Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Đảng Dân Chủ trả thù Việt Nam Cộng Hòa Nguyên nhân và hậu quả Trọng Đạt


Đảng Dân Chủ trả thù Việt Nam Cộng Hòa Nguyên nhân và hậu quả
Trọng Đạt




TT Nixon 
Giữa  tháng 4-1975 miền nam Việt Nam kiệt quệ tiếp liệu đạn dược, Quốc hội Dân chủ Mỹ đã bác bỏ khoản viện trợ khẩn cấp 722 triệu do TT Ford đưa ra để giúp Việt Nam Cộng Hòa, quyết định đã khiến Cộng sản Bắc Việt tiến vào Sài gòn y như vào chỗ không người. Biến cố lịch sử này mọi người đều biết cả, hành động cạn tầu ráo máng của họ đã có nguyên nhân. Có người cho vì trong cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ năm 1968, ông Thiệu đã nghe lời khuyên của ứng cử viên Nixon (Cộng Hòa) không tham gia cuộc Hòa đàm Paris tháng 11-1968 khiến Dân Chủ thất cử năm đó. (1)

Xin sơ lược vấn đề: năm 1965 Tổng thống Johnson đưa quân ồ ạt vào bảo vệ miền nam VN chống Cộng Sản xâm lược, tới cuối năm quân số Mỹ lên tới gần 200,000 người. Johnson tiếp tục tăng quân cho tới 1968 tổng số đã lên tới hơn nửa triệu. Cuộc chiến kéo dài, số lính Mỹ chết trận tính tới năm 1968 tổng cộng trên ba mươi ngàn khiên phong trào phản chiến lên cao dữ dội.  Tháng 3-1968 CS Hà Nội chịu thương thuyết tại Paris sau khi thảm bại trận Mậu Thân tết 1968, Johnson tuyên bố không ra tranh cử nhiệm kỳ hai (tháng 11-1968) vì biết trước cử tri sẽ không bầu cho ông.


TT Johnson 
Hòa đàm Paris khai mạc tháng 5-1968 giữa Mỹ và CSBV, VNCH chưa chịu tham gia vì chống sự hiện diện của Mặt trận giải phóng (VC). Hai bên Mỹ-Hà Nội đang bàn thảo về thành phần Hội nghị dự trù chính thức khai mạc đầu tháng 11-1968 sẽ có đủ bốn bên Mỹ, VNCH, CSBV và Mặt trận giải phóng. Trong khi ấy cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang diễn ra sôi nổi, phó TT Humphrey đại diện đảng Dân chủ, Nixon đại diện Cộng hòa.
Ông Thiệu phản đối không tham dự Hòa đàm vì Mỹ để phái đoàn Việt Cộng tham  dự. Nixon nhân cơ hội cử sứ giả (bà Anna Chennault, người Hoa) sang Sài Gòn khuyến khích ông Thiệu đừng tham gia Hội nghị, chờ Nixon thắng cử (vào đầu tháng 11-1968) ông sẽ giúp VNCH tích cực hơn là Dân Chủ.
Kết quả bầu cử ngày 5-11 là Nixon (Cộng hòa) thắng cử với 301 phiếu cử tri đoàn trên 32 tiểu bang, Humphrey được 191 phiếu trên 13 tiểu bang và DC, Wallace (ucv độc lập) được 46 phiếu, trên 5 tiểu bang, Nixon thắng cử với tỷ lệ 56%. TT Johnson kết án ông Thiệu vì không tham dự hòa đàm nên Humphrey (Dân chủ) thất cử, ông đã cho nghe lén và biết là ứng cử viên Nixon đã âm mưu cử sứ giả sang Sài Gòn thuyết phục ông Thiệu không tham dự Hòa đàm Ba Lê. GS Nguyễn Tiến Hưng cho biết năm 1985 tại Luân Đôn ông Thiệu kể lại rằng hồi ấy (1968) nếu Humphrey (DC) đắc cử thì nửa năm sau sẽ ép miền nam VN liên Hiệp với CS để họ rút quân, ông Thiệu đi với Nixon (CH) còn hy vọng hơn. Tôi tin là ông Thiệu nói đúng, chẳng thà theo Cộng Hòa còn hy vọng tồn tại một thời gian.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Từ đó đảng Dân chủ thù ghét VNCH, cho rằng vì ông Thiệu mà họ thất bại. Tác giả Trần Đông Phong cho biết tháng 4 năm 1975 (2) Quốc hội Mỹ do Dân chủ kiểm soát đã cắt bỏ hoàn toàn quân viện miền nam VN để trả thù việc ông Thiệu 7 năm trước (1968) đã ủng hộ Cộng hòa và giúp Nixon thắng cử. Ông Phong nói một số dư luận tại Washington hồi đó nhận định như thế, ông trích dịch cuốn A Better War của Lewis Sorley trang 366: “....Quốc hội Mỹ đã sắp xếp chuyện đó với một sự trả thù”
Theo tôi nghĩ ông Thiệu chỉ là Tổng thống một nước nhược tiểu rất khó có thể gây ảnh hưởng tới cán cân tranh cử nước Mỹ và đã viết riêng một bài về chuyện này (3). Lý do chính mà Dân chủ thất cử vì đã làm hai nhiệm kỳ (1960-68) đã lãnh đạo cuộc chiến tồi tệ, gây thiệt mạng cho hơn 30,000 lính Mỹ, bị dân chống đối.. Cử tri bầu cho Cộng hòa để tìm hòa bình, rút ra khỏi cuộc chiến. Chẳng lẽ đảng Dân chủ lại nói sở dĩ người dân không bầu cho chúng tôi vì họ quá chán cuộc chiến, quá chán đảng Con Lừa ... mà phải đổ thừa ông Thiệu cho nó đỡ quê. Ngày nay năm 2017, Dân chủ lại đổ thừa cho ông Putin đã làm họ thất cử, cũng lại  nói cho đỡ mắc cở.


chính thức khai mạc đầu tháng 11-1968 sẽ có đủ bốn bên Mỹ, VNCH, CSBV và Mặt trận giải phóng

Dù ông Thiệu có gây ảnh hưởng tới cuộc tranh cử hay không nhưng ông ta đã theo phe đối thủ Cộng hòa năm 1968, đã phản lại Dân chủ vì TT Johnson (DC) đã giúp chính phủ Thiệu-Kỳ từ 1965 cho tới 1968 nên họ coi như ông Thiệu đã phản bội họ. Tôi nghĩ không phải đợi tới năm 1975 họ mới báo thù, mà ngay sau khi TT Nixon (Cộng hòa) nhậm chức năm 1969. Theo lời kể của Kissinger (4) khi Nixon vào Tòa Bạch Ốc (1969), những người đã đưa quân can thiệp vào VN (Dân chủ) mới đầu đứng trung lập (giữa phản chiến và chính phủ) sau quay ra a dua với bọn chống chiến tranh, kết tội Nixon hiếu chiến....
Nói về chớp thời cơ thì Dân chủ là hạng nhất, năm 1965 họ thăm dò thấy tỷ lệ ủng hộ cuộc chiến rất cao VN vội đưa quân ồ ạt vào, nay phong trào phản chiến rất mạnh lại nhẩy hùa theo bọn phá hoại...cái gì thì dở nhưng mị dân thì họ vào hạng nhất.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh VN Dân chủ đều nắm Quốc hội dù Hành pháp thuộc đảng nào (5), họ thao túng Lập pháp nhất là từ cuối thập niên 60. Năm 1970 khi TT Nixon cho tấn công qua biên giới Miên để phá hủy các căn cứ CSBV và VC, đáng lý ra ông có thể quét sạch được Cộng quân trên đất Chùa Tháp nếu không bị Dân chủ phản chiến và truyền thông đánh phá ngăn cản mà chỉ được phép tiến vào đất Miên vài chục cây số.
Năm sau 1971, trong cuộc hành quân sang Lào, Quốc hội Dân chủ cấm không cho quân Mỹ vượt qua biên giới cùng quân đội VNCH kể cả cố vấn nên chiến dịch đã không được thành công.
Năm 1972 Quốc hội Dân chủ chống đối chiến tranh và tỏ ra thù hận VNCH rõ nét hơn trước, cuối tháng 11-1972, ông Nguyễn Phú Đức, phụ tá đặc biệt ngoại vụ của TT Thiệu được cử đi Washington để họp với Kissinger, Tướng Haig, TT Nixon  về việc ký kết Hiệp định Paris. Trong phiên họp phía Mỹ cho biết VNCH phải chấp thuận bản Dự thảo Hiệp định nếu không sẽ đưa tới việc bị Quốc hội cắt hết viện trợ (6). Nguyễn Phú Đức mang theo những điều khoản của TT Thiệu (đòi CSBV phải rút về Bắc) và nói rõ ông ta không sợ Kissinger, Tướng Haig dọa cắt viện trợ. TT Nixon có nói với NP Đức nếu ông Thiệu không hòa hợp với chính phủ Mỹ để ký Hiệp định sẽ không xin được viện trợ. Nixon nói ông đã được các vị Trưởng khối tại Quốc hội như John Stennis, Barry Goldwater, Gerald Ford.. cảnh cáo cho biết nếu VNCH không thuận ký thì Quốc hội sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh đưa ra Hạ viện với tỷ lệ 2-1, để đổi lấy tù binh và rút quân về nước. TT Nixon nói thật chứ không dọa, Quốc hội Dân chủ lúc này sẵn sàng bức tử miền nam VN nếu ương ngạnh với họ.
Ngay từ tháng 10-1972, khi Kissinger đưa ra bản dự thảo trong đó Hà Nội đã chịu nhượng bộ những điểm chính như: không đòi lật đổ chính phủ Thiệu, không đòi liên hiệp.. nhưng họ vẫn đóng quân tại miền Nam, không rút về Bắc. Ông Thiệu cương quyết chống đối bản dự thảo, Nixon mới đầu ủng hộ VNCH sau đó bị các vị chức sắc Quốc hội đe dọa ra luật chấm dứt chiến tranh nếu ông Thiệu không chịu ký, họ cảnh báo TT Nixon như vậy. Quốc hội cho bản Hiệp định như thế là được rồi, không được đòi hỏi thêm kéo dài thời hạn ký kết.
Sang tháng 12, phái đoàn CSBV cố tình phá hòa đàm, không chịu thương thuyết nghiêm chỉnh, họ hy vọng Quốc hội mới của Mỹ họp đầu năm (đầu tháng 1-1973) sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt viện trợ miền nam VN theo yêu cầu BV để đổi lấy tù binh, sau đó rút quân về nước. TT Nixon đã phải dùng sức mạnh tối đa để đưa Hà Nội trở lại bàn hội nghị bằng 200 pháo đài bay B-52 oanh tạc liên tực 11 ngày đêm, dội 20 ngàn tấn bom xuống miền Bắc VN. Ông ta sợ nếu BV không trở lại bàn hội nghị Quốc hội có thể ra luật chấm dứt chiến tranh.
Sau ngày oanh tạc Giáng Sinh, sang tháng 1-1973 Quốc hội Dân chủ luôn hăm dọa ra luật chấm dứt chiến tranh nếu Hiệp định bị trở ngại. Ngày 2-1-1973 Hạ viện Dân chủ bầu nội bộ với  lệ 154 thuận và 75 chống để cắt hết viện trợ mọi hoạt động quân sự ở Đông dương vừa khi rút quân về nước và lấy lại tù binh. Hai ngày sau, Dân chủ Thượng viện bầu nội bộ cũng thông qua Dự luật tương tự với số phiếu 36 thuận và 12 chống. (7)
Người ta thường nghĩ TT Nixon và Kissinger hăm dọa, bắt ép ông Thiệu ký kết Hiệp định Paris với điều khoản bất lợi cho VNCH (Cộng quân không phải rút về Bắc) sự thực không phải như vậy. Quốc hội Dân chủ  đã bắt ép Nixon phải ký sớm hiệp định nếu không  muốn bị cắt hết nguồn tài chính quân sự cho Đông Dương. Chúng ta thấy rõ tháng 1 năm 1973 họ cương quyết hơn trong áp lực VNCH phải chấp nhận ký một hiệp ước bất bình đẳng.
Tác giả, Giáo sư Mark Clodfelter nói

“Ta không biết Quốc hội có cắt viện trợ VNCH hay không nếu không có trận oanh Giáng sinh (cuối tháng 12-72) nhưng sau trận oanh tạc, Lập pháp phẫn nộ và việc cắt viện trợ miền Nam chắc chắn sẽ xẩy ra nếu TT Thiệu từ chối ký kết Hiệp định. Nhà lãnh đạo miền Nam (tức ông Thiệu) không dám liều lĩnh như vậy, không có viện trợ, không thể sống còn. Ông ta đồng ý ký nhưng sau hạn chót của TT Nixon” (8)

Nhận xét của GS Mark Clodfelter cho thấy Dân chủ sẽ thẳng tay trừng trị VNCH không thương tiếc trong trường hợp ông Thiệu không chịu ký Hiệp định (vào tháng 1-73) và ông Thiệu là người biết rõ hơn ai hết, mặc dù ông lớn tiếng chỉ trích Kissinger, Nixon bắt ép miền Nam ký Hiệp định nhưng thực ra ông không dám liều lĩnh với Quốc hội Dân chủ. VNCH thắng trong trận tấn công 1972 mà như thua vì Dân chủ muốn như vậy, họ không đếm xỉa gì tới sự tồn tại của miền Nam mà chỉ quan tâm đến hòa bình, lấy tù binh, rút quân về nước.
Như thế ông Thiệu phải chấp nhận một Hiệp định bất bình đẳng (BV vẫn đóng quân ở miền nam) không phải vì sợ TT Nixon dọa chặt đầu hay đảo chính mà là vì biết Quôc hội Dân chủ sẽ thẳng tay bức tử VNCH ngay khi đó. Hơn ai hết ông Thiệu biết rõ sự  thật phũ phàng này, chẳng thà ký kết còn hy vọng sống sót thêm ít năm vẫn hơn là để người ta bóp chết ngay lúc này.
Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973, ngay sau đó CSBV vi phạm thỏa ước vì không bị oanh tạc, họ vội vã chuyên chở vũ khí, nhân lực vào nam trước mùa mưa (vào tháng 4), TT Nixon không dám oanh tạc vì còn chờ lấy tù binh vào tháng 3. Tại Căm Bốt, Khmer đỏ được BV giúp bao vây Nam Vang khiến Nixon phải oanh tạc mạnh để cứu chính phủ Lon Nol (9).
Kể từ sau ngày ký Hiệp định, Quốc hội Dân chủ thẳng tay triệt hạ VNCH ngày càng rõ nét, họ tích cực phản đối chính sách can thiệp của Nixon, ra tu chính án cắt ngân khoản quân sự cuối tháng 6-1973, Tổng thống miễn cưỡng ký thành luật có hiệu lực từ 15-8-1973. Nội dung như sau:

“Tu chính án này xác định từ nay không còn ngân khoản nào để yểm trợ trực tiếp, gián tiếp cho các hoạt động quân sự Mỹ tại Miên, Lào, Bắc VN, Nam VN hoặc ngoài khơi Miên, Lào, Bắc Việt, Nam Việt và từ sau ngày 15-8 sẽ không có ngân khoản nào khác của bất cứ Điều luật nào dành cho những mục đích này”.

Tu chính án trên coi như đã bức tử VNCH và cả Đông Dương  từ giữa năm 1973 vì Hành pháp Mỹ sẽ không có ngân khoản oanh tạc yểm trợ quân đội đồng minh. Như ta đã thấy, với hỏa lực, nhân lực yếu hơn CSBV, miền nam VN vẫn phải dựa vào B-52 của Mỹ. TT Nixon nói đạo luật này đã khiến ông bất lực không bảo vệ được Hiệp định tại VN và cho phép Hà Nội xâm chiếm VNCH thoải mái.
Về điểm này Giáo sư Robert F. Turner nói

Tôi xin nhắc lại cho quý vị trẻ biết sau khi bị bỏ bom tơi bời Hà Nội vội vã trở lại đàm phán tại Paris. Và mọi chuyện êm xuôi nếu chúng ta dùng máy bay B52 để trấn giữ hiệp định.Nhưng quốc hội với áp lực của “Phong trào Hòa Bình” đã thông qua dự luật vào tháng Năm 1973. Sẽ là bất hợp pháp nếu Tổng Thống sử dụng bất cứ đồng nào trong công quỹ cho cuộc chiến tại Việt Nam, Lào và Cambodia. Làm như vậy, Quốc hội đã chuyển thắng thành bại. Quốc hội phản bội lời cam kết lịch sử của Hoa Kỳ là bảo vệ các nước không Cộng sản tại Đông Dương” (10)

Quốc hội Dân chủ liên tiếp ngay sau đó ra những quyết định thù nghịch miền nam, họ cắt giảm viện trợ quân sự xương tủy với VNCH  mỗi năm khoảng 50%: Từ  2,1 tỷ tài khóa  1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975 (11). Họ lý luận theo kiểu đạo đức giả nếu tiếp tục viện trợ quân sự, ông Thiệu sẽ vẫn gây chiến tranh.
Tháng 8-1974, TT Nixon từ chức vì vụ Watergate, phó TT Ford lên thay.
Miền Nam ngày càng suy yếu rõ rệt, 35% xe tăng, 50% thiết giáp, máy bay thiếu cơ phận thay thế phải nằm ụ. Hỏa lực giảm từ 60% tới 70% , tháng 3 -1975 đạn chỉ còn đủ xử dụng trong một tháng, tháng 4 chỉ còn đủ cho xài khoảng hai tuần (12). Đảng Dân chủ trả thù miền nam VN bằng lối giết người không dao đã khiến cho bao nhiêu đồng minh của họ ngã gục trước họng súng, hỏa lực vũ bão của quân thù.
Tình hình quân sự tháng 4-1975 của miền nam vô cùng bi đát, Tướng Weyand và Kissinger đề nghị TT Ford ra Quốc hội xin khoản viện trợ khẩn cấp 722 triệu cho VNCH, lúc này Dân chủ nắm đại đa số 67% Hạ viện và 60% Thượng viện, họ chống chiến tranh VN kịch liệt, đối với họ giờ là lúc phục thù.
Ngày 10-4-1975 TT Ford ra Quốc hội xin viện trợ cho VN, có hai dân biểu Dân Chủ Moffet và Miller bỏ ra khỏi phòng họp.
Ngày 18-4-1975, quân viện khẩn cấp 722 triệu bị Quốc hội bác, họ lý luận số ngân khoản này cũng chỉ kéo dài chiến tranh gây thêm tang tóc. TT Ford xin viện trợ nhân đạo để cứu người tỵ nạn khi CS đang xâm chiếm miền Nam, nhiều vị thuộc Dân chủ chống mạnh, đài VOA hồi đó cho biết Thượng nghị sĩ Joe Biden đã để lại câu nói bất hủ “cương quyết không cho một tên tỵ nạn VN nào vào Mỹ” sau này trong cuộc tranh cử TT năm 2008, cử tri VN hỏi ông về lời tuyên bố này thì ông chối ngay.
Trong khoảng thời gian này Kissinger tiên đoán:

“Chúng ta đang đối diện  với tấn thảm kịch vĩ đại, trong đó có cái gì liên quan tới uy tín, tới danh dự của Hoa Kỳ, tới cái mà các dân tộc khác trên thế giới sẽ nhìn chúng ta như thế nào”  (13)
Tướng Weyand cũng đã phát biểu

“Uy tín lâu dài của Hoa Kỳ trên thế giới phụ thuộc vào nỗ lực thiện chí của ta cố gắng làm hơn là thành công hay thất bại trong lúc này, nếu ta không nỗ lực uy tín của ta như một đồng minh sẽ bị tiêu tan, có lẽ sẽ qua hết đời này sang đời khác”.(14)
Hoặc
“Uy tín của Hoa Kỳ với tư cách một đồng minh đang có nguy cơ bị mất tại Việt Nam. Để giữ uy tín ấy chúng ta phải cô gắng tối đa trợ giúp miền nam VN” (15)

Hành động thù ghét VNCH của Quốc hội Dân chủ ít nhiều cũng khiến đất nước họ phải trả giá: tại Đông nam Á ngày nay nhiều nước đồng minh của Mỹ đã có khuynh hướng ngả về Trung Cộng như Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Miên, Lào...người ta không còn dám tin tưởng vào sự bảo vệ của một siêu cường thất tín.
Xưa thì họ báo oán miền nam VN, kết án ông Thiệu giúp đảng Cộng Hòa thắng cử, nay lại kết án Putin giúp Donald Trump thắng cử và ra biện pháp trừng trị Nga ...họ xóa sổ VNCH thì dễ nhưng chỉ đánh Nga bằng võ mồm.
Năm 1964, khi thấy thăm dò đại đa số người dân (78%, 85%) ủng hộ cuộc chiến VN (16) đảng Con Lừa vội đem đại binh đổ bộ vào ngay. Bốn năm sau (1969) khi thấy phong trào chống đối lên mạnh họ vội hùa theo bọn phản chiến đánh phá Chính phủ đối lập cật lực ngay từ năm 1969, 70...
Nhưng nay chiến lược mị dân kiếm phiếu đã hoàn toàn sụp đổ, sự thảm bại của Con Lừa trong cuộc tranh cử 2016 vừa qua cho thấy gió đã đổi chiều.
Từ nhiều thập niên trước, đảng Con Lừa được truyền thông, quyền lực thứ tư yểm trợ hết mình và có phương tiện mạnh để trấn áp đối phương, tiếc thay truyền thông cũng vừa hết thời oanh liệt. Nay internet, mạng xã hội Facebook, Tweeter.... ngày càng bành trướng khiến truyền thông mất dần địa vị độc tôn. Năm 1968 sau trận Mậu Thân, Walter Cronkite giám đốc chương trình CBS sang VN về chỉ phán một câu chỉ trích cuộc chiến thất bại thế là phong trào phản chiến bùng lên dữ đội đưa Đông Dương tới chỗ sụp đổ tan tành năm 1975.
Trước đây, năm 2008 truyền thông có thể đưa một người da mầu không ai biết tới như ứng cử viên Obama lên làm Tổng thống, đánh bại cả hai nhà chính trị da trắng tiếng tăm như Hillary Clinton, John McCain.  Nay gió đã đổi chiều, mặc dù 90% TV, báo, đài... tập trung hỏa lực yểm trợ tối đa cho đảng Con Lừa năm 2016 nhưng thay vì chiến thắng vinh quang chỉ là thất bại ê chề.
.. Nhà Phật gọi là vô thường...chẳng có gì là thường còn. ...
Trọng Đạt

(1) Chuyện này đã được GS Nguyễn Tiến Hưng kể lại trong Chương Một của cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy năm 2005 và  năm sau 2006 ông Trần Đông Phong cũng bàn kỹ về đề tài này trong cuốn Việt Nam Cộng Hòa, 10 Ngày Cuối Cùng (từ trang 41 tới trang 69)
(2) VNCH, 10 Ngày Cuối Cùng trang 41, 42
(3) Ông Thiệu và cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ tháng 11- 1968
(4) White House Years, Chương VIII, trang 227
(5) Composition of Congress, by Political Party, 1855–2017:
1961, Hạ viện DC 60%, Thượng viện DC 64%, năm 1968, Hạ Viện DC 56%, Thượng viện DC 57%, 1972 Hạ viện DC 55%, Thượng viện DC 57%
(6) Larry Berman: No Peace, No Honor.. trang 198, 200.
(7) Nixon: No More VN trang 169, 170; Larry Berman:  No Peace No Honor trang 221
(8) Mark Clodfelter: The Limits of Air Power trang 200
(9) Richard Nixon: No More Vietnams trang 175-180
(10) Trích trong bài Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương của GS Robert F. Turner (bản dịch đăng trên nhiều trang mạng)
(11) Nixon: No More Vietnams trang 185-186, Henry Kissinger: Years of Renewal trang 471
(12) Nixon: No more Vietnams trang 187, Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối VNCH trang 82, 83, 91, 92, Phillip B. Davidson: Vietnam At War , The History 1946-1975 trang 748
(13) Walter Isaacson: Kissinger a Biography trang 641,642
(14) Walter Isaacson: Kissinger a Biography trang 640,641
(15) Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam trang 266.

(16) Karnow: Vietnam a History trang 390; Answer.com, domino theory




From: Loi Chau <loidinhchau@gmail.com>
Sent: 17 May 2017 21:15
Subject: Hồi Ký ĐỖ LỆNH DŨNG - LÊ THIỆP

Chuyển đến quý anh chi cuốn hồi ký của ký giả LÊ THIỆP viết về cuộc đời cựu Trung úy Đỗ Lệnh Dũng bị bặt làm tù binh khi quận lỵ Đôn Luân tỉnh Phước Long thât thủ ngày 07-12-1974.

Cuốn hồi ký gồm 12 chương, với hơn 400 trang nên không thể chuyển hết. Quý anh chị bấm vào link "baovecovang" dưới đây để đọc từng chương một, khi hết chương 1, xin click vào chương kế tiếp ở cuối chương bên tay mặt.

CĐ Lợi

ĐỖ LỆNH DŨNG (Lê Thiệp): Chương 1

Posted on February 12, 2013 by 
dld_frontcoverĐỖ LỆNH DŨNG không chỉ là câu chuyện về chiến tranh, dù nhân vật chính là một chiến binh mất tích giữa chiến khu D sau một trận đánh dữ dội.
Đây là câu chuyện về những oan khiên khắc nghiệt mà người dân Việt Nam phải trải qua gần trọn thế kỷ qua cho đến ngày nay.
Nhân vật chính giã từ cha mẹ khi tròn 18 tuổi và lúc được gặp lại cha mẹ thì đã gần tới tuổi ngũ tuần. Thời gian xa cách là lửa đạn, là những ngày lê gót trên đường mòn vượt rừng núi Trường Sơn từ Nam ra Bắc, là những năm tháng đọa đày tại các trại tù…
Dù chỉ là một góc cạnh giữa muôn ngàn góc cạnh của một thời bão táp, câu chuyện vẫn là bằng cớ vô giá về thảm trạng người bị tước đoạt trọn vẹn tuổi trẻ, tình yêu, gia đình và mọi điều kiện an bình của cuộc sống.
Nhưng nhà văn Lê Thiệp thấy cần ghi lại câu chuyện không do riêng tính chứa đựng những cảnh ngộ tàn khốc mà chủ yếu khởi từ cách hồi tưởng hồn nhiên, chân thực không vướng chút oán hờn.
Nhân vật chính đã nhắc lại quá vãng bi đát của bản thân như một thoáng đời bình thường để chia sẻ các dữ liệu thực tế với mọi người – mà theo người viết, đã cho thấy trong mọi nghịch cảnh luôn tồn tại một nét đẹp truyền thống từng giúp người dân Việt Nam vượt qua mọi thử thách gian nan.
Người viết Lê Thiệp đã lăn lộn trong làng báo Việt Nam cho đến tháng Tư 1975.
Từ 1975 đến 1978, như đại đa số người dân miền Nam, ông phải lao vào mọi ngõ ngách xã hội để tìm cách mưu sinh – từ buôn len, bán bún mọc, chạy xách tới buôn thuốc tây, môi giới đồ cổ…
Từ năm 1979, sau khi vượt biên đến Hoa Kỳ, ông tiếp tục làm đủ thứ nghề – Cán sự xã hội, thợ nhà in, công nhân siêu thị, bán thịt gà chiên, chùi rửa trường học và sau cùng là nghề bán phở.
Hiện ông sống cùng vợ và 3 con tại Virginia.
div0010
Hà Nội, Mùa Thu 1974
Tướng Trần Văn Trà ngồi trên chiếc ghế đá trong khu vườn nhỏ bồn chồn. Những cuộc họp với Quân Ủy Trung Ương và Bộ Chính Trị đã khiến ông thấy rõ điều đã nghi ngờ. Thất bại chua cay của cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân và sau đó chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 vẫn còn hằn sâu trong đầu óc của Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng. Nhưng ai là kẻ chủ động trong quyết định tung ra hai trận đánh này?
Ông như quặn lên khi nghĩ đến cái quyết định sai lầm của bác Hồ trong vụ Mậu Thân. Bác Hồ kính yêu của ông, người ông vẫn tôn thờ, người đã từng ôm ông ở Ba Đình khi ông tập kết ra Bắc hồi sau đình chiến, người gần như được cả thế giới biết đến tên, thần tượng của ông từ khi gia nhập Đảng đã sai lầm trầm trọng trọng vụ Tết Mậu Thân. Ông lắc lắc đầu như muốn xua đi những hình ảnh cũ, những đơn vị tan rã, những cơ sở nằm vùng bị bật rễ, mất gốc. Những chao đảo tiếp theo vì chiến dịch Phượng Hoàng của địch khiến cuộc chiến đã phải tiến hành trật qui luật. Không còn là chiến tranh nổi dậy, cho dù chỉ đứng về mặt tuyên truyền. Không còn là chiến tranh tiêu hao mà trở thành chiến tranh qui ước.
Còn chiến dịch Nguyễn Huệ? Mười bốn Sư Đoàn Pháo và Thiết Giáp đã không tạo nổi một chiến thắng nào về quân sự. Tổn thất bao nhiêu không đáng kể, nhưng còn tinh thần binh sĩ? Trận Mậu Thân thất bại căn bản do tô hồng sai lệch về lực lượng của ta, về mức ủng hộ của quần chúng và nhất là sự ngoan cường của địch. Sau nhiều năm chiêm nghiệm ông vẫn có cảm tưởng đã rơi vào cái bẫy giương sẵn của Mỹ và Sài Gòn. Chính địch thủ đã muốn ta lộ diện, đối đầu trong những trận địa chiến qui ước vốn lúc đó chưa là ưu thế của ta.
Mùa hè 1972 lại ước tính chủ quan sai lầm về hỏa lực Mỹ và khả năng chiến đấu của binh sĩ Ngụy. Dù chỉ còn có yểm trợ chiến thuật từ trên không và ngoài biển, hỏa lực Mỹ vẫn ngoài tầm ước tính của ta. Tổn thất đã lên đến bao nhiêu? Ông không muốn biết rõ con số. Bạo lực cách mạng không bao giờ đếm xỉa đến những thiệt hại loại đó. Nhưng ông tin lần này khác hẳn. Thế đã chín mùi về cả quân sự lẫn chính trị, khác hẳn hai lần trước.
Nhưng làm sao thuyết phục những con chim từng bị đạn? Cách đây hai tháng ông và Phạm Hùng đã cố gắng nhưng không được Trung Ương chấp thuận. Lần này đã hơn mười ngày qua, nhưng rõ ràng Bộ Chính Trị và Quân Ủy vẫn còn bị ám ảnh vì Tết Mậu Thân và mùa hè 1972, chỉ vì ảnh hưởng của Giáp và Dũng. Ông ngồi đó ngó ra phía ngoài. Tường không cao lắm, phía trên có rào kẽm gai dọc con đường Hoàng Diệu ngăn hẳn khu này với thế giới bên ngoài. Hà Nội cuối năm Tây hơi se lạnh. Suốt mười ngày trời, ông chỉ họp và họp, đi đi lại lại từ khu Hoàng Diệu như một ốc đảo riêng biệt giữa Hà Nội đến Nhà Con Rồng, trụ sở của Quân Ủy và Bộ Quốc Phòng. Thật ra trong thâm tâm ông vẫn không thích hợp với vẻ gò bó của Hà Nội. Nó quá nhỏ, thiếu chiều rộng so với cảnh bát ngát ở miền Nam. Dù ở giữa rừng núi B2 bom đạn ngập trời, ông vẫn thấy dễ thở hơn cái không khí u buồn và ngột ngạt ở đây. Ông không chịu nổi cách suy nghĩ và đặt vấn đề của hai tên đó. Một thì đã già nua, lỗi thời bị hào quang Điện Biên Phủ, một thì cố lấp liếm sai lầm trong chiến dịch Nguyễn Huệ 1972. Nguyễn Huệ tốc chiến tốc thắng do giữ bí mật hoàn toàn cuộc chuyển quân và làm chủ tình hình với yếu tố bất ngờ. Văn Tiến Dũng đã toan làm một Nguyễn Huệ, nhưng quên đi khả năng của ta và nhất là của địch. Ông đã bắt đầu xuống tinh thần, chắc sẽ phải về lại B2 để chờ. Như chính Giáp và Dũng luôn nêu ra trong các cuộc họp. Chờ gì? Ông thấy thời điểm để hành động đã đến. Nhưng ông cũng đang chờ vì chỉ còn cách đó. Dẫu sao thì anh Ba cũng dễ thuyết phục hơn do thái độ dứt khoát biểu lộ trong từ trước đến nay.
Đang chờ người thì người xuất hiện.
Phạm Hùng từ cổng bước vào, ngồi xuống sát cạnh và nói nhỏ đủ nghe. Cả hai đã quen với cung cách này. Tuyệt đối bí mật. Không tin ai dù đang ở giữa cái nôi của chế độ mà họ đã góp xương máu gầy dựng bao nhiêu năm trời. Chỉ lệch một chút là có thể bị kỷ luật, bị khai trừ, và thậm chí mất mạng. Vụ án xét lại vẫn còn âm ỉ khói chưa tan.
– Tôi đã yêu cầu và được chấp thuận. Tối nay anh Ba mời mình ăn cơm tối.
– Có ai nữa không?
– Tôi nói rõ, chỉ có anh Ba và hai đứa mình.
– Thằng Giáp, thằng Dũng biết không?
– Mong rằng không. Tôi chỉ nói với anh Ba rằng hai đứa mình muốn ăn cơm tối hàn huyên trước khi về lại B2.
– Liệu anh Ba có đủ sức quyết định không? Còn bên Tổng Tham Mưu và Quân Ủy?
– Tôi nghĩ đủ. Phe nó chỉ có hai thằng, dù hai thằng vốn ghét nhau như chó. Mấy thằng kia toàn là lũ a dua, ngậm miệng ăn tiền, mấy hôm họp có đứa nào dám nói gì đâu. Ngay cả thằng Lê Đức Thọ cũng chỉ ậm ừ.
Trà lơ đãng nhìn đọt cây soan phía cuối vườn. Miền Nam không có soan và ông chợt thấy buồn cười về cái so sánh thoáng hiện. Thằng cha Giáp, thằng cha Dũng đúng là như cây soan. Trái thì ăn không được, rụng xuống chỉ làm dơ đất. Gỗ thì mềm, không đủ lớn, đủ dài để làm cột đình, cột chùa. Vậy mà nhan nhản đất Bắc, đâu cũng có, y như hai thằng chết dịch đó vậy.
– Hẹn mấy giờ?
– Anh Ba cho người đón mình lúc bảy giờ.
Bữa cơm rất ngon, với những món đặc Bắc Kỳ, nhất là có chả rươi và gạo tám, nhưng cả hai người khách ăn để mà ăn. Họ cố chờ qua phần hỏi han đầy những từ ngữ sáo rỗng, giả tạo, ai cũng biết, nhưng ai cũng phải làm, như kiểu gặp nhau thì luôn phải ôm hôn thắm thiết. Khi Lê Duẩn bảo “Các chú dọn trà ra chiêu đãi anh Tư, anh Bảy đi chứ” thì cả hai hiểu đã có thể bắt đầu và đám cần vụ cũng tinh, khép cánh cửa lại. Phạm Hùng lên tiếng trước:
– Thưa anh Ba, phái đoàn năm người tụi tôi đã ở Hà nội gần mười ngày…
– Thế cuộc họp với bên Tổng Tham Mưu và Quân Ủy đến đâu rồi. Tôi cũng được báo cáo B2 muốn đánh lớn ngay phải không?
– Không đánh lớn ngay mà chỉ bắt đầu đánh lớn.
Lê Duẩn cười khặc trước cách nói lấp lửng của Trà và dở giọng:
– Đồng chí nói không rõ. Tôi đã thảo luận riêng với đồng chí Võ Nguyên Giáp, đồng chí Văn Tiến Dũng. Tôi cũng đã bàn kỹ với đồng chí Lê Đức Anh và đồng chí Lê Đức Thọ. Đồng chí Lê Ngọc Hiến cho tôi hay vũ khí đạn dược của ta hiện trải mỏng lắm, mở cuộc tấn công toàn diện vào lúc này chưa phải là kế hoạch tốt.
Trần Văn Trà nhích người khỏi ghế. Ông biết đã đến lúc vào chuyện. Không còn anh Ba, anh Tư gì nữa, không có chuyện bí danh, thân mật mà bây giờ chỉ là đồng chí.
– Đồng chí bí thư không dự các cuộc họp của phái đoàn miền Nam với Tổng Tham Mưu và Quân Ủy Trung Ương, nhưng đã có các cuộc hội ý riêng với từng đồng chí, như vậy đồng chí bí thư đã nắm rõ tình hình.
Trà ngưng lại một chút để câu phát biểu mào đầu thấm vào người đối thoại. Đàn anh lại dở võ đe nẹt cũ mèm ra. Phạm Hùng nhỏ nhẹ:
– Tôi xin tóm lược để đồng chí bí thư nắm vững nội dung các cuộc thảo luận suốt mười ngày qua ở Nhà Con Rồng. Phái đoàn miền Nam lặn lội ra đây lần thứ hai chỉ để trình bày với Trung Ương rằng tình hình chín mùi. Sài Gòn bây giờ hỗn quan, hỗn quân. Bọn Thiệu Kỳ không còn làm chủ tình hình, chỉ lo bị hất lúc nào không biết. Bọn đối lập la ó tối ngày, không ngày nào không có biểu tình. Những cán bộ ta gài lại, những anh em nằm vùng đang đẩy mạnh công tác chính trị. Tinh thần Ngụy quân xuống dốc ghê gớm. Bọn Mỹ thì đang khốn khổ vì vụ Oa-Tơ-Ghết và cũng chỉ muốn phủi tay tháo chạy.
Lê Duẩn đưa tay chặn ngang.
– Tôi được báo cáo đầy đủ, nhưng các đồng chí không được chủ quan. Năm 1972 chúng ta đã ước tính sai ý định bỏ rơi miền Nam của Mỹ. Các đồng chí đừng quên trên thế chiến lược, Mỹ nó còn Hạm Đội 7 và các căn cứ ở Phi, ở Thái. Chúng nó có thể huy động phản công trong hai mươi bốn giờ.
– Đồng chí nói đúng về chiến dịch Nguyễn Huệ và nếu đồng chí nhớ lại, ngay hồi đó Bộ Tư Lệnh Miền cũng cảnh giác đồng chí Tổng Tham Mưu trưởng Văn Tiến Dũng về hỏa lực của Mỹ và nhất là tinh thần bọn Ngụy quân. Nhưng lần này khác và Bộ Tư Lệnh Miền chúng tôi cũng đã trình bày cặn kẽ trong các cuộc họp ở Nhà Con Rồng.
Lê Duẩn với tay rót trà vào ly trầm ngâm:
– Chúng ta đều hiểu hậu quả của vụ Mậu Thân và chiến dịch Nguyễn Huệ. Không phải chỉ với chiến trường miền Nam mà còn liên quan đến hậu phương miền Bắc và cả Liên Xô lẫn Trung Quốc. Bên ngoại giao đoàn cho tôi hay hai nước anh em thật, nhưng họ cho biết sức chịu đựng của họ có giới hạn, không thể chi viện mãi được. Báo cáo từ bên Tổng Tham Mưu như tôi đã nói cho thấy đạn dược ta dàn mỏng lắm. Hai đồng chí Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng đều nghĩ phải chờ ít nhất một hai năm nữa.
Trà lấy ngón tay trỏ nhúng vào ly nước và vạch lên bàn thành một vạch dài:
– Đồng chí Văn Tiến Dũng muốn điều Sư Đoàn 7 lên Tây Nguyên làm áp lực ở đây và để tránh đụng độ lớn e tổn thất. Bộ Tổng Tham Mưu chủ trương vào thời điểm này chỉ đánh nhỏ, phá bình định, mở hành lang và ép Saigon, chuẩn bị cho các trận đánh lớn một hai năm tới. Kế hoạch này không sai, nhưng áp dụng là để lỡ cơ hội lớn.
– Bộ Tư Lệnh Miền các đồng chí chủ trương như thế nào?
“Đây là lúc cần phải khéo léo” Trà nghĩ thầm và liếc nhìn Phạm Hùng. Phạm Hùng gật đầu bảo:
– Đồng chí chịu trách nhiệm B2, cứ trình bày rõ ràng để để đồng chí bí thư nhận xét.
– Kế hoạch đã được nghiên cứu kỹ dựa trên các mặt chính trị và quân sự. Bộ Tư Lệnh Miền dự trù sẽ tập trung một số quân lớn bao vây tấn công Phước Long, mở đầu chiếm Đồng Xoài. Đây là chốt quan trọng nhất của Phước Long và tỉnh lộ 14. Mất Đồng Xoài, địch sẽ bị cô lập ở Phước Long, và cắt đứt đường 14, Phước Long sẽ bị khốn đốn và chắc chắn sẽ bị ta thanh toán. Ta có thể lấy Phước Long làm thủ đô hành chính của chính phủ lâm thời, tạo cái thế chính trị lớn đối với quốc tế. Bộ Tư Lệnh Miền cũng dự trù bọn Mỹ có thể quay trở lại, tung các lực lượng rút từ Phi và Thái cùng với hỏa lực của Hạm Đội Bảy để can thiệp nhưng Bộ Chính Trị cũng như đồng chí bí thư đều đồng ý dựa vào thái độ của bọn Mỹ ở hòa đàm Ba Lê và nội tình Hoa Thịnh Đốn, cơ nguy này chắc chắn sẽ không xảy ra như hồi 1972.
Lê Duẩn đưa tay chặn lại.
– Các đồng chí muốn thử phản ứng của Mỹ?
– Ước tính của Miền là bọn Mỹ sẽ khoanh tay, còn nếu Mỹ trở mặt thì thế chiến thuật cho thấy vẫn chỉ hạn chế trong địa hạt Phước Long, và như vậy quốc tế sẽ lên án Mỹ nhiều hơn nữa. Tôi tin Mỹ không vì bọn Thiệu Kỳ để lại bị lún sâu trở lại ở Việt Nam.
Lê Duẩn nhìn vệt nước trên bàn đã đứt đoạn, hỏi:
– Các đồng chí tin tưởng có thể đảm bảo chiếm và giữ được Phước Long để làm thủ đô Miền Nam?
– Đây là cơ hội bằng vàng, là thời điểm đúng nhất. Nếu theo chủ trương của đồng chí Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng, chúng ta sẽ phí phạm ít nhất là ba năm nữa. Trong ba năm tình hình có thể biến chuyển. Bộ Tư Lệnh Miền dự trù là nếu thắng lớn ở Phước Long thì kế hoạch vẫn được dự trù có thể thi hành ngay. Ta có thể từ Bắc và Tây đánh thẳng xuống Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng. Phía Tây Nguyên thì áp đảo chiếm giữ Kom Tum, Pleiku, Ban Mê Thuột…
Phạm Hùng quan sát vẻ mặt của người cầm cân nảy mực ở đất Bắc. Hồng hào, bụ bẫm, khác hẳn với khuôn mặt gân guốc của Trà. Ông thấy lợm giọng. Họ đều thế cả, hồng hào, bụ bẫm và rình mò lẫn nhau. Nhưng chỉ thoáng qua và vì là đảng viên, ông chấp nhận hết, bởi chính ông cũng nhiều lần cư xử như họ.
Giọng Lê Duẩn kéo ông trở lại thực tế:
– Các đồng chí nghĩ tôi sẽ giúp được gì?
Phạm Hùng trở lại với căn tính cố hữu của một đảng viên lão thành. Đã đến lúc phải dở giọng anh anh, em em.
– Anh Ba. Tụi này chỉ chờ anh gật đầu. Anh gật đầu thì không còn ai lắc được. Kế hoạch của Miền có khả thi hay chăng chỉ tùy có mình anh.
– Anh Bảy đùng có nói thế, người ngoài nghe được thì không nên.
– Anh Ba gật đầu là xong. Chỉ cần hai Trung đoàn của Sư đoàn 7 là đủ chiếm Đồng Xoài. Cái khó là phải có pháo lớn và tăng. Không có thì không thể tốc chiến, tốc thắng vì nếu kéo dài bọn Ngụy có thì giờ để tiếp viện. Phải đánh nhanh, đánh mạnh để mở đường cho các mũi khác ở Tây Nguyên và phía khu Phi Quân Sự.
– Được. Tôi sẽ nói với mấy anh bên Quân Ủy cũng như Tổng Tham Mưu. Anh Hiến có cho tôi biết nhiều lắm thì cũng chỉ phái được một đội pháo 130 ly và một đội tăng T-54 thôi. Nhưng tôi nói trước nhá, đây là quyết định của hai đồng chí và Bộ Tư Lệnh Miền.
Tướng Trà thấy như một cái gì nhói lên trong ruột gan. Ba Duẩn đúng là con cáo. Thắng thì do sự sáng suốt của đồng chí bí thư. Thất bại là lỗi của Trần Văn Trà. Ông đăm đăm nhìn Lê Duẩn, nói nhỏ rất rõ:
– Anh Ba yên tâm. Tụi tôi nhận mọi trách nhiệm nếu có gì trục trặc.
Lê Duẩn cũng hiểu câu nói lập tức, cười nói:
– Anh Bảy, anh Tư cũng yên tâm, sẽ có pháo, có tăng nhưng phải cẩn thận.
Đúng nửa đêm 24/11/1974, trái đạn 82 ly đầu tiên rót vào trong vòng đai Chi Khu Đôn Luân.
Hai Trung Đoàn của Sư Đoàn 7 CSBV với đại pháo và chiến xa T-54 yểm trợ áp dụng chiến thuật tiền pháo tập trung, hậu xung tứ diện quyết nuốt chửng căn cứ nhỏ bé này càng nhanh càng tốt. Đồng Xoài chống trả suốt 10 ngày không hề đươc tiếp viện vì đã bị tràn ngập vào rạng sáng 7/11/1974.
Trận Đồng Xoài đã mở đầu cho một chuỗi biến cố quân sự khiến Việt Nam Cộng Hòa bị xóa tên. Trận đánh này cũng đẩy Trung Úy Đỗ Lệnh Dũng vào một quãng đời khác hẳn với những gì anh đang ước mơ.
div0010
CHƯƠNG 1
Tên chữ nó là Đôn Luân, nhưng đối với lính tráng tụi tôi gọi nó là Đồng Xoài, là nơi chằng ăn chắc cú. Không hiểu cái tên Đôn Luân đầy vẻ nho học, hành chính này có từ đời nào, có thể là do cụ Diệm đặt cho chăng? Cũng như tên chính thức của đồn điền cao su ở đây là Thuận Lợi nhưng mọi người gọi nó là Terre Rouge – Đồn Điền Đất Đỏ – gợi lên âm hưởng của cả một quá khứ thời Pháp khai thác thuộc địa và những câu chuyện đầy thương tâm về phu cạo mủ cao su xa xưa.
Tôi chui ra khỏi chiếc phi cơ sơn mầu vàng ệch trong cơn nắng nóng của buổi chiều mùa hè. Tôi nhớ lần đầu tiên thấy chiếc phi cơ chong chóng này đã ngạc nhiên vì mầu sơn kỳ quặc nhưng ông thiếu tá quận trưởng vỗ vai tôi giải thích:
– Cậu còn phải học nhiều thứ ở đây. Sở dĩ phi cơ phải sơn màu vàng là để cho tụi Việt Cộng nó biết là phi cơ của đồn điền, không phải phi cơ quan sát của phe mình.
Thấy tôi giương mắt nhìn, ông cười:
– Đụng tới cao su là bỏ mẹ cả nút. Tây nó đi cả với Quốc Gia lẫn Cộng Sản. Việt Cộng nhan nhản ở trong rừng cao su nhưng phe mình có lệnh trên là không được bén mảng vào.Cậu nên nhớ đây là cao su quí hơn mạng người. Một cây cao su có thể cạo tới 60 năm vẫn còn mủ.
Dần dần rồi tôi cũng hiểu ra những cái ngoắc ngoéo bên lề. Cả cái quận này có chừng năm ngàn dân, gồm vợ con lính tráng và hơn nửa còn lại là dân cạo mủ cao su. Đang lội bùn lội suối tôi được thiếu tá Khoái gọi về đây.
– Cậu về đây giúp tôi. Mẹ kiếp cái chức quận trưởng coi vậy mà nhiều việc quá, toàn là ba cái vụ hành chính giấy tờ, điên cái đầu luôn.
Đã gần hai năm qua tôi vất vưởng ở đây lo Ban Ba cho Quận. Ban Ba chuyên phối hợp hành quân mà cũng chẳng nhàn nhã gì, tối ngày sáng đêm tôi chui rúc sống trong căn hầm của chi khu.
Bộ chỉ huy của chi khu trước kia là một trại lực lượng Đặc Biệt của Mỹ, Trại B14. Khi người Mỹ lậm sâu vào Việt Nam với cả nửa triệu quân, cuộc chiến được đánh theo lối Mỹ, cố vấn Mỹ đôi khi xuống tới cả cấp đại đội. Một số lực lượng được gọi là Lực Lượng Đặc Biệt được thành lập với nhiều tên gọi khác nhau như Mike Force, Biệt Kích Biên Phòng, Dân Sự Chiến Đấu… Đó là những toán độc lập do Mỹ võ trang, chỉ huy đóng ở những vị trí xung yếu và thường nằm ở gần biên giới hoặc sát các mật khu. Các căn LLĐB này luôn luôn có chữ B ở đầu, có thể là chữ viết tắt của chữ Base, nghe thì có vẻ đơn sơ nhưng lại được xây cất kiên cố vô cùng với hơn mười lớp mìn đủ loại cùng với hàng rào kẽm gai chằng chịt và mìn Claymore chống biển người. Khi tiếp nhận căn cứ B14 này, Thiếu Tá Khoái lại cho đào thêm nhiều địa đạo, giao thông hào và dùng thêm vòng concertina để chận những đường hầm khi cần. Tôi vẫn có cảm tưởng mình như một con chuột cống chui rúc ở dưới lòng đất dù rằng tôi đã từng sống ở các B tương tự với người Mỹ nhiều năm trước, khi còn phục vụ trong toán Màu – một tên khác của biệt kích Mỹ. Nhưng thời đó khác, đánh nhau kiểu Mỹ cái gì cũng thừa mứa. Gọi một tiếng là phi pháo yểm trợ tối đa, đạn bắn thả dàn. Bây giờ chiến tranh đã được Việt Nam Hóa, cái gì cũng thiếu, cũng hạn chế. Ngày xưa, muốn pháo quấy rối là pháo, bây giờ phải tính từng quả đạn một.
Tôi đang còn lừng khừng không biết có nên quá giang chiếc xe chở công nhân thì thấy phía xa bụi đỏ tung mù trời. Xe jeep Thiếu Tá Quận trưởng.
Thật là ngạc nhiên vô cùng khi thấy thiếu tá Khoái ra tận đây đón tôi. Ông không xuống, chỉ chiếc ghế đằng sau:
– Tưởng cậu lỉnh rồi chứ? Vụ đi Mỹ xong rồi mà.
Qua điện đàm hôm trước, tôi đã nói rõ về vụ này với ông. Thiếu tá Khoái coi tôi như một người em, cùng chia sẻ ngọt bùi của đời lính ngay từ lúc mới ra Thủ Đức lớ ngớ với lon chuẩn úy. Có lẽ chính thời gian cùng ở với nhau ở Phước Long đã khiến tình thân nảy nở và khi ông được cử giữ chức vụ Quận Trưởng, ông lôi tôi về làm việc với ông.
Tôi quăng cái ba lô nặng chình chịch và nhảy lên băng sau chiếc xe jeep mui trần chưa kịp trả lời thì ông cười hỏi:
– Thế fiancée có đi Mỹ với cậu không? Con nhỏ tên Dung phải không?
– Dung gởi lời hỏi thăm ông thầy. Dung mua tùm lum đồ ăn bắt tôi xách xuống nặng chết mồ.
– Ok. Tối nay nhậu chơi. Gọi hết tụi nó lại.
– Đồ khô không ông thầy ơi. Thịt, chà bông, lạp xưởng, có café Martin nữa. Dung còn gởi thêm beurre Bretel mới kinh chứ!
Ông cười ha hả bảo người tài xế:
– Chú mày thả tao ở quận đường rồi lái xe đưa Trung Úy Dũng về chi khu. Ê, Dũng, cậu định ở lại bao lâu? Sao nói nửa tháng là đi mà?
– Nửa tháng nữa lận nên xuống đây từ giã Thiếu tá và anh em trước khi đi cho phải đạo. Dung cũng đòi đi nhưng đường xá lằng nhằng quá.
– Ok. Tối gặp. Nhớ gom hết tụi nó lại nhậu nha.
Con đường từ quận về chi khu chắc chỉ hơn độ nửa cây số. Đường khá rộng nhưng không tráng nhựa nên bụi đất đỏ cuộn lên mặt tôi dù chiếc xe chạy không nhanh lắm. Những liếp nhà đa số lợp tôn bên vệ đường trông buồn và câm lặng. Thỉnh thoảng một người dân thấy xe chạy thì quay mặt kéo sụp cái nón lá tránh bụi xe. Tới chỗ ngã ba có quán hủ tíu của ông Tàu Mằn Thắn, tôi bảo người tài xế:
– Anh cho tôi xuống đây. Còn cái ba lô anh cứ đem lên phòng tôi bỏ đó tính sau.
Ông Tàu Mằn Thắn giống y chang những ông Tàu hủ tíu khác, lúc nào cũng cái áo thun cháo lòng và quần xà lỏn dài quá gối. Tôi không rõ ai đặt cho ông ta cái tên Mằn Thắn. Ông ta lơi lả chào:
– Trung Úy “dề” Sài Gòn vui không?
Quận lỵ bé tí này không thể giấu ai cái gì được. Đồng Xoài nằm trên liên tỉnh lộ 1A giữa tỉnh Phước Long và Quận Phú Giáo. Nó trấn ngay phía Bắc của chiến khu D – còn có cái tên văn vẻ “chiến khu Dương Minh Châu”. Có lẽ trại LLBĐ B14 được lập ở ngay đây vì vị trí chiến thuật, cốt để theo dõi những vụ chuyển quân lớn của địch.
Tôi gọi một chai 33. Quán vắng, có hai ba người Thượng Stieng ngồi một góc đã có vẻ hơi say. Dân Đồng Xoài sống bằng nghề cạo mủ cao su nhưng có một số khác phần lớn là người Stieng làm nghề “ăn cây”. Đây là những dân giang hồ hảo hán chuyên đi sâu vào rừng tìm gỗ quí như gụ, cẩm lai và đôi khi cả trầm hương nữa. Tìm được họ sẽ về quận dắt đường cho các hãng cưa vào. Họ là người cả Quốc Gia lẫn Cộng Sản. Họ là tình báo, mật báo viên của quận, báo cáo về tình hình trong rừng. Họ cũng có thể là nằm vùng, cung cấp quân tình của quận cho địch. Họ làm việc cho cả hai phía. Cái thực tế phức tạp đó cũng giống như tình trạng Việt Cộng sử dụng đồn điền Đất Đỏ làm nơi dưỡng quân.
Hồi tôi mới về quận được tin chắc chắn là hơn một đại đội địch có mặt ở tọa độ XYZ. Lúc lật bản đồ thì nó nằm ở trong phạm vi đồn điền. Sấp ngửa tôi chơi đại, bắn mấy trái 105. Sáng hôm sau, thiếu tá Khoái mặt hầm hầm gọi tôi sang trình diện. Sau đó, chính Đại tá Tỉnh Trưởng Phước Long bay trực thăng xuống. Cái câu cao su quí hơn người lúc đó mới rõ nghĩa với tôi.
Dẫu sao thì Đồng Xoài cũng có tình với tôi. Tôi yêu những buổi chiều xẩm tối ở đây. Nếu không lâu lâu nghe đạn pháo binh, nếu không thấy đạn hỏa châu lơ lửng đâu đó trên nền trời, thì mọi sự thật êm đềm, thật thanh bình. Tôi hay trèo lên nóc công sự chiến đấu chỗ cao nhất, ngồi nhìn trăng nhìn sao để nhớ Dung, nhớ về Sài Gòn.
Tôi yêu những cô học trò ham học, nghe thấy, nhìn thấy cái gì lạ trong mắt cũng tròn xoe. Đồng Xoài có một trường Trung Học, trên nguyên tắc là tới lớp 9, nhưng không lúc nào là có đầy đủ thầy cô. Ra trường Sư Phạm được bổ đến đây, thầy cô biến mất sau độ hai ba tháng. Họ đào nhiệm vì không chịu nổi cảnh sống Đồng Xoài. Trường có một vị nhà giáo duy nhất là ông Hiệu Trưởng. Ông Hiệu Trưởng nhờ tôi dạy môn Pháp Văn cho các em. Ba bốn lớp dồn lại một, đủ loại tuổi từ 12 cho đến 16, 17 nhưng trình độ đều rất kém. Sau hai buổi dạy tôi đổi phương pháp, thay vì dạy Pháp văn, tôi kể cho các em nghe về đời sống ở ngoài Đồng Xoài. Kỳ về Sài Gòn hoặc khi Dung gửi đồ cho tôi, khi nào cũng có vài cuốn Sélection hặc Paris Match cũ, hoặc sách có nhiều tranh ảnh về nước Pháp. Tôi cho các em coi hình ảnh về nước Pháp và viết dăm ba chữ Pháp dễ, bắt các em học nhưng cái chính là gợi lên cái khát vọng hiểu biết nơi các em, nhồi nhét vào cái đầu non nớt đó những hình ảnh khác với bom đạn, xác chết các em thấy hàng ngày. Cái phương pháp sư phạm của tôi vậy mà ăn khách ra phết. Giờ Pháp văn gần như tất cả các học sinh trong trường đều tụ lại trong lớp nghe tôi kể về nước Pháp với sông Seine, tháp Eiffel, hay ông Nã Phá Luân, ông Pasteur hoặc ông bà Marie Curie.
Tôi nhớ có một lần một em bé đến khóc nhờ tôi đến nhà xin bố mẹ cho đi học giờ Pháp Văn. Khi đến nơi, phụ huynh cô bé cho hay lúc này cần người là vì mùa gặt nên phải ở nhà phụ giúp gia đình. Rồi tôi đành giải quyết, cử một người lính nghĩa quân đến giúp gia đình để em được đi học.
Đồng Xoài dù nằm ngay ngã ba liên tỉnh lộ 1A và quốc lộ 14 cách Phú Giáo cỡ độ 30 cây số và tỉnh lỵ Phước Long cỡ 30 cây nhưng đã bị cô lập từ lâu rồi. Phương tiện liên lạc duy nhất là trực thăng hay đôi khi là thả dù. Xăng nhớt cũng phải thả bằng trực thăng. Cũng có bến xe đò chạy đường Đồng Xoài Phú Giáo, nhưng khách toàn là đàn bà con nít. Xe có thể bị Việt Cộng chặn lại bất cứ lúc nào nên lính tráng và cả những thanh niên còn trẻ có thể cầm súng không ai dám đi xe đò. Trong cái cảnh đó, phi công của đồn điền cũng hiểu và luôn luôn dành một chỗ cho quận khi cần. Viên phi công người Pháp vẫn hay đấu láo với tôi, mỗi lần thấy “Monsieur Dũng” là toe toét cười.
Tôi sắp xa Đồng Xoài. Tôi sắp giã từ bom đạn. Tôi về đây là để từ biệt Đồng Xoài, nói những ân tình cuối với anh em đồng đội.
Tôi đứng dậy, nhét tiền dằn dưới chai 33, lững thững đi về phía chi khu. Buổi chiều nóng nhưng êm ả.
Bữa nhậu diễn ra ồn ào náo nhiệt với khô nai, cà ri gà. Mọi người chúc mừng tôi. Tôi thấy rõ sự mừng rỡ trên khuôn mặt của đồng đội vì tôi sắp “Giã từ vũ khí”. Đang ăn nhậu thì Trung Úy Lễ trưởng ban Hai tình báo hỏi:
– Ông còn ở đây bao lâu?
– Chắc vài hôm là cùng.
– Ông coi dùm ban Hai hộ tôi hai ba ngày được không? Tôi có việc gấp phải về Sài Gòn.
– Ba ngày thì được, ông cứ dọt đi, để tôi coi hộ cho.
Tôi coi ban Ba, trung úy Lễ coi ban Hai, chúng tôi đã cùng nhau sáng sáng họp thuyết trình hành quân. Công việc của tụi tôi luôn luôn phải phối hợp từng giờ một nên tôi biết rõ phận sự của ông Lễ. Coi hộ bằng hữu ba ngày thì nhằm nhò mẹ gì. Không bao giờ tôi tưởng tượng được cái khúc quanh của cuộc đời tôi trong ba ngày kiêm chức Trưởng ban Hai hộ Trung Úy Lễ. Không phải là ba ngày mà là gần ba chục năm sau tôi mới được nghe tiếng người vợ sắp cưới, tiếng Dung.
Hôm sau, khoảng xế trưa, tin tức tình báo tới tấp về. Tôi nhớ Trung Úy Lễ dặn có hai nguồn tin rất chính xác là Z 20 và A 17, nên ngay khi bắt tay vào lo ban Hai, tôi đã hỏi ông Chuẩn Úy Thắng về hai nguồn tin. Tuy làm việc phối hợp và nghe tin hàng ngày của ban Hai, tôi không chú ý lắm đến cách thu lượm tin của họ. Hôm đó cả hai nguồn tin Z 20 và A 17 đều cho hay đã phát hiện nhiều đường dây điện thoại rừng và đây là dấu hiệu đáng ngại. Chỉ những đơn vị chủ lực và quân số cao khi di chuyển mới có dây điện thoại. Nguồn tin Z 20 còn cho hay có những dấu tích có xe tăng địch nữa.
Tôi đọc nhưng thật cũng chưa ước lượng đúng tầm vóc nguồn tin. Đúng lúc đó người Trung sĩ cho hay có một mật báo viên muốn được gặp tôi. Vì nghĩ chỉ tạm bợ có ba ngày nên tôi không muốn dính quá sâu vào trong công việc, bèn bảo viên Trung Sĩ dẫn mật báo viên đó đến gặp chuẩn úy Thắng.
Nhưng rồi viên Trung Sĩ lại trở vào cho hay người này chỉ xin gặp đích thân Trung Úy trưởng Ban Hai. Tò mò tôi đồng ý tiếp. Trông người mật báo viên này giống như bất cứ người dân cạo mủ nào, và ông ta cho hay cơ sở bị lộ xin được bảo vệ. Tôi nói:
– Tôi chỉ tạm giữ ban Hai nội trong vài ngày, nên không rõ lắm về cơ sở và nếu ông là mật báo viên của quận thì chắc chắn phải có đường giây liên lạc khác, không thể chạy xồng xộc vào chi khu xin bảo vệ.
– Thưa Trung Úy, tôi không thuộc tình báo quận. Tôi thuộc Phòng Bảy Tổng Tham Mưu. Tôi nằm vùng trong Thuận Lợi. Đây là mã số của tôi, xin Trung Úy liên lạc ngay với Tổng Tham Mưu vì tình hình rất nguy cập. Tôi xin được bốc đi gấp.
Tôi khựng lại, bán tính bán nghi khi nhớ đến hai nguồn tin Z 20 và A 17.
– Ông có thể cho tôi biết tin tức chính xác.
– Thưa Trung Úy, tôi đã đưa mã số là tôi đưa cả mạng sống của tôi cho Trung Úy. Tôi chỉ có thể báo cáo với thẩm quyền trực tiếp tại Tổng Tham Mưu. Trên đó sẽ có những quyết định hợp với tình hình.
Tôi quan sát người mật báo viên và tưởng tượng đến những điệp viên OSS hay CIA hoặc hơn nữa là Tống Văn Bình Z 28. Trông ông ta chắc trên dưới bốn mươi, dáng vẻ cử chỉ và cách ăn nói chững chạc minh bạch. Một người cạo mủ không thể có phong thái như vậy. Tuy ở lính gần chục năm, tôi cũng chỉ nghe loáng thoáng về Phòng Bảy kỹ thuật của Bộ Tổng Tham Mưu và biết lơ mơ rằng đây là bộ phận chuyên về tình báo và phản tình báo có những hoạt động vô cùng bí mật. Suy nghĩ thấy vấn đề ngoài thẩm quyền, tôi nói với người mật báo viên:
– Được để tôi đưa ông lên gặp Thiếu Tá Quận Trưởng.
Bốc điện thoại, tôi nghe tiếng Thiếu Tá cùng với nhiều tiếng ồ ồ khác chen vào, chắc là đang ở hầm truyền tin.
– Trình thẩm quyền, xin được gặp vì có chuyện tối quan trọng không tiện trình bày qua điện thoại.
– OK, sang ngay đi.
Bỗng tôi mỉm cười khi nhận ra ông quận của tôi hay xài chữ OK. Tôi thấy người mật báo viên gật đầu ra điều đồng ý với cách ứng xử của tôi.
Thiếu Tá Khoái đứng chờ ở sân cờ. Hình như ông muốn nhân dịp này ngoi lên mặt đất hít thở chút không khí trong lành. Thấy tôi đi với một người cạo mủ cao su, Ông ngạc nhiên hất hàm tỏ ý hỏi han. Tôi lắc đầu nói:
– Vào trong nói chuyện tiện hơn Thiếu Tá.
– Ok, vào trong.
Ông tiếp chúng tôi ở phòng làm việc, tôi vắn tắt trình bày vấn đề. Người mật báo viên chỉ xin thông báo mã số của ông ta về bộ Tổng Tham Mưu mà không đòi hỏi gì thêm nữa.
Thiếu Tá Khoái đồng ý, chính ông đi xuống hầm truyền tin để liên lạc qua một hệ thống đặc biệt với Tổng Tham Mưu. Tôi ngồi đó cố gạ chuyện để moi thêm tin tức nhưng người mật báo viên khôn khéo lảng tránh. Chừng nửa tiếng sau, TT Khoái trở lại, gương mặt khác hẳn. Ông trở lại ngồi sau bàn giấy:
– Cà phê Martin hôm qua cậu cho còn nguyên. Hộp beurre Bretel chưa khui. À quên, tôi vẫn chưa biết tên ông là gì?
– Thưa Thiếu Tá tôi tên Bảy, Nguyễn Văn Bảy.
Chúng tôi đều biết đó là tên giả, nhưng TT Khoái rất lịch sự:
– Tôi đã liên lạc và trên đó cho hay trong vòng một hai giờ sẽ có người đến gặp ông Bảy. Bây giờ anh em mình uống chút cà phê beurre cho đỡ nhớ Sài gòn.
Rất nhanh tôi hiểu ý ông thầy tôi muốn nói chuyện để moi tin tức và nghĩ rằng mình không nên có mặt, tôi nói:
– Để Thiếu Tá nói chuyện riêng với ông Bảy, tôi về bên kia.
– Cậu không đi đâu cả. Cà phê đào cậu mua cậu phải uống chứ.
Chắc đã chuẩn bị từ trước khi bước vào phòng, nên tôi thấy viên Hạ Sĩ bưng ra ba tách cà phê thơm ngào ngạt. Đợi mọi người chiêu cỡ nửa ly, thiếu tá Khoái lên tiếng:
– Ông Bảy, ông phải cho tụi tôi biết tình hình để đối phó. Đồng ý là ông không có bổn phận gì đối với tụi tôi, nhưng chúng ta đang đứng trên cùng một chiến tuyến, chiến đấu cùng một mục đích. Tôi đã đích thân lo cho an nguy của ông, ông phải giúp tụi tôi.
Người mật báo viên từ tốn bưng ly cà phê lên. Cái cung cách cầm, nâng tách, nhấm nháp cà phê cho thấy ông ta đã từng uống cà phê Martin có một chút beurre nhiều lần trước đây. Ông chậm rãi nhìn tôi, nhìn TT Khoái:
– Địch sắp tấn công Đồng Xoài. Cấp sư đoàn. Có sự xuất hiện của công trường 7 với pháo và thiết giáp đang khép vòng vây. Thiếu tá và anh em ở đây chuẩn bị. Tôi không biết rõ ngày giờ nhưng chính vì vụ này mà tôi bị lộ, phải hủy máy truyền tin, trốn ra được đến đây. Xin cảm ơn Thiếu Tá đã giúp đỡ, liên lạc với thẩm quyền của tôi. Tôi chỉ có thể nói bao nhiêu đó với Thiếu Tá và tôi nghĩ thế cũng đủ để giúp anh em ở đây. Còn tin hay không là tùy ở Thiếu Tá và anh em.
Không thể không tin được vì chỉ hơn một tiếng sau, một trực thăng cailloux nhỏ xíu xà xuống bốc người mật báo viên đi. Ông quận nói với tôi:
– Cậu thông báo với tất cả các sĩ quan tới phòng hành quân họp khẩn. Báo động 100% cho tôi.
Thật ra thì lúc nào chúng tôi chẳng sống trong tình trạng báo động. Suốt những ngày tháng phụ trách hành quân, tôi hiểu rõ Đồng Xoài luôn luôn là cái đinh cần phải nhổ. Địch chiếm Đồng Xoài là cô lập Phước Long và nhất là có thể điều động một lực lương lớn trong chiến khu D để làm áp lực cả khu vực Phước Long Bình Long. Đời sống ở đây tự nó đã là một đời sống bị động, lúc nào cũng như cá nằm trên thớt. Chỉ trừ khi đi ngủ, có lúc nào tôi rời được đôi giầy nặng chình chịch đâu?
Cái chi khu nhỏ tí này mỗi chiều chưa quá một cây số nên chỉ độ nửa tiếng mọi sĩ quan đã tề tựu đông đủ.
Đến lúc này tôi mới thấy rõ cái tài chỉ huy, phối hợp của Thiếu Tá Đặng Vũ Khoái. Ông nói rất gọn về tin tức vừa thu lượm được, ra lệnh cho các sĩ quan điều động binh sĩ tu sửa lập tức các giao thông hào, công sự chiến đấu. Truyền tin được lệnh liên lạc ngay với các chốt và tiền đồn thông báo tin tức và chỉ thị họ cảnh giác tối đa. Ông bảo bác sĩ Nam kiểm lại thương bệnh binh, người nào còn đủ sức khoẻ phải sẵn sàng cầm súng.
Bảo vệ Đồng Xoài ngoài hai tiểu đoàn tăng phái của sư đoàn 5, lực lượng cơ hữu gồm một tiểu đoàn địa phương quân và khoảng hơn 10 trung đội nghĩa quân. Đó là quân số trên giấy tờ nhưng thực tế có phần hơi khác. Quân số không bao giờ đủ. Một trung đội nghĩa quân có khi chỉ độ mười lăm, hai mươi người. Ngay cả đơn vị chính qui, tức hai tiểu đoàn thuộc sư đoàn 5 cũng không bao giờ đủ quân số. Hơn nữa, rất nhiều đơn vị đã được chẻ nhỏ đóng các đồn chốt phía ngoài.
Thiếu Tá Khoái bắt đầu chia chi khu ra làm ba tuyến.
Tuyến lớn nhất ở phía Bắc đối diện với rừng do chính Thiếu Tá Quận Trưởng chỉ huy.
Tuyến phía Tây đo Đại Úy Tố lo. Quân số ở tuyến này cỡ gần một tiểu đoàn ĐPQ và một đại đội thám báo và là đơn vị tinh nhuệ nhất của Đồng Xoài.
Tuyến phía Đông do tôi phụ trách với hai trung đội nghĩa quân và một trung đội thám sát đo Chuẩn úy Tài chỉ huy.
TT Khoái nghĩ rằng địch sẽ không tấn công từ phía Đông vì địa hình quá trống trải. Nơi đây đã được công binh Mỹ phát quang, ủi hết cây rừng để lập một sân bay nhỏ dành cho trực thăng và L 19 đáp. Ông nói riêng với tôi.
– Cậu lo phía sân bay chắc sẽ OK vì nó mà đánh đặc công hoặc biển người đi nữa cũng không ngu gì mà đánh mặt đó.
Trước lúc mọi người đứng dậy, ông đùa:
– Bác sĩ Nam thủ kỹ cái bệnh xá cho tôi. Hễ nó vào đến chỗ ông bác sĩ là tụi mình chỉ còn ăn cám.
Không ai cười và không ai nghĩ đến lời đùa cợt như một lời tiên tri, một lời nói gở. Hơn nữa mọi sự diễn ra quá nhanh đến độ không ai còn thì giờ để suy nghĩ.
Tôi trở về tuyến kiểm điểm tình hình. Tôi có trong tay một khẩu đại liên, khoảng 40 người lính nghĩa quân và một thiếu úy phụ tá, Thiếu Úy Thái và gần 20 lính thám sát tỉnh của Chuẩn Úy Tài. Ông Thiếu Úy có lẽ chưa đụng lớn bao giờ, khuôn mặt lo âu thấy rõ. Ông ta hỏi tôi:
– Bộ tụi nó đem cả sư đoàn để nuốt tụi mình à?
– Trước hết đó mới là tin tình báo. Thứ nhì Đồng Xoài bằng cái lỗ mũi, đâu có quan trọng gì để nó đem chủ lực cỡ sư đoàn ra để làm mồi cho máy bay à? Yên tâm, nó muốn xơi tái mình cũng không dễ đâu.
Trấn an thiên hạ thì dễ nhưng trấn an mình mới khó. Hẳn là địch sẽ đánh nhưng tôi cầu nguyện với trời đất là hãy gượm đã, để đợi Trung Úy Lễ về rồi hãy đánh. Nhưng lời cầu nguyện của tôi đã không thấu trời xanh vì địch tấn công ngay đêm đó.
o O o
Khoảng gần nửa đêm, địch khai hỏa bằng pháo 82 ly. Không phải từ một hướng mà tứ phía. Không phải bắn lai rai quấy rối mà là pháo áp đảo, 82 ly nổ rền trời từng chập. Tôi biết rất rõ là 82 ly không đủ sức xuyên phá hoặc gây tổn thất nặng nề vì hệ thống địa đạo giao thông hào và công sự chiến đấu được hết lớp tu bổ này đến kỳ tu bổ khác đủ sức che chở tụi tôi. Nhưng tôi còn biết rõ hơn 82 ly không bắn xa như 105, 155 hay hỏa tiễn 122 ly. Có nghĩa là tụi nó gần lắm rồi. Nhưng tôi không thể chia sẻ suy nghĩ này cho ai được.
Đồng Xoài có hai pháo đội, 105 và 155 ly. Tôi liên lạc máy với pháo binh. Lúc này tôi đang ở dưới trung tâm HQ của chi khu với TTKhoái. Tôi đề nghị phản pháo nhưng TT Khoái nói:
– Tụi nó đặt súng ba bề bốn bên, không biết hướng nào chính hướng nào phụ, vả lại phải tiết kiệm đạn.
Tuy vậy tôi cũng thấy ông ta cho bắn một hai trái 105 để trả lời. Khoảng quá nửa đêm, máy PRC 25 inh ỏi gọi. Gần như tất cả các tiền đồn đều bị đánh. Các chốt chạm địch dữ dội. Tiếng máy PRC 25 rè rè, tôi ngồi cạnh nghe các đơn vị bạn liên tu bất tận thông báo địch tình. TT Khoái nhận xét:
– Tụi nó chỉ mới chơi 82 ly để quấy rối và cầm chân tụi mình. Nhớ cảnh giác anh em đề phòng nó đánh đặc công. Cậu nhớ cho anh em luân phiên nghỉ ngơi. Tôi e mình sẽ chết cứng ở đây cho đến khi tỉnh và quân đoàn giải tỏa.
Tôi đi dọc giao thông hào dặn dò từng người một. Hễ cái gì nhúc nhích là bắn. Những chiếc hỏa châu lững lờ cũng đủ để quan sát tới tận hàng rào ngoài cùng. Đến gần sáng thì địch thôi không pháo tiếp. Từ trong lỗ châu mai, nơi để ổ đại liên, tôi nhìn ra ngoài hàng rào phòng thủ, qua một quãng đất trống khá rộng, cỏ lác – hoặc cỏ gì tôi cũng chẳng rõ tên, có thể là cỏ tranh – tạo một vệt sẫm trên nền đất đỏ. Mọi sự im lìm, một sự im lìm đến rợn người. Tôi vỗ vai người trung sĩ giữ khẩu súng:
– Mong rằng mình không phải xài tới thằng em này.
Viên Trung sĩ vỗ vào càng súng:
– Xài tới thằng em này là chúng nó chơi biển người, chơi a-la-xô rồi ông thầy ơi.
Chúng tôi cùng cười.
– Như vậy là chỉ mới pháo, kiểu pháo giữ chân. Địch âm mưu gì đây?
Một chiếc phi cơ bà già L19 bay tít trên cao. Sự xuất hiện của chiếc phi cơ này vào quãng gần trưa đã là một niềm khích lệ lớn cho binh sĩ. Họ thấy họ sẽ được phi pháo yểm trợ. Nhưng tôi thì lại lo vô cùng.
Trước hết L19 bay rất cao, kinh nghiệm hành quân cùng không kỵ Hoa Kỳ cho thấy cao như vậy, quan sát của L19 sẽ không chính xác. Điều đáng sợ thứ nhì L19 không dám xuống thấp vì sợ làm mồi cho phòng không địch. Điều lo sợ của tôi đã thành sự thực, khoảng nửa giờ sau hai khu trục bay đến đánh bom. Tôi chỉ là một Trung Úy quèn, lo thủ một cái tuyến với vài chục mạng và một cây đại liên nên không biết rõ toàn diện của tình hình, không đủ yếu tố để nhìn bao quát thế trận, nhưng tôi biết rõ lực lượng tiến công phải là đại đơn vị vì phòng không địch bắn kinh hồn. Hai phi tuần đánh bom trật lất vì phi công không thể xuống thấp. Mỗi lần phi cơ đảo qua, phòng không bắn không hề tiếc đạn. Chúng tôi thấy giữa trưa nắng, những vệt đạn lửa từ phía rừng xẹt lên không. Dẫu sao thì cũng có phi pháo và có vẻ như địch đang ước lượng xem phe ta quyết giữ Đồng Xoài đến tầm mức nào.
Sự việc diễn ra y như cũ.
Vào khoảng gần nửa đêm địch lại rót 82 ly từng chập vào chi khu. Chúng tôi nghe 155 ly nổ khá xa. có lẽ đó là pháo yểm trợ của ta bắn từ cầu Rạch Rạc. Cầu này nằm ở phía Bắc cách Đồng Xoài cỡ 10 cây số. Nơi đây có một tiền đồn với một pháo đội hai khẩu 155 ly. Suốt đêm tin tức từ các chốt và tiền đồn nhỏ cho hay họ chạm địch hoặc bị pháo, nhưng tất cả các vị trí đều giữ được, chưa bị nhổ, chưa bị tràn ngập. Xem ra tình hình còn còn vững. Và cũng như hôm trước, gần sáng địch ngưng.
Khi trời sáng hẳn tôi nói với thiếu úy Thái:
– Tôi về bên bộ chỉ huy chi khu cỡ một giờ sau trở lại. Ông lo cho anh em.
Lần theo địa đạo,giao thông hào, gỡ những vòng concertina tôi về được tới bản doanh chi khu. Người tôi hôi, ngứa ngáy. Tôi mò về phòng. Một quả 82 ly nổ ở sát cửa sổ phòng tôi, vì tôi thấy những bao cát lỗ chỗ rách bươm và tôi thấy một chiếc lỗ ở phía sân. Nhìn quanh tôi không thấy cái đuôi của viên đạn, không rõ nó văng đi đâu. Điều ngạc nhiên là không thấy miểng văng vào cửa sổ vì cái khung kính nhỏ vẫn còn nguyên.
Tôi tụt đôi giầy saut ra, tôi quăng đôi tất nhà binh mầu cứt ngựa vào một xó. Tôi nhìn bàn chân đỏ hồng bật cười. Mới hơn hai ngày bị bó chặt, nay được tiếp xúc với không khí, một cảm giác nhẹ, thoải mái khiến những ngón chân tôi như tự động duỗi ra ngọ ngoạy.
Tôi ngoáy ngoáy hai cái chân dăm phút và sau đó đi vào phòng tắm. Khu tôi ngủ là một dãy nhà tôn dành cho sĩ quan chi khu với một phòng tắm chung ở cuối dãy. Tôi múc nước dội xối xả từ đầu xuống.
Tự nhiên hình ảnh tắm ở quân trường dội về trong trí nhớ. Hồi đó mỗi lần được trực ở lại đại đội, không phải ra bãi tập, tôi luôn thu xếp để hễ chiếc xe chở nước đến bơm đầy vào bể chứa nước trong phòng tắm của sinh viên sĩ quan là tôi lỉnh vào liền. Một mình tha hồ vục từng nón sắt nước dội thỏa thích không như cảnh phải tranh nhau vào đồng đôi vào mỗi buổi chiều. Cái bể nước cao trong vắt sao mà hấp dẫn thế. Nhưng nơi đây lại là mặt trận, là sống là chết, là bom là đạn.
Tôi trở về phòng thoải mái. Căn phòng nhỏ nhưng ấm cúng, nơi tôi sống từ ngày về Đồng Xoài, tạo một cảm giác bình yên dễ chịu. Tôi ngồi trên chiếc giường nhỏ nhìn quanh. Tấm hình Dung vẫn ở đó, tấm hình chụp nàng bó gối ngồi trên tam cấp trước cửa nhà. Hình chụp ngược sáng, Khuôn mặt Dung khuất lấp nghịch ngợm. Bây giờ Dung đang làm gì?
Tôi nhận ra trong suốt hai ngày qua, tôi không bao giờ nghĩ đến Sài Gòn, nghĩ đến Dung. Tiếng bom đạn, không khí căng thẳng, cái chập chờn ma quái của hỏa châu và hơn cả nỗi ám ảnh rằng cả một Sư Đoàn Việt Cộng đang siết gọng kìm quanh Đồng Xoài khiến tôi không còn suy nghĩ nhớ nhung gì nữa.
o O o
Thay quần áo xong, tôi khoác chiếc áo giáp, tròng cái mũ sắt, xốc lại giày TAB và khẩu colt 45, từ từ đi về phía bản doanh của Thiếu Tá Đặng Vũ Khoái. Người Thượng sĩ cận vệ của ông ra dấu rằng ông vừa vào phòng ngủ chưa đầy năm phút.Tôi gật đầu, theo giao thông hào về lại tuyến. Sau hai ngày, tiểu khu chưa bị thiệt hại gì, các chốt phía ngoài chưa bị tràn ngập.
Khoảng xế chiều, hai phi tuần tới đánh bom nhưng theo quan sát của tôi, bom khó trúng mục tiêu dự trù vì được thả từ độ quá cao, không thể nào chính xác được. Nhưng sự có mặt của phi cơ là một động lực lớn trấn an mọi người. Địch lập lại trò cũ, gần nửa đêm là bắt đầu rót 82 ly. Có lẽ sau hai đêm, địch đã chỉnh cự ly chính xác hơn nên đạn rơi vào vòng trong chi khu khá nhiều. Qua máy PRC tôi biết hai nghĩa quân ở phía Đại Úy Tố thiệt mạng. Nhưng đến gần sáng thì nhiều chốt bị tấn công đồng loạt ở vòng đai phía ngoài. Tôi dựa lưng vào tường bao cát nghe ngóng. Tiếng của các điện thoại viên, của lính truyền tin nghe như lạc giọng. Chốt này cho hay hỏa lực địch quá hùng hậu. Chốt kia cho hay e sẽ bị nhổ. Đêm đó hình như bốn chốt và tiền đồn nhỏ bị tràn ngập. Tảng sáng một số binh sĩ từ phía ngoài được rút vào phía chi khu.
Đêm thứ tư tình hình trở nên dồn dập hơn.
Đồn ở cầu Rạch Rạc bị tứ phía giáp công. Tôi hiểu địch muốn diệt hai khẩu pháo 155 ly. Cuộc công đồn xảy ra rất sớm, ngay từ lúc mặt trời chưa lặn hẳn. Người chỉ huy đồn là Trung Úy Hùng cầm cự đến phút chót. Ông đã yêu cầu pháo binh của Đồng Xoài và của căn cứ Bunnard bắn thẳng vào đồn vì đã bị tràn ngập. Qua PRC tôi nghe được ông báo cáo đã hủy hai khẩu 155 không để lọt vào tay địch. TT Khoái quyết định cử nguyên đại đội Thám Báo và hai đội ĐPQ phối hợp mở đường đón tàn binh của đồn Rạch Rạch. Trung Úy Hùng quả là một sĩ quan đầy kinh nghiệm. Ông đã đem được gần như toàn bộ sĩ quan và quân sĩ về đến chi khu.
Khá nhiều thương binh. Đặc biệt có một Chuẩn úy mới ra trường vừa khóc vừa cười, đôi khi lại rú lên những tiếng hoảng loạn. Trung Úy Hùng mặt phờ phạc bắt tay tôi, hất hàm về phía Chuẩn Úy:
– Vừa ra trường thì về với tôi, chắc lần đầu lại đụng quá lớn nên phát hoảng. Dám đứt mẹ nó dây thần kinh rồi. Chúng nó pháo như mưa, nhất là 122 ly. Anh chàng nghe chịu không thấu.
Tôi nhìn khuôn mặt trẻ măng của người Chuẩn Úy, một khuôn mặt ngơ ngác, thất thần. Ông ta được đưa sang cho Bác sĩ Nam. Không ai nói năng gì về ông Chuẩn Úy ngoài những ánh mắt thông cảm. Mười mấy tuổi đầu bị vứt vào chốn binh đao lửa đạn ai không sợ?
Thiếu Tá Khoái bố trí cho đám tàn quân của Rạch Rạc “dưỡng quân” ở ngay trung tâm chi khu gần bệnh xá và căn cứ pháo binh. Ông cũng giữ Trung Úy Hùng ở lại bản doanh. Thấy tôi đứng lớ ngớ quan sát đám binh sĩ từ đồn Rạch Rạc lo lui cui thu xếp, ông gọi:
– Trung Úy Dũng.
Tôi quay lại và tiến về phía ông. Ông trở lại giọng hòa nhã.
– Cậu đừng lo. Chuyến tải thương hay tiếp tế đầu tiên tôi sẽ cho cậu về Sài gòn liền lập tức. Trung Úy Lễ đã liên lạc. Ông ta đã có mặt ở Phước Long, đang sốt ruột, cố mò xuống đây.
– Tôi biết, ông thầy. Tôi nghe tin Trung Úy Lễ nằm lì ở sân bay để chờ xuống đây từ đêm qua.
– Ok. Hễ có trực thăng hay tải thương tiếp tế là cậu có quyền dọt. Có Trung Úy Lễ hay không Trung Úy Lễ tôi cũng để cậu đi. Bây giờ cậu đi một vòng hỏi thăm anh em với tôi.
Đầu tiên ông tạt vào bệnh xá. Các giường đều kín người. Khoảng bảy, tám binh sĩ của Chi Khu bị miểng đạn 82 ly. Khoảng mười mấy người khác từ các chốt và hơn một chục mạng từ đồn Rạch Rạch. Ông Đại Úy bác sĩ Tâm đang lui cui băng cho một binh sĩ. Thiếu Tá Quận Trưởng hỏi:
– Cái ông chẩn Úy mới ra trường êm chưa Bác sĩ?
– Bị chấn động thần kinh. Tôi đã chích thuốc an thần, hiện ngủ rồi. Có tỉnh lại như xưa hay không lại là vấn đề khác, từ từ mới biết.
Mọi người im lặng. Những thực tế phũ phàng của chiến tranh được nói đến bằng giọng nói bình thản, đôi khi diễu cợt, nhưng tận đáy lòng, chúng tôi đều thông cảm và hiểu những điều không cần nói ra.
Chúng tôi vòng qua nơi Đại Úy Tố. Ông ta tỉnh táo, quần áo vẫn thẳng nếp, mũ sắt chùm chụp trên đầu. Đại Úy Tố dáng người to lớn, nhưng lại gọn gàng và nhanh nhẹn. Ông nói với ông quận:
– Thiếu Tá yên tâm, mặt này có tôi, nó muốn thì cũng trả giá đắt lắm.
Ông ta ngẫm nghĩ rồi lập lại:
– Đắt lắm!
Điều mà chúng tôi không hiểu là giá có thể đắt so với thang biểu của tôi, của Đại Úy Tố hay rộng lớn hơn cả quân đội Miền Nam. Nhưng với địch, với Hà Nội thì giá đó có khi quá rẻ. Suốt trong những năm tháng còn lại trong đời, lúc nào tôi cũng nhớ hai tiếng “đắt lắm” của Đại Úy Tố.
Tôi lẽo đẽo đi theo Thiếu tá Khoái hỏi thăm các sĩ quan, binh sĩ. Ông lấy cả hai bao Lucky của tôi đem mời tứ tung, gặp nghĩa quân nào cũng “làm một điếu cho thơm râu bổ phổi “. Ông bắt tôi dẫn về phòng tuyến và ân cần nói chuyện với các sĩ quan, binh sĩ. Ông vỗ vai Chuẩn Úy Tài:
– Chuẩn Úy như ông này mới đúng là tương lai của quân đội.
Tôi chạnh nghĩ đến người Chuẩn Úy đang thiêm thiếp ở bệnh xá. Trước khi rời tuyến của tôi, Thiếu Tá Khoái lập lại:
– Hễ có tiếp tế tải thương là cậu dọt.
Tôi im lặng tiễn ông. Cho đến phút này quả tôi không nghĩ đến chuyện ở hay đi. Nó nằm ngoài quyết định của tôi và lờ mờ trong tâm khảm tôi thấy khó mà xảy ra cho đến khi chi khu được giải tỏa. Phòng không địch dầy đặc, làm sao trực thăng xuống được. Chỉ có đường duy nhất là tỉnh và quân đoàn phối hợp hành quân lớn, có Dù, Biệt Động, TQLC thì mới hy vọng. Nhưng cái tiểu khu bé tí teo này có là ưu tiên số một chăng? Mấy hôm trước còn ở Sài Gòn, tôi đọc thấy áp lực còn đè nặng trên nhiều vùng, từ phía Quảng Trị xuống phía Ban Mê Thuộc của quân đoàn 2, và phía Bình Long cũng đang đụng lớn, chưa kể dưới đồng bằng.
Tôi không có thì giờ suy nghĩ lâu là liệu có giải tỏa chăng. Địch khai hỏa rất sớm, pháo dày hơn thường lệ. Tôi cũng nghe được tiếng pháo đáp lễ của ta từ căn cứ Bunnard. Nơi đây có một pháo đội 155 ly bắn xa đủ để yểm trợ cho Đồng Xoài. Nhưng hai khẩu thì ăn thua gì? Pháo cơ hữu cũng bắn nhưng cầm chừng, có thể vì không có mục tiêu rõ ràng hoặc có thể hà tiện đạn. Đến nửa đêm thì địch đánh đặc công vào phòng tuyến của tôi. Đây là một ngạc nhiên lớn vì địa hình không có lợi nếu địch chọn lối đánh này. Địa thế trống trơn khiến tầm quan sát của chúng tôi khá xa. Tổ chức quân đội của chúng ta được rập khuôn theo Hoa Kỳ và có rất nhiều đơn vị với phù hiệu trang bị và quân phục rất khác nhau như Dù, Biệt kích, TQLC Biệt Động Quân… Việt Cộng chỉ có chính qui và du kích. Du kích tương đương với địa phương quân hoặc nghĩa quân, là những đơn vị bản địa. Họ biết rõ địa hình địa vật, dân tình và cả quân tình của vùng hoạt động và thường là những nguồn tin cần thiết cho bộ đội chính qui và các đại đơn vị. Trong thành phần du kích có một đoàn được đặt tên là đặc công – hiểu như cảm tử quân hay ở một khía cạnh khác giống như biệt kích dù, hoặc thám báo của ta. Đặc công Việt Cộng trang bị súng ngắn và rất nhiều lựu đạn và thường là có thêm một con dao găm để đánh xáp lá cà. Bọn họ ở trần, chỉ mặc xà lỏn, cả người bôi dầu và lọ nghẹ đen thui, và thường là mũi công phá để đánh các chốt, các đồn lẻ. Theo sự hiểu biết, tôi tin rằng địch dùng đặc công để phá bãi mìn và hàng rào kẽm gai phòng thủ tuyến.
Chúng tôi chỉ thấy lờ mờ những vật di động ở phía ngoài nơi gần bãi cỏ lác. Khẩu đại liên khạc đạn liên hồi. M16 góp tiếng. Tôi đứng sau tường bao cát quan sát. Thỉnh thoảng có một tiếng nổ vọng vào và một đốm lửa toé lên từ các lùm cây lùm cỏ. Hoặc là các đặc công ném lựu đạn để phá kẽm gai và mìn. Hoặc họ trúng đạn và lựu đạn nổ theo. Đợt đầu độ 15 phút. Khoảng một giờ sau địch tung đợt hai nhưng không kết quả. Hai giờ sau lại có những bóng đen động đậy, những lùm cây di động. Tôi cho bắn hỏa châu sáng một khoảng trời. Đạn nhả như mưa mùi thuốc súng nồng nặc trong tuyến. Tôi sai hai binh sĩ lo quét vỏ đạn dồn về một góc. Đúng lúc đó, đạn phòng không của địch nổ đỏ trời. Suốt đời lính tráng tôi chưa hề thấy phòng không cỡ này. Như lưới đan, đạn kẻ những vệt sáng đỏ. Chúng tôi nghe thấy tiếng phi cơ khu trục ầm ì trên cao và sau đó là chục tiếng bom. Đêm đó phi cơ đánh hai lần như e không kiến hiệu vì bom bỏ từ khá cao vả lại trời tối thui. Nhưng binh sĩ thì yên tâm thấy rõ. Họ tin họ không bị bỏ rơi. Như vậy là đủ với chúng tôi. Số tiền đồn và chốt ở sát chi khu không còn lại bao nhiêu. Tới gần sáng qua máy truyền tin tôi nghe tiếng Chuẩn Úy Tơ la inh ỏi. Tôi biết rõ ông Chuẩn Úy dễ thương người đâu ở miệt Vĩnh Long. Đang học Dược thì bị đi lính vào Thủ Đức. Tơ vui tính hay diễu và nhậu khá giỏi, thích uống đế pha xá xị con cọp. Tôi thì chịu, không chơi nổi cái món cocktail kinh hoàng này, uống vào là nhức đầu như búa bổ. Có lần tôi hỏi Tơ sao lại uống đế pha xá xị, Tơ cười bảo:
– Lương Chuẩn Úy nhiêu Trung Úy biết hông? pha xá xị còn chưa đủ tiền trả, làm gì dám chơi 33 đều đều?
Nhưng qua máy truyền tin, giọng Tơ lạc hẳn đi. Chín giờ hơn, chốt bị nhổ, bị đặc công đánh bật khỏi vị trí. Chuẩn Úy Tơ vừa đánh vừa rút đem về chi khu được gần một trung đội nhưng hơn nửa là thương binh. Cái tin Tơ đem về làm chúng tôi rúng động. Tơ cho hay chính anh thấy và đếm được 13 chiếc T54 càn lên nên rằng mìn và kẽm gai không thể chặn nổi.
Hôm đó hai chiếc C123 quần trên cao thả dù tiếp tế.
Tôi không rõ những kiện hàng thả xuống là gì – đạn dược, thuốc men hay cả lương thực nhưng dù bị gió đẩy đi rơi lạc mất hút vào cánh rừng bên ngoài. Tiếp tế cho ta trở thành tiếp tế cho địch. Phòng không bắn ran trời, phi công không thể nào xuống thấp hơn được nữa. Nhìn những chiếc dù bọc gió căng phồng với kiện hàng lơ lửng trên cao từ từ dạt ra khỏi vòng đai, chúng tôi tiếc hùi hụi.
Đêm đến, ngoài ánh hỏa châu lập loè, mọi sự yên tĩnh lạ thường. Địch không chơi 82 ly vào chi khu nữa. Chúng chơi trò gì đây? Pháo hay không, chúng tôi vẫn phải thức. Khoảng hai giờ sáng, một nghĩa quân bưng đến cho tôi một ca nhôm.
– Trung Úy, làm tô mì cho đỡ xót ruột.
Đời sống lính tráng có nhiều điều nếu rời khỏi sẽ gây nhớ nhung đến lạ lùng. Phải chăng chính vì những ca nhôm nóng bỏng và mì gói Đại Hàn này đã khiến tôi trở lại Đồng Xoài thay vì lặn luôn để đi Mỹ ? Tôi vốn khảnh ăn và lại dễ ăn. Ăn gì cũng được, chỉ tôi ăn không được nhiều. Dung vẫn nhăn nhò vì mỗi lần hai đứa đi ăn bíp tếch, tôi chỉ ăn hết non nửa, dù miếng bíp tếch của Tài Nam cũng chẳng to lớn gì, mà lại mỏng tanh. Bỗng ông Thái đến cạnh tôi bảo:
– Trung Úy ăn xong, đi ngủ đi, để tôi lo. Nó chơi lớn ông thức cũng vừa.
Ông Thái ngồi bệt xuống cạnh tôi, hai người dựa vào vách tường bao cát hơi ẩm lạnh. Vừa húp mì, vừa gật gù, tôi hỏi:
– Vợ con ông ra sao?
– Hà, đứa nhỏ mới sáu tháng, ở Nha Trang với ông bà nội. Ba tháng rồi chưa thấy mặt.
– Bà ấy có than thở gì không?
– Trung Úy độc thân vui tính, lương bao nhiêu cứ xài cho hết, vả lại gia đình Trung Úy còn tiếp tế thêm nữa. Sĩ quan vợ một con cả tháng lương chỉ đủ mua gạo với cá khô. vợ tôi phải buôn bán thêm mới đủ sống.
Câu chuyện đến đây tắc nghẽn. Tôi không biết nói gì với người sĩ quan sấp sỉ tuổi tôi. Chúng tôi sinh ra vào thời loạn, đâu có quyền lựa chọn? Tôi đánh trống lảng:
– Vậy ông trông coi anh em, tôi nhắm mắt một lát.
Tôi chui vào căn hầm ở giữa tuyến nơi bố trí khẩu đại liên. Căn hầm vuông vức có sẵn mấy chiếc ghế bố. Lột chiếc mũ sắt, tụt bỏ chiếc áo giáp và giày ATB, tôi ngả người trên ghế bố và chìm vào giấc ngủ lúc nào không rõ.
Khoảng nửa trưa, Thiếu tá Đặng Vũ Khoái triệu tập tất cả sĩ quan của chi khu Đôn Luân để nghe ông thuyết trình. Chữ thuyết trình có lẽ quá to, đúng hơn là những lời trấn an:
– Tôi đã nói chuyện trực tiếp với Đại tá Tỉnh Trưởng và trên Quân Đoàn. Một kế hoạch hành quân lớn đang được ráo riết chuẩn bị và sẽ có nhiều chuyến thả dù tiếp tế hơn. Nhân danh chi khu trưởng, tôi đã đoan chắc tinh thần của sĩ quan và binh sĩ Đồng Xoài là quyết giữ chi khu này bằng mọi giá. Tôi và Đại Úy Tố hiện đang dự trù để nếu có hành quân giải tỏa, chúng ta có thể mở đường tiếp tay với lực lương bạn từ phía ngoài.
Các sĩ quan chi khu không ai lên tiếng. Nói gì bây giờ. chúng tôi đều biết rõ các tiền đồn đã bị đánh tan. Chốt cuối cùng của Chuẩn Úy Tơ cũng đã vỡ. Phòng không địch dày đặc quanh chi khu chứng tỏ địch đang bố trí cho một trận đánh lớn. Hoặc là nuốt gọn chúng tôi. Hoặc là dùng Đồng Xoài cho như nhử mồi giăng một cái bẫy chờ sẵn để nghênh chiến với các đơn vị giải tỏa do tỉnh và quân đoàn gửi xuống. Cách nào thì chúng tôi cũng là kẻ bị động, không thể nhúc nhích gì được. Hai ngày sau đó, địch chỉ pháo cầm chừng. Nhưng thỉnh thoảng có cả hỏa tiễn 122 ly. Lại thêm một dấu hiệu đáng ngại.
Có cái gì căng thẳng lơ lửng trong suy nghĩ của tất cả anh em sĩ quan. Chúng chơi trò gì đây? Giống như khí hậu oi nồng báo trước trận bão, tôi linh cảm thấy địch sẽ tấn công bất cứ lúc nào.
Đến đêm thứ chín thì tình hình khác hẳn. Địch pháo liên tu bất tận. 82 ly rồi 122 ly. Có lẽ đề lô địch đã chỉ điểm rõ và cự ly pháo cũng đã được điều chỉnh, đạn địch rơi ì ầm vào chi khu và đôi khi sát bên các giao thông hào. Pháo không ngơi nghỉ. Những tiếng rít của 122 ly nghe lạnh xương sống. 122 ly nghe nổ giòn hơn 82 ly. suốt bao năm cầm súng đến nay, tôi mới nhận biết điều này. Chỉ nghe tiếng đạn rít lên là tôi có thể phân biệt có đúng 122 ly không. Bốn khẩu cơ hữu của chi khu lúc này cũng hoạt động liên tục hơn nhưng nếu so về cường độ thì chẳng thấm vào đâu. Chúng tôi chịu trận đến sáng thì có tin mừng vào ngày thứ 10 của cuộc tử thủ.
Chúng tôi được tiếp viện. Trên truyền tin của mã số 25, chúng tôi nhận được một câu ngắn ngủi “Chúng tôi yêu thương các anh”. Yêu thương là yểm trợ theo ngôn ngữ truyền tin Y-T. Mã số 25 có lẽ là của cấp chỉ huy quan trọng vì rất nhiều đài liên lạc làm việc với 25. 25 yêu cầu chúng tôi cho hay pháo và phòng không địch nặng nhất là về hướng nào. Tinh thần mọi người lên như diều. Tôi dán tai vào máy vừa nghe vừa lượng định.
Chắc chắn 25 phải là thẩm quyền quan trọng và chắc chắn lực lương tiếp viện phải là Dù hoặc Lực Lượng Đặc Biệt. Có thể là hành quân trực thăng vận vì với địa thế này khó mà nhảy dù. Vả lại theo trí nhớ lơ mơ của một anh trung úy, tôi nghĩ đã lâu lắm quân đội không còn hành quân nhảy dù nữa. Tại sao thì không rõ. Hoặc giả vì địa hình địa vật không thuận lợi. Hoặc là chúng ta quen đánh kiểu Mỹ, trực thăng vận chăng?
Tôi và các sĩ quan xúm lại chăm chú. Tiếng PRC nghe rồ rồ.
– 25 đây. 25 đây. Nghe rõ trả lời. Roger.
– Năm trên năm. Roger.
– Cho biết tọa độ nặng. Tọa độ nặng
– Mười bảy hai tám ba hai. Lập lại mười bảy hai tám ba hai. Roger.
– Đà điểu. Đà điểu. Nghe rõ trả lời. Roger.
– 25 nghe năm trên năm. An toàn bãi đáp.
Chúng tôi đều hiểu thẩm quyền 25 muốn phi pháo đánh vào mục tiêu chỉ điểm để có thể mở một khoảng trống làm bãi đáp cho trực thăng. Không khí trong tuyến như bừng lên chờ đợi. Khoảng mười lăm phút sau hai phi cơ xuất hiện. Binh sĩ hớn hở ra mặt, mọi người đều nhô lên khỏi các bao cát quan sát. Hai chiếc F5 đảo trên cao hai vòng và chúi xuống hướng phía tuyến của Đại Úy Tố. Phòng không địch dày như lưới đan. tiếng bom nổ ì ầm. Hai chiếc F5 nữa xuất hiện lao xuống. Tôi chăm chú ước lượng. cao quá. Kinh nghiệm hành quân với toán Mầu của lực lượng không kỵ Hoa Kỳ cho tôi thấy đánh bom kiểu này không kiến hiệu. Ngày xưa còn đánh giặc theo kiểu Hoa Kỳ, mỗi lần sửa soạn bãi đáp trực thăng, bom đạn xài thả cửa. Pháo xong là cả chục phi tuần của Đệ Thất Hạm Đội lao tới. Sau đó trực thăng UH1 võ trang đại liên và hỏa tiễn rà. Tôi đã ngồi nhiều năm trên những chiếc phi cơ quan sát để “clear” bãi đáp. Hồi đó tôi vẫn còn có cái ý nghĩ không còn cái gì nhúc nhích được sau những đợt phi pháo kinh hồn như vậy. Đó là những cuộc hành quân của ngày xưa chưa Việt Nam hóa chiến tranh. Phòng không địch lưa thưa và thường rất yếu. Lúc đó Hà Nội chưa thể chuyển vào Nam các vũ khí cơ giới và phòng không cỡ này vì đường mòn Hồ Chí Minh bị đánh bom liên tu bất tận.
Từ cái tuyến lép nhép và ẩm ướt nhìn ra, tôi thấy khó mà đổ bộ trực thăng nổi trong tình huống hiện nay. Một anh Trung Úy quèn như tôi mà còn nhìn ra thì thẩm quyền 25 phải thấy. Quả nhiên sau bốn phi tuần, có tiếng 25:
– Rất yêu thương các anh. Trời lại sáng. Lập lại yêu thương các anh. Trời lại sáng. Lập lại trời lại sáng.
Lúc đó trời đã về chiều. chúng tôi hiểu rõ. 25 hẹn ngày mai trở lại. Tôi cười bâng quơ. Ngày mai có thật sáng sủa chăng?
Chưa biết ngày mai như thế nào nhưng tối hôm đó êm ả lạ kỳ. Sau 10 ngày căng thẳng tôi thấy cơ thể rã rời. Binh sĩ trông nhếch nhác, dựa lưng vào tường ngủ gà ngủ gật. Tôi và các sĩ quan vẫn phải chia phiên đôn đốc cắt gác, thượng phiên trực. Địch có thể mở cuộc tấn công bất cứ lúc nào. Cả hôm đó địch chỉ pháo lai rai. Tôi được một nghĩa quân đưa cho hai cục kẹo màu xanh gói trong giấy bóng. Rõ ràng là kẹo nội địa, kẹo Chợ Lớn và là loại rẻ tiền. Tôi nhớ rõ vì quả không bao giờ tôi lại nghĩ được ăn kẹo vào lúc đó. Kẹo đã hơi nhão ra, dính vào giấy bóng kính rất khó bóc, nên tôi bỏ cả hai cục vào miệng rồi nhằn dần.
Chính lúc đang cố dùng lưỡi đẩy cái giấy lẹp nhẹp ra khỏi miệng, tôi chợt thấy sự hiện diện của tôi nơi đây có những cái lý do của nó. Tôi là sĩ quan – Trung Úy Dũng – nhưng trong suốt bao nhiêu năm có mặt trong quân ngũ, chưa bao giờ tôi để tâm tới khía cạnh như kiểu vẫn được chính phủ nói tới như lý tưởng, bảo vệ tự do, như chiến tranh ý thức hệ, như tiền đồn của thế giới… Tôi bị đông viên thì đi. Được huấn luyện thành sĩ quan. Giáo dục của gia đình và học đường đã khiến tôi thấy những bổn phận đó là đương nhiên. Chưa bao giờ tôi đặt câu hỏi với tôi về ý nghĩa của cuộc chiến tranh cả.
Nhưng tôi yêu quân đội vì có lẽ được sống và đã được chia sẻ với những người như anh nghĩa quân chia cho tôi cục kẹo. Trong cái ý nghĩ luẩn quẩn đó, tôi im lặng quan sát người lính dưới quyền. Anh ta khoảng 20 tuổi. Quá trẻ. Dáng dấp cho thấy giống bất cứ người thanh niên quê mùa nào, anh đăng nghĩa quân để được gần gia đình.
Tôi vốn học trường Tây, mặc dù cố gắng tự học lịch sử Việt Nam nhưng vẫn rất mù mờ. Tuy nhiên tôi nhớ đến tổ tiên ta đã có thời sử dụng đến lực lượng bán quân sự gọi là Nông Binh. Không có giặc thì làm ruộng thì là Nông. Có giặc thì đánh, thành Binh. Người nghĩa quân ngày nay, có lẽ được xây dựng trên ý niệm đó. Tôi hỏi:
– Sao, Tú vợ con gì chưa?
– Chưa Trung Úy ơi. Nghèo chết mẹ có đứa nào thương đâu?
– Đẹp trai thế thiếu gì đào.
– Ối con gái thời nay chỉ có tiền thôi Trung Úy ơi.
Và anh ta nhìn tôi:
– Nghe nói Trung Úy sắp lấy vợ và đi Mỹ?
A ha, chuyện của tôi đồn đại khá xa, đến người nghĩa quân này cũng biết. Tôi đánh trống lảng:
– Ờ, chưa biết ra sao vì bây giờ mình đang bị pháo lia chia ở đây.
– Lạy trời cho có giải tỏa.
Tôi rùng mình. Hóa ra tất cả binh sĩ ở đây đều thấy ngõ cụt của chúng tôi. Niềm hy vọng duy nhất là một cuộc hành quân lớn từ ngoài đánh vào và chúng tôi sẽ từ trong đánh ra. Đánh ra thì chúng tôi sẵn sàng, nhưng phải có lực lượng bạn từ ngoài đánh vào. Tôi trấn an người thuộc hạ:
– Đương nhiên là sắp có hành quân giải tỏa.
Suốt ngày hôm đó không có biến cố gì. Chúng tôi ngóng 25 nhưng biệt tăm. Tin tức từ máy cho hay có đụng lớn nhiều nơi khác. Quận Phước Bình cũng bị pháo kích và tấn công. Tình thế xem ra không có gì lạc quan.
Tôi thiếp đi được một hồi. Tỉnh dậy trời đã sập xuống. Đêm tối êm ả, không có 82 ly, không có 122 ly, chỉ có tiếng pháo cầm chừng của ta, có lẽ từ Bunnard bắn tới. Khoảng quá nửa đêm, qua PRC, thiếu tá Khoái gọi tôi sang bên ông. Gỡ hàng rào kẽm gai vòng, tôi đi len lỏi giữa các giao thông hào. Sau 10 ngày chịu trận, nơi đâu cũng phảng phất mùi lửa đạn, mùi thuốc súng.
Tôi gặp Thiếu Tá Quận Trưởng đang ngồi ở bàn giấy, nơi tôi và ông cùng uống cà phê với ông Bảy 10 ngày trước.
– Tụi nó nấu xôi lạp xưởng, tôi nhớ đến cậu, nên gọi sang ăn. Lạp xưởng đào cậu mua ngon lắm.
– Dung nói lạp xưởng Mai Quế Lộ của Tàu. Tình hình tổng quát ra sao Thiếu Tá?
Ông nhìn tôi im lặng một chút rồi chậm rãi trả lời:
– Đáng lẽ cậu không cần từ giã tôi và anh em. Nhưng tôi vẫn chủ tâm hễ thoát ra thì cậu là người đầu tiên về Sài gòn. Cho tới giờ phút này, tụi nó chưa lộ hẳn sẽ chơi mình thôi hay dùng mình để cầm chân rồi đánh tỉnh. Tôi đã nói rõ với Đại Tá Thành rằng anh em mình sẵn sàng ăn thua đủ nhưng phải có tiếp tế và tải thương, và nhất là phải đánh bom nhiều hơn nữa. Đồ ăn thức uống thì còn có thể kéo dài nhưng thuốc men thì chẳng còn gì. Ông Bác sĩ Nam cho hay bệnh xá không còn thuốc cầm máu, hết trụ sinh, và ông cũng kêu trời như bộng. Đạn thì cũng tàm tạm nhưng cứ kiểu này không khéo mình thành Tống Lê Chân cũng nên.
Tôi gõ xuống bàn suy nghĩ cố nhớ. Tống Lê Chân ở trên núi, địa thế hiểm nghèo và hồi đó phi pháo ê hề, Cộng Sản đâu đã có ưu thế về vũ khí. Đồng Xoài tứ phía là rừng và tụi tôi như nắm xôi nằm trên đĩa.
– Liệu quân đoàn chơi có mạnh, hành quân phối hợp giải tỏa không?
– Chưa biết. Cậu hiểu và tôi cũng hiểu. Mong rằng phía trên không kẹt ở đâu, để có thể lo cho mình.
– Đại Tá Thành có hứa gì không?
– Tất nhiên là hứa nhưng không có gì là khẳng định hết. Mấy đợt thả dù, lạc hết ra ngoài rồi.
– Bốn đợt. Mất bộn à Thiếu Tá.
– Mẹ kiếp, tiếp tế cho mình hóa ra tiếp tế cho địch.
Nồi xôi chín và người hạ sĩ dọn cho chúng tôi hai đĩa xôi thơm phức cùng với một dĩa lạp xưởng xắt mỏng.
Thiếu tá Khoái nói với người Hạ Sĩ:
– Nấu hết xôi đem chia cho anh em, đừng để họ nghĩ tôi và Trung Úy Dũng ăn mảnh một mình không nghĩ đến họ.
Lạp xưởng xắt mỏng màu đỏ tươi, dai nhưng vị ngọt và có thoang thoảng mùi rượu nếp – hay như mấy ông Tàu hay dọa anh em, mùi Mai Quế Lộ. Chúng tôi ăn chậm rãi, và tôi thấy Thiếu tá vẫn áo giáp mũ sắt dù đang ngồi trên ghế bành đằng sau chiếc bàn lớn.
Khoảng ba giờ tôi tính đi trở lại phòng tuyến thì Thiếu tá bảo:
– Đợi sáng hãy về. Ngồi đây làm ly cà phê đã.
Không bao giờ tôi được về phòng tuyến nữa. Chắc cỡ bốn hay năm giờ sáng gì đó địch khai hỏa, bắt đầu pháo. Không phải là lai rai mà pháo tập trung. Bốn phương tám hướng. đạn 82, 122 rơi tứ tung ngũ hành. Thiếu Tá Quận Trưởng nhanh nhẹn rời khỏi chiếc ghế, vội vàng đi về phía hầm truyền tin, nơi đặt bộ chỉ huy chi khu. Tôi vồ lấy cây M16 vừa lui cui chạy vừa cố định hướng. Mới đầu nghe tiếng rít tôi còn hụp xuống, nhưng sau đó pháo rát quá tôi đâm liều, chạy phăng phăng và nhảy xuống giao thông hào nơi có đám thám sát tỉnh đóng trụ gần nơi để bốn khẩu pháo cơ hữu. Nơi đây là trung tâm chi khu, có lẽ bị ăn pháo nhiều hơn cả. Chúng tôi ở bẹp dí dưới các công sự chiến đấu. Tôi mò lại chỗ người lính truyền tin đang ôm máy PRC, tìm cách liên lạc với Thiếu Úy Thái.
– Tango. Đây Zulu. Nghe rõ trả lời.
Zulu là mã số của tôi. Độ dăm phút sau có tiếng trả lời:
– Chạm nặng
Và sau đó là tiếng rồ rồ không nghe gì được nữa.Tôi sốt ruột cố giữ tần số. Đạn nổ tứ bề đinh tai nhức óc. Địch tứ diện tấn công. Khoảng nửa tiếng sau tôi mới lại được lên máy nói chuyện với tuyến. Tôi nói rất nhanh:
– Tango. Tango. Đây Zulu
– Nhận rõ.
– Đang kẹt bên 33. Tango ráng lo bên đó.
– Nhận rõ. Tụi nó chơi dữ quá, T54 đang tràn lên.
– Nghe rõ. Tango… ráng giữ ráng giữ…
– Zulu.Zulu. Tụi nó tràn lên, tràn lên. Xáp lá cà. Xin yêu thương. Xin yêu thương…
Đó là những lời cuối cùng của Thái. Tuyến bị tràn ngập vào khoảng bảy giờ sáng. Tôi không rõ số phận của mọi người ra sao, chỉ nghe viên trung sĩ thét qua PRC
– Thiếu Úy tử trận. Địch tràn vào.
Nơi tôi đứng, viên Thượng sĩ thủ khẩu 81 ly đã dựng súng gần như thẳng đứng. Thế có nghĩa là đạn nổ chỉ cách đó vài trăm thước. Tôi chạy ra tiếp đạn. Khói mù mịt tạo thành một màn hơi mỏng. Mùi thuốc súng làm mọi người hăng lên, khoẻ ra. Tôi không còn phân biệt được tiếng M16 hay AK47 nữa. Đúng lúc đó, có tiếng thét lạc giọng:
– T54.
Từ trong công sự chiến đấu, chúng tôi có thể nghe tiếng động cơ ầm ì nhưng đến lúc đó mới nhìn thấy rõ xe tăng địch. Tôi nghe tiếng chửi thề ngay bên tai:
– Đù mẹ chúng mày.
Và người lính thám báo nhảy hẳn lên khỏi hàng bao cát, quay khẩu M72 bắn. Chiếc T54 trúng đạn chao sang một bên nhưng vẫn chầm chậm lăn về phía hàng rào, pháo tháp trên với nòng đại bác 100 ly hướng về phía chúng tôi. Tôi nhìn thấy họng đại bác khạc lửa và sau đó là tiếng nổ. Người lính M72 lãnh nguyên trái đạn, chiếc áo giáp bay ra như bươm bướm, trắng cả một khoảng giao thông hào.
Tôi không thấy thịt xương của anh ta, có lẽ cả người bị đạn 100 ly đẩy tuốt đi tận đâu. M72 không đủ sức hạ T54 vì chiến xa của địch đã được cải tiến thành xe hạ thấp và có độ nghiêng khiến đạn M72 bị trượt đi.
Mấy khẩu đại bác được hạ nòng bắn trực xạ. Chúng tôi bắn liên hồi, có gì bắn nấy. Đột nhiên tiếng kèn nổi lên. Suốt hơn sáu bảy năm lính tôi chưa bao giờ nghe tiếng kèn xung phong. Tôi cũng chưa được đồng đội nào cho hay Việt Cộng có kèn xung phong. Nghe như xi nê nhưng thật tiếng kèn xung phong có một tác động ghê hồn. Nó không chỉ khích động bên kia mà nó còn khích động cả phía tụi tôi. Những người lính vừa bắn vừa chửi thề. Mới chỉ là kèn, địch chưa tung bộ binh đánh biển người nhưng thoáng phía xa là những di động thấy rõ là địch đang dàn trận để xung phong. Đúng lúc đó có tin Đại Úy Tố bị trúng pháo chết và tuyến của ông bị tràn ngập.
Đạn bắn tứ phía đủ loại súng lớn, súng nhỏ. Đầu tôi lùng bùng. Tôi loay hoay suy nghĩ và nhảy khỏi giao thông hào mò về bộ chỉ huy chi khu. Tôi muốn biết TT Khoái quyết định ra sao. Vỏ đạn rơi vãi khắp nơi, những bao cát tung toé vì pháo. Sục mãi không tìm được ông Quận Trưởng, tôi thoáng thấy hai người lính núp sau mấy chiếc lu lớn phía sau tư dinh. Bò lại thì ra hai ông lính kiểng người Tầu Chợ Lớn làm bếp cho ông Quận. Tôi hỏi:
– Thiếu Tá đâu?
Hai ông lính to béo cầm M16 chắc chưa bắn phát nào, mặt mày tái mét:
– Tụi em vừa thấy ông Quận và mấy người Stieng. Ông Quận bảo tụi em ở đây bắn chận.
Tôi biết chắc hai ông lính này không biết bắn chận là gì. Nhìn điệu bộ họ, tôi nghĩ suốt đời lính họ chưa bao giờ phải bóp cò. Tôi chạy vào văn phòng. Đồ đạc vẫn y nguyên, ngó thấy dây chạc ba trên có gắn tùm lum, thứ dây chạc của phi công Mỹ với thuốc men, máy Beacon, tôi khoác vào vai. Tôi biết rõ cái dây chạc này nhờ hồi hành quân với người Mỹ. Cái máy Beacon lớn cỡ bao thuốc lá sẽ phát ra tín hiệu khiến phi cơ biết người phi công đang ở tọa độ nào để đến cứu. Tiện tay thấy một tấm bản đồ hành quân, tôi thủ luôn vào túi quần trận.
Vừa lui cui chạy dọc theo phía bao cát tôi thấy hai nghĩa quân đang đứng ôm M16 hướng ra ngoài. Một trái 122 ly nổ giữa sân, đất cát bắn tung toé. Chiếc cột cờ gãy ngang, lá cờ vẫn vướng vào dây rách lỗ chỗ. Người nghĩa quân quay sang nói với tôi:
– Tội lá cờ, để em ra lấy.
Tôi chưa kịp cản thì anh ta đã lao ra giữa sân. Một trái 122 ly nữa nổ tung. Người nghĩa quân ngã gục trên lá cờ và chỉ một giây sau đó, xác anh bật tung lên vì trái lựu đạn của anh có lẽ đã tuột kíp nổ. Người nghĩa quân nằm đó bất động, cờ tẩm máu đỏ rách bươm quấn lấy đầu anh.
Mò trở lại khu trung tâm, tôi gặp Trung Úy Hùng. Đúng lúc đó viên Trung Úy Pháo binh thủ pháo cơ hữu nhảy qua vòng concertina, quần áo rách tả tơi, có lẽ vì vướng dây thép gai. Giọng ông ta như lạc hẳn đi:
– Tụi nó đông quá, có cả chục T54, không giữ nổi.
Rất nhanh, tôi hiểu và hỏi lại, khá gay gắt:
– Ông có hủy pháo không?
– Không kịp. Tụi nó bắn rát lắm.
– Ông trở lại nói anh em hủy ngay. Đâu có thể để mấy khẩu pháo lọt vào tay địch.
Tôi không nhớ tên người Trung Úy Pháo Binh nữa, nhưng suốt đời khó mà quên được nét mặt ông ta. Giữa bổn phận của một người lính, hơn nữa, của một cấp chỉ huy, và sinh mạng của chính mình, ông thẩn người ra. Tiêu lệnh hành quân bất cứ sĩ quan nào cũng rõ là phải hủy võ khí, không để lọt vào tay địch, nhất là loại vũ khí nặng và máy móc truyền tin. Nhưng rồi ông ta cũng lẳng lặng quay trở lại vị trí của các khẩu pháo 105 và 155 ly. Tôi cũng không biết ông ta có hủy nổi mấy khẩu đại bác không, nhưng ít ra thì ông cũng xứng đáng là một sĩ quan.
Tôi chúi người lao về phía trước. Vừa nhảy xuống hào thì nghe chuẩn úy Kiệt nói rít qua kẽ răng:
– Bệnh xá bị rồi. Bác sĩ Nam tử trận.
Đúng lúc đó, người trung sĩ truyền tin la:
– Có tỉnh liên lạc. Có tỉnh liên lạc.
Tôi áp tai vào ống nghe.
– 72 đây. Cho gặp giới chức thẩm quyền cao nhất. Nghe rõ trả lời.
Không còn ngôn ngữ truyền tin, ám số, mã số gì ráo, y như đang nói điện thoại. Tôi nói như thét vào ống nghe:
– Đây hai mai Dũng. Trưởng Bắc Bình 3. Nghe rõ 72.
– Tôi đặc cách thăng Trung Úy lên Đại Úy. Yêu cầu giữ Đồng Xoài bằng mọi giá. Sẽ có yểm trợ ngay.
– Địch đông, đại đơn vị, công trường 7 có T54. Hai phòng tuyến đã vỡ. E không kịp.
– Tôi đặt hết tin tưởng nơi Đại Úy, hãy cố tử thủ, giữ Đồng Xoài bằng mọi giá.
“Bằng mọi giá”. Giá đó là giá nào? Và trong suốt đời lính, đó lần lần duy nhất tôi được gọi là Đại Úy.
Dù đứng sát và nghe cuộc điện đàm, Ông Trung Úy Hùng vẫn hỏi:
– Ông Quận đâu?
– Không thấy.
Hai đứa tôi nhìn nhau. Đời lính của tôi cũng đã đủ gian truân, nhưng đến cái mức này thì quá sức chịu đựng. Trung Úy Hùng nhìn tôi:
– Bây giờ ông là sĩ quan cao cấp nhất ở đây, ông tính sao?
Tôi chợt hiểu. Trước hết hai đứa đều là Trung Úy, nhưng tôi thâm niên hơn và hơn nữa giữ trưởng ban 3 kiêm ban 2, tức chức vụ cao hơn ông ta. Tôi là người phải quyết định. Ông Hùng chắc biết rõ cái lúng túng của tôi.
– Chơi hay không là tùy ông. Ông chơi thì tôi theo. Ông dọt thì tôi cùng dọt.
Tôi quan sát xung quanh. Khói nghi ngút ở các nơi bốc lên, không khí sặc mùi thuốc súng. Nhìn cảnh nhếch nhác của binh sĩ tôi quặn đau. Ba tuyến thì bị tràn ngập hai, nhiều chỗ gần như đánh xáp lá cà. Đúng lúc đó hai người lính khiêng Trung Úy Vận tới. Ông nằm trên băng ca, máu me đầy người. Trung Úy vận lo truyền tin cho chi khu. Tôi cúi xuống thăm ông như một cử chỉ tự nhiên, và nói không suy nghĩ.
– Ông bị như vầy lên đây làm gì. Tôi nói tụi nó đưa ông xuống hầm truyền tin nghỉ ngơi.
– Dũng, Moa đã hủy hết máy rồi. Moa chắc sẽ chết. Ở đây hay dưới hầm cũng thế. Moa có việc nhờ Toa.
Giọng ông bình tĩnh, rõ ràng khiến tôi khựng lại. Con người ta nghe nói trước khi chết rất tỉnh. Tôi lạnh người nhìn ông Vận:- Được. Toa nhờ gì Moa cũng nhận.
– Toa lo cho thằng em Moa. Nó còn nhỏ, bà già Moa bảo Moa đưa nó về truyền tin ở với Moa, tưởng êm ai ngờ…
Và ông ngước mắt nhìn lên. Tôi nhìn theo. Đó là một thanh niên trẻ, dù mũ sắt, đồ trận, nhưng vẫn không dấu nổi khuôn mặt thư sinh. Tôi nhìn bảng tên và nói rất nhanh.
– Yên trí, Moa sẽ lo cho thằng Hoàng, coi nó như em Moa. Bây giờ Toa để tụi nó khênh Toa xuống cho chắc.
Hẳn là Trung Úy Vận không bao giờ ngờ và tôi cũng không bao giờ tưởng được người sống sót là ông và người chết lại là Hoàng, người em thư sinh của ông, nay là em tôi. Nhưng đó là chuyện về sau.
Trung Úy Hùng lôi tôi về thực tế.
– Ông tính sao? Ông Vận hủy máy rồi.
Chi Khu có một hệ thống truyền tin gồm nhiều máy PRC di động và một hệ thống TRC 46 đặt cố định đặt ngầm dưới đất.
Ngay lúc đó địch mở một trận tiến công vào tuyến phòng thủ cuối cùng. Nhưng Trung Úy Hùng và các binh sĩ dưới quyền đã có kinh nghiệm trong trận bị càn mấy hôm trước, đã phản ứng rất hiệu quả. Thêm đó, Chính Trung Úy Hùng đã nhảy lên đứng trên miệng hầm vừa la hét, vừa bắn M79 khiến tinh thần binh sĩ lên cao tột độ, cùng sát cánh bắn xối xả. Địch bị khựng lại, chưa kịp ổn định thì toàn thể trung đội thám báo của Chuẩn Úy Kiệt đã tràn lên xung phong đánh bật hẳn đơn vị địch ra khỏi tuyến.
– Ông lo gom hết anh em lại, nhớ dặn trang bị đầy đủ, mình mở đường ra.
Hình như Trung Úy Hùng chỉ chờ có thế. Ông miệng hét tay chỉ. Tôi bảo viên Hạ sĩ truyền tin:
– Liên lạc với Bà Rá.
Bà Rá là căn cứ tiếp vận truyền tin. Khi đã lên được máy tôi nói:
-Yên Bái. Yên Bái. Đây là zulu 2. Địch tràn vào. Địch tràn vào.
– Yêu cầu cho OK vào Charlie, yêu cầu pháo lên đầu tôi. Cho pháo tối đa vào Charlie.
Họ hiểu ngay tôi muốn gì. Tôi xin đánh bom và pháo vào ngay chi khu. Đài tiếp vận có vẻ rất quen với những trường hợp này, hỏi ngay:
– Yêu cầu xác nhận giới chức thẩm quyền.
Tôi xưng tên, cấp bậc và vắn tắt cho hay chi khu đã bị tràn ngập, và tôi đã quyết định mở đường máu rút. Ngay sau đó, 4 chiếc F5 xuất hiện trên vùng trời. Trung Sĩ Châu thuộc đội thám báo của Chuẩn Úy Kiệt vội nhảy lên miệng hầm, ném những trái khói mầu đỏ ra tứ phía. Hình như nhìn thấy pháo hiệu, mấy chiếc F5 thay phiên lao xuống, chiếc này nối đuôi chiếc kia để bảo vệ lẫn nhau theo đúng chiến thuật.
Tuy nhiên, không rõ vì lo cho số phận các chiến hữu còn kẹt trong căn cứ hay vì phòng không địch quá mạnh mà đa số bom đều rơi bên ngoài căn cứ. Dù vậy một vài trái gần nhất đã phá tung hệ thống rào làm rúng động toàn căn cứ. Địch quân hoảng hốt nhào xuống các hố cá nhân và giao thông hào.
Thời điểm đã đến. Không chần chừ, tôi cho rút quân. Tôi không điểm quân số, nhưng có lẽ trên dưới 30 người cả thảy và tôi có hai máy PRC cùng với hơn mười khẩu M72, M79. Lợi dụng bom phá bãi mìn, chúng tôi quyết định rút theo hướng bồn nước. Tôi phân công:
– Ông Hùng đi trước, đến tôi. Chuẩn Úy Kiệt lo phía sau.
Lặng lẽ, và rất nhanh, chúng tôi sắp thành đội hình lần về phía bồn nước.
Khi nhìn lại chi khu, tôi thấy thiết giáp đã tràn vào rất gần nơi để khẩu pháo. Tôi thấy rõ bốn khẩu pháo ở tư thế nằm hạ sát xuống đất. Như vậy trung đội pháo đã có ý định tử thủ vì với tư thế hạ càng như vậy họ sẽ sử dụng một loại đạn mà tất cả các pháo đội không bao giờ muốn phải sử dụng đến. Đó là loại đạn bắn trực xạ, mỗi viên đạn chứa hàng nghìn mũi tên nhỏ để chống biển người. Tôi hiểu những người lính pháo binh đã quyết định đem chính mạng sống mình buộc chặt vào những khẩu pháo.
Trung Úy Hùng cho bắn M79 và M72 phá hàng rào kẽm gai và mìn mở một lỗ hổng lớn. Vừa bắn, vừa lom khom chạy, từng toán chúng tôi ra khỏi chi khu.
Tiếng kèn xung trận vẫn theo gió rít lên như tiếng hú của tử thần. Bò ra được độ vài trăm thước tôi ngoảnh lại. Cờ mặt Trận Giải Phóng đã được cắm trên nóc cao nhất của B14 hoặc chi khu Đôn Luân, từ nay có lẽ được gọi là Huyện Đôn Luân.
o O o
Khoảng hai giờ trưa, mặt trời vẫn gay gắt trên cao. Men theo những căn nhà tôn dọc con lộ đất chúng tôi tiến về phía chợ. Ý tôi muốn tìm ông Chuẩn Úy Vân người giữ hơn ba trung đội phòng thủ quận đường. Chỉ mới đi được một quãng ngắn thì có thêm vài người người lính lạc lõng nhập vào đám tàn quân.Tôi hỏi:
– Chuẩn Úy Vân đâu ?
Không ai biết. Đi chừng một quãng nữa tôi thấy ông Phó Quận Hành Chánh mặc đồ dân sự nhưng trên người khoác áo giáp. Ông Phó nằm chết, mặt úp sấp, máu loang thành vũng. Tiếng súng lớn đã im, nhưng AK và M16 lẫn lộn vẫn nổ từ phía sau chi khu vọng tới. Thêm nhiều binh sĩ nấp sau những cánh cửa, sau những ụ bao cát ló ra nhập bọn. Tôi biết rõ địa thế Đồng Xoài nên quyết định kéo lên ngọn đồi phía sau chợ. Ít ra thì từ trên cao, chúng tôi có thể quan sát và khá nhiều cây phần nào che khuất.
Bỗng tôi không hiểu từ lúc nào dân chúng đã theo sát tụi tôi. Họ chờ gì ở đám tàn quân? Những người dân Đồng Xoài dù sống trong bom đạn đã lâu nhưng chắc chắn họ không lượng nổi tình thế và hoàn cảnh của chúng tôi vào lúc này. Súng ống chỉ có thể trả lời bằng súng ống. Cho tới giờ phút này dù tả tơi sau hơn mười ngày chống trả , trông tụi tôi vẫn như là một đội quân được trang bị hùng hậu với PRC, với M79, M72 súng đạn đầy mình, áo giáp mũ sắt giầy trận và ba lô.
Lên tới đồi, bố trí tản binh sĩ vào đám cây lớn nhưng thưa thớt, tôi bàn với Trung Úy Hùng tìm cách đối phó. Ông Hùng trầm ngâm:
– Cách duy nhất là tan hàng , tôi , ông đi với vài đứa thì may ra thoát. Lề mề thế này thì chỉ giờ đến sáng mai tụi nó tóm cả lũ.
Cái chữ lề mề mô tả linh động cảnh đang diễn ra quanh tôi. Giải pháp thoát một mình không bao giờ là giải pháp tôi nghĩ tới. Không phải vì lý tưởng quốc gia. Không phải vì những danh từ đao to búa lớn của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị. Tôi nghĩ chỉ giản dị đã là sĩ quan chỉ huy thì không thể rời bỏ binh sĩ dưới quyền. Thế thôi. Vả lại dù ô hợp, dù đám chúng tôi là một đơn vị bất nhất với lính nghĩa quân , địa phương quân , lính sư đoàn 5, lính thám báo, nhưng chúng tôi là quân nhân. Cho đến giờ phút này họ vẫn tôn trọng chúng tôi vì tôi là sĩ quan cao cấp nhất của họ. Tôi là người chỉ huy. Họ tin ở tôi. Họ chờ ở tôi. Còn đang suy nghĩ thì người lính truyền tin gọi to:
– Trung Úy. Có ông Quận
Tôi đổ nhào về chiếc PRC.
– Em bắt được Ba Ba.
Ba Ba là mã số truyền tin của Thiếu Tá Đặng Vũ Khoái. Tôi nói vào ống nghe:
– Đây Zulu. Zulu. Nghe rõ trả lời.
Tiếng máy rè rè. Tôi quyết định dương ăng ten bản đoạn lên.
– Zulu. Zulu đây. Nghe rõ trả lời.
– Ba ba. Ba ba. Đang ở Victor Charlie.
Tôi chỉ nghe được thế, tiếng được tiếng mất. Victor Charlie có lẽ là Vườn Chuối lớn của người Thượng phía ven rừng. Tôi thở phào. Ít ra thì TT Khoái còn sống. Từ chỗ tôi tới Vườn Chuối cỡ hơn một cây số, nhưng tôi không thể đem theo những người dân đang tụ năm tụm ba với những tai nải, hòm xiểng nhếch nhác, đàn bà con nít. Tôi độ chừng hơn một trăm người dân. Họp họ lại tôi nói:
– Thưa đồng bào, tôi yêu cầu mọi người trở về nhà. Việt Cộng dù tàn ác cũng không thể xả súng bắn dân vô tội.
Mọi người nhao lên đòi đi theo, lính đâu dân đó, xin cùng sống chết. Tôi cương quyết:
– Chúng tôi đang hành quân, Việt Cộng ở tứ phía. chắc chắn sẽ có đụng trận , đồng bào sẽ bị chết oan. Đồng bào theo chỉ vướng chân chúng tôi. Tôi xin hứa quân đội sẽ trở lại với đồng bào. Tôi nhân danh sĩ quan quân lực VNCH xin hứa sẽ trở lại với đồng bào.
Trong lúc hăng say thuyết phục, tôi hứa nhưng chính tôi cũng không ngờ tôi sẽ trở lại Đồng Xoài thật. Dẫu sao lúc đó tôi nhất quyết không để họ theo. Cuối cùng thì tôi gom binh sĩ lại từ từ rút khỏi ngọn đồi tiến về phía Vườn Chuối. Gặp TT Khoái có nghĩa là tôi sẽ trút trách nhiệm lại cho Ông. Nhưng chỉ vừa đến chân đồi chúng tôi khựng lại. Sáu, bảy chiếc T54 loáng thoáng ở phía trước máy vẫn đang nổ ầm ì. Tôi bò lại chỗ ông Hùng. Ông Hùng lắc đầu, xua tay chỉ về phía ngọn đồi tỏ ý phải trở lại. Tôi gật đầu và im lặng từ từ chúng tôi rút trở lại. Ông Hùng lại lôi riêng tôi ra:
– Việt Cộng tứ phía. Chỉ còn cách phân tán mỏng. Ông đi với tôi thì mới thoát.
Tôi lắc đầu. Trời đã ngả về chiều, mặt trời đỏ rực phía Tây. Tiếng súng gần như ngưng hẳn. Tôi cố liên lạc nhiều lần với ông Quận nhưng vô hiệu. Tôi nói với Trung Úy Hùng và Chuẩn Úy Kiệt:
– Hãy còn sáng. Mình kéo sang ngọn đồi phía Tây. Bên đó cây nhiều và phía sau là đồng cỏ tranh lợi thế hơn.
Cả hai đồng ý. Đúng lúc đó đài Bà Rá gọi yêu cầu chúng tôi ” Nhảy Qua Con Gà Trống “. Đây là ngôn ngữ truyền tin. Tần số của chúng tôi vẫn dùng đa bị lộ. Có thể là địch đã thu được một máy PRC. Con Gà Trống có tần số giải tỏa, một tần số được dự trù trước để phòng xa. PRC có hai loại ăng ten, một ăng ten lá lúa, một ăng ten bẩy đoạn. Trong hoàn cảnh này đem PRC ra chỗ trống căng bẩy đoạn lên cao là một hành động liều lĩnh. Nhưng tôi vẫn phải thử. Tần số giải tỏa chỉ là tiếng U, rè rè. Chúng tôi coi như mất liên lạc hoàn toàn với căn cứ truyền tin Bà Rá. Chúng tôi bơ vơ.
Khi lên được tới ngọn đồi thứ nhì, mọi người như lả đi vì mệt mỏi và căng thẳng. Tôi cho bố trí và leo lên chỗ cao nhất quan sát. Phía sau khoảng rừng thưa là một bãi cỏ tranh rất lớn, nếu đêm nay địch phát hiện thì ít nhất cũng có đường rút. Ngồi dựa gốc cây, mồm tôi đắng, chân tay rã rời và chợt nhớ ra chưa ăn gì từ hôm qua sau khi cùng ông Quận nhâm nhi dĩa xôi lạp xưởng. Ôi lạp xưởng Mai Quế Lộ. Ôi Dung. Ôi Sài Gòn. Xa hơn nữa là bố mẹ anh em và nước Mỹ. Nhưng chỉ có một thoáng tôi trở về ngay với thực tế. Làm sao bây giờ. Ông Hùng và ông Kiệt ngồi vây lại tính toán. Chuẩn Úy Kiệt ít nói, có lẽ quen được chỉ huy và tuân lệnh. Từ sau khi tôi lắc đầu không tán thành việc phân tán mỏng mạnh ai nấy thoát, Trung Úy Hùng cũng trầm ngâm hẳn đi. Cuối cùng chúng tôi đồng ý vừa đi vừa đánh, tiến về phía Phú Giáo. Một hy vọng luon luôn lởn vởn trong đầu tôi. Từ đây đến Phú Giáo chúng tôi thế nào cũng gặp lại đơn vị bạn.
Đêm đầu tiên từ khi bị đánh bật ra khỏi B14 trôi qua trong cái lạnh tê tái của Đồng Xoài. Không còn hỏa châu lơ lửng trên cao. Đêm đen tối. Tôi quyết định để mọi người nghỉ ngơi dựa vào các gốc cây lớn, không cần đào hố cá nhân. Chập chờn có lúc thiếp đi, nhưng chỉ mới hừng sáng, tôi quyết định di quân. Tôi tìm nhưng không thấy Trung Úy Hùng đâu nữa. Quyết định của ông chưa hẳn là sai. Trong hoàn cảnh tuyệt vọng này, nếu không muốn chết chùm xử như ông là đúng. Tôi nói với Chuẩn Úy Kiệt :
– Trung Úy Hùng đã tách ra. Đây là quyết định cá nhân. Trung Úy Hùng có quyền tìm cái sống. Hiện chỉ còn tôi với Chuẩn Úy. Tôi cho chuẩn Úy lựa chọn ngay từ lúc này. Ông có thám báo thông thuộc địa hình địa vật. Ông muốn thì có thể tách ra.
– Chuẩn Úy Kiệt nhìn tôi đăm đăm
– Trung Úy tính sao?
– Hiện mình có gần 40 tay súng. Đạn dược còn đủ chơi. Theo tôi suy luận, Việt cộng sẽ tìm cách đánh Phước Long. Công Trường 7 không thể dàn mỏng, tôi chắc nếu mình đi về Phú Giáo có nhiều hy vọng gặp đơn vị bạn.
– Vậy là mình băng rừng. Trung Úy liệu là mình sẽ đi bao lâu?
– Nếu không chạm địch, tôi nghĩ chỉ vài ngày.
Ông Chuẩn Úy không trả lời ngay. Ông quay sang họp với khoảng bảy, tám người lính dưới quyền. Đây là những người nhiều trận mạc nhất, tinh nhuệ nhất của chi khu. Một lúc sau, Chuẩn Úy Kiệt quay lại:
– Tôi họp anh em của tôi và nói rõ ý của Trung Úy. Họ bảo nếu Trung Úy ngon như vậy, họ sẽ sống chết với Trung Úy.
Ông chìa tay ra. Đây là một cử chỉ bất thường. Chúng tôi lính tráng chỉ chào nhau, nhất là khi hai người cấp bậc chênh lệch. Hơn nữa tôi đang là người chỉ huy. Nhưng rất nhanh tôi hiểu. Đây là lúc sống chết có nhau. Đây là cử chỉ của hảo hán. Tôi chìa tay xiết chặt.
Tôi gom tất cả lại nói rất chậm và rõ ràng :
– Chúng ta đang ở thế kẹt. Tôi và Chuẩn Úy Kiệt đã quyết định đi về phía Phú Giáo. Tôi biết rõ tinh thần anh em đều rất cao, không sợ gì ăn thua đủ với Việt Cộng. Nhưng cũng có một số anh em gia đình vợ con hiện còn kẹt tại Đồng Xoài. Nhân danh sĩ quan chỉ huy, tôi đồng ý cho anh em có quyền lựa chọn. Hoặc trút bỏ quần áo quân phục đi về phía chợ. Hoặc là tiếp tục cầm súng. Chúng ta đã phục vụ tổ quốc. Chúng ta đã xứng đáng với trách nhiệm và danh dự của một người quân nhân. Mọi lựa chọn đều đúng và không ai có quyền phê phán.
Mọi người xì xào bàn tán.
Một anh nghĩa quân trẻ măng vừa tiến vừa mếu máo khóc :
– Bố mẹ, vợ con em…
– Tôi hiểu. Anh giao vũ khí cho đồng đội và cởi áo để tránh nguy hiểm.
Vài người nữa đứng lên. Chắc khoảng bẩy, tám nghĩa quân chọn đường về chợ, về với gia đình. Tôi thấy lòng thanh thản hẳn đi. Nhân danh ai, nhân danh gì bây giờ để buộc họ bỏ bố mẹ vợ con lao vào chỗ chết.
Đợi đám nghĩa quân chọn đường đi về khuất hẳn, Tôi nói với Kiệt:
– Nói năng gì cũng là thừa. Vậy Chuẩn Úy mở đường, tôi lo phía sau.
Như những bóng ma trong cái chập choạng của hừng đông, chúng tôi tiến theo khu rừng thưa, băng vào khu đồng cỏ tranh.
Cỏ tranh cao ngập đầu, từ phía đồi cao nhìn xuống trông thật đẹp nhưng khi tiến vào mới thấy cái đẹp chỉ nên nhìn từ xa. Vạch được để đi rất vất vả vì tranh mọc ken lại, dầy đặc, ngọn cỏ sắc đâm cả vào đầu vào cổ, đôi khi cả vào mắt. Nhưng rồi chúng tôi cũng qua, sau đó là một quãng lầy. Ngày đầu đám tàn quân di hành êm ả khiến mọi người đều lên tinh thần. Sau một đêm trú quân chúng tôi tiếp tục lên đường. Đến trưa toán đi đầu ra hiệu phát hiện địch. Tôi bò lên quan sát. Phía trước mặt cỡ vài trăm thước hai lính bộ đội mầu cứt ngựa đang lui cui nấu cơm. Tôi thì thầm với Chuẩn Úy Kiệt. Đây có lẽ là một toán liên lạc của địch. Tôi chơi liều, đề nghị để thám báo bò lên tìm cách bắt sống hai tên liên lạc viên này, khai thác tin tức. Nếu biết rõ địch tình, chúng tôi sẽ có thể né tránh, không chạm. Ông Kiệt cũng đồng ý và chính ông cùng bốn người khác chia hai ngả bò lên. Tôi nằm bẹp quan sát. Hai tên liên lạc viên vẫn lui cui nấu nướng nhưng rồi súng nổ. Chỉ một lát sau tụi tôi tiến lên. Ông Kiệt cho hay hai tên thấy động chụp AK nên ông phải hạ, lục xoát chúng tôi không tìm được gì, không giấy tờ,không gì cả ngoài vài bao lương khô Trung Cộng. Tôi nói với ông Kiệt:
– Mình dọt cho lẹ. Chắc chắn còn một tên thứ ba thoát. Nó mới là cán bộ giao liên giữ thư từ liên lạc, hai đứa này chỉ là bảo vệ viên.
Mọi người đi nhanh hơn vì sợ bị phát giác. Không rõ những suy nghĩ đó có đúng không nhưng suốt ngày êm. Chúng tôi tiếp tục đi về hướng Phú Giáo. Rừng mỗi lúc một dầy hơn. Chúng tôi vừa đi vừa phát quang len lỏi. Đêm thứ nhì tôi cho đóng quân nghỉ ngơi. Đúng lúc đó tôi nhớ và ngoảnh sang nhìn. Hoàng cậu em thư sinh của Trung Úy truyền tin nằm dài trên đất, đầu gối trên ba lô, khẩu M16 gác ngang bụng, khẩu M79 để bên cạnh. Tôi bò lại gần :
– Chú nghĩ gì vậy?
– Em nhìn trời, nhìn sao. Ngày xưa nghe mấy bài hát tả lính lấy ba lô làm gối, ôm súng như ôm người tình sao mà đã thế. Còn bây giờ….
Hoàng bỏ dở câu nói. Tôi cười bảo :
– Thế chú mày chẳng đang nằm giữa rừng già đầu gối ba lô, lại ôm tới hai đào M16 và M79 lận.
Câu đùa của tôi chắc là vô duyên nên không có tiếng trả lời. Tôi cũng xoãi ra nằm ngửa nhìn trời. Tôi đã mất hết ý niệm về thời gian. Từ lúc giã từ Dung leo lên chiếc phi cơ của đồn điền tới giờ mọi sự xẩy ra nhanh quá, nhanh đến độ tôi không còn đầu óc đâu để suy nghĩ. Bây giờ là đầu tháng hay cuối tháng? Không thấy trăng đâu, nhưng lại thấy sao lung linh trên cao. Quá mệt mỏi tôi thiếp đi không biết trời đất gì nữa.
Đoàn lính di chuyển nhưng đến trưa chúng tôi đụng địch. Có lẽ đây là một cái chốt của địch. Tôi không rõ quân số địch, chỉ thấy đang di chuyển thì súng nổ. Chúng tôi dạt ra nằm xuống. Hỏa lực của chúng tôi còn nguyên. M79 khá lợi hại, chỉ độ mười phút chúng tôi tràn lên và địch bỏ chạy. Kiểm điểm tôi thấy hai, ba xác địch. Phía ta một chết và ba bị thương. Tôi cho rút lẹ sang hướng khác. Nơi đây rừng cây chập chùng, dù địch có muốn truy kích cũng không dễ. Tôi lượng định. Có thể chỉ có một chốt. Nhưng nếu có đơn vị lớn thì sao? Tôi thảo luận với Chuẩn Úy Kiệt và quyết định sẽ đi suốt đêm cho đến khi trời sáng hẳn mới dừng quân. Tôi cho mọi người dãn ra trong rừng nghỉ ngơi.
Khó khăn bắt đầu lộ dần ra. Chúng tôi còn một ít đồ ăn nhưng không còn một giọt nước. Thương bệnh binh lết không nổi sau ba ngày di hành liên tục trong rừng. Lạ kỳ là không ai than thở, không ai tỏ ra sợ hãi. Tôi an ủi những người thương binh. Một người lính sốt, tôi nhìn và sững sờ. Mặt anh ta vàng khè, vàng hơn cả nghệ. Tôi sờ trán thì chỉ thấy hơi nóng, hỏi thì anh ta bảo chỉ thấy khó chịu ngầy ngật vậy thôi. Tôi nhìn kỹ anh ta và tự đẩu tự đâu, nhớ đến các nhân vật kiểu Tiêu Dương Dạ Vũ Mạc Đại Tiên Sinh. Tôi ngạc nhiên với chính tôi sao lại có sự so sánh như vậy? Tôi nghĩ nếu có thoát thế nào tôi cũng kể cho Dung về căn bệnh kỳ lạ này.
Chúng tôi như những con thú bị săn đuổi. Chúng tôi như những con chuột chù ban ngày chui rúc trong những bụi cây. có hôm đang nằm co ro thì nghe tiếng lào xào nói chuyện. Tiếng Bắc rõ, nghe lảnh cao. Chúng tôi sợ đường mòn, chúng tôi sợ chỗ quang đãng.
Dần dần cái khát khiến chúng tôi dật dờ. Đêm đêm chờ sương xuống, mọi người kiếm những lá cây to bản liếm sương. Hoặc nhặt những búp non nhai, vặt những ngọn cỏ không biết là cỏ gì miễn mềm là nhai. Mới đầu là nhai lấy nước, nhưng dần dần, có lúc tôi thấy mình nuốt luôn xuống cái dạ dầy lép kẹp.
Tôi mất phương hướng, thỉnh thoảng dở tấm bản đồ vơ được ở văn phòng Ông Quận ra nhìn, xoay ngang xoay dọc. Binh sĩ dưới quyền không hề biết ông Trung Úy chỉ huy họ mù tịt, không xác định nổi vị trí của đoàn quân. Họ nhìn và tin tưởng chờ đợi. Tôi phải đóng vai chỉ huy rất tự tin biết rõ địa hình và phương hướng để trấn an họ. Mất niềm tin lúc này là mất tất cả.
Tôi không rõ là chúng tôi đã mò mẫm đêm đi ngày chui rúc trong bụi rậm được bao nhiêu ngày. Tôi đã cho hủy và chôn một máy PRC chỉ giữ một. Thứ nhất hai hay một chẳng khác gì. Thứ nữa nó nặng quá. Binh sĩ đã quăng bỏ bất cứ thứ gì cảm thất thừa thãi, chỉ còn thủ khẩu súng và đạn. Không ai còn khoác áo giáp. Mũ sắt thì đã bỏ từ lâu vì không tiện khi chui rúc trong rừng rậm. Cái đói cái khát hành hạ chúng tôi. Một lần chúng tôi gặp một rừng cây đầy trái. Cây rất cao và to. Trông giống trái sung. Mọi người bàn tán. Liệu có ăn được không? Một anh bàn phải coi chim có ăn thì người mới ăn được. Những buổi học mưu sinh thoát hiểm ở Thủ Đức là những buổi phè, buổi ngủ gật, trốn ra ngoài hút thuốc lá. Nghe lời bàn, mọi người nhìn nhau. Trời đất, giờ này làm sao tìm ra được dấu hiệu chim có ăn không? Một người lính không nói không rằng vặt một trái nhai. Xong nhai trái thứ hai. Không ai nói gì, như chờ xem anh ta có lăn quay ra chết vì ngộ độc không? Anh ta tỉnh queo bảo : “Chát quá” – Tôi cười nói :” Theo kinh nghiệm mưu sinh trong rừng, trái cây phải thơm mới là trái cây độc. Nếu chát thì ăn được ” – Tất cả ùa lên hái. Nhiều người đã quăng bỏ ba lô đành nhét đầy hai túi quần.
Không rõ đến ngày thứ mấy thì kế hoạch ngày trốn đêm mò mẫm đi không còn thực hiện được nữa. Đã có nhiều người bệnh quá, lết không được, phải dìu. Thương binh không có thuốc, mất máu vết thương làm độc. Tôi lấy hộp aspirin gắn trên trên giây ba chạc Phi Công lấy được ở phòng Ông Quận chia cho mọi người. Một anh lính cầm viên thuốc ghiền ra thành bột rắc lên vết thương. Đây có lẽ lần đầu tiên tôi thấy aspirin được sử dụng như vậy. Chuyện gì cũng có cao độ và sức con người có hạn. Một buổi sáng sửa soạn di chuyển, một người lính lên nói với tôi :
– Trung Úy xuống coi, nó không chịu đi nữa.
Nó đây là người lính sư đoàn 5 bị thương ở đùi. Tôi biết vết thương của anh ta làm độc vì chỉ đứng gần đã ngửi thấy mùi hôi tanh của máu mủ. anh ngồi dựa vào gốc cây hai chân duỗi ra. Chân phải được băng bó nhưng máu thấm đỏ, khô cứng nhiều chỗ. Vừa thấy tôi, anh nói :
– Tui không đi nữa.
Tôi nhỏ nhẹ
– Anh cố lên. Nếu anh chậm lại thì cả đoàn phải chậm lại.
– Tui nói tui không đi.
– Tôi ra lệnh cho anh đứng dậy.
– Đù mẹ mày Trung Úy. Đù mẹ không đi là không đi.
Tôi sững người và có lẽ do phản ứng của người chỉ huy, tôi rút khẩu colt, cầm tay.
– Tôi có thể bắn anh vì bất tuân thượng lệnh.
Anh lính nhổm người lên, dứt tung cúc áo vạch ngực :
– Đù mẹ mày, ngon thì bắn đi. Ngon thì bắn đi.
Mắt anh trắng dã, khuôn mặt hốc hác, lưỡi gần như thè ra. Mọi ngươi vây quanh chờ đợi phản ứng của tôi. Tôi nhìn anh, lòng dịu xuống, quay sang nói với người lính đứng cạnh :
– Anh kiếm một anh nữa dìu anh ta đi.
– Trung úy, vết thương có dòi tùm lum phải có cáng mới khiêng được.
– Coi xem có làm cáng được không?
Và tôi dịu dàng ngồi xuống cạnh anh.
– Cho đến giờ tôi chưa bỏ một anh em nào. Đến lúc này sống cùng sống, chết cùng chết, anh cố lên.
Người thương binh không hiểu từ lúc nào tay đã cầm quả lựu đạn giơ lên.
– Mày loạng quạng tao nổ chết cha mày bây giờ.
Tôi lẳng lặng đứng dậy.
– Trung Úy làm sao làm cáng được?
Tôi nhìn người đối thoại lòng ngao ngán. Giữa cảnh này, dao đâu chặt cây, vải đâu mà căng làm cáng?
Tôi ra lệnh mọi người tiến về phía trước. Độ chừng mười lăm phút sau tôi quay trở lại chỗ người lính sư đoàn 5. Trông anh ta có vẻ đã dịu cơn thịnh nộ. Tôi nói :
– Anh cố được không? tôi không đành bỏ anh ở lại chỗ này.
– Trung Úy cố đưa anh em về, tôi chịu không nổi, trước sau gì cũng chết. Cố đi chỉ làm vướng bận anh em thôi.
– Anh cố tôi dìu.
Anh ta lắc đầu cởi chiếc đồng hồ đưa tôi cùng với chiếc bóp giấy tờ :
– Mai mốt về được đưa cho vợ tôi mấy thứ này.
Nói xong anh ta nhắm mắt, lắc đầu ra hiệu không còn gì để nói. Tôi đứng lên lòng tê tái ra đi, không dám ngoảnh lại nhìn. Chúng tôi di chuyển độ nửa giờ thì nghe tiếng lựu đạn nổ phía sau.
Chiều hôm đó chúng tôi bắt gặp một rặng cây bứa. Thú thật cả đời tôi không biết cây bứa là cây gì nhưng một người lính giảng giải cho hay là rất dễ nhận ra vì cuống lá bứa hình vuông, không giống lá cây thường hình tròn. Tôi vặt một lá non bỏ vào mồm nhai thử. Ôi sao mà nó ngon thế. Nó hơi chua dôn dốt, lại rất nhiều nước. Nghe anh em nói lá bứa để nấu canh chua. Tôi chỉ ăn canh chua gà lá vang, thú thật là tôi cũng chưa biết lá vang ra làm sao nhưng lá bứa thì tuyệt. Nó chua chua nên đã cơn khát vô cùng. Cái tri thức nửa mùa của một anh Trung Úy khiến tôi bảo anh em “lá bứa chua nhiều vitamin C, mau lại sức”. Mạnh ai nấy vặt lá vitamin C nhét được chỗ nào là nhét. Tôi nhớ là khi đã khô héo, lá vẫn còn nước chua mới thật lạ.
Hai ngày hôm sau khi đang dọ dẫm, chúng tôi phát hiện ra một toán tàn binh bốn người. Đúng ra chỉ có ba, hai người lính sư đoàn và anh cảnh sát viên. Người thứ tư là người Thượng Stieng. Họ cũng mừng khi gặp chúng tôi.
Ba người đã chung lại thuê người Thượng Stieng làm hướng đạo dẫn đường về Phú Giáo. Vừa nghe như vậy tôi mừng rỡ
– Nhưng không được, Trung Úy. Tụi nó đóng lền khên không cách gì băng được đường xe be.
Sau nhiều lần giả bộ nhìn chăm chú tấm bản đồ hành quân, quả tôi nhớ có vẽ đường xe be dọc theo bờ sông.
– Như vậy mấy anh định đi đâu?
– Người dẫn đường tính đưa chúng tôi trở lại Đồng Xoài. Trung Úy tính sao?
– Tôi không thể trở lại Đồng Xoài mà đi về Phú Giáo. Tùy các anh, nếu muốn thì nhập toán của chúng tôi, nếu không thì theo người Thượng đó đi về Đồng Xoài.
Ba người đó tụm lại, bàn tán nhỏ to một hồi, viên Trung sĩ sư Đoàn nói với tôi:
– Chúng tôi xin theo Trung Úy.
Đợi họ thanh toán tiền bạc gì đó cho người dẫn đường xong, tôi hỏi rõ về tình hình địch:
– Tụi nó đông lắm dàn dọc đường xe be và mé sông không có cách gì qua được.
– Đường xe be xa không?
– Tụi tôi tính băng qua hồi sáng qua. Chắc cũng không xa lắm.
Tôi thấy người cảnh sát chỉ có khẩu rouleaux bèn bảo:
– Anh đưa khẩu súng gà què cho tôi và giữ khẩu M16 ngon hơn. Rouleaux mà bắn mẹ gì. Các anh có gì ăn không? Tụi tôi đói quá.
Họ lôi được hơn chục củ sắn chắc là đào trộm ở vườn người Thượng. Tôi bày ra tất cả, lựa ba củ trả lại cho mỗi người một. Phần còn lại tôi lấy lưỡi lê chặt ra từng khúc nhỏ độ hai ba phân, phá đều cho mọi người.
Mỗi người đối phó với một cái đói khác. Có anh bỏ nguyên cả miếng sắn phồng mang trợn má nhai chưa đầy một phút, sau đó liên tiếp nuốt nước bọt. Tôi bóc bỏ vỏ. Miếng sắn trắng ngần, nhựa ứa ra hơn ươn ướt. Tôi ngồi dựa vào một gốc cây nhằn từng chút một. Hồi xưa tôi nhớ có đọc một cuốn chuyện về tù Do Thái trong thế chiến. Tác giả kể anh ta được phát một cục thịt to cỡ ngón chân cái và đã ngậm trong miệng cả buổi mà không dám nhai. Tôi vẫn nghĩ tác giả cường điệu.
Nhưng bây giờ nhớ lại, tôi nghĩ có thể thế thật. Sắn và cục thịt có thể so sánh được chăng? Tôi chỉ biết tôi đã gặm từng chút một cái chất bột, cái ngọt lịm. Tất cả như nguồn sống thấm dần qua vị giác, len lỏi đến từng chân tơ kẽ tóc.
Khoảng hơn mười giờ đêm, chúng tôi choàng lên vì tiếng nổ rầm trời chung quanh. Mọi người bò lê bò quàng, quýnh quáng. Đạn nổ khá gần, tôi nghe thấy cây lớn ngã rào rào. Chuẩn Úy Kiệt bò lại chỗ tôi.
– 105 ly. Chắc pháo quấy rối từ phía Phú Giáo.
Mọi người co rúm tìm chỗ trú. Tôi vừa mừng vừa lo. Đại bác 105 ly bắn không quá mười cây số như vậy là chúng tôi không còn xa Phú Giáo. Tuy mù mịt về địa hình, chỉ nhắm hướng Nam nhưng chúng tôi đã đi đúng như dự trù, nay đã gần Phú Giáo.
Nhưng giờ này mà bị 105 ly bỏ mạng vì súng của anh em thì oan quá. Điều nữa là phải có địch luẩn quẩn ở quanh đây. Kinh nghiệm giữ ban ba hành quân cho tôi thấy phải có tin chính xác pháo binh mới khai hỏa, nhất là từ khi người Mỹ rút đi, đạn không còn thừa mứa như xưa. Đêm đó bốn đợt pháo dội lên khu rừng nhưng may không rơi trúng chỗ chúng tôi.
Tôi nói với Chuẩn Úy Kiệt :
– Chắc chắn có đơn vị lớn của chúng nó quanh đâu đây.
Ông Kiệt hỏi lại tôi :
– Trung Úy tính sao?
Nếu tôi có thể trút cái gánh nặng này cho một vị sĩ quan cao cấp thì hay biết mấy. Tôi lượng định :
– Chúng mình chia ra làm ba toán đi chân rết. Ông giữ anh em thám báo.
Ông trung sĩ Tám của sư đoàn lo toán của sư đoàn 5. Tôi và nghĩa quân một một toán. Ông Kiệt gật đầu đồng ý. Ông và những người lính thuộc quyền hiện còn nguyên, khoẻ mạnh hơn cả. Phía toán giao cho trung sĩ Tám cũng tạm tạm@. Tôi lãnh đám đui què sứt mẻ, người thì bị thương, kẻ thì bệnh tật, người này dìu người kia nhếch nhác. Nếu đụng lớn thì có lẽ đám của tôi đi sớm nhất. Chúng tôi đi hàng ngang. ông Kiệt đi xong ra hiệu. Trung sĩ tám tiến lên. Sau đó đến đám của tôi. Cứ mỗi lần như vậy chỉ bước lên được vài trăm thước. Đến chiều chúng tôi đụng lớn.
Cái chân rết do Trung Sĩ Tám chạm địch trước tiên. Tôi không rõ quân số địch chỉ nghe súng nổ dàn trời. Khoảng sáu, bẩy người lính của sư đoàn bị hạ tại chỗ và địch dồn lên xung kích. Chuẩn Úy Kiệt đã kịp thời dàn ngang. Có lẽ địch cũng không ngờ phía sau còn có tuyến của ông Kiệt nên vừa chạy vừa xông lên. Từ sau gốc cây, tôi quan sát thấy địch ngã rạp, tổn thất khá lớn.
Chúng tôi lùi dần và địch không dám truy theo. Còn đang lùi thì một người lính trẻ lắp bắp nói :
– Trung Úy, tụi nó chết bộn, để em lên lấy AK.
Tôi nghe và biết anh lính trẻ nói lắp này. Anh ta hay nói và hơi lẩn thẩn, thuờng lại lịu nhịu khi nói nhanh. Tôi đã nắm áo anh ta đẩy vào sau một gốc cây lớn và nói rít qua kẽ răng:
– Đừng có điên. Lo chạy theo anh em mau.
Nhiều năm sau, tôi vẫn không hiểu tại sao người lính lại nghĩ đến chuyện lên lấy AK của địch vào hoàn cảnh đó?
Khi đã rút được đến chỗ an toàn, tôi kiểm điểm. Không có thương binh nhưng mất bẩy người. Đám tàn quân tản ra, không ai nói năng gì nhưng chỉ nhìn tôi thấy rõ tinh thần ai nấy đều xuống đến tận cùng.
Tôi hỏi, người lính sư đoàn 5 cho hay khi toán của anh ta bò lên thì chạm với cỡ một trung đội địch đang đi trên đường xe be.
Kể từ hôm gặp người cảnh sát, đầu óc tôi bị ám ảnh dữ dội về đường xe be. Tôi đã nhìn đi nhìn lại tấm bản đồ. Quả là có vẽ đường xe be nhưng con đường dọc theo mé sông này có nhiều những ngã ba. Hơn nữa tôi đang ở khúc nào trên con đường trên bản đồ loằng ngoằng này? Tôi bảo Chuẩn Úy Kiệt, vừa nói vừa chỉ tấm bản đồ:
– Mình không thể đi hướng Nam để băng qua sông chỗ này. Tôi tính anh em đi về hướng Đông song song với đường xe be độ vài cây số, rồi mới tìm cách băng qua.
– Chuẩn Úy nghĩ sao?
Ông Kiệt gật đầu đồng ý. Ông Kiệt trẻ có lẽ kém tôi gần chục tuổi. Sau bao nhiêu gian truân ông vẫn tỉnh táo dù râu cằm nay đâm lủa tủa. Râu ria tôi cũng vậy, nếu Dung nhìn thấy tôi giờ này dám không nhận ra. Kiệt luôn luôn gọi tôi là Ông hay Trung Úy, không bao giờ là anh, nhưng chúng tôi hiểu chúng tôi là anh em thực sự. Tính Kiệt vẫn vậy ít nói. Nhưng đêm hôm sau chúng tôi lạc nhau. Không bao giờ tôi nghĩ Chuẩn Úy Kiệt và anh em thám báo bỏ chúng tôi, nhất là sau cái bắt tay đầy hảo hán trên ngọn đồi ở Đồng Xoài và hơn nữa là những sống chết cay đắng đã từng chia sẻ. Khi được báo cáo là không liên lạc được với toán của Kiệt, tôi kiểm điểm. Tôi còn mười tám người lính, mỗi người một cây M16 và chừng hai ba băng đạn. Gần non nửa đã bị thương hoặc đương bịnh tật, và nhất là đói khát. Chúng tôi gặp được một vũng lầy. Mọi người vốc bùn lầy nhầy bỏ vào áo vắt ra lấy nước. Tôi khát đến độ khi người lính đưa tôi cái ca nước đục ngầu lợn cợn bùn tôi uống một hơi koan khoái.
Khoảng hai hôm sau đang đi chúng tôi nghe nước chảy rì rào. Sông. Phía bên phải chúng tôi là sông. Tôi nói với Hoàng, cậu em thư sinh vẫn theo tôi sát tôi từ khi chia tay ông anh ở chi khu :
– Cho anh em nằm lại, tôi với chú bò lên.
Men theo những bụi cây lởm chởm, chúng tôi tiến dần về phía rì rào. Con đường xe be hiện ra trước mặt song song với mé sông. Đúng lúc đó hai lính bộ đội miền Bắc mặc xà lỏn, vai vẫn khoác AK lui cui khiêng một cái thùng vừa đi vừa nói. Tôi và Hoàng nằm dí xuống nín thở. Một lúc sau tôi leo lên cây để cố quan sát. Phía trái khá xa tôi thấy lố nhố lều.
Tôi bò xuống, cùng Hoàng trở lại. Tôi suy nghĩ tìm cách đối phó. Trước là mặt sông không rộng và vào mùa này nước không lớn. Chỗ tôi vừa thấy lại khá hẹp. Nếu đúng theo sách vở, không bao giờ địch lại đóng hai bên bờ sông. Vượt được qua bên kia có hy vọng thoát. Tôi cho mọi người hay sẽ vượt sông vào lúc xế chiều khi địch lo cơm nước. Ít nhất quãng giữa cách chúng tôi định vượt sông và chỗ địch đóng lều cũng cỡ hơn trăm thước. Từng người một chúng tôi bò lên. Tôi bảo người lính tuyền tin hủy các máy PRC. Tôi không muốn để máy truyền tin lọt vào tay địch.
Khi đã thấy khói nấu cơm bốc lên lảng vảng ở khu lều vải, tôi ra hiệu. Đã bàn kỹ trước, hai người khoẻ mạnh nhất đi đợt đầu. Chúng tôi nín thở nhìn theo họ, tay súng lăm lăm. Họ thoát qua dễ dàng, mực nước sông cạn chỉ cỡ ngang bụng. Tôi cho thương bệnh binh đi tiếp. Khi mọi người đã qua hết, tôi và Hoàng mới cúi người lao theo.Qua được bên kia tôi thở phào. Tất cả vẫn nằm bẹp theo những lùm cây chờ tôi. Nhưng vừa nhô lên khỏi mấy mô đất tôi chết trân. Trước mặt tôi bạt ngàn lều và địch đông như kiến cỏ. Đây mới là đơn vị chính, phía bên kia có lẽ chỉ là một toán nhỏ. Chúng tôi đâm vào rọ. Tôi thụp trở lại bờ sông vừa sợ vừa không biết xử trí ra sao. Hoàng giơ tay chỉ. Ba bốn lính Bắc Việt đang đi về phía bờ sông. Chúng tôi nín thở, nhưng có lẽ họ chỉ ra lấy nước, không phát giác tụi tôi.
Cách đó trăm thước dọc mé sông là bìa rừng. Tôi chỉ trỏ thầm thì rỉ tai từng người. Chúng tôi sẽ chạy vào khu rừng đó từng toán nhỏ một, như khi vượt sông.
Tôi ra hiệu Hai người đều thoát. Toán thứ hai, thứ ba đều thoát. Còn lại sáu người. Tôi gật đầu và bốn người lao tới. Đúng lúc đó súng nổ. Người lính đi sau cùng chắc vấp té. Tay anh ta đã để sẵn lên cò khẩu M16 được gài ở tư thế tự động nổ dòn. Lập tức tôi nghe nhiều tiếng la hét và súng nổ tứ tung. Tôi lao tới vừa đi vừa bắn. Hoàng đi sát sau lưng. tôi nghe một tiếng nổ lớn và Hoàng bị hất ngã xấp trên lưng tôi, đẩy tôi ngã theo. Hoàng bị một quả M79 chết không kịp la một tiếng. Tôi lăn qua một bên rút khẩu colt bắn loạn xà ngầu, không biết bắn lên trời hay bắn xuống đất. Hết đạn, tôi chụp tay ôm khẩu rouleaux của cảnh sát bắn tiếp. Tôi máu me đầy người nằm co dưới đất, hai tay vẫn vòng qua đầu cầm khẩu rouleaux hết đạn.
– Hàng sống kháng chết. Hàng sống kháng chết.
Tôi vừa ngẩng đầu lên thì một báng súng AK giáng thẳng vào mặt. Tôi chúi sang, miệng nhổ ra mấy cái răng máu me. Một cái báng súng nữa vào lưng làm tôi quay đi mấy vòng trên đất.
– Không được giết tù binh. Không được giết tù binh.
Tôi nửa tỉnh nửa mê ngước nhìn. Cả chục cây súng chĩa về tôi, cùng với tiếng la :
– Biệt kích Mỹ. Biệt Kích Mỹ.
Một anh lính bộ đội cúi xuống nắm dây chạc ba kéo tôi đứng dậy. Tôi lúng búng cãi:
– Không phải biệt kích
– Mày đeo dây biệt kích
Đúng lúc đó một giọng nói có vẻ như một chỉ huy:
– Không được giết tù binh.
Tôi bị kéo xềng xệch lên chỗ quang đãng. Lính Bắc Việt vẫn chĩa súng nhằm vào tôi.@Một lúc sau tôi được dẫn vào căn lều. Cũng ngay đó, tôi thấy một người lính truyền tin và hai nghĩa quân bị dẫn vào, quần áo tả tơi, chân đi khập khiễng.
Một người ra vẻ cán bộ, đeo khẩu súng lục 9 ly xuất hiện :
– Các anh ở đơn vị nào?
– Chúng tôi thuộc chi khu Đồng Xoài.
Bỗng anh ta cười nhếch mép, hỏi:
– Các anh có đói không?
– Đói không? Nếu không bị bắt làm tù binh có khi tụi tôi chết vì đói. Người cán bộ quay sang bảo:
– Nói anh nuôi dọn cơm cho họ. Cho họ ăn cơm nóng.
Ngoài trời đã ngả hẳn về chiều. Bốn đứa chúng tôi còn đang ở trạng thái bàng hoàng thì lại nghe lựu đạn nổ và nghe có tiếng gọi nhau í ới. Có lẽ có người chết hay bị thương. Người lính truyền tin nói khẽ với tôi:
– Lựu đạn em gài chỗ chôn máy.
Tôi giật bắn mình nhìn quanh. Trong lều may quá chỉ có bốn đứa. Tôi nói khẽ:
– Im ngay. Nó có hỏi bảo không biết.
Quả nhiên, người cán bộ đi vào mặt hầm hầm :
– Đứa nào gài bẫy lựu đạn?
Chúng tôi giả vờ nhìn nhau ngơ ngác. Tôi nói:
– Tụi tôi đâu còn lựu đạn nữa. Chỉ có M16 thôi.
Anh chàng nhìn tôi đăm đăm và có lẽ tin nên bỏ ra ngoài. Tôi thở phào nhẹ nhõm.
Chúng tôi được ăn cơm! Cơm nóng có canh và một tí gì mặn mặn. Hình như mồm tôi bắt đầu sưng vì tôi thấy tấy một bên mặt. Máu ở chỗ mấy chiếc răng hàm vẫn còn gỉ ra. Mồm tôi rớt rãi ứa đầy. Nhưng đói quá, chúng tôi ăn lấy ăn để, không ai nói câu gì. Cơm nóng, canh nóng khiến tôi tỉnh hẳn. Trời bắt đầu tối, từ trong căn lều nhìn ra tôi thấy lính Bắc Việt đông hàng ngàn hàng lũ. Nếu có phi cơ. Tôi lắc đầu cố xua đuổi những ý nghĩ viển vông. Địch dám căng lều ở chỗ này chắc phải có lý do. Hoặc họ đã kiểm soát một vùng rộng lớn và phòng không vững mạnh. Hoặc là ta không đủ phi cơ nữa.
Khi chén đũa được mang đi, một cán bộ khác chững chạc đi vào:
– Tôi vào làm việc với các anh.
Đây là lần đầu tiên tôi nghe hai chữ “làm việc” nên ngớ người không hiểu họ định làm việc gì? Người cán bộ hỏi lý lịch chúng tôi. Chúng tôi cứ khai từ quân số đến cấp bậc đơn vị…Anh ta hỏi tôi khá kỹ về những sĩ quan chỉ huy ở Đồng Xoài, có lẽ để kiểm chứng.
Sau gần hai tiếng ghi chép, anh ta nhìn tụi tôi và bảo:
– Các anh cởi hết giày ra cho tôi.
Đây lại là một bất ngờ. Tại sao lại cởi giầy ra?
Bộ tụi nó muốn đôi botte de saut của tụi tôi à? Tôi chưa thấy một cán binh Bắc Việt nào đi giầy saut như lính miền Nam. Thấy vẻ mặt ngỡ ngàng anh ta cười ôn tồn:
– Các anh cứ cởi giày ra rồi biết. Ngữ các anh quen bả đế quốc, thách mà trốn chân không.
Đôi giày da tôi xỏ vào từ hơn nửa tháng trước không có dịp nào cởi ra. Một mùi hôi nồng nặc bốc lên từ đôi tất nhà binh nay dầy cộm vì bùn vì mồ hôi. Người cán bộ vẫy tay và một cán binh vào lôi mấy đôi giày đi. Họ bỏ chúng tôi ngồi trơ ra đó.
Một cảm giác tê tái từ từ dâng lên, bắt đầu ở ngón chân và lan dần lên khiến tôi rùng mình nhìn xuống. Những ngón chân ngọ nguậy, móng chân đen xì. Bàn chân thì trắng xanh những sợi gân máu chạy thành những vệt đen thẫm. Bàn chân bị bó quá lâu trong đôi giày trận hình như đang nở ra. Tôi vừa đặt chân toan đứng lên thì phải ngồi bật trở lại chiếc ghế tre. Đau quá, đau thốn lên tận óc. Da bàn chân mỏng tanh của tôi không chịu nổi đất đá rừng núi. Đúng là ăn phải bả của Mỹ.
Khoảng một hồi sau, họ tách riêng tôi ra, bắt đi theo một người lính Bắc Việt. Anh chàng trông còn trẻ, súng dài ngang người, nhìn tôi tò mò nhưng không nói gì. Tôi lẽo đẽo theo sau, vừa đi vừa tập tễnh vì mỗi khi đạp lên sỏi là lại buốt thót vì đau.
Anh ta dẫn tôi đến một miệng hố đào sâu sẵn chỉ:
– Xuống đi.
Tôi quay nhìn tứ phía. Không lẽ nó chôn sống mình? Nếu nó bắn tôi thì đã bắn rồi, không cần bảo tôi xuống mới bắn. Tôi lẳng lặng cắn răng nhảy xuống.
Hố khá sâu, có lẽ ngang ngực, vuông vức chỉ đủ cho tôi xoay sở. Tôi ngồi dựa vào vách hố, đầu óc trống rỗng. Đời binh nghiệp của Trung Úy Đỗ Lệnh Dũng trưởng ban ba hành quân chi khu Đôn Luân đã kết thúc trong cái hố đất giữa chiến khu Dương Minh Châu, trong túi áo vẫn còn cái thư của Tòa Đại Sứ Mỹ báo tin sẽ được bốc đi Mỹ sum họp với gia đình. Tôi nghẹo đầu và thiếp đi trong đau đớn.
__._,_.___

Posted by: van chuong vu <vuwchuong@hotmail.com>

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét