 tòa nhà chung cư gồm 705 căn nhà  ở thành phố Yokohama gần đây đã bị nghiêng vài cm. Tập đoàn Asahi Kasei xây dựng các toà nhà thừa nhận là một số trụ móng của các toàn nhà đã không dựa trên nền đất cứng,  vì các trụ này quá ngắn. Chính điều đó đã dẫn đến các toà nhà không được vững.
Asahi Kasei còn nhận là một trong số các Kỹ thuật viên của họ đã giả mạo các số đo của công trình để che giấu lỗi. Kỹ thuật viên này từng tham gia xây dựng 41 tòa nhà khác. Có thể anh ta cũng đã che đậy các số liệu xây dựng ở các công trình đó.
Bộ Quy hoạch ra lệnh phải kiểm tra lại toàn bộ 3 nghìn tòa công trình từ chung cư, nhà máy, trường học, và bệnh viện mà tập đoàn Asahi Kasei tham gia xây dựng. Trước đó không lâu, công ty Toyota đã sửa chữa các dữ liệu của vòng đệm chống động đất dành cho các công trình xây dựng.
Những vụ này gợi lại vụ bê bối khác : Năm 2006 các dữ liệu chống địa chấn của nhiều khách sạn, và tòa cao ốc khác đã bị làm giả mạo nhằm rút bớt giá thành xây dựng.
Những vụ việc như vậy đã gây sốc cho người dân Nhật, những người sống trong một đất nước mà mỗi năm phải hứng chịu tới 20% các vụ động đất mạnh nhất thế giới  ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét