Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

bòn rút ngân sách bằng các công trình xây dựng hoang phí, họ xài tiền “Chùa”


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Ở Việt Nam khi thấy các quan chức cộng sản đua nhau tìm mọi cách bòn rút ngân sách (tiền thuế của dân) bằng các công trình xây dựng hoang phí, mọi người hay nói là họ xài tiền “Chùa” tiền không do mồ hôi nước mắt họ làm ra. Nhưng ngay cả tiền Chùa thật, do khách thập phương cúng dường hiến tặng cũng không thấy nhà chùa nào xài phung phí, vì vậy nên chỉ danh lại cho chính xác hành vi các quan chức cộng sản lạm dụng chức quyền chi tiêu hoang phí ấy là phường sâu dân mọt nước chuyên câu kết với nhau tìm những bình phong che đậy cách đục khoét mồ hôi nước mắt nhân dân, chứ làm sao mà nói tiền ấy là tiền “chùa”…

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) cuối năm 2014 nợ công của Việt Nam lên tới 110 tỷ usd, nếu chia cho 90 triệu người dân thì một em bé vừa chào đời đã phải gánh nợ 1.200 đô la = 26 triệu đồng tương đương 2/3 thu nhập/năm bình quân đầu người VN. Số liệu này cao hơn mọi công bố từ trước tới nay của các cơ quan kiểm toán, thông kê, Việt Nam- (vnexpress.net-21-07-2015) .

Quí II/2014 - Quốc hội Việt Nam thông báo nợ công sắp vượt trần, trong lúc giới chuyên gia tài chánh cảnh báo mối nguy đang tiềm ẩn. Báo điện tử VnExpress ngày 14/10 dẫn lời Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu trước đại diện các doanh nghiệp châu Âu tại Hà Nội cho biết nợ công có khả năng “suýt soát 64% GDP” vào cuối năm 2015 trong khi mốc kịch trần là 65% GDP - Chi trả lãi nợ vay hiện chiếm gần 7,2% chi ngân sách, lấn át các khoản chi tiêu cần thiết khác. (BBC-14 /10 /2014)

Trong hoàn cảnh “ăn đong” ấy thì mọi nhà nước của dân đều phải “nhắm em xem chợ” cân nhắc chi tiêu những gì thật cấp thiết và mang lại hiệu quả thiết thực cho xã hội cải thiện kinh tế tài chính cân bằng thu chi để bớt thâm thủng hầu còn “tích cốc phòng cơ”. 

Ấy vậy mà có rất nhiều những khoản nhà nước… đã chi... và… dự trù chi, “cười ra nước mắt” chỉ có ở các chế độ CS/độc tài (CS Việt Nam là một) chứ tuyệt nhiên không thể và không bao giờ xảy ra ở các quốc gia đa nguyên dân chủ có nền tự do báo chí, nơi mà một đồng tiền thuế của dân là một giọt máu của quốc gia, mọi chi tiêu đều được người dân thông qua báo chí, quốc hội và các đảng chính trị giám sát chặt chẽ.

Như mọi người đã biết v/v UBND tỉnh Sơn La lập dự án xây tượng đài Hồ Chí Minh lên tới 1400 tỷ bị công luận chỉ trích dử dội thậm chí còn nặng lời công khai rất tệ như Fields GS Ngô Bảo Châu: “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì… hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”. 

Vậy mà họ (UBND tỉnh Sơn La) vẫn điềm nhiên trơ mặt chấp nhận mình là những kẻ “thần kinh, khốn nạn” thật. Ngày 5/8/2015, UB/tỉnh Sơn La tổ chức họp báo công bố nghị quyết HĐND tỉnh thông qua để thực hiện dự án xây dựng cụm quảng trường Hồ Chí Minh 1.400 tỷ với nhiều hạng mục, riêng tượng đài HCM được thông báo kinh phí là 250 tỷ đồng (hơn 11 triệu usd) (.vnexpress.net

Hiện nay cả nước có tổng cộng 63 tỉnh và thành phố, nhà nước “đảng ta” dự kiến sẽ xây tất cả 192 tượng đài HCM, đã hoàn thành 134 tiếp tục lên kế hoạch xây 58 tượng đài còn lại. 

Thật khôi hài, đến một tỉnh thuộc dạng nghèo nhất nước như Sơn La: “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang” (nhận xét của GS Ngô Bảo Châu) mỗi năm giáp hạt còn phải xin hổ trợ hàng ngàn tấn gạo cứu đói dân nghèo mà cũng quyết xây cho được tượng đài HCM 250 tỷ!? thì không những họ bị thần kinh mà còn là khốn nạn thật rồi.

Đi khắp vùng ngoại ô 61 tỉnh thành cả nước chúng ta dễ dàng chứng kiến nhiều lắm những gia đình đồng bào ở hoàn cảnh nghèo không còn cái nghèo nào hơn được nữa, mà một căn nhà nhỏ giá trị chỉ 50 triệu đồng thôi (như nhà để xe của các quan chức CSVN) nhưng đó là cả một ước mơ “vĩ đại” của nhiều cảnh đời nghèo khó ấy – Một tượng đài 250 tỷ x 192 tượng đài HCM, số tiền đủ để xây dựng hàng “trăm ngàn” căn nhà 50 triệu, cũng có nghĩa ngần đó (rất nhiều) gia đình tránh được mưa tạt gió lùa, như người chết có một nấm mồ, họ, người sống có được một mái nhà dù là đạm bạc....

Căn nhà 50 triệu đồng, là ước mơ “vĩ đại”của nhiều cảnh đời nghèo khó 

Có mỉa mai chua chát cay đắng không? Một Hồ Chí Minh phải lau nước mắt thú nhận trước nhân dân rằng mình chỉ đạo sai lầm giết chết 172.008 đồng bào không cần thiết để thử nghiệm mô hình “CCRĐ” cho CNXH/CS, mà bây giờ cái chủ nghĩa ấy bị nhân loại nguyền rủa chôn lấp vì nó không hề có thật, nhưng lạ thay ngoài cái lăng Ba Đình to đùng thì HCM (người nhận lệnh Nga –Tàu triển khai đấu tố giết đồng bào mình ấy) lại còn được đúc tượng tốn kém thêm nữa để thờ tự tôn vinh trong khi nhiều gia đình đồng bào của HCM còn đói nghèo tang thương…Trong khi đó cha ruột của HCM là huyện quan Nguyễn Sinh Sắc chỉ lỡ tay đánh chết một người dân thôi đã bị triều đình cách chức (suýt bị mất đầu) sa thải xuống hàng thứ dân!? Cha chỉ giết một người mà đã như vậy, còn con (HCM) trực tiếp chịu trách nhiệm cái chết của gần hai trăm ngàn đồng bào mà lại được xây Lăng đúc tượng? Thế gian này duy nhất chỉ thấy tại Việt Nam….

“Hỏi khắp thế giới văn minh - Có ai tạc tượng tôn vinh: Giết người”?

Năm 2010- Để chào mừng cái gọi là “kỷ niệm 1000 năm Thăng Long” nhà nước “đảng ta” duyệt chi 2 khoản tiền “ngộp thở” để xây dựng 2 công trình, Bảo tàng Hà Nội trị giá 2.300 tỷ (hơn 100 triệu usd) được khánh thành vào tháng 10/2010 và Làng Văn hóa Du lịch 3.256 tỷ (150 triệu usd) khai trương tháng 10/2010.

Hiện nay Bảo tàng Hà Nội (hơn 100 triêu usd) là “Bảo tàng Gió” (người dân Hà Nội mỉa mai như vậy) vì suốt 4 tầng tòa nhà lèo tèo vài hiện vật nghèo nàn hắt hiu trưng bày, hàng ngày khách viếng đếm trên đầu ngón tay, với kiểu xây dựng “lập dị lộn đầu” không giống ai, như đảo ngược, thách thức định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, trọng lượng cả khối nhà dồn lên diện tích chịu lực không cân đối nó cần có một ngân sách duy tu thường xuyên bảo đảm chống lão hóa kết cấu khung sườn nếu không muốn thấy nó sớm bị sập… Nhưng từ ngày khai trương đến nay không thể “bán vé” tạo ra nguồn thu vì vắng khách nên nhà nước lại phải chịu thêm gánh nặng duy tu của một công trình xã hội rất tốn kém mà theo kế hoạch phát thảo nó sẽ thu lệ phí để tự nuôi chính nó!?.....

Bảo tàng “lộn ngược” Hà Nội (2.300 tỷ) Sinh ra để làm: “của nợ”!

Công trình “Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam” (150 triệu usd) được xây dựng tại Đồng Mô, Hà Nội - Tháng 10/2010 nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, nó được cắt băng khánh thành nhưng… (Chưa bao giờ hoàn thành) vì nó còn nợ nhiều hạng mục… và hiện nay đang bỏ hoang, người dân Hà Nội gọi nó là “Làng Ma” vì rất vắng vẻ, chẳng có khách nào ghé thăm. Công trình bốn mùa phơi mình giữa mưa nắng không chăm sóc nên đã xuống cấp rất nhanh chóng… Không một cơ quan thanh tra nào kiểm toán xác minh xem 3.256 tỷ (150 triệu usd) cái nào còn lại cái nào “bốc hơi”?

Công trình “Làng Ma” Đồng Mô, Hà Nội 3.256 tỷ đồng

Người ta tự hỏi TP/Tokyo Nhật Bản 15 triệu dân có một cái thư viện nào như tòa nhà 5 tầng này không? Nhưng đây là “Thư viện” vừa xây xong của một tỉnh nhỏ Hải Dương Việt Nam chỉ hơn 1 triệu dân, GDP không bằng 1/1000 Tokyo (1191 tỷ usd/năm)- hàng ngày khách vào thường chỉ trên dưới 10 ngón tay.

Người dân nghèo sống kề bên “thư viện” này - Đây là phát triển Văn Hóa kiểu XHCN- của tỉnh Hải Dương.

Như kế thừa từ sự xây dựng vô lý nhưng “ngon ăn” (thư viện to đùng nói trên) UBND Tỉnh Hải Dương lại đang tiếp tục nhổ toẹt vào mặt người dân trong tỉnh và Việt Nam khi dù thực tế, hiện hữu các trụ sở cơ quan hành chính và đảng bộ của tỉnh Hải Dương vẫn rất bề thế, đẹp đẽ, thậm chí khiến nhiều tỉnh khác còn phải “thèm muốn”…

Hiện tại – UBND/ TP Hải Dương khá khang trang, bề thế...

Sở Xây dựng - Sở Kế hoạch Đầu tư - Cục thuế Tỉnh Hải Dương

Sở Nội Vụ - Sở Công thương - VP/Tỉnh ủy Hải Dương

Nhưng UBND tỉnh Hải Dương đã triển khai xin Thủ tướng chấp thuận cho xây dựng mới khu Trung tâm Hành chính tỉnh rộng 19 héc ta tại khu đô thị của thành phố Hải Dương với tổng mức đầu tư khoảng 2.060 tỉ đồng để thay thế (Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc)!? - Dự kiến, trung tâm hành chính này sẽ là nơi làm việc tập trung của các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền của tỉnh Hải Dương!?.(*)

Người ta phải ngán ngẩm lắc đầu tự hỏi, chẳng lẽ từng đó những con người gọi là “lãnh đạo” nhà nước và đảng CSVN tỉnh Hải Dương đang an tọa làm việc trong các tòa nhà bề thế tiện nghi khang trang hiện hữu nói trên, tất cả họ bị đau mắt “mờ” hết không còn nhìn rỏ những khối nhà ấy nó còn tốt như thế nào à?

Xin thưa là không! Tất cả họ mắt còn rất tốt, sáng hơn cả người bình thường, các vị lãnh đạo tỉnh Hải Dương cùng nhau nhìn rất rỏ những con số thể hiện đầy tính “thuyết phục” mà không cần mang mắt kính…Tiền tỷ nào nào là ngân sách trung ương, tiền tỷ nào là của địa phương và tiền tỷ nào là vay thêm ngân hàng (thế chấp tạm thời bằng toàn bộ cơ sở cơ quan hiện tại) sau khi hoàn thành tất cả dọn sang khu Trung tâm Hành chính mới thì tiến hành “bán đấu giá hay hóa giá” cơ sở và đất đai cơ quan củ để trả ngân hàng (Tất nhiên chỉ có “nhà nước và đảng ta” của Hải Dương lãnh đạo chỉ đạo việc hóa giá này) Nói chung là ngoài % của 2.060 tỉ đồng xây dựng “lại quả” (ít ra củng vài ba trăm tỷ) thì giải quyết khối nhà cửa đất đai cơ quan củ đang nằm trên vị trí đắt địa rất hấp dẫn (củng màu mỡ không kém cạnh) .

Màu mỡ và quá nhiều để không ai lo thiếu phần, và vì vậy dù có là liệt vào hạng “thần kinh hay khốn nạn” (nói như GS Ngô Bảo Châu) thì “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” tập thể lảnh đạo nhân dân tỉnh Hải Dương “chúng ta cùng nhất trí cao, chỉ đạo” là không có gì khó hiểu!

Câu hỏi phụ - Vô lý vì hoang phí như thế tại sao (Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc)? – Đơn giản, bởi vì (đ/c X) Thủ tướng đang trong thế “dầu sôi lữa bỏng” tranh chấp quyền lực (chưa muốn về hưu sớm) để leo lên cao hơn, mà điều này tùy thuộc khá lớn vào những lá phiếu từ các thành viên Ban Chấp Hành/TW đảng (gồm Bí Thư &Chủ Tịch các tỉnh thành) trong đại hội trung ương đảng CSVN sắp tới, vì vậy không phải tiền túi của mình thì… ngu sao? không đồng ý duyệt cho nó…Còn mới chỉ “đồng ý về nguyên tắc” chứ chưa chính thức là… chờ xem chúng mày bỏ phiếu cho ai!. 

Đây là “công thức vàng” mà không chỉ riêng UB/tỉnh Hải Dương hay Sơn La mà lãnh đạo các tỉnh, Tp cả nước cũng luôn tận dụng để… “Tham nhũng hợp pháp” trong xây dựng hoang phí.

Nhưng cũng may (dù rất hiếm hoi) có một ngài ĐB/QH biết xót lòng khẳng định với công luận: “Không thể chấp nhận được. Đối với một tỉnh xây trụ sở như thế là không có ý nghĩa. Tôi đã nói rồi, phải dừng!” (ĐBQH Ngô Văn Minh - Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) (*)

 
 

======================================================



 


 
 
Sau lũy tre làng, dân è cổ ra nuôi họ hàng nhà quan
 
Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 29.9.2015  
 
 
Nếu mở một tờ báo lớn hay nhỏ ở VN hiện nay ra xem, ngày nào cũng nhan nhản những chuyện đâm chém, trộm cướp, từ trộm gà trộm chó ở nông thôn đến chuyện đục két sắt, trộm xộc vào nhà chém trước cướp sau ở ngay thành phố.
Chuyện vợ giết chồng, chồng giết vợ rồi đào hố chôn vợ dưới gầm giường, chém loạn xạ cả người hàng xóm.
 
                                          

 
 Ngô Minh Đức mới 17 tuổi giết cô giáo rồi đốt xác phi tang, đứng trước tòa nhận 18 năm tù
 
Chuyện buôn bán ma túy, chuyện cậu học sinh Ngô Minh Đức mới 17 tuổi giết cô giáo rồi đốt xác phi tang hoặc giết bạn học rồi qung xác xuống sông hoặc một nhóm thanh niên trẻ măng trộm cướp chỉ để đi nhậu.
 
                                          

Nhóm thanh niên chặn xe cướp tài sản để lấy tiền đi nhậu

 
                                           

Nơi xảy ra vụ con giết cha
 
Thậm chí con  giết cha như bi kịch mới đây, vụ án mạng thương tâm trên xảy ra vào khoảng 12h ngày 20/9 vừa qua, tại thôn Thái Lâm, xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa).  Lê Văn Thạch (SN 1991) đi uống rượu với bạn bè về, thấy ông Lê Văn Thái (SN 1964), bố mình, đang nằm trong buồng. Không nói gì, Thạch bất ngờ dùng dao nhọn (loại dao Thái Lan) lao tới đâm một nhát chí mạng kiến ông này tử vong tại chỗ…
 
Tất cả chỉ vì đạo đức suy thoái ngay từ lũy tre làng. Người ta nói thời phong kiến đang trở lại, nhưng thực ra thời phong kiến không đến nỗi loạn luân, loạn lạc đến như thế.
Thời nay còn hơn cả thời phong kiến xưa. Ông đại biểu Nguyễn Xuân Tỷ đã từng nói tước Quốc Hội VN: “Có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng khiếp”. “Khủng khiếp hơn, đó là “cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
 
Cả một bầy sâu trong sau lũy tre làng đang đục khoét, lừa bịp, cướp đất, cướp nhà, cướp của, hà hiếp người nông dân đến tận cùng. Từ ông bí thư, bà chủ tịch xã đến anh thư ký quèn cũng hè nhau trấn lột đến cả cái khố rách của dân. Họ có thể làm được như vậy bởi cả nhà, cả họ kéo nhau ra làm quan. Bố làm chủ tịch, con trưởng phòng tài chính, con gái làm kế toán, con dâu làm thủ quỹ, con rể ký phiếu chi thu… Đến nỗi người làng có câu “Con kính thưa bố, thưa đồng chí chị dâu”. Nghe lộn ruột.
 
Điều quan trọng hơn, không phải chỉ ở huyện Mỹ Đức mà sau khi báo chí đăng tin này, hàng trăm email của bạn đọc gửi về tòa soạn VietNamNet ngày 16/9 gần như đều đồng thanh:Ở địa phương tôi cũng thế! ”, và “Ở đâu chẳng vậy”. Nó đã trở nên một hiện tượng quen thuộc và “bình thường” trong cả nước. Có hàng ngàn hàng vạn chuyện như vậy. Nỗi nguy của toàn dân chính là ở đó. Bạn hãy nhìn cảnh “vui vẻ” này:
 
 
 
                                          
Ca ho lam quan, nhan tai het dat dung vo

 

Hiện nay dư luận đang xôn xao bởi cái tin Bộ máy chính quyền tại huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội – Thủ đô của nước CHXHCN VN– có 13 phòng, ban thì hơn 10 người là anh em, họ hàng với lãnh đạo huyện.
 
Mỹ Đức là huyện thuần nông ở Hà Nội với nhiều danh lam thắng cảnh như khu danh thắng Hương Sơn, hồ Quan Sơn. Tại đây có nhiều cán bộ UBND huyện là người nhà của bí thư huyện ủy và lãnh đạo UBND huyện.
Theo tố cáo, nhiều cán bộ công tác tại các vị trí quan trọng của UBND huyện có liên quan trực tiếp tới Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức Lê Văn Sang (tái đắc cử nhiệm kỳ 2015-2020).
Cụ thể: Bà Lê Thị Vĩnh, Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch, là cô ông Sang; bà Đỗ Thị Lê Hương, Phó chánh Văn phòng Huyện ủy, là con thông gia với ông Sang; ông Lê Văn Nhiệm, phó ban quản lý dự án, là em họ ông Sang; bà Lê Hải Hồng, Phó Phòng Kinh tế, là chị họ ông Sang; ông Lê Văn Sức, Trưởng Phòng Dân tộc học, gọi ông Sang bằng chú; bà Nguyễn Thị Hòa, Phó Ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, là em bên họ vợ ông Sang; Nguyễn Thị Duyên, kế toán Phòng Quản lý đô thị, con dâu ông Sang...
Còn ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch huyện Mỹ Đức, có 2 con trai là Nguyễn Văn Hùng, Phòng Tài chính - Kế hoạch và Nguyễn Văn Hưng, Phòng Nội vụ của huyện.
 
Không phải họ hàng, không có cửa vào làm cán bộ xã
 
Một thí dụ khác như người dân xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa hiện đang râm ran phẫn nộ khi phần lớn cán bộ được tuyển dụng vào các chức danh ở xã đều là họ hàng của ông Đặng Tín, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Tâm
Có đến hơn 2/3 cán bộ ở xã là bà con, dòng họ của bí thư Đảng ủy. Nhiều người trong số đó không có trình độ, không có chuyên môn trong khi những người có bằng đại học lại không thể xin được việc ở xã này. Trong số 23 cán bộ xã đã có 18 người là bà con họ Đặng hoặc bà con phía vợ của vị bí thư này. Ngay Ban Thường vụ Đảng ủy 3 người, có 2 người là chú cháu, gồm Bí thư Đặng Tín và Phó Bí thư Đặng Thị Dung. Ông Huỳnh Thanh Nam, một người dân ở xã Hòa Tâm, cho biết:
“Dân xã tôi gọi đây là thời của họ Đặng trị. Không phải người của dòng họ này thì không có cửa vào làm cán bộ xã Hòa Tâm”.
Trong khi 100% cán bộ xã đều không có bằng đại học, một số cán bộ là họ hàng với bí thư xã còn chưa có bằng cấp 3, còn con em người dân ở xã này tốt nghiệp đại học trở về thì không thể xin được việc.
Cụ thể, trường hợp anh Huỳnh Thanh Tú, tốt nghiệp Đại học Quy Nhơn chuyên ngành tài chính kế toán hơn 3 năm nay nhưng hiện phải đi phụ nuôi tôm. Anh Tú nói: “Tôi nghĩ mình về quê với hy vọng làm được một việc gì đó. Vậy mà đã nộp đơn rất nhiều lần vào xã nhưng rồi vẫn không được tuyển dụng. Họ chỉ tuyển bà con có liên quan đến họ Đặng, không quan tâm đến bằng cấp”.
 
Lần nộp đơn gần đây nhất của anh Tú là khi xã tuyển công an viên nhưng anh cũng bị loại. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Phúc là chồng của phó bí thư Đảng ủy xã và là cháu rể của ông Đặng Tín được tuyển dụng mặc dù ông Phúc chỉ có bằng trung cấp. Về trường hợp tuyển công an viên, ông Lê Văn Hoàng, Chủ tịch UBND xã Hòa Tâm, thừa nhận có nhiều hồ sơ xin tuyển, trong đó có hồ sơ của anh Huỳnh Thanh Tú. Tuy vậy, ông Đặng Tín lại ngụy biện rằng xã tuyển ông Phúc là do chỉ một mình ông này nộp hồ sơ ứng tuyển vào chức danh công an viên. Thế còn đơn của những người như anh Tú thì ông quên luôn. Người dân chỉ còn biết nhún vai phê hai chữ “đểu thật”, đúng là “Thời đại đồ đểu, đểu từ làng đểu ra, đểu từ ngoài đểu vào”.
Một thí dụ cụ thể khác về sự ăn chặn ăn bớt tiền của dân
 
Trưởng thôn bị tố mạo danh chữ ký để ăn chặn tiền cấp phát cho dân
 
Thời gian vừa qua, người dân trên địa bàn thôn 8 (thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar, Đắk Lắk) xôn xao trước sự việc vị trưởng thôn này đã nhận tiền kinh phí hỗ trợ người trồng lúa theo nghị định của Chính phủ từ thị trấn để phát cho dân, tuy nhiên trưởng thôn đã lập khống danh sách, mạo danh chữ ký của dân để ăn chặn tiền.
 
                                         

Bà Hoàng Thị Tiến - Trưởng thôn 8 cho rằng do mình “nhầm” chứ không cố tình ăn chặn tiền của dân

 
Tóm tắt sự việc, vào tháng 5/2015, chính phủ hỗ trợ người trồng lúa từ năm 2013 đến năm 2015. Tại đây, vào đầu tháng 6/2015 UBND thị trấn Ea Kar đã giao lại số tiền hỗ trợ trên 12.700.000 đồng cho bà Hoàng Thị Tiến - Trưởng thôn 8 để về cấp phát lại cho 44 gia đình.
Theo phản ánh của người dân thôn 8, sau khi bà Tiến nhận tiền về đã không hề thông báo lại cho dân biết và không hề chi trả tiền cho người dân. Sự việc chỉ được phát giác khi một gia đình dân trong thôn biết thông tin từ UBND thị trấn Ea Kar đã cấp phát tiền cho thôn lúc này bà Tiến mới… vội vã tìm gặp các gia đình dân để đưa tiền.
Vậy mà bà Trưởng thôn Hoàng Thị Tiến trơ tráo biện minh: “Cái này có thể trong quá trình lập danh sách tôi bị nhầm lẫn nên phần nhận tiền này tôi đã lỡ ký thay”. Chao ôi, sao mà bà Trưởng thôi “nhầm” khôn thế, nếu không ai phát giác ra bà cho nó “nhầm” luôn, đút tiền vào túi vốn đã đầy ắp của bà.
 
Chủ tịch xã mượn bằng anh vợ để "thăng quan tiến chức"
 
Ngày 19-10, thông tin từ UBND huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa) cho biết cơ quan này đã ra quyết định cách chức ông Hoàng Văn Đồng, Chủ tịch UBND xã Tiến Lộc với lý do sử dụng bằng giả.
 
                                         
 T
ấm bằng tốt nghiệp của anh vợ được ông Hoàng Văn Đồng mượn để thăng quan, tiến chức

 
Chỉ khi nhận được tố cáo của dân, Ủy ban kiểm tra huyện Hậu Lộc mới vào cuộc xác minh và có kết luận ông Đồng không có bằng tốt nghiệp phổ thông 3 mà mượn bằng của anh vợ sửa thành của mình để hợp thức hóa hồ sơ giấy tờ. Ngoài ra, cơ quan này còn phát hiện ông Đồng có nhiều sai phạm trong công tác quản lý, điều hành. Cụ thể, ông Đồng đã lập hồ sơ khống để rút hơn 280 triệu đồng tiền hỗ trợ của Nhà nước và có dấu hiệu buông lỏng quản lý về đất đai.
Thật chuyện bằng cấp của nhiều quan cán ở VN không thể nào tin nổi. Mua bằng, học giùm thi hộ, bằng gì cũng có. Chuyện từ nông thôn đến quan cao cấp là như vậy rồi.
 
Bà hiệu trưởng ăn chặn tiền của cả học sinh nghèo
 
Từ những năm 2011, bà Phan Thị Giang - Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Ngân Thủy (nay bà Giang đang là Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Phú Thủy) đã cùng những người thân tín đang công tác tại trường “ăn chặn” tiền hỗ trợ cho các cháu ở các lớp học vùng cao (mỗi cháu 120.000 đồng/tháng) và tiền lương của các giáo viên dạy hợp đồng tại trường, mỗi giáo viên ít nhất 2 triệu đồng/tháng.
 
                                         

Trường Mầm non xã Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) nhỏ bé như thế này mà bà hiệu trưởng ăn chặn hàng trăm triệu đồng của học sinh nghèo

 
Bước đầu, cơ quan chức năng của huyện Lệ Thủy đã xác định bà Phan Thị Giang và các "cộng sự" đã “ăn chặn” hàng trăm triệu đồng.
Lám nhà giáo mà vô lương tâm đến thế thì dạy dỗ con em sẽ trở thành những công dân như thế nào?
 
Sao hồi này nhiều bà làm quan và tham thế. Thời phong kiến xưa làm gì có mấy cảnh này. Chỉ có thời đại này mới sản xuất ra nhiều phụ nữ “anh hùng” như thế.
 
Xây cầu 3 tỉ rưỡi chỉ để phục vụ ông chủ tịch xã
 
Đó là chuyện “ly kỳ” ở xóm 6, xã Sơn Thọ, Hà Tĩnh. Tóm tắt là để có cây cầu qua suối, nhà nước đã bỏ ra số tiền 3 tỉ rưỡi làm chiếc cầu phục vụ dân. Theo lời lãnh đạo Ban Quản Lý Dự án 3 (đại diện chủ đầu tư) lại cho rằng, khảo sát thiết kế với đại diện chính quyền địa phương, số người qua lại vị trí xây dựng cầu Khe Tây là 500 lượt/ngày đêm!
 
                                          

Cây cầu “hoành tráng” này  chỉ phục vụ gia đình ông chủ tịch xã

 
Cây cầu mới này phục vụ cho khoảng vài chục gia đình dân. Nhưng thực tế khác hẳn. Cây cầu này nằm gần nhà ông chủ tịch xã Nguyễn Văn Hoàn. Người dân hầu như chẳng ai biết vì muốn đi qua cây cầu mới này phải vượt rừng lội suối không tiện lợi bằng con đường qua cầu mà họ thường đi.
Theo ông Nguyễn Hữu Hòa, từ lâu nay, người dân xóm 6 đều đi bằng đường bê tông dẫn ra cầu Gãy. Còn nếu muốn đi cầu treo thì phải đi đường rừng, lội suối. Ông nói: “Không lẽ chúng tôi lại vượt qua 2 cái khe, băng rừng để đi cầu treo? Trong khi đường bê tông dẫn ra cầu Gãy thì dễ đi hơn nhiều”.
 
Còn bà Nguyễn Thị Minh nói thẳng: “Tôi chỉ nghe họ bảo làm cầu thì biết vậy thôi, chứ chúng tôi có đi qua cầu đâu? Chúng tôi cũng không ký gì cả".
Đúng là thời đại này nhiều chuyện quái đản. Rất nhiều nơi người dân và học trò phải liều mình đu dây qua suối dữ, vậy mà một cây cầu hơn 3 tỉ làm ra chỉ để cho gia đình ông chủ tịch xã đi thì ngân sách nào chịu cho thấu.
 
Dân cứ è cổ ra đóng tiền nuôi quan tham. Bãn đọc thử nhận định xem thời đại này là thời đại gì? Có phải là hết thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng tàn lụi nay đến“thời đại đồ đểu” không?
 
Văn Quang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét