Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Ngô Đình Diệm sinh năm 1901

Ngô Đình Diệm sinh năm 1901
HaiLeVIP
5 
Tôi đã ấp ủ bài viết này khá lâu trên ipad, và cố gắng cô đọng để nó không dài quá, nhưng cũng ráng tìm thêm thông tin để nó không trống trải quá. Tôi hứa với bạn rằng bài viết này khách quan, đáng để bạn đọc và thủ đắc cho mình thêm một cái nhìn của một người trẻ về Ngô Tổng thống. Đây là phiên bản bỏ túi để các bạn trẻ tiện đọc. Bản chi tiết có lẽ không thích hợp đăng lên vì quá dài. Bài này có 16 mục số, có lẽ đăng làm 3 kỳ. Ai rảnh đón đọc. Quan trọng nhất là kỳ 1. (Sau này, nếu lượng tư liệu và thời gian cho phép, tôi sẽ viết một cuốn tiểu thuyết về con người ấy, bạn nhớ đón đọc!)

1) Xuất thân, thành phần gia đình, thời niên thiếu

Ngô Đình Diệm sinh năm 1901, sau Nguyễn Sinh Coong mười năm, trong một gia đình Công giáo lâu đời và có truyền thống Nho học tại Quảng Bình, đồng hương với Võ Nguyên Giáp. Thân phụ là cụ Ngô Đình Khả, một quan lớn trong triều Nguyễn, là người cùng thời và là thông gia với cụ Nguyễn Hữu Bài, hai ông đều từng là Thượng thư, tương đương bộ trưởng bây giờ, và cùng làm cố vấn cho vua Thành Thái.
Ngô Đình Diệm là con thứ ba, hai người anh tên Khôi (rể cụ Bài) và Thục (sau này làm đi tu làm tới chức giám mục), ba em trai lần lượt là Nhu (sau làm cố vấn), Cẩn (làm người nhàn rỗi ăn trầu đi guốc tại Huế), Luyện và hai em gái là Thị Giáo và Thị Hiệp. Các anh em đều lót chữ Đình sau họ Ngô.
Năm Ngô Đình Diệm lên bảy, vua Thành Thái bị Pháp đày sang châu Phi, cụ Khả cùng nhiều quan lại không tùng phục với Pháp bảo hộ nên từ quan về làm ruộng. Các anh em họ Ngô vẫn được đi học, ngoài giờ học thì đi chăn trâu cắt cỏ, phụ giúp cha mẹ việc nhà và việc ruộng nương.
Năm mười lăm tuổi, cùng với anh là Thục vào tu tại tiểu chủng viện Phủ Cam. Tuy nhiên, anh Thục thì tu được, còn chú Diệm thì chịu không nổi nên xuất tu, đời tu vỏn vẹn mấy tháng. Sau đó xin qua học trường Quốc học Huế ba năm. Trong thời gian này được cụ Nguyễn Hữu Bài đào tạo và truyền các tư tưởng trị quốc Nho giáo. Đến năm mười tám tuổi thì tốt nghiệp Quốc học Huế.
Tốt nghiệp ở Huế, ra Hà Nội học trường Hậu Bổ thêm hai năm nữa, tương tự học học viện hành-chính-công bây giờ.

2) Con đường lập thân

Ngô Đình Diệm tốt nghiệp ở Hà Nội năm hai mươi mốt tuổi, tức là vào năm 1921. Sau khi tốt nghiệp, được triều đình Huế bổ nhiệm làm tri huyện Hương Trà. Làm việc mẫn cán liêm khiết, nên sau hai năm được đổi về làm tri huyện Hương Thuỷ, là huyện gần kinh đô Huế.
Đến năm 1926, tài coi sóc dân chúng phi thường, huyện dân ca ngợi ân đức, nên được triều đình thăng làm tri phủ Hải Lăng, tương đương chủ tịch tỉnh Quảng Trị bây giờ, khi mới hai mươi bảy tuổi.
Tiếp tục trổ tài an bang định quốc, phát triển phủ huyện sầm uất, kinh thương tấp nập, dân trong phủ ấm no. Điều hành các tri huyện răm rắp, diệt trừ tham quan ô lại, răn đe cường hào ác bá. Cả phủ đều sợ oai, lại tưởng nhớ công lao. Tính cương trực hiếm có, làm cho thuộc cấp lẫn đồng liêu đều nể vì. Làm tri phủ ba năm thì được thăng cấp nữa.
Năm ba mươi mốt tuổi, được thăng lên chức Quản đạo Ninh Thuận, đại khái như chức trưởng ban chỉ đạo Nam Trung Bộ bây giờ. Càng ngày càng thể hiện bản lĩnh xuất chúng, nên được "cơ cấu về trung ương", tức là được sắp xếp để cho về làm việc trong triều.
Năm 1933, được triều đình tấn phong chức Thượng thư bộ Lại, chuyên coi việc hành chính và nhân sự quan lại (đúng ngành học luôn hén ^^), tương đương vị trí của ông Nguyễn Bá Thanh khi được điều về Hà Nội.

3) Từ Thượng thư triều Nguyễn đến Thủ tướng Quốc gia Việt Nam

a. Thượng Thư bộ Lại

Khi về trung ương, là một thượng thư trẻ tuổi nhất giữa các công khanh già khọm, lại được học hành theo lối mới của Tây phương và cả lối cũ của Nho học, nên đem lại luồng gió mới đầy hứng khởi cho bộ máy cai trị già cỗi. (Mặc dù là một quan lớn, tài hoa lại đẹp trai, nhưng không hề lấy vợ. Có thể thôi, ông Diệm là người vô tính - ...)
Đề xuất cải cách đất nước tận căn, bắt đầu từ việc cải cách các kỳ thi cử rườm rà, bãi bỏ thủ tục quỳ lạy ở cửa quan. Đề xuất triều đình tài trợ quan lại có tài đi du học, tinh giản bớt các chức tước không cần thiết, tiết kiệm ngân khố quốc gia. Sâu xa hơn, là cải cách để tước bỏ dần ảnh hưởng của Pháp lên triều đình, đi đến độc lập tự chủ. Gặp rất nhiều chống đối từ phe thủ cựu của Tổng lý Ngự tiền Văn phòng Phạm Quỳnh, nhưng cũng không ít sự tán thành.
Triều đình chấp nhận cải cách trong âm thầm để tránh đối đầu trực diện với Pháp, thượng thư Diệm được chọn làm người đứng mũi chịu sào cho phong trào cải cách táo bạo này.
Chương trình của thượng thư Diệm với Pháp như sau:
  • Lật lại Hoà ước Giáp Thân 1884 để đòi Pháp phải sáp nhập Trung Kỳ và Bắc Kỳ làm một như đúng trong điều khoản
  • Từ đó buộc Pháp xoá bỏ hai chức Thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ, chỉ đặt một viên đại diện cho Pháp tại Huế, đại khái như chỉ cho mở một đại sứ quán, không có quyền can thiệp nội bộ vào An Nam
  • Vận động hành lang để Viện Dân Biểu Trung Kỳ tham gia chính trị, có ghế trong Hạ Nghị viện Pháp như ở Nam Kỳ
  • Liên hệ chính phủ Nhật để tạo sức ép với Pháp thực thi các điều trên
Chương trình này bị Phạm Quỳnh phát giác, sợ hãi Pháp sẽ thanh trừng hoặc tàn sát triều đình, nên đã dùng cách này cách khác mà phá hoại. Kể cả việc hợp tác với Khâm sứ Trung Kỳ là Eugene Chatel để tước đoạt quyền lực của thượng thư Diệm và các quan lại muốn tự chủ. Do sợ chuyện đã đổ bể, Pháp đã hay biết, triều đình quay ngoắt lại với chương trình cải cách và lạnh nhạt với thượng thư Ngô Đình Diệm.

Bình: xin đừng ai kết án Phạm Quỳnh bán nước, ông ta có tội là thủ cựu và nhút nhát mà thôi, ít ra ông không bán đứng Ngô Đình Diệm, giống như kẻ bí ẩn đã bán đứng các ông Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu... cho Pháp. Kẻ bí ẩn đó là ai, khi nào tui viết về Phan Bội Châu các bạn sẽ biết.

Chán nản, ông từ quan tháng bảy cùng năm, về quê cày ruộng mấy tháng, vận động được một số tiền bạc gởi cho hoàng thân Cường Để, ủng hộ các ông này và phong trào Đông Du. Tuy nhiên, Ngô Đình Diệm hoạt động độc lập với phong trào của Cường Để.

b. Hoạt động tự do

Cuối năm 1933, chí sĩ Ngô Đình Diệm ba mươi ba tuổi, bỏ lối sống ẩn cư vào Nam Kỳ, cụ thể là Sài Gòn, cùng với các chí sĩ khác tổ chức các buổi thuyết trình về quyền tự chủ và độc lập dân tộc cho giới trí thức Sài Gòn cùng tham dự và phản biện. Có nhiều buổi thuyết trình có đến hàng ngàn người dự khán và đặt câu hỏi. Nhờ ông và các bạn chung chí hướng, phong trào đòi tự chủ và bài xích Pháp lên cao mãnh liệt, rất nhiều trí thức Pháp, linh mục Pháp và các nước khác, cảnh sát, phóng viên, phú hộ, quân nhân bổn xứ, hội đồng, thương nhân... ủng hộ phong trào. Thừa thắng, ông Ngô Đình Diệm và các bạn vận động sang Pháp, để các chính khách Pháp cùng ký thỉnh nguyện thư đòi Toàn quyền Đông Dương Pierre Pasquier phải từ chức.
Tuy nhiên, quyền lực của một Toàn quyền coi sóc ba nước thuộc địa đâu phải nhỏ, phong trào bị đàn áp, chí sĩ Diệm và các bạn cùng nhiều linh mục và trí thức bị tù đày hoặc sách nhiễu. Tuy nhiên, với sức ép của của các chính khách Pháp, Pasquier phải thả Ngô Đình Diệm ra và đem về giam lỏng tại Quảng Bình.
Ông Ngô Đình Diệm bị quản thúc một năm thì Pasquier ngỏm củ tỏi không rõ nguyên nhân. Toàn quyền mới là Robin có thiện cảm với nhóm Ngô Đình Diệm, huỷ quyết định của Pasquier và trả tự do có điều kiện cho chí sĩ Diệm. Buộc ông không được hoạt động kháng Pháp tại ba kỳ nữa. Ông Ngô Đình Thục khi này là giám mục tiên khởi của giáo phận Vĩnh Long, bảo lãnh cho em mình về dạy học tại trường Thiên Hựu.
Ông Diệm dạy học và hoạt động âm thầm từ năm 1934 tới năm 1942. Trong thời kỳ này, tư tưởng và đường hướng trị nước của ông hình thành rõ nét. Ông liên hệ các chí sĩ kháng Pháp, ủng hộ phong trào Đông Du và hoàng thân Cường Để, giữ liên lạc với các bạn cùng chí hướng.

c. Đại Việt Phục Hưng Hội

Cho tới thời điểm này, đường lối của chí sĩ Diệm vẫn là bất bạo động và phi vũ trang. Trái ngược hoàn toàn với đường hướng bạo lực cách mạng của ông Hồ Chí Minh, vốn về nước năm 1941 để lập chiến khu kháng Pháp tại Bắc Kỳ.
Chí sĩ Ngô Đình Diệm thấy thời cơ đã tới, nên cùng với các bạn cũ lập ra Đại Việt Phục Hưng Hội, phạm vi hoạt động ở Trung Kỳ, đường lối vẫn là chính trị bất bạo động. Chủ yếu là biểu tình, bãi khoá, bãi thị, bãi công, thuyết trình. Ngoài ra còn ủng hộ hoàng thân Cường Để, vốn là cháu trực hệ 5 đời của vua Gia Long - cháu trai hoàng tử Cảnh - vì Cảnh mất sớm chứ đúng ra chính ông mới là người thừa kế Gia Long.
Đại Việt Phục Hưng Hội chủ trương dân tộc chủ nghĩa, đề cao tinh thần nhân nghĩa của Khổng giáo, tinh thần Đại Việt và tính chính danh của Kỳ ngoại hầu Cường Để. Nếu thành công sẽ gầy dựng một nước quân chủ lập hiến, với hoàng thân Cường Để là vua. Hội cũng chủ trương thân Nhật vì vấn đề văn hiến và chủng tộc. Hội hoạt động tới 1944 thì bị Pháp đình chỉ.

d. Uỷ ban Kiến Quốc

Lính Pháp nhạn lệnh vây bắt chí sĩ Diệm tại tiểu chủng viện Phủ Cam - Huế, nhưng ông được lính Nhật cứu thoát và cho phi cơ đưa vào Sài Gòn.
Chí sĩ Ngô Đình Diệm tiếp tục lãnh đạo các bạn cũ và trí thức Sài Gòn trong Hội cũ thành lập Uỷ ban Kiến Quốc tại Nam Kỳ. Đường lối hoạt động và chủ trương của uỷ ban này giống y như Đại Việt Phục Hưng Hội, cả hai vốn chỉ là một tổ chức đổi tên.
Ông tiếp tục lãnh đạo uỷ ban vận động để hoàng thân Cường Để về nước lãnh đạo phong trào kháng Pháp và đăng cơ làm vua Đại Việt.

Do áp lực của phe Đồng Minh, phong trào Đông Du tại Nhật bị tan rã, hoàng thân Cường Để không còn uy tín với Nhật.

Nhật ủng hộ Bảo Đại và chính phủ thân Nhật của Trần Trọng Kim, Uỷ ban Kiến Quốc rơi vào trạng thái không có chủ đạo và tan rã. Ngô Đình Diệm một lần nữa phải tự chất vấn mình về đường lối cứu nước, ông bắt đầu nghi ngờ chính trị Nho giáo.
Thời điểm này, Nam Kỳ hết sức nhiễu nhương với các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo, các lực lượng quân phiệt, các cơ sở Việt cộng và những bang hội của Hoa kiều.

e. Với Việt Minh

Năm 1945, chí sĩ Diệm 46 tuổi, vẫn không lập gia đình. Chiến tranh thế giới kết thúc, Nhật hết vai trò ở Đông Dương, Bảo Đại thoái vị, chính phủ Trần Trọng Kim không có quân đội, bị phe VM của ông Hồ cướp chính quyền. Những năm tiếp theo, các nhà hoạt động độc lập và bất bạo động, quan lại triều Nguyễn, các đảng phái... bị Việt Minh bắt bớ. Rất nhiều tên tuổi thời danh bị chết trong giai đoạn này, Ngô Đình Khôi và con là Huân bị Việt Minh thủ tiêu, ông Diệm bị bắt.
Lúc này, Mỹ ủng hộ cho phe Việt Minh của ông Hồ, tài trợ khí tài quân sự và tiền bạc. Ông Hồ ưu ái các trí thức như Phạm Quỳnh, Ngô Đình Diệm, Huỳnh Thúc Kháng... và mời vào chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Bảo Đại nhận lời làm quốc trưởng chính phủ VNDCCH. Ông Diệm được mời làm Thủ tướng nhưng từ chối. Tuy nhiên, để tránh việc bị sách nhiễu, ông nhận lời làm cố vấn cho quốc trưởng Bảo Đại.

f. Sống lưu vong một thời gian

VNDCCH tồn tại chẳng mấy tháng thì phải rút về rừng núi Tây Bắc để trốn Pháp. Thời gian này VNDCCH và ông Hồ vẫn nhờ Mỹ rất nhiều. Các bạn ngu học thì gọi đây là thời kỳ "Kháng chiến chín năm" - kháng chiến cái lồn!

Bảo Đại cũng phải lưu vong và ra sức điều đình để ký hoà ước với Pháp. Ông Diệm lúc này vẫn sùng bái Nho giáo và tin vào chế độ quân chủ, nhiều lần sang Hongkong thuyết phục Bảo Đại giữ tự chủ dân tộc, không phụ thuộc vào nước ngoài, tuy nhiên lời can gián của ông không được Bảo Đại xem trọng. Chán nản, ông từ chối luôn lời mời của Bảo Đại làm thủ tướng chính phủ mới do Pháp bảo hộ, ông đi thăm thú nơi này nơi kia khắp Việt Nam, lúc thì ở Huế, lúc ở Quảng Bình, khi về Đà Lạt, khi lại ở Vĩnh Long.

Sau đó, năm 1949, ông lập ra Đảng Xã Hội Công giáo (giống y như đảng đang cầm quyền ở Đức hiện nay), nhưng không thành công mấy.

Năm 1950, Việt Minh nhận thấy mối nguy từ tinh thần dân tộc chủ nghĩa, nên mở chiến dịch ám sát và thanh trừng hàng loạt chí sĩ ái quốc phi cộng, trong đó có Ngô Đình Diệm. Lúc này, Việt Minh đã đi đêm với Tàu khựa, vốn vừa lập quốc hồi năm ngoái, theo chủ thuyết cộng sản.

Ông Diệm nhờ anh là giám mục Ngô Đình Thục giúp chạy sang Roma, rồi sau đó sang Nhật gặp hoàng thân Cường Để, và nhờ người giới thiệu, ông gặp thống tướng Douglas MacArthur, là người đại diện Mỹ tái thiết Nhật Bản lúc này. Chí sĩ Ngô Đình Diệm trình bày về tình hình Việt Nam và bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ hỗ trợ để Việt Nam độc lập tự chủ. Tuy nhiên, MacArthur không quan tâm lắm, bởi lúc này Mỹ đang đặt vào cửa Việt Minh để chống Pháp bằng vũ trang ở Đông Dương.

Tức khí, ông Diệm bay luôn sang Mỹ để hội kiến với tổng thống Mỹ khi đó là Eisenhower, cũng để trình bày về những ấp ủ của ông cho Việt Nam và Đông Dương. Tuy nhiên, những cố gắng của ông không có kết quả. Nguyên do đã nói ở trên, Mỹ đang đặt vào cửa VM.

Chí sĩ Ngô Đình Diệm lang thang ở Mỹ hai năm để vận động cho Việt Nam, gặp rất nhiều chính khách Mỹ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà, kết thân với cả Thượng nghị sĩ John F.Kennedy (sau làm Tổng thống Mỹ), học nhiều khoá học về chính trị và quản trị cũng như kinh tế tại các đại học danh giá Hoa Kỳ. Từ thời điểm này, Ngô chí sĩ bắt đầu hoạt động chính trị theo đường hướng Tây phương, từ bỏ chủ nghĩa trung quân ái quốc của Nho giáo. Tất nhiên, tinh thần dân tộc chủ nghĩa của ông thì không hề lay chuyển. Và cũng từ thời điểm này, Ngô chí sĩ bắt đầu thừa nhận con đường chính trị bất bạo động và phi vũ trang ở Việt Nam chỉ là chuyện viễn vông.

Ông sống tại Bỉ vài tháng và sau đó sang Pháp cư ngụ, tiếp tục hoạt động chính trị trong cộng đồng người Việt tại Pháp. Lúc này, chí sĩ Diệm được năm mươi bốn tuổi.

Năm 1954, VM công khai theo chủ nghĩa cộng sản, bỏ Mỹ và bám đít Khựa. Trong năm này, Khựa viện trợ cho miền Bắc 320 ngàn quân và vô khối khí tài quân sự để đánh trận ĐBP. Tất nhiên, VM vẫn hoạt động trong rừng núi Tây Bắc là chủ yếu. Còn ngoài ánh sáng thì do quốc trưởng Bảo Đại kiểm soát, đương nhiên, trong sự bảo hộ của Pháp, chính thể của Bảo Đại gọi là "Quốc gia Việt Nam". Trong thời điểm này, Bảo Đại gởi rất nhiều sứ giả sang mời Ngô Đình Diệm về nước tham gia chính quyền nhưng ông đều từ chối.

Bình: câu cửa miệng "Chính nghĩa Quốc gia" của binh sĩ VNCH bắt nguồn từ đây nha các em zombie đần độn, không phải chuyện chơi trên phim ảnh đâu nhé.

Ngày 4/6/1954, Pháp ký hoà ước với chính quyền Bảo Đại trao trả độc lập cho Việt Nam. Hai tuần sau, đích thân Bảo Đại sang mời Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam. Chí sĩ họ Ngô ra điều kiện chính phủ của ông phải được toàn quyền về chính trị và quân sự. Bảo Đại đồng ý, kết thúc mấy năm lưu vong của ông Ngô Đình Diệm.

g.Thủ tướng Quốc gia Việt Nam

Ngày 7/7/1954, ông Ngô Đình Diệm lập nội các mới tại Sài Gòn, chỉ có mười tám người, là các nhân sĩ trí thức của cả ba kỳ lúc đó.

Bình: em zombie nào hỏi chính phủ VNDCCH khi này ở đâu thì anh chửi cho thúi đầu, ở hang Pắc Bó chớ ở đâu?

Quốc gia Việt Nam khi này theo chế độ quân chủ lập hiến, tài chính do ngân hàng Đông Dương - mà sau lưng vẫn là chính phủ Pháp - nắm hết, bộ máy chính quyền dân sự các cấp thì vẫn do các cán bộ người Pháp đảm nhận. Cảnh sát hả? Chính là đảng cướp Bình Xuyên do tướng cướp Bảy Viễn làm tổng chỉ huy. Quân đội, do trùm mật thám Pháp là Nguyễn Văn Hinh thống lãnh. Một nội các có mười mấy ông trí thức hom hem, chẳng có thực quyền, không có một cắc, không có một cận vệ, thì điều hành cả nước ra sao? Nếu là đám zombie tụi bây thì đứa nào có gan?

Bình: trong tình hình như vậy mà ông Ngô Đình Diệm dám về "xưng hùng xưng bá" thì tính ra ổng có gan cóc tía hử. Tất nhiên, lúc này ông chỉ được chính khách các nước ủng hộ tinh thần là chính, còn Mỹ thì vẫn chưa đặt niềm tin vào ông đâu, động lực nào làm ông có gan như vậy? Thưa: là tinh thần dân tộc chủ nghĩa, tự lực tự cường mà ra thôi bọn zombie đầu đất ạ!

4. Tương quan với Hiệp định Geneve và tình hình trong nước

Ở trên, tao quên nói cho đám zombie biết, lúc này ngoài những vấn nạn kể trên, còn vấn nạn giáo phái cát cứ và thủ lĩnh quân phiệt nữa.

Tại Tây Ninh có lực lượng vũ trang Cao Đài, tại Vĩnh Long có lính Hoà Hảo của Năm Lửa, tại Long Xuyên xuống tới Cần Thơ có lính Hoà Hảo cực đoan của Ba Cụt Lê Quang Vinh, tại thánh địa Hoà Hảo có lính tử thủ của Nguyễn Giác Ngộ, tại núi Tượng có các chú vũ trang võ bùa theo môn phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa của Bổn sư Ngô Lợi, tại rừng Sác có đồ đảng Bình Xuyên, tại Bến Tre - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Tiền Giang - Long An cũng có lực lượng Cao Đài các chi phái trấn giữ. Ngoài ra, còn bọn Việt cộng ủng hộ VNDCCH trà trộn khắp nơi trong dân chúng. Đó là chưa kể, còn những đám cướp lẻ tẻ khắp xứ, chuyên gia cướp cạn cướp đường khắp nơi.

Tại Sài Gòn lúc này, các sòng bạc mọc như nấm, băng đảng bang hội chém giết nhau y như trom phim Bến Thượng Hải. Các em zombie cứ coi phim Bến Thượng Hải thế nào rồi nhân lên mười làn để thấy Sài Gòn lúc đó.

Các ông lớn trên thế giới ngồi với nhau, hiệp định Geneve ký kết, từ vĩ tuyến 17 ra bắc do VNDCCH điều hành và chịu sự dìu dắt của China, từ vĩ tuyến 17 trở vào do Quốc gia Việt Nam điều hành, hẹn tới 1956 tổng tuyển cử, nước VN đa đảng đa nguyên, tam quyền phân lập, tự do báo chí, tự do thương mại. Nhưng trong mơ thôi, thủ tướng Diệm hiểu VN hơn, ông chống đối Hiệp định này tới cùng.

Người Mỹ thua ván bài khi đặt cược vào VM, và bắt đầu chú ý tới nội các của Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên Pháp không đồng ý, vì những nỗ lực hất cẳng Pháp của ông Diệm.

Thủ tướng Diệm đóng cửa ngân hàng Đông Dương của Pháp và thay bằng Ngân hàng Quốc gia VN, hạn chế dần quyền hành của tướng Nguyễn Văn Hinh. Sau tướng Hinh không tuân lệnh, phản kháng bằng lực lượng thiết giáp và bị thủ tướng Diệm tuyên bố là nổi loạn.

Pháp tổ chức cho tướng Hinh đảo chính, bao vây dinh tổng thống từ đầu tháng 8/1954 tới giữa tháng 9/1954, quân lính sẵn sàng nổ súng. Mười lăm bộ trưởng trong nội các của thủ tướng Diệm vì sợ hãi và vì bị uy hiếp đã từ chức đồng loạt vào ngày 20/9/1954. Đây là sự phản bội khiến ông Diệm đau đớn nhất. Sau đó, chỉ còn một mình ông Ngô Đình Nhu phò tá ông mà thôi. Lúc này, Mỹ đánh giá rất cao tinh thần thép của ông Diệm và can thiệp để đảo chính không xảy ra, tướng Hinh phải lưu vong sang Pháp tháng 11 năm đó. Thủ tướng Diệm chấn chỉnh và thâu tóm quân đội.

Tới phiên Bảy Viễn quậy, đòi vào nội các, nếu không sẽ "tắm máu Sài Gòn", nhưng Ngô thủ tướng từng bước tước vây cánh của Viễn, đóng cửa sòng bạc Đại Thế Giới của y và cô lập khiến Viễn phải rút về rừng Sác cố thủ.

Lúc này, Bảo Đại thấy việc Pháp và cảnh sát cùng quân đội đã về tay thủ tướng, sợ bị thủ tướng triệt hạ, nên tìm cách hối thúc Pháp và Mỹ thay thế ông Diệm. Pháp bây giờ cực ghét ông Diệm và đã gây áp lực để Mỹ phải triệt hạ nội các của ông Diệm và thay người khác. Chính phủ Mỹ của tổng thống Eisenhower đã có kế hoạch thay thủ tướng Diệm bằng một người khác trong mùa hè năm 1955.
Tuy nhiên, vì một số mối quan hệ cũ khi còn lưu vong mà thủ tướng Diệm biết được kế hoạch này của Pháp-Mỹ, ông đã hạ thủ trước một bước, lệnh cho quân đội tấn công Bảy Viễn, tiêu diệt Bình Xuyên. Khiến cho không còn đối trọng nào trong miền nam có thể uy hiếp được ông nữa. Kế hoạch phá hoại sự tự chủ của Quốc gia Việt Nam của các cường quốc bị sụp đổ.

Trong cùng năm, thủ tướng Diệm bác bỏ hết mọi hiệp ước và điều khoản mà Bảo Đại đã đại diện Quốc gia Việt Nam ký với Pháp, rút khỏi Liên hiệp Pháp (lúc này VNDCCH vẫn còn trong Liên hiệp Pháp nha, kháng chiến chống Pháp cái lồn, tao nhắc lại), đòi Pháp huỷ hiệp định Geneve và cắt đứt quan hệ ngoại giao với VNDCCH.

Bình: Vì sao ư, lúc này Quốc gia Việt Nam éo coi miền Bắc là một nước, chỉ coi là lực lượng ly khai. Giống như giờ thằng China không cho các nước công nhận Taiwan là một quốc gia vậy đó zombie. Đừng bàn chuyện này đúng hay sai, nhưng hãy chú ý tới VỊ THẾ của thủ tướng Diệm trước thằng Pháp!

Đầu năm 1956, thủ tướng Diệm đuổi cổ Pháp khỏi Việt Nam, bắt Pháp rút quân hoàn toàn khỏi bờ cõi. Còn Mỹ, chỉ là một cuộc đổi chác tiền bạc: anh viện trợ cho tôi, tôi chống cộng Tàu và cộng Sô cộng Việt, anh không cần can thiệp.

Theo lịch trình của hiệp định Geneve, tháng bảy năm 1956 là bầu cử cả hai miền. Nhưng ông Diệm bác bỏ điều này. Bởi ông quá hiểu VM là gì, cộng sản là gì. Thế giới phương Tây lúc đó cười chê và quay lưng lại với thủ tướng Diệm. Bởi chúng nó chưa biết bầu cử dưới chế độ cộng sản là sao?
Cũn cần phải nói thêm để tụi zombie hiểu, việc bầu cử này không phải là điều khoản trong hiệp định nữa. Nó chỉ là điều gợi ý trong bản tuyên bố chung của các bên, không có nghĩa vụ phải thi hành. Bọn zombie nghe quen tai là miền nam vi phạm hiệp định phải hem? Ráng tìm hiểu coi hiệp định Paris mới sướng.

Bình: tao coi nhiều phim về nhiều siêu anh hùng, nhưng chưa thấy ai cừ khôi như ông Ngô Đình Diệm. Tụi zombie ráng đọc, bài này có giá trị thông não rất nhiều. Phần lớn tụi bây vẫn được nhồi sọ rằng cụ Diệm từ trời rơi xuống hoặc từ đất chui lên, do Mỹ dựng nên. Đậu má thằng chó nào bôi bác xuyên tạc lịch sử. Tao ủng hộ chủ nghĩa dân tộc! Dân tộc Việt muôn năm!

5) Thắng cử Tổng thống

Lúc này, Bảo Đại đã hoàn toàn bán linh hồn cho Pháp. Lòng dân ngả về phía ông Diệm, nên cuộc trưng cầu dân ý năm 1955, ông Diệm được bầu lên làm Quốc trưởng, Bảo Đại thất thế nên lưu vong sang Pháp. Dân miền Nam hí hửng đi bầu cử, được chọn hoặc gạch tên một ứng cử viên lãnh đạo quốc gia chắc hẳn là một cảm giác rất phê.

Binh: Cộng sản dạy tụi zombie rằng đây là cuộc bầu cử gian lận. Chưa cần biết sao, mà người dân Quốc gia còn được đi cầm cái phiếu để gạch tên cái thằng mà mình không muốn lãnh đạo mình, ăn đứt đám nô tì miền bắc rồi. Và tới ngày hôm nay, có đứa nào được đi bầu cử vị trí nào quan trọng có ý nghĩa lãnh đạo đất nước chưa bây? Có đứa nào thấy ai mới là gian lận không bây?

Sau khi làm Quốc trưởng, ông tiếp tục lập nghị viện, lại cho dân bầu các nghị sĩ, nghị viện soạn Hiến pháp, đổi tên nước thành Việt Nam Cộng Hoà. "Việt Nam Cộng Hoà" chính thức là quốc hiệu mới ngày 26/10/1955 (chúc mừng quốc khánh!), quốc trưởng Ngô Đình Diệm trở thành tổng thống tiên khởi của Việt Nam Cộng Hoà.

Trong quãng thời gian ngắn ngủi từ một người hai tay không, tổng thống Diệm đã gầy dựng nên một miền Nam trù phú sung túc, quân lực tinh nhuệ nhiều thành phần, quân cảnh giữ trị an và bắt cướp, nghị viện cũng nhiều thành phần, kinh tế phát triển, dân ấm no sung túc, báo chí tự do ngôn luận, xã hội dân chủ.
bình: tao đang tự hỏi khi này Tổng thống Ngô Đình Diệm nhớ lại cái thời là một chú nhỏ chăn trâu làm ruộng phụ cha mẹ, là một anh tu sinh hay cái thời là một anh tri huyện trẻ măng mẫn cán, ông sẽ có suy nghĩ gì nhỉ? Zombie, rất có thể sau này tụi mày cũng không ngờ nếu tụi mày trở thành Tổng thống đâu hả? Muốn vậy thì hôm nay mày phải đọc về Ngô tổng thống nhé.

6) Ổn định 900.000 di dân

Nãy giờ khen Ngô tổng thống giỏi nhiều, nhưng cụ thể giỏi chỗ nào thì phải nói. Đầu tiên là chuyện này. Nếu chưa hình dung được việc bố trí cho gần một triệu người định cư và có đóng góp cho đất nước khó đến thế nào, thì tụi bay hãy nhìn cách mấy nước châu Âu đùn đẩy trách nhiệm với nhau trong việc ổn định 160.000 dân tị nạn Syria thì hiểu.

Thứ nhất là đón và phân bổ. Dân biển cho về Vũng Tàu, Phú Quốc, Bình Tuy; dân kỹ nghệ thương mãi thì ở ven Sài Gòn; nông dân cho về vùng phì nhiêu rộng lớn ở Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang; thợ thủ công cho về Đồng Nai; dân làm lâm nghiệp cho về cao nguyên Trung phần... đại khái vậy thôi, chứ thực tế phức tạp và đông đúc kinh khủng lắm nhe zombie, số liệu cụ thể hãy nhờ wikipedia tiếng Anh, người di cư có cả Phật giáo, Tin lành, các đạo khác chứ không toàn Công giáo.

Sau đó, mời mấy mươi tổ chức từ thiện quốc tế và tôn giáo chung sức với các tình nguyện viên và hướng đạo sinh, phân chia lương thực và các nhu yếu phẩm, dạy dỗ trẻ nhỏ, phát thuốc men, trị bệnh tật...
Sau khi cho di dân có chỗ tạm dung, bắt đầu giúp dân xây cất nhà cửa, tạo công ăn việc làm tuỳ theo ngành nghề, cấp phát sổ gia đình, cho trẻ con đi học, cho thanh niên tuỳ ý nhập ngũ, chế độ phúc lợi cho người già và người tàn tật... Chỉ có một thời gian ngắn mà cả triệu di dân hoà nhập vào miền nam như thể nơi này sinh ra họ, họ lao động sản xuất, sáng tạo, đóng góp, phát triển xã hội nhiệt thành. Thời bây giờ, danh hiệu "người Bắc 54" vẫn là cái gì đó khiến hậu duệ của họ cảm thấy vinh dự tự hào. Đa phần người Bắc 54 thành công và giàu có ở miền Nam.

Xin lỗi các zombie, nếu chúng mày tự hào về "chiến thắng thần thánh ĐBP chấn động địa cầu", chấn cái quần, thế giới chẳng ai quan tâm cả, người ta đưa tin hời hợt như ngày nay đưa tin chiến sự ở Dải Gaza vậy thôi. Mà việc tổng thống Diệm ổn định cho gần một triệu di dân mới làm người ta thán phục! Nếu muốn kiểm chứng lời tao, kiếm mấy ông cụ bà cụ Bắc 54 mà hỏi han, tra cứu thêm thông tin báo chí quốc tế giai đoạn này nữa nha.

7) Bình định các thế lực quân phiệt

a. Hoà Hảo

Năm 1947, giáo chủ Hoà Hảo là Huỳnh Phú Sổu bị mất tích khi đi họp với VM. Có nhiều nguồn tin nói ông bị thủ tiêu, nhưng cũng có nhiều tín đồ hy vọng hão rằng ông có phép thần thông đã biến đi mất. Ờ thì sao cũng được, nhưng sau đó đảng Dân Xã và lực lượng vũ trang Hoà Hảo phân hoá thành nhiều lực lượng cát cứ, thù cộng sản tận xương tuỷ và chống luôn Quốc gia:
  • Năm Lửa Trần Văn Soái, bản doanh ở vùng Cái Vồn - Vĩnh Long, có 7 trung đoàn và nhiều tiểu đoàn, quân số đông nhất trong giáo phái, đạt 7000 người, nhiều súng ống do Pháp cấp và cướp của Nhật. Tính tình mạnh bạo, dữ dằn, là người đã giết sư Minh Đăng Quang - tổ của hệ phái Phật giáo Khất sĩ VN. Sau cân nhắc hơn thiệt, chịu quy thuận Ngô Tổng thống, giải giáp quy hàng, cho lực lượng sáp nhập quân đội Quốc gia. Được ông Diệm cho hưu trí ở Đà Lạt, sau qua đời ở Sài Gòn thọ 72 tuổi.
  • Nguyễn Giác Ngộ: ở thánh địa Hoà Hảo và Chợ Mới, Mỹ Luông, cù lao Ông Chưởng..., quân số cũng tương đương Ba Cụt, có cả binh nữ. Noi gương Năm Lửa quy thuận và được phong thiếu tướng và phục vụ trong biên chế Quân lực VNCH lâu dài.
  • Ba Cụt Lê Quang Vinh: siêu cực đoan, hiếu chiến, hiếu sát, quân số ước 3000, cát cứ vùng Long Xuyên - Thốt Nốt - Cần Thơ - Lai Vung - Lấp Vò - Vàm Cống... Rất chuộng hình thức thanh trừng xử tử bằng cách chặt đầu, gây nhiều khủng bố cho dân chúng, cho Vc và cho cả lính Quốc gia (ông nội của ba tao cũng bị quân của thằng cha này chặt đầu năm 1947, ông cụ là thủ lĩnh nghĩa quân địa phương ủng hộ Quốc gia Việt Nam). Ba Cụt ngoan cố chống đối nên bị Ngô Tổng thống cho quân chinh phạt. Sau bị tướng Dương Văn Đức tóm tại Chăk'dao, cách Long Xuyên 8km về phía Tây, bây giờ là thị trấn An Châu. Cụt lên máy chém tất nhiên. (cái máy chém huyền thoại mà tụi zombie được học là "lê khắp miền nam", lát nữa sẽ gặp lại trong đoạn nói về luật 10-59)
  • Hai Ngoán Lâm Thành Nguyên: hoạt động tại Châu Đốc - Cái Dầu - Hà Tiên - Rạch Giá và biên giới Tây Nam, quân số khoảng 4000, chịu quy thuận tổng thống nhưng ngầm hỗ trợ cho các lực lượng khác, nên sau khi quy thuận được giữ tài sản nhưng bị quản thúc.
  • còn mấy thằng cha đạo Đâm, đạo bàn thiên, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa... mỗi đảng chỉ có vài trăm mạng lẻ tẻ vũ trang thô sơ không đáng để kể.

b. Cao Đài

Cao Đài có gần ba chục môn phái, có phái ở Tây Ninh do Phạm Công Tắc lãnh đạo là đông hơn cả, nhận viện trợ vũ khí của cả Pháp lẫn Nhật, quân số lúc cao điểm được hơn một vạn, chiếm lĩnh vùng Tây Ninh và các vùng phụ cận, không ủng hộ phe nào cả, chống đối Quốc gia. Tuy nhiên, nội bộ đánh nhau đến tan đàn sẻ nghé, Ngô Tổng thống dễ dàng thu phục, Phạm Công Tắc phải lưu vong sang Miên để tránh sự trừng phạt và qua đời tại Miên năm 1959.
Cao Đài ở Tiên Thuỷ - Bến Tre (gần nhà ông cựu thanh tra chính phủ Trần Truyền á zombie) thì theo vc, cũng chống đối Quốc gia khí thế, nhưng không đối đầu trực tiếp mà ủng hộ người và vật chất cho vc.
Các phái còn lại cũng có lực lượng vũ trang, nhưng lít nhít không đáng kể. Đặc sản của lực lượng Cao Đài là không đoàn kết, tự đánh nhau, nội loạn.

c. Bình Xuyên

Bảy Viễn, nguyên là giang hồ du đãng, tụ tập được một ổ cướp ở rừng Sác, tự gọi là "bộ đội Bình Xuyên". Sau lực lượng mạnh dần và được Pháp nâng đỡ, được Bảo Đại phong làm thiếu tướng và cơ cấu nhiều lần để thay thế Ngô thủ tướng. Và vì thế lực của y mạnh nên bị tấn công trước nhất và bị tiêu diệt tắp lự.

d. Việt Cộng

Theo hiệp định Geneve, vc phải rút hết ra Bắc. Tuy nhiên, còn hơn mười vạn vc nằm vùng cài cắm khắp miền Nam, thêm với mấy ngàn vc trà trộn trong đám dân di cư nữa. Vc tổ chức biểu tình quậy phá, đặt bom khủng bố, xúi giục sư sãi, giật dây thành phần thứ ba, bắt cóc tống tiền, ám sát yếu nhân, ra báo bôi bác... Cuộc chiến chống vc vô cùng khắc nghiệt và chưa đến hồi kết.
Bình: làm thủ tướng chưa đầy một năm, không có thực quyền, thân cô thế cô, mà diệt xong Bình Xuyên, bình được Hoà Hảo - Cao Đài, buộc Pháp cam kết rút quân, không cho Mỹ hiện diện quân sự, thu phục quân đội, gầy dựng cảnh sát. Tao kể về các lực lượng này thô sơ như vậy chớ thực tế không phải dễ vậy đâu zombie. Tổng thống Ngô Đình Diệm quả là người tài xuất chúng!

8) Phát triển kinh tế, văn hoá và quân sự

Vc vẽ nên chân dung một tổng thống Diệm thèm khát quyền lực phát rồ đến nỗi bị thủ tiêu. Thực sự mà nói cái thằng tham quyền cố vị và bắt kẻ khác sùng bái mình là thằng khác, tao không nói đâu.
Về cải cách điền địa, phương châm người cày có ruộng, chính phủ bỏ tiền ra mua đất của người có nhiều rồi chia lại cho người không có đất. Không cướp trắng trợn như cải cách ruộng đất ở miền bắc, mà mua bằng tiền hoặc vàng.
Xuất khẩu nhiều mặt hàng đi các nước khác, khuyến khích kinh tài, khuyến khích sản xuất, kêu gọi nước ngoài đầu tư. Khi này, VNCH là đất nước mơ ước được đến của thanh niên các xứ khác, như bây giờ người ta mê đi Mỹ đi Nhật vậy.
Về văn hoá, chương trình học đề cao luân lý, trang trọng các anh hùng và văn hoá dân tộc, phỏng theo phương pháp giáo dục tiến bộ của Pháp và Mỹ. Khi tiếp đoán nguyên thủ nước khác thì tổng thống Diệm thường mặc áo dài khăn đóng. Các lễ hội tôn vinh vua Trưng và các anh hùng dân tộc được tổ chức rầm rộ. Dân tự do tín ngưỡng, giáo phái tự do hành đạo và tổ chức nhân sự.(Để tao nói vụ Phật giáo sau)
Quân sự: thâu tóm các lực lượng, tuyển thanh niên nhập ngũ, huấn luyện sĩ quan, nhận viện trợ quân sự, mời cố vấn quân sự Mỹ. Tuy nhiên, tuyệt đối không cho quân đội Mỹ hoặc quân nước nào khác đồn trú trên lãnh thổ Việt Nam. Tinh thần tự lực tự cường rất dữ.
Bình: "bán nước, nguỵ, tay sai, mĩ diệm, ác ôn"... Ôi cái quân tuyên truyền mất dạy!

9) Luật 10 - 59, lời tuyên chiến với Việt cộng

Zombie, tao kể chuyện này rất mắc cười. Tụi mày khi học lịch sử về luật 10-59 có nghe câu cửa miệng của bọn giáo viên là "mĩ diệm lê máy chém khắp miền nam" hông? Thực ra thì miền nam có một cái máy chém thôi, dùng để thị uy cho sự nghiêm minh của luật pháp, cũng chẳng được lê đi đâu, cái máy đó chém có hai cái cổ, một là Ba Cụt nói ở trên, một nữa là tướng cướp ###unknown mà thôi. Lúc tao học lớp tám chương trình sách cũ, cô dạy sử cũng lải nhải câu đó, tao ngứa đít quá nên hỏi: "Miền nam rộng bao la, nếu cần giết 'chiến sĩ cộng sản' thì lấy dao chặt một nhát là xong, lê lết cái máy nặng cả tấn không bánh xe khắp nơi chi cho cực vậy cô?" Cả lớp cười cái rần, còn cô sử thì run bặc bặc vì giận, nhưng cũng ráng tuyên truyền: "Mĩ Diệm rất là ngu lại nhút nhát, nên phải dùng máy chém!" đậu má sau này viết lại mà tao vẫn phải dành ra ba phút để cười và phỉ nhổ nền giáo dục này.

Luật 10-59 ra đời vì vc khủng bố dữ quá, nên luật đại khái là tuyên bố VNCH trong tình trạng chiến tranh, toà án có thể xử nhanh các tên khủng bố cs mà không trải qua quá trình tố tụng phức tạp như bình thường. Chỉ có vậy thôi, tất nhiên luật này dành cho đối tượng cs phạm tội ác chiến tranh. VNCH vẫn quá khoan nhượng với cs khi giam giữ khá nhiều vc mà không giết, zombie tụi bây hãy google xem ở Phi, Mã Lai, Hàn... người ta tiêu diệt cộng sản mạnh tay sắt máu thế nào.

10) Vấn đề Madame Nhu, Bishop Thục và chuyện "gia đình trị"

Bà Nhu, cũng bởi bà ấy giỏi giang và cứng rắn như một "bà đầm thép", hoạt động xã hội nhiều, nên người ta nghĩ bà ấy tham dự chính trị. Kỳ thực, với những người lớn lên trong môi trường tư tưởng Khổng giáo dày đặc như anh em họ Ngô thì chuyện để đàn bà qua mặt tham chính là không bao giờ! Bà Nhu có vai trò duy nhất là chủ tịch hội Phụ nữ Liên đới, tổ chức hoạt động vì quyền bình đẳng cho phụ nữ, đấu tranh đòi quốc hội và chính quyền luật hoá việc một vợ một chồng. Bà Nhu xinh đẹp, thông thạo ngoại ngữ, có học thức, khả năng ngoại giao tốt, có thẩm mỹ cao, tính tình cứng rắn, đáng mặt là một đệ nhất phu nhân không chính danh (vì Ngô tổng thống không lập gia đình). Hãy xem bà Hillary Clinton thời ông Bill làm tổng thống Hoa Kỳ xem bà ấy đã hoạt động như thế nào, để thấy việc bà Nhu năng động chẳng thấm vào đâu cả. Tất nhiên, vc ra sức tô vẽ thêu dệt về người phụ nữ này rất tởm, còn bôi bác nói bà Nhu và tổng thống Diệm dan díu với nhau. Đúng là bọn vc này rất cặn bã và hạ cấp!

Ông Nhu làm cố vấn cho anh mình, không hề giữ chức vụ gì thực quyền cụ thể, chẳng có một tiểu đội cho riêng mình. Trong hoàn cảnh tướng tá bất trung, thì Tổng thống có thể tin ai ngoài em mình? Nếu là tao, tao có phong em mình làm phó tổng thống hoặc Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng là bình thường. Ấy thế, mà ông Nhu không giữ chức tước gì mà đã bị nói là "gia đình trị".

Ông Nhu là người Tây học, không theo Nho giáo như các anh em trong nhà, cực giỏi trong lĩnh vực Lưu trữ học, bị ảnh hưởng bởi chủ thuyết Personalisme của các triết gia phương Tây, chủ trương đề cao bản vị con người trên hết các giá trị khác (kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo...), chủ thuyết này không phải tư bản, không phải cộng sản, không phải cực đoan... Nó là một con đường riêng và có các sắc thái chính trị xã hội cũng riêng, Hoa Kỳ không ủng hộ chủ thuyết này. Ông Nhu là người thực tài, thực học, có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về bảo tồn lưu trữ văn hoá.

Dựa trên chủ thuyết Personalisme, ông thành lập Đảng Cần lao Nhân vị, chủ trương đề cao phẩm giá và vị thế của mỗi cá nhân, nhiều trí thức Tây học theo Đảng, nhưng đa số dân thường thì chẳng biết Nhân vị là con mẹ gì.

Đức cha Thục, làm giám mục từ thời ông Diệm còn thân sơ thất sở. Và giáo sĩ Công giáo sẽ bị vạ tuyệt thông tiền kết nếu tham chính. Việc ông Diệm làm tổng thống không dính dáng tới đời tu của Đức cha Thục.
Ông Cẩn, theo Nho giáo và có tinh thần dân tộc cực đoan, ở Huế nuôi mẹ già, mọi ngày trong đời ông đều mặc áo dài, đội khăn đóng, mang guốc mộc, ăn trầu, tính tình hiền hậu dễ thương, có tài trị nước. Chủ trương dùng đường lối hà khắc của Nho giáo cổ đại cai trị dân chúng, nhưng không được hai anh đồng ý. Bất mãn, ông ở luôn ngoài Huế, tuy vậy cũng có nhiều sáng kiến giúp hai anh làm tổn thất vc rất nhiều. 

Vì thế nên được vc vẽ nên là một hung thần diệt cộng hehe.

Bản thân tổng thống không vợ con, chẳng bao giờ có chuyện con cháu ông sẽ được thừa kế VNCH như cha con thằng Kim Ủn Ỉn truyền kiếp ở Bắc Hàn hoặc cái đám quan chức cha truyền con nối ở xứ nào đấy không biết. 

Vấn đề không vợ không con của Ngô tổng thống cũng chỉ được coi là vấn đề cá nhân, không được bơm vá thổi phồng như ai kia hehe.

Bình: Một câu ngắn gọn thôi - "gia đình trị" con cặt!

 11) Vấn đề thành phần thứ ba và sư sãi đem bàn          Phật xuống đường
Từ chuyện con gà tức nhau tiếng gáy
Lúc này Phật giáo chia ba bốn phe, phe thân cộng của Thích Trí Quang chùa Từ Đàm ở Huế, phe Phật giáo thống nhất nửa nạc nửa mở, phe phản chiến của Thích Nhất Hạnh, phe tu khổ hạnh Khất sĩ của sư Minh Đăng Quang, phe chân tu cửa đóng then cài ẩn cư rừng núi...

Lễ Giáng sinh ở Huế, chính quyền địa phương mới treo cờ kết hoa khắp nơi ngoài đường, ngoài phạm vi các nhà thờ, để tỏ ra ưu ái và nịnh Đức cha Thục (nịnh anh của tổng thống cơ mà). Đến Phật đản, các Phật tử của Quang nghĩ là phe Công giáo treo được thì mình treo được, nên cũng treo cờ từa lưa để phô trương. Và cũng chính quyền địa phương quản lý địa bàn chùa Từ Đàm, bắt họ tháo gỡ không được treo linh tinh khắp nơi, chỉ treo trong phạm vi chùa mà thôi. Từ sự vụ này, phe Trí Quang quậy tới bến, lu loa lên rằng chính phủ VNCH cấm treo cờ Phật (sic!) phân biệt đối xử với Phật giáo, biểu tình rần rần.

Trí Quang bay vô Sài Gòn thống lãnh biểu tình, chặn cả các ngã tư đường sá tại Sài Gòn bằng bàn thờ Phật, đòi sống đòi chết, xách động sư vãi đòi tuyệt thực rồi đòi tự thiêu. Chính phủ càng nhượng bộ thì bọn sư hổ mang này càng làm căng lên.Tất nhiên, chuyện này do vc giật dây, Trí Quang cũng là vc, Big Minh là đệ tử ruột của Quang, gián tiếp bị vc thao túng mà không biết.

Bình: Khi nhóm của Trí Quang mới bu lại quậy ở chùa Từ Đàm, thì có mấy Phật tử ngu khu đen bị vc trà trộn vào giết chết, rồi phe Quang lu loa lên là pháp nạn này nọ. Đúng là bọn xạo lồn! Đạo Phật là đạo từ bi, vô ngã, vô chấp, nhưng đã bị chúng nó lợi dụng mà quậy tanh bành vì chuyện cỏn con. Đức Phật Shakyamuni mà có hiện ra chắc cũng không có bênh vực cho lũ ma tăng này. Cái nữa, là lá cờ năm màu của Phật giáo lúc này chỉ mới ra đời hồi năm 1945 trong kỳ hội họp của Phật giáo thế giới sau WWII, nó chưa đi sâu vào tiềm thức người Phật giáo VN, chưa được coi là linh thiêng, ngay cả bây giờ cũng vậy, vì lá cờ là một cái gì mang tính thế tục, dù là cờ đạo.

Trong thời gian cầm quyền, Ngô Tổng thống khuyến khích phát triển văn hoá và tâm linh, tài trợ cho khá nhiều sư vãi giỏi đi du học bên đất Phật, nhượng bộ cho Phật giáo hết lần này tới lần khác. Đáng tiếc, nhiều sư sãi ngốc nghếch bị đám ma đầu giật dây mà không biết. Tham vọng của Trí Quang còn cao xa hơn việc đòi quyền lợi cho Phật giáo hoặc làm tôi tớ cho cộng sản, đó là lật đổ VNCH lập chính phủ Phật giáo với Big Minh làm thủ tướng còn Quang buông rèm nhiếp chính như một thái thượng hoàng, cũng như dã tâm của giáo chủ Huỳnh Phú Sổu - Hoà Hảo hoặc Phạm Công Tắc của Cao Đài. Cho đến khi VNCH sụp đổ, T.T.Quang hết giá trị lợi dụng thì liền bị cs đá qua một bên như con cờ hó. Đúng là đáng kiếp!
Đến chuyện tự thiêu
Thích Quảng Đức bị hai người kè xuống xe cho ngồi giữa đường, cử chỉ quờ quạng vô thức, sư vãi đứng chờ sẵn từ lâu, có sư vc bê can xăng 50 lít tưới hết lên mình TQĐ rồi châm lửa. Rõ ràng việc thiêu sống TQĐ có tổ chức, không phải bộc phát và bi tráng như người Tây Tạng tự thiêu trong biểu tình chống China. Khi vc châm lửa đốt TQĐ, sư vãi vc cản không cho xe cứu hoả tới cứu, chúng quyết đốt chết TQĐ thì mới đạt chỉ thị được giao. Mấy thằng phóng viên cú vọ ngoại quốc có sẵn đó (?) liền chụp hình. Vc tha hồ tuyên truyền. Thế giới giận dữ với VNCH, chả thằng nào chịu tìm hiểu vai trò của vc trong vụ việc.
Bình: Sao không thằng phóng viên mặt lồn nào ra Bắc chụp hình sư Thiều Chửu bị ép uống thuốc độc chết giùm tao? Zombie cũng chịu khó tìm hiểu về cuộc đời bất hạnh của nhà sư Thiều Chửu tài hoa học thức và bất đồng chính kiến ở Bắc Kỳ này đi nhe.
Thành phần thứ ba
Gồm nhiều sư sãi không cùng phe với T.T.Quang, một số linh mục, nhạc sĩ, sinh viên, trí thức, nằm vùng... chủ trương phản chiến, nhưng bị vc lợi dụng thành phản chính phủ Cộng Hoà, biểu tình đòi theo chủ nghĩa cộng sản. Bọn này hùa theo đám sư sãi vc quậy cho xã hội tan hoang, thực đúng là "lạm dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước" mà.
Bình: Ở Đại Hàn cũng có bọn chó chết biểu tình đòi theo cộng sản, quân cảnh thẳng tay đánh đập thậm chí bắn bỏ. Ở Indonexia, dân tự lùng sục cs mà tàn sát không còn một mống. Ở Malaysia, cs đồng nghĩa với khủng bố và mặc định bị tử hình dù có khủng bố hay chưa, thậm chí có những nhóm tự vũ trang để đi săn đầu cs. Ở Nhật, khi chủ tịch đảng cs diễn thuyết bị một sinh viên nhảy lên sân khấu đâm chết tốt. Những sự việc trên xảy ra đồng thời với thời kỳ cầm quyền của Đệ nhất Cộng Hoà, miền nam mà làm được vậy thì hay, rất tiếc, chính quyền của Ngô Tổng thống quá nhân nhượng nên bọn cs được nước làm già! Và mỉa may thay, đám sư sãi thân cộng quậy tanh bành đất nước để phế truất một tổng thống Công giáo, thì đảo chính năm 63 xong lại có một tổng thống Công giáo khác được bầu lên (Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu), cho thấy lý do "đàn áp tôn giáo" chỉ là cái cớ do bọn sư hổ mang bán linh hồn cho vc dựng nên, hoàn toàn không phải lòng dân. Tổng thống theo Phật giáo duy nhất là Big Minh, đương quyền được rất ngắn, zombie tự tìm hiểu! :))
Sau đó nữa, cái đám ma tăng đó bị rọ mõm vào châm ngôn quái thai "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội" tới tận bây giờ. Há há.
12) Vấn đề khủng bố
Mỗi lần nhắc tới chuyện này là tao thấy mắc ói không muốn viết. Đậu má vc khủng bố! Tụi zombie tự google coi về khủng bố ở miền Nam đi nha: đánh bom nhà hàng Mỹ Cảnh, Hồ Thị Kỷ, đánh bom Sài Gòn... giùm tao! Mấy thằng đánh bom liều chết, đánh bom dân thường ở Trung Đông phải coi đám khủng bố nằm vùng này là ông cố nội về độ tàn ác và man rợ!
Tổng thống Diệm và chính quyền không ngăn được khủng bố, một phần lỗi do tình báo và an ninh dở, và căn nguyên là quá nhẹ tay với vc nằm vùng. Vc sau này tuyên truyền phương châm của Tổng thống Diệm là "thà giết lầm hơn bỏ sót", ước gì đã thực sự xảy ra như vậy, nếu không thì VNCH đâu có sụp đổ. Thà tàn sát hết mười vạn vc nằm vùng, chấm dứt hoạt động của vc, đã bớt đi được hàng triệu xương máu sau này đổ ra thêm nữa. Hoặc trả đũa bằng cách gậy ông đập lưng ông: đi ám sát hoặc khủng bố miền bắc. Quân tử không bằng tiểu nhân, bởi quân tử không làm được những việc đê hèn!
13) Các chiến lược khu biệt vc ra khỏi dân chúng
Trong bối cảnh: cấp dưới chỉ lo tranh quyền đoạt lợi, quốc tế hiểu nhầm, đồng minh xa lánh phản bội, bị ám sát nhiều lần, dân chúng ngáo ngơ, vc phá hoại tinh vi... nhưng Ngô tổng thống vẫn trung thành với dân tộc chủ nghĩa và chủ thuyết Personalisme, bình tĩnh lèo lái đất nước. Lập ra Khu Trù Mật, khu biệt vc ra khỏi dân lành để chúng không đánh du kích rồi trốn lẫn vào dân như quen làm. Lúc này vc ban đêm thường ra xin đểu tiền bạc lương thực dân lành, ai không cho thì bị thủ tiêu, có người sáng kiến nuôi ngỗng để báo động vc rình nhà nữa.
Còn chiến dịch khuyến khích người dân tố giác vc và chỉ điểm vc, thì thu về nhiều thắng lợi. Tóm cổ được hơn hai vạn chú nằm vùng và chủ yếu là giam giữ (huhu, hai vạn trên mười vạn thì vẫn là ít), phát hiện được hơn bảy trăm hầm vũ khí mà vc chôn dấu trước khi tập kết, số vũ khí này đủ trang bị cho mười hai vạn vc, khủng khiếp, chưa kể số không phát hiện được! đậu má, hiệp định Geneve cái lồn, tổng tuyển cử cái lồn!
Khu trù mật: tụi bây nghe ghê vậy, chứ thực nó là khu đô thị mini ở nông thôn, đường thuỷ và đường bộ cắt nhau vuông vức như bàn cờ, mỗi một ô diện tích 4000 m2, một hộ vào ở một ô thì được tài trợ thêm một tí tiền. Đừng có coi hình rào gắp gai chông của vc tuyên truyền là chỗ địa ngục trần gian rồi tin, rào đó là để rào vc lén lút vô ấp.
14) Tuyên truyền của Đệ nhất Cộng hoà về Bắc Việt và cộng sản
Cái dở của tổng thống Ngô Đình Diệm là ông không đủ gian trá như Bắc Việt. Tuyên truyền của chính quyền VNCH về miền Bắc hầu như không có gì đáng kể. Một số thông tin về cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu được tung ra nhưng dân nam không ai thèm tin, còn mỉa mai cười cợt cho là trò mị dân của Chính quyền Cộng Hoà. Có chăng, là mấy câu tuyên truyền vui vui kiểu như: "Bắc Kỳ ăn cá rô cây - Ăn nhằm lựu đạn chết cha Bắc Kỳ" hehee.
Trong khi báo Nhân Dân của Bắc Việt (aka. một tờ báo ngày nay chuyên dùng để gói hàng và chùi đít) thì mạt sát tổng thống miền Nam bằng những từ "nó, con chó lai, mĩ diệm, ác ôn...", các văn nô của miền bắc thì nói lính miền Nam ăn thịt người, ăn gan vc, mổ bụng đàn bà có thai, giết trẻ sơ sinh, nói dân miền Nam khổ cực lầm than đang chờ mong lính bắc vào cứu blah...blah... Chiến dịch tuyên truyền nhồi sọ của Bắc Việt vô cùng ác liệt, hiệu quả tới tận ngày nay.
Bình: Dân nam hời hợt quá, ngáo ngơ bị cs cai trị thì đáng đời!
Tổng thống quá đơn độc trong công cuộc của mình, phấn đấu từ nước lã mà khuấy nên hồ, âu cũng đã là kinh luân kiệt xuất! Nếu ông ấy sinh ra trong thời cổ đại, hẳn ông là một vị vua thời danh, làm rạng rỡ non sông.
Tuy nhiên, ông sinh ra trong thời đại tân kỳ, khi mà những thứ "quân tử" không thích hợp để cư xử với cộng sản, khi mà tình hình một nước bị chi phối rất nhiều bởi các quan hệ quốc tế chứ không toàn quyền tự chủ như thời cổ, khi mà lòng dân không còn cúc cung tận tuỵ coi việc trung quân ái quốc là bắt buộc...
15) Bị phản bội và bị giết
Tổng thống kiên định lập trường không cho Mỹ đổ bộ vào miền Nam. Giới tướng lĩnh thì ngược lại, ham quyền lực và đánh đấm, trái ngược hoàn toàn với chủ trương hoà bình phi bạo lực của tổng thống. Phía Mỹ đã bật đèn xanh cho cuộc đảo chính của một số tướng tá.
Hãy thử hình dung, một nhà hiền triết khổ hạnh sống giữa một đám người thực dụng. Nếu ông ấy quyết giữ đường lối của mình nhưng không thể thay đổi được những kẻ xung quanh, thì ông ấy sẽ bị loại trừ.
Rốt cuộc, người duy nhất có đủ bản lãnh để cho đất nước tồn tại mà không bị ngoại bang chi phối, người duy nhất kiên quyết tinh thần tự chủ dân tộc, lại bị chính dân tộc của mình giết chết!
Về kẻ trực tiếp giết anh em Ngô Tổng thống, tên là Nguyễn Văn Nhung, là thủ hạ tâm phúc của Big Minh. Phe đảo chính không chủ trương giết chết mà để cho hai anh em Ngô Tổng thống được lưu vong, để tránh làm mất lòng dân. Tuy nhiên Big Minh lại bí mật ra lệnh hạ độc thủ. Thời điểm này Minh sùng bái Thích Trí Quang, có thể tư tưởng hạ sát Ngô Tổng thống là từ Quang mà ra.
Trong chín năm cầm quyền, tổng thống bị Pháp và Bảo Đại toa rập ám hại nhiều lần, các giáo phái nổi loạn cát cứ, vc rình rập ám sát, bị thuộc cấp đảo chính hai lần, bị chính bạn bè phản bội, mộ tổ tiên ở Quảng Bình bị đào xới (trong khi lại xây lăng mộ cho thân phụ của ông Hồ Chí Minh ở Cao Lãnh.) Khi Ngô Tổng thống chết rồi, chỉ được chôn cất chóng vánh, bia mộ không được khắc tên, hưởng thọ 63 tuổi...
Rốt cuộc, công trình gầy dựng nền tự chủ, gỡ rối chính trường, bình định quốc gia, vỗ về dân chúng... bị bọn ngu đần phá hoại tan hoang, đưa đất nước trở lại thành một quân cờ trên bàn của các cường quốc, để khi bị các cường quốc quay mặt làm ngơ thì phải mất giang sơn tới tận bây giờ.
Một bài thơ của Ngô Tổng thống:
Nỗi Lòng
Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông
Hỏi bến: thuyền không, lái cũng không
Xe muối nặng nề thân vó Ký
Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng
Vá trời lấp biển người đâu tá?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông!
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế
Cắm sào đợi khách, thuở nào trông?
Câu nói để đời của Ngô Tổng thống:
"Tôi tiến, hãy theo tôi! Tôi lùi, hãy giết tôi! Tôi chết, hãy nối chí tôi!"
Tao xấu hổ tự nhận mình không đủ đức đủ tài để nối chí người xưa, nhưng tao có thể nói với các zombie về "chí" của người xưa. Trong những bài viết sau này, zombie sẽ hiểu hơn về chủ nghĩa Personalisme kết hợp với tinh thần dân tộc Đại Việt và đường hướng cụ thể của Đệ nhất Cộng Hoà.
16. Bình luận của người viết
  • Ngô Tổng thống tuy không lập quốc theo hệ thống cũ và quan lại Nho giáo, nhưng Nho giáo đã thấm vào cốt tuỷ của ông, không thể gột rửa sạch được. Ông có lẽ là nhà hiền triết khổ hạnh Nho giáo cuối cùng trên thế giới này. Việc để bị tinh thần Nho giáo ảnh hưởng nặng nề khiến cho ông cô độc giữa xã hội đang Tây hoá từng giây phút.
  • Ngô Tổng thống đề cao chính trị phi bạo lực, xem nhẹ vai trò tướng tá quân đội, khiến họ bất mãn, không tận tâm phò tá.
  • Ngô Tổng thống có tài an bang định quốc, bình định thiên hạ. Tuy nhiên, thiếu cái "độc" mà chính trị gia cần phải có. Một chính khách không có độc lại không gian xảo thì khó lòng đối đầu lâu dài với những kẻ "kịch độc".
  • Ngô Tổng thống không mặn mà với công tác tuyên truyền. Lại cho xã hội và báo chí quá nhiều tự do. Quá nhân từ, chưa đủ sắt máu với bọn phá hoại. Thời điểm mới lập quốc còn nhiều loạn lạc, không thể áp dụng mô hình xã hội đã vào quy cũ của phương Tây.
  • Ngô Tổng thống về tính cách: ngày thường điềm đạm, đôi khi nóng nảy, độc đoán trong quyết định (đúng hơn là không tin được ai), bị ảnh hưởng bởi triết học khắc kỷ, không quan tâm dư luận.
  • Ngô Tổng thống kiên định con đường dân tộc chủ nghĩa, thù cộng sản, lại không chấp nhận cho quân đội nước ngoài đổ bộ, giữ tinh thần tự lực tự cường, để VNCH không đầu luỵ nước nào, có vị thế rất cao, người VNCH khi đó dám ngẩng cao đầu với dân các nước khác, kể cả Mỹ hay Nhật. Một tổng thống tiên khởi của một xứ phong kiến thuộc địa dân trí thấp và ngáo ngơ về cs, theo tao nghĩ, làm được như vậy là quá đủ! Nếu Ngô Tổng thống qua được năm 63, củng cố đường lối cứng rắn với vc và cả với Mỹ, khuyếch trương chủ nghĩa dân tộc, thì chưa cần bàn đến sự dân chủ và nền kinh tế, nhưng tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, tự lực tự cường của thanh niên Việt Nam chắc chắn sẽ không thua gì người Nhật Bản.
Bây giờ, đám thanh niên Việt phần lớn đang thế này nè: hoàn toàn ngáo ngơ về chính trị, sống không có lý tưởng, nhạt nhẽo vô hồn, không ghiền game ghiếc thì cũng đần độn không biết đọc, tự hào điên loạn sảng khùng về một đất nước nghèo nàn lạc hậu bị thế giới coi là đất nước của bọn ăn cắp, suốt ngày rình coi bánh bèo hở vú hở đít để hít hà tặc lưỡi, đam mê vào những thứ xàm xí, không biết gì về văn học nghệ thuật, càng không thông thạo các môn kỹ nghệ, ngoại ngữ thì dốt, thân thể thì yếu ớt bủng beo do lười nhác không vận động, đầu óc u mê không sáng tạo, sống một cuộc sống vô vị, không có nhân bản và luân lý, ích kỷ và tự tư tự lợi, hoàn toàn mù tịt về chủ đạo dân tộc... Cả một thế hệ hư rồi, phải chấn chỉnh, phải thay đổi, phải cách mạng chính mình thôi bây ơi!

Hãy nghĩ đến việc bản thân và con cháu sau này phải đời đời kiếp kiếp làm nô-tì thái-giám cho tàu khựa mà phấn đấu bản thân thành tinh anh rường cột nước nhà, để điều đó không thể xảy ra! 
Muốn được vậy:

  • Zombie hãy tuỳ theo thiên hướng của mình, tìm hiểu và trở thành xuất chúng trong các loại hình văn học nghệ thuật hoặc các môn kỹ thuật và tự nhiên. Năng động chạy nhảy rèn luyện thân thể cho yêu đời, cao lớn, khoẻ mạnh, hồng hào, đẹp đẽ.
  • Dư luận viên và hồng vệ binh hãy thôi cuồng tín vào những gì đã được dạy, hãy biết nghi ngờ, biết đặt câu hỏi và có tinh thần hiếu-kỳ-khoa-học. Hãy tỏ ra mình là người tiến bộ, biết tôn trọng sự khác biệt, lịch sự, cầu thị. "Đi theo lề là việc của những con cừu!" - Ngô Bảo Châu
  • Sau đó, hãy bàn về chính trị!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét