Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Chuyển giao công nghệ : Trung Quốc lấy làm tiếc về khiếu kiện của châu Âu

Chuyển giao công nghệ : Trung Quốc lấy làm tiếc về khiếu kiện của châu Âu

Chuyện này đã được êm ru từ bao năm nay, từ bao đời Tổng Thống Mỹ cho đến toàn Âu Châu đều im lặng chấp nhận, dân chúng Âu Mỹ chẳng ai biết. Chỉ đến khi Trump thành Tỗng Thống, đưa ra vấn đề gian lận của Tàu và quyết định trừng phạt thì nay đến lượt Âu Châu làm y như vậy. 

Chuyển giao công nghệ : Trung Quốc lấy làm tiếc về khiếu kiện của châu Âu
AuthorThùy Dương
SourceRFI
Posted on: 2018-06-04


Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi - bên trái) và đại diện ngoại giao châu Âu Federica Mogherini trong cuộc họp báo tại UBCA, ngày 01/06/2018AFP
Bắc Kinh lấy làm tiếc về việc Liên Hiệp Châu Âu khởi kiện Trung Quốc lên tổ chức Thương Mại Thế Giới, về việc đặt ra một quy định trái phép, ép buộc các công ty châu Âu đang hoạt động ở Trung Quốc chuyển giao công nghệ cho đối tác Trung Quốc.
Hôm thứ Sáu 01/06/2018, Liên Hiệp Châu Âu đã đệ đơn kiện Bắc Kinh vì cho rằng quy định của chính quyền Trung Quốc đi ngược lại các nguyên tắc của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO).
AFP hôm nay 04/06/2018 cho biết trong một thông cáo phát đi vào cuối ngày hôm qua 03/06, bộ Thương Mại Trung Quốc đáp lại : « Trung Quốc lấy làm tiếc về vụ kiện của châu Âu và sẽ xử lý vấn đề này theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp » giữa các thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới.
Tuy nhiên, bộ Thương Mại Trung Quốc cũng bảo vệ chính sách của Bắc Kinh : « Trung Quốc đã luôn chú trọng bảo vệ bản quyền trí tuệ và đã áp dụng nhiều biện pháp hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan ». Thông cáo nhấn mạnh đã có nhiều tiến bộ rõ rệt trong lĩnh vực này, ngoài ra Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu cũng đã thiết lập các« nhóm làm việc » để trao đổi thông tin có liên quan tới hồ sơ trên.
Trong nhiều lĩnh vực, các công ty nước ngoài muốn vào thị trường Trung Quốc thường bị Bắc Kinh ép buộc chia sẻ một phần công nghệ. Cả Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ đều chỉ trích điều này. Vào tháng 08/2017, Washington đã cho điều tra về việc Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
----------
EU khởi kiện Trung Quốc vì bị ép chuyển giao công nghệ
AuthorChánh Tài
Posted on: 2018-06-04
Trong một động thái bất ngờ, giúp gia tăng thêm áp lực của Mỹ đối với Trung Quốc, hôm 1-6, Liên minh châu Âu (EU) đã khởi kiện Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vì cho rằng nước này đặt ra một quy định trái phép, ép buộc các công ty châu Âu phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc như là điều kiện để được quyền làm ăn ở Trung Quốc.
Trao đổi với báo chí về vụ kiện, Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmström nói rằng, sáng tạo và chuyên môn công nghệ là nền tảng của nền kinh tế tri thức. Đó chính là những gì giúp các công ty châu Âu cạnh tranh trên thị trường thế giới.


Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmström phát biểu tại cuộc họp ở Brussels, Bỉ hôm 1-6. Ảnh: AFP
Chúng tôi không thể để bất cứ nước ngoài ép buộc các công ty của chúng tôi phải giao các kiến thức chuyên môn khó kiếm tại biên giới của họ. Điều này đi ngược với các quy tắc quốc tế mà chúng tôi đã nhất trí khi gia nhập WTO. Nếu những các bên tham gia không tuân thủ luật chơi, hệ thống có thể sụp đổ”, bà nhấn mạnh.
Theo tờ Financial Times, hành động của EU dường như đứng về phía Mỹ vì vào tháng 4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố kế hoạch áp thuế 25% đối với 1.333 sản phẩm của Trung Quốc từ các robot công nghiệp cho đếu đầu máy xe lửa để trừng phạt Bắc Kinh về hành vi “ăn cắp tài sản sở hữu trí tuệ” của các công ty Mỹ.
Cao ủy Thương mại châu Âu Cecilia Malmström nói rằng, EU không đứng về phía nào trong cuộc đấu thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng tổ chức này sẽ luôn bảo vệ hệ thống thương mại toàn cầu dựa trên các quy tắc.
Cùng ngày, EU cũng cho biết đã nộp đơn khởi kiện Mỹ tại WTO để phản đối nước này áp thuế thép và nhôm trái phép đối với các công ty sắt thép châu Âu.
“Chúng tôi không phải đang gây chiến tranh thương mại nhưng chúng đang ở trong một tình thế thực sự khó khăn do Mỹ gây ra. Tôi sẽ không dùng từ “chiến tranh thương mại” vì nó gây ra hiệu ứng tâm lý”, bà Cecilia Malmström nói về vụ kiện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét