TIN TỨC LỊCH SỬ

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRONG CUỘC TRANH LUẬN GIỮA DONALD TRUMP VÀ HILLARY CLINTON.


CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRONG CUỘC TRANH LUẬN GIỮA DONALD TRUMP VÀ HILLARY CLINTON.
http://www.tinparis.net/thoisu16/2016_09_28_ChinhTriKinhTeTranhLuanDonaldTrumpHillaryClinton_TMHoa_CoivaymaKPVay.html



CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRONG CUỘC TRANH LUẬN GIỮA DONALD TRUMP VÀ HILLARY CLINTON.

- TRƯƠNG MINH HÒA-



@ http://themillenniumreport.com/

    Kinh tế và chính trị không thể tách rời nhau trong sinh hoạt hàng ngày và chính trường. Kinh tế gắn liền với chính trị, nên khi có biến động chính trị như: giặc, chiến tranh, bầu cử…luôn tác động vào đời sống dân chúng. Không nắm vững tình hình chính trị, làm ăn gặp thời biến động là gặp nhiều rủi ro, còn biết chính trị, đầu tư đúng thời điểm thì cơ may thành công cao.

    Người Việt tỵ nạn về Việt Nam làm ăn, vì không nắm vững bản chất lọc lừa, tráo trở, gian ác của đảng thái thú Vẹm cộng, nên sau thời gian làm ăn, phải bỏ của chạy lấy người, mà còn bị người ta cười là ngu nữa.

     Hầu hết các Chính khách, trước khi được dân tín nhiệm thì hứa làm cho đời sống dân tốt, đưa nền kinh tế tới phồn thịnh; nếu khi ứng cử mà phớt lờ hay không đưa ra chính sách" kinh bang tế thế" có thể chấp nhận, thì cơ may thắng cử không cao đâu.

     Những người làm " chính trị" hơn 30 năm như bà Hillary Clinton chê Donald Trump là người không có kinh nghiệm chính trị và bà tự hào, tự cao là làm chính trị lâu năm. Nếu bà không hiểu chính trị và kinh tế gắn liền với nhau như hình với bóng thì nguy hiểm cho nước Mỹ, nếu bà làm Tổng thống.

Tuy nhiên bà dùng lối ngụy biện để tấn công Donald Trunp về mặt không có kinh nghiệm chính trị, là bà tự thú cái dốt về chính trị với cử tri. Tại nước Úc, dưới thời Thủ tướng đảng Lao Động Kevin Rudd, và Julia Gillard, với Bộ trưởng Ngân khố là Wayne Swan, và Bộ trưởng Tài chánh là Thượng nghị sĩ Penny Wong (truyền thông Úc gọi là Penny Wrong). Hai nhân vật nắm kinh tế, tài chánh quốc gia, nhưng không hiểu về nguyên tắc luân lưu kinh tế: mỗi khi Ngân hàng Trữ kim Liên bang Úc giảm lãi xuất là cả hai phấn khởi cho là" kinh tế phát triển", nhưng bài học căn bản kinh tế là việc giảm lãi xuất là hiện tượng suy trầm kinh tế, nên Ngân hàng Trữ kim phải giảm lãi xuất, là phù hợp với nền kinh tế quốc gia đang có vấn đề. Cả hai người cầm tiền và kinh tế quốc gia nầy đã đưa nước Úc từ thặng dư kinh tế khoảng 20 tỷ Úc Kim, sau khi trả hết 96 tỷ nợ của Lao Động để lại. Chính hai" Thiên tài" kinh tế nầy mà nước Úc lún sâu vô nợ nần, ngày nay di sản nầy lên tới gần 922.8 tỷ Úc Kim vào tháng 9 năm 2015, và nay chắc chắn Úc còn nợ thêm nữa .

    Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, bà Hillary và đảng Dân Chủ dùng truyền thông khuynh tả tung ra chiến dịch hạ thấp khả năng chính trị của Donald Trump, một số người làm truyền thông Việt ngữ cũng" ăn bả mía" truyền thông khuynh tả Tây Phương, hùa nhau cho là Donald Trump không có khả năng, kinh nghiệm chính trị, ngầm ý nói là chỉ có bà Hillary mới có khả năng làm Tổng thống, đúng là" vừa đánh trống, vừa thổi kèn" !.

Ngay cuộc tranh luận vừa rồi, ngày 26-9-2016 bà Hillary Clinton tỏ ra là tự cao tự đại về thành tích tham gia chính trị của bà với 30 năm, và bà tự cho mình chuẩn bị làm Tổng thống, làm Tổng tư lịnh quân đội (Commander in chief). Bà Hillary đưa và chuyện kinh nghiệm chính trị để thuyết phục cử tri tin bà hơn là Donald Trump, là bài bản lỗi thời, vì ngày nay truyền thông phổ cập, mang thông tin nhanh chóng" tận nhà" với máy computer, làm mai một những tin đồn, tuyên truyền theo lối cũ HAI BƯNG" Bưng bợ phe nhà, và bưng bít sự thật". Thời nay không phải là thời chiến tranh Việt Nam đâu, thành phần phản chiến thành công vì phương tiện thông tin hạn chế, kỷ thuật chưa cao. Nhưng ngày nay khác, điển hình là bà Hillary chỉ té quỵ ở New York vào ngày tưởng niệm nạn nhân khủng bố 11-9 là cả thế giới biết hết, thì làm sao dấu, bưng bít được?.

    Mặc dù ông Donald Trump không tham gia chính trị, nhưng thương trường cũng là chiến trường gay gắt gắn liền với chính trị, mà ông đã thành công, trở thành tỷ phú. Ông Donald Trump là một" Cao thủ chính trị" nên khi mới ra quân, chỉ trong thời gian ngắn, ông hạ hết 16 Đại cao thủ nặng ký chính trị của đảng Cộng Hòa, gồm Dân biểu, Thượng nghị sĩ, Thống đốc Tiểu bang, trong đó có Jeb Bush là gia tộc có truyền thống chính trị đặc biệt nhứt nước Mỹ, với hai đời cha và con làm Tổng thống.

     Trong khi bà Hillary Clinton" giỏi và có kinh nghiệm thâm niên chính trị" nhưng bà đã từng bị đối thủ chính trị tầm thường là" Thượng nghị sĩ" một nhiệm kỳ là Barack Obama đánh bại trong cuộc vận động của đảng Dân Chủ năm 2008,  và lần tranh quyền ứng cử của đảng Dân Chủ năm 2016, bà Hillary phải vất vả, và kèm theo ăn gian phiếu bầu nên mới thắng được Thượng nghị sĩ già Bernie Sanders, thì bà dù có kinh nghiệm chính trị, lăn lóc hơn 3 thập niên trên chính trường, cũng không thể tự hào là giỏi chính trị. Tấn công Donald Trump về khả năng chính trị đối với một tỷ phú thành công là không có cơ sở, làm cho cử tri nhận ra ngay lối vận động tranh cử phản tác dụng.

    Trong khi Donald Trump đưa ra chính sách kinh tế thì bà Hillary chỉ nói chung chung, tức là cử tri hiểu là bà sẽ tiếp tục con đường của Obama, đưa nước Mỹ lún sâu vô nợ nần, Đồng minh bị mất lòng tin, và kẻ thù khinh thường nước Mỹ. Cuộc tranh luận đầu tiên gây nhiều kết quả thăm dù trái ngược, điều nầy chứng tỏ là truyền thông khuynh tả đã bị phản tác dụng, bị" tẩu hỏa nhập ma" khi tung ra những kết quả rất tốt cho" thân chủ" Hillary, người chi ra hàng tỷ đô la, là tiền chùa mà bà được yểm trợ từ nhiều nguồn gốc, có cả nước ngoài. Người ta nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của bà qua cuộc tranh luận, khi thấy bà có những cử chỉ không kiểm soát như: nhúng vai, và bà thường ghi chép những gì Donald Trump nói, là hiện tượng hay quên của người mắc bịnh lãng trí (Dementia) rồi !.

Cuộc tranh luận lần chót trước ngày bầu cử 3 tuần sẽ có nhiều gay cấn và chủ trương Wikileaks hứa sẽ dành những" món quà đặc biệt" cho bà Hillary, chắc là những món quà nầy làm bà rối trí thêm nữa !. Nên nhớ là tiếng nói của Wikileaks tác động hơn cả các cơ quan truyền thông khuynh tả như CNN, cho nên những tin tức của Wikileaks có khả năng làm xệ, mất uy tín của những cơ quan truyền thông khuynh tả, thương mại đã nhận tiền và thổi phồng bà Hillary, thì những mũi nhọn Wikileaks sẽ làm xẹp quả bong bóng truyền thông khuynh tả.

*Sau đây là bài viết trên các cơ quan truyền thông: the Washington Post, Western Journalism, Business Insider…sau 1 ngày tranh luận ở New York:
“There is someone including Hillary Clinton launch the smear campaign attacks Donald Trump about his political involvement, they claim Donald Trump has no political experience. It is totally wrong and pointless. The politic and economy stuck together, so the most national leader has to have the economic policy, so Donald Trump is a successful business that means he is an expert politician. Moreover, despite Donald Trump has not involved the political arena, but he defeated 16 high political profiles of Republic in the short time while an extremely expert politician Hillary Clinton who has to struggle very hard, including cheating the names of her voters in the cemetery then she wins over an old fashion senator  Bernie Sanders.  The misled understanding about the economy and politic and driving by the Hillary Clinton is a farce, but Hillary cheats the people, she also shows off her 30 years political record but her record is the deaths of 4 men at Benghazi plus the Clinton foundation is up to $2 billion, nevertheless her political record is outstanding with 33,000 emails then Julian Assange of Wikileaks applauds her political career. She is COMMANDER IN CHEAT and should be used the CHAIR FORCE ONE any time because her health could stop her presidential ambition.
Hoa Minh Truong.
(Author of 5 books, POW, Vietnam veteran)"
  
   
TRƯƠNG MINH HÒA.
Ngày 28.09.2016.
Người đăng: Ng duc Phan vào lúc 10:54 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Tảng Băng Nổi

Tảng Băng Nổi
Câu tái bút của Huy Đức đáng tiền.
Chỉ đọc những gì tên này nói trên báo và nghe những lâu la của hắn ca tụng-có tên bồi bút khen hắn giỏi thế này hẳn là giòng giõi Đinh Bộ Lĩnh-nhưng tớ đã nghi hắn cùng phường với đinh tặc.
Không biết Huy Đức vô tư hay cũng chỉ là con tốt của phe Lú-Ma dze chuẩn bị dư luận đánh tiếp phe Ba y tá

On Sep 27, 2016, at 6:51 AM, Tran Nguyen <dinotex@gmail.com> wrote:

​​
 
Huy Đức
Hôm qua, khi Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu phải tìm cho ra những "tảng băng chìm" tham nhũng, ông đang ngồi cạnh "tảng băng nổi khổng lồ" Đinh La Thăng. Nếu "không đủ chứng cứ" về những khoản "chênh lệch lãi suất" và phần "lại quả 1%" trong vụ PVN góp vốn vào Ocean Bank, chỉ tính 800 tỷ PVN chịu mất đứt cho "Thắm Đại Dương" đã có "hậu quả nghiêm trọng" đủ để truy cứu trách nhiệm Đinh La Thăng. Tất nhiên, ở PVN thời Đinh La Thăng còn nhiều "tảng băng" rất to, đủ sức làm đắm nhiều Titanic.
Lại "Nội Lực"
Năm 2007, Trung Quốc gây áp lực buộc BP phải từ bỏ hai mỏ khí Hải Thạch & Mộc Tinh nằm trong vùng biển Trường Sa của Việt Nam (cách bờ 370 km). PVN đã được giao tiếp quản lại hai mỏ khí này. Đây không chỉ là một cơ hội kinh tế cho PVN mà còn có một vai trò to lớn về chủ quyền cho đất nước.
Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (POC) được thành lập.
Để mang được khí vào bờ, POC phải lắp đặt một đường ống dẫn khí. Trong số các phần việc quan trọng, có gói thầu cung cấp khoảng 22 km đường ống bọc hai lớp. Ngày 9-4-2010, khi đóng thầu, Chủ đầu tư (PTSC-MC là công ty được ủy quyền) nhận được hồ sơ chào thầu từ Marubeni (Nhật) và POTS (công ty Thương mại và Dịch vụ dầu khí Biển - thuộc PVN).
Chỉ có Marubeni đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Biết mình bị loại, ngày 25-5-2010, POTS gửi công văn lên Tập đoàn đề nghị tái xem xét.
Vì đây là gói thầu có yêu cầu công nghệ cao chứ không phải thứ "cây nhà lá vườn", nhằm ngăn chặn sự can thiệp từ Đinh La Thăng, ngày 7-6-2010, PTSC-MC đã phải báo cáo lên lãnh đạo Tập đoàn khẳng định, "Marubeni là nhà thầu duy nhất đạt kỹ thuật".
Thế nhưng vào ngày 11-6, PTSC-MC vẫn bị buộc phải lập một tổ thẩm định khác, đánh giá lại, rồi công nhận "cả hai nhà thầu đều đạt về kỹ thuật".
Ngày 22-7-2010, Đinh La Thăng phê duyệt việc trao gói thầu cho POTS vì lý do POTS đưa ra giá thấp hơn (40,8 triệu so với 49,8 triệu USD của Marubeni).
Không phải tự nhiên, Đinh La Thăng gây sức ép loại "nhà thầu duy nhất đạt kỹ thuật". Nhân danh "phát huy nội lực, ưu tiên sử dụng dịch vụ trong ngành", khi chưa có quyết định giao thầu (5-2010) Đinh La Thăng đã yêu cầu POC "giao dịch vụ bọc ống cho PVID" - một công ty thuộc PVGas được "đẻ ra" dưới thời Đinh La Thăng. PVID sau đó được chỉ định thầu phần bọc ống, "bóc" ra từ gói thầu của POTS.
Ngay từ khi dự thầu, nội lực mà POTS thể hiện chỉ là như vai trò một anh "cò". Gói thầu được POTS chia đôi cho Canadoil tại Thái Lan (phần chế tạo ống) và Bredo Shaw tại Malaysia (phần bọc ống). Nhưng do phải nhường phần bọc ống cho PVID nên công việc chưa bắt đầu, POTS đã phải mất thời gian đàm phán để loại Bredo Shaw ra khỏi cuộc chơi.
Canadoil cũng chỉ là một nhà thầu liều mạng. Nhận một gói thầu trị giá hàng chục triệu đô là để làm ống mà vừa thiếu thép tấm, thiếu máy hàn, thiếu cả nhân công có tay nghề... Vì sốt ruột, Chủ đầu tư (PTSC MC) đã nhiều lần phải đưa nhân công sang Thái Lan hỗ trợ.
Thế nhưng thời hạn giao ống vẫn liên tục bị Canadoil trì hoãn. Mặc dù được Đinh La Thăng đầu tư thêm 1,1 triệu để lắp đặt "dây chuyền bọc ống", PVID vẫn không thể nào thực hiện đúng hợp đồng, buộc PTSC MC phải mang gần một nửa ống mà Canadoil sản xuất đưa sang Malaysia nhờ bọc.
Không phải tự nhiên ngay từ đầu Chủ đầu tư đã khẳng định "Marubeni là nhà thầu duy nhất đạt yêu cầu kỹ thuật". Đối với những gói thầu đòi hỏi công nghệ cao thì giá chưa phải là yếu tố quyết định.
Chủ trương "nhà làm được" của Đinh La Thăng khi chọn POTS để "tiết kiệm 9 triệu USD" chênh lệch giá với Marubeni, kết cục đã làm phát sinh giá thành của gói thầu này thêm 11 triệu, cao hơn giá bỏ thầu của Marubeni 1 triệu USD (PVN phải bỏ thêm 1,1 triệu đầu tư dây chuyền bọc ống cho PVID và các nhà thầu phụ đòi phát sinh thêm 5,44 triệu USD - riêng Canadoil đòi phát sinh 3,6 triệu USD, cùng với chi phí PTSC-MC đưa nhân công sang Thái).
Con số phát sinh không dừng lại ở mức gần 11 triệu USD. Sự can thiệp của Đinh La Thăng, buộc POTS phải chọn những nhà thầu kém năng lực, thiếu uy tín, đã làm cho việc giao ống bị chậm 10 tháng; ngày giao khí đầu tiên lẽ ra phải là 31-12-2012 đã bị chậm mất gần 6 tháng (tới 28-6-2013). Sự chậm trễ này đã buộc POC phải phá vỡ hợp đồng với các nhà thầu khác, khiến cho chi phí phát sinh thêm những khoản rất lớn.
Tàu Seamac được thuê để rải ống vào năm 2012 bị chuyển sang 2013 khiến cho POC phải bồi thường 25,7 triệu USD. Các phương tiện lắp ống phải chờ ngoài biển trong giai đoạn rủi ro thời tiết buộc POC phải bồi thường 8 triệu. Phát sinh chi phí quản lý và thuê kho chứa khí thêm gần 5 triệu USD; Mất doanh thu do chậm đưa khí vào bờ gần 6 tháng (28-6-2013 thay vì 31-12-2012) lên đến gần 38 triệu USD (270 nghìn USD/ngày).
PTSC-MC không thể buộc POTS hay Canadoil bồi thường vì ngay từ đầu hợp đồng đã bị vỡ do Đinh La Thăng đưa PVID chen ngang vào. Chỉ vì nhân danh "phát huy nội lực" cho vài công ty con mà Đinh La Thăng đã làm tổn thất gần 90 triệu USD cho Dự án Biển Đông I.
Venezuela & 2 tỷ USD
Chưa tới một năm sau khi PDV- 39 "chọc mũi khoan đầu tiên", tháng 4-2013, PVN đã phải đầu hàng trước Venezuela, bỏ lại nơi đây dự án Junin-2.
Trở lại hơn 6 năm trước đó, ít ai biết vai trò kiến tạo mối quan hệ khăng khít giữa Việt Nam với Venezuela không phải nhờ vào thành tích của ngành ngoại giao mà phần lớn nhờ vào Đinh La Thăng.
Đánh đúng "khẩu vị" của không ít nhà lãnh đạo khoái một Hugo Chavez vừa chống Mỹ vừa thân với "người bạn gác" thành trì xã hội chủ nghĩa ở bên kia bán cầu. Đinh La Thăng đã tạo ra "một mốc son trong mối quan hệ quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Venezuela" sau chuyến thăm Việt Nam của Hugo Chavez vào năm 2006 bằng cách bằng mọi giá liên doanh với một đơn vị của Công ty Dầu quốc gia Venezuela, "Khai thác và Nâng cấp dầu nặng ở lô Junin-2".
Để thuyết phục Chính phủ cho phép PVN bỏ 1,8 tỷ USD sang Venezuela, Đinh La Thăng đã đưa ra đánh giá: "Junin-2 là mỏ có trữ lượng dầu lớn nhất trong vành đai dầu mỏ khí đốt Oricono - vành đai có trữ lượng lớn thứ nhì thế giới. Việc khai thác dầu tại lô Junin-2 sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam ít nhất trong 25 năm nữa".
Chiều ngày 19-4-2012, tại Venezuela, khi khởi động giàn khoan PDV-39, PVN còn cứng cỏi tuyên bố: "Sang năm, Junin 2 sẽ cho sản lượng khoảng 200.000 thùng/ngày". Nhưng, vừa đúng "sang năm", khi Đinh La Thăng đang lo "trảm tướng" bên ngành giao thông, những người kế nhiệm Thăng ở PVN tái mặt khi lượng dầu khai thác được, cả sản lượng và chất lượng, không đạt giá trị thương mại. Họ đã có một quyết định dũng cảm là gần như "bỏ chạy".
Trong hợp đồng mà Đinh La Thăng cho ký với Venezuela vào ngày 29-6-2010 có một điều kiện rất "quái gở" là 6 tháng sau khi ký kết, phía Việt Nam phải bắt đầu "bonus" cho Venezuela khoảng 1 USD trên một thùng dầu (không phải thùng dầu khai thác được mà là thùng dầu trữ lượng theo dự đoán). Ngay trong 2 năm đầu, bất kể có dầu hay không, phía Việt Nam vẫn phải nộp đủ cho Venezuela 584 triệu USD bằng tiền mặt.
Trước ngày 12-5-2011, trong khi Liên doanh chưa hoàn thành thủ tục đăng ký với cơ quan chức năng Venezuela, 300 triệu USD tiền mặt đã được "bonus" cho đối tác; Đúng một năm sau, 142 triệu USD khác cũng đã được thanh toán(12-5-2-12)[tổng cộng 442 triệu USD chưa kể hàng trăm triệu đã đầu tư vào công tác thăm dò, khai thác].
Tháng 4-2013, PVN (đại diện trực tiếp là PVEP) đứng trước lựa chọn khó khăn khi tới hạn nộp tiếp 142 triệu USD tiền mặt trong khi lượng dầu ở mỏ Junin-2 hoàn toàn "không như dự đoán".
Hợp đồng mà Đinh La Thăng ký không chừa cho Việt Nam cửa lùi. Cho dù không kiếm được thùng dầu nào đáng giá, 15 ngày sau thời hạn "bonus", nếu không nộp đủ tiền, toàn bộ cổ phần của PVN trong liên doanh sẽ tự động chuyển cho đối tác Venezuela. Việt Nam cũng sẽ không được quyền thanh toán hoặc đền bù bất cứ đồng nào từ các khoản đã đóng góp, vay vốn hay đầu tư ở Junin-2.
Những người gánh di sản của Đinh la Thăng đã phải cứu 3000 tỷ (142 tiền bonus đóng lần thứ 3), thay vì ném tiếp sang Caracas để nó chết chìm cùng các khoản đã đầu tư vào Junin-2.
Cùng với các tổn thất ở những dự án "hợp tác quốc tế" khác như Peru-67; SK-305; SK-304, PVN đã ném xuống đại dương không dưới 2,1 tỷ USD.
Tất nhiên, trách nhiệm không chỉ một mình Đinh La Thăng. Nhưng nếu không xử lý ông Thăng thì bao nhiêu tuyên bố về chống tham nhũng cũng trở nên sáo rỗng.
PS: Có nhiều người hỏi, khi viết về Đinh La Thăng tôi có sợ không. Tôi trả lời: Sợ. Nhưng tôi có một nỗi sợ lớn hơn, đó là, tôi sợ tương lai đất nước tôi rơi vào tay những kẻ tham lam và bịp bợm.
Người đăng: Ng duc Phan vào lúc 17:54 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Tòa Thánh ở Avignon, Nước Pháp

Tòa Thánh ở Avignon, Nước Pháp
Có dịp đi qua vùng miền nam nước Pháp ,từ Marseille đi đến vùng Avignon , nơi đây có một chiếc cầu Bénezet nổi tiếng là di tích của chiến tranh 
Sur le pont ,d'Avignon
On y dance , sur le pont 
Ai học sinh ngữ Pháp đều có học qua bài này ,ngoài ra ở Avignon còn có một di tích đặc biệt là tòa thánh Vatican tọa lạc nơi đây 68 năm từ 1309 đến 1377. Tôi có vào bên trong , nhưng bây giờ đổ nát nhiều , Pháp vẫn để nguyên trạng làm di tích lịch sử , bên ngoài có sự trùng tu , giáo hội cũng có những domaine trồng nho làm rượu khá nổi tiếng , tôi có mua một chai château neuf du Pâpe ,.
Đi năm 2012 với hai đứa con gái lúc gần Giáng sinh nên được hưởng không khí vui nhộn của những ngày chuẩn bị cho Giáng sinh.
Phát



Bảng chỉ đường đến lâu đài các giáo hoàng



Những phần tường của tòa thánh





Trong quá khứ Tòa Thánh  ở Avignon, Nước Pháp


1-  Trong lịch sử Giáo Hội, đây là thời kỳ duy nhất Tòa Thánh La Mã phải “di cư”  sang Pháp, đóng tại thành phốAvignon  trong   một thời gian khá lâu dài là 68 năm, kể  từ năm 1309  đến năm 1377 . Các sử gia đã gọi thời kỳ này  là “ cuộc lưu đầy Babilone của Ngôi vị Giáo Hoàng (The  Babilonian captivity  of  the papacy) .


Nguyên nhân của “ cuộc lưu đầy” này có thể được  tóm tắt như sau :
Thời kỳ  cuối thế kỷ cuối 12 và trong  thế kỷ 13 , các phe phái chính trị và tôn giáo ở Ý và Pháp muốn tranh dành ảnh hưởng đối với Giáo Hội Công Giáo La Mã,  nên đã là nguyên nhân chính  khiến   Ngai Tòa  Phêrô  bị  di chuyển từ Rôma sang Avignon, Pháp,  từ năm 1309  dưới triều Đức Giáo Hoàng Clement V  ( người Pháp ) ( 1305- 1316). 
Ngài  được Hồng Y đoàn bầu lên năm 1309  với hy vọng làm dịu bớt căng thẳng giữa các phe người Pháp và Ý đang muốn dành ảnh hưởng đối với Giáo Hôi sau những năm sóng  gió  dưới triều Đức Giáo Hoàng Boniface VIII ( 1294- 1303).

Vì là người Pháp, nên Đức Clement V  đã mang Tòa Thánh từ Rome  về Avignon, một thành phố phía nam nước Pháp, năm 1309  để tránh  phải đương đầu với gia đình Colonna, đầy quyền lực  ở Ý , đang muốn nắm quyền cai trị về mọi phương diện  chính trị, xã hội và tôn giáo ở Rôma thời đó. Ngài được Hồng Y đoàn bầu lên ngôi Giáo Hoàng năm 1309 như một nhượng bộ nhằm hòa giải  giữa hai phe người Ý và Pháp đang có ảnh hưởng lớn trong Giáo Hội Công Giáo Tây phương lúc bấy giờ, nhưng đã không đạt được mục đích mong muốn .Vì thế,  Đức Giáo Hoàng Clement V đã  mang Tòa Thánh về Avignon để tránh  áp lực của các  thế lực người Ý  đang muốn dành quyền chi phối Giáo Hội trong gian đoạn khó khăn đó.

Tuy nhiên, khi cư trú trên đất Pháp, thì  7  Giáo Hoàng  kế tiếp nhau lên ngôi ở đây  cũng không tránh được  bị  chi phối và ảnh hưởng   cúa các  nhà vua trị vì Nước Pháp trong  suốt thời kỳ đó. Dầu vậy, truyền thống Tông Đồ ( Apostolic succession) vẫn được  tôn trọng  trong việc chọn Giáo Hoàng  cũng như   sứ vụ  tông đồ  vẫn được tiếp tục theo truyền thống  trong việc cai quản Giáo Hội, mặc dù có bị thế quyền Pháp  chi phối  phần nào do việc  Giáo Hội nằm trên  lãnh thổ của Nước Pháp  trong suốt  68 năm, với 7 Giáo Hoàng  được bầu lên cách hợp pháp  và có tên  sau đây :
1-    Clement  V ( 1305-1316)
2-    Joan XXII ( 1316-1334)
3-    Benedict XII ( 1334-1342)
4-    Clement VI    ( 1342-1352
5-    Innocent  VI   ( 1352-1362)
6-    Urban  V         ( 1362-1370)
7-    Gregory XI     ( 1370- 1378)

Đức Gregory XI  là Giáo Hoàng cuối cùng  tại Avigon, đã quyết định mang Tòa Thánh trở lại Rôma năm 1377, do công khởi thủy của Đức Giáo Hoàng Urban V ( 1362- 13700)  và đặc biệt   thể theo lời khẩn khoản  nài van của nữ tu bí nhiệm Dòng ĐaMinh ( Mystic Dominican Sister) mà sau này  đã trở thành Thánh Nữ Catherine  thành  Sienna. 

Nhưng  dù Tòa Thánh được  mang trở lại Rôma  với Đức Giáo Hoàng Gregory XI ,  Giáo Hội vẫn chưa  an vị được ở Rôma, mà còn  xảy   ra cuộc ly giáo Tây phương  ( Western Schism)  giữa những  người cùng hiệp thông với  Giáo Hội Công Giáo La Mã về phía Tây phương   vì  lý do  sau đây:

GregoryXI.jpg
Đức Giáo Hoàng Gregory XI trở về Roma năm 1376.
 
2- Ly Giáo Tây Phương (Western Schism) 
 Từ ngữ ly  giáo ( schism)  xuất phát từ  nguyên ngữ  Hy lạp “ schisma” có nghĩa là xé  rách  ra ( tear).Do đó,  từ  ngữ  này được dùng để chỉ một tình trạng hay sự kiện rạn nứt trong sự hiệp nhất của Giáo Hội ( Unity in the Church) .Nhưng  khác với  tà giáo hay lạc giáo ( heresy) và  bội giáo ( Apostacy) , ly giáo ( schism)không nhằm chối bỏ một  chân lý nào của Kitô Giáo, hay đặt lại vấn đề  về một tín lý nào,( dogma)  mà chỉ  là gương xấu  đưa đến hậu quả làm mất  sự hiệp thông ( communion) và hiệp nhất ( unity ) trong Giáo Hội do một vài  phe nhóm chủ xướng  mà thôi.

Cụ thể,  quyết định mang Tòa Thánh trở lại  Rôma của Đức Giáo Hoàng Gregory XI  đã bị các Hồng Y và thế quyền  Pháp chống đối, nên sau khi  Đức Gregory XI  qua đời ngày  27 tháng 3 năm 1378, Đức Urban VI  được  bầu lên kế vị ở Rôma , thì  các Hồng Y người Pháp ở Avignon lại bầu  một ngụy Giáo Hoàng (antipope) lên ngôi và   lấy danh hiệu là Clement  VII để  tranh ngôi Giáo Hoàng với  Đức Urban VI ở Rôma . Và đây là nguyên nhân gây ra  cuộc ly giáo Tây Phương trong Giáo Hội, kéo dài từ năm 1378 cho đến năm  1417 với hai Giáo Hoàng tại chức , một ở Avignon và một ở Roma; và sau này có thêm một Giáo Hoàng nữa do Công Đồng Pisa bầu lên, như sẽ nói dưới đây. 

Cuộc ly giáo trên   đã xẩy ra vì có hai phe tranh giành ngôi vị Giáo Hoàng trong thời gian sóng gió đó. Trước hết phe các nước nói tiếng Latinh và Pháp ủng hộ  Giáo Hoàng Clement VII ở Avignon , đối đầu với phe người Đức và Anh ủng hộ Giáo Hoàng Urban VI ở Rome..

Giáo Hoàng Clement VII mất năm 1394 và người kế vị được bầu lên thay là Benedict XIII, tiếp tục cai trị ở Avignon. Ở bên kia, Giáo Hoàng  Urban VI  cũng mất  năm 1397, và người kế vị được bầu lên là Gregory XII, người Roman. Như vậy trong thời kỳ này  có hai giáo hoàng cùng tranh ngôi , một ở Pháp và một ở Rôma

 Để giải quyết tình trạng này, các Hồng y và nghị phụ đã họp Công đồng tại Písa ngày 29-3-1409 và bầu Giáo Hoàng mới lấy danh hiệu là Alexander V, nhưng ngài chưa kịp về Roma nhậm chức thì đã mất ở Bologna ngày 3-5-1410, và người kế vị được bầu  lên  ngày  17-5-1411  đã lấy danh hiệu là Gioan XXIII.  Nhưng tân Giáo Hoàng tỏ ra là người  không  có đủ tài đức và khả năng lãnh đạo Giáo Hội, lại được bầu lên nhờ áp lực và tham vọng cá nhân, nên bị coi là nguy giáo hoàng ( antipope), và buộc phải thoái vị.

Như vậy, Giáo Hội  một  lúc có tới ba Giáo Hoàng cùng tranh giành Ngôi Tòa Phê rô: Đó là Gioan XXIII  do Công Đồng Pisa bầu lên ngôi ngày 17-5-1411, trong lúc có hai Giáo Hoàng  nữa đang tại chức  là  Benedict XIII ở Avignon và Gregory XII ở Rome như đã nói ở trên.
Vì thế,  để  giải quyết tình trạng  bế tắc và gây tai tiếng trên đây , theo sáng kiến của Hoàng Đế Rôma là Sigismund of Luxembourg,   Công Đồng Constance  được triệu tập  ngày 1-11-1417  như một cố gắng cuối cùng để giải quyết  tình trạng ly giáo  do việc ba Giáo Hoàng  trên cùng tranh nhau quyền cai trị Giáo Hội. Kết quả, Công Đồng đã thuyết phục được  Giáo Hoàng  Gregory XII  từ chức, hạ bệ ngụy giáo Hoàng Gioan XXIII, và truất phế  vắng mặt  Giáo Hoàng Benedict XIII ở Avignon.( ông này đã bỏ chậy trốn khi biết không còn hy vọng  ở yên trên  ngôi vị Giáo Hoàng được nữa)

 Sau đó,  ngày 11-11-1417  Công Đồng Constance  đã bầu  được Giáo Hoàng mới là  Oddo Colonna , một nghị  phụ  tham dự Công Đồng, lên ngôi với danh hiệu Martin V  để chấm dứt cuộc ly giáo Tây Phương  kéo dài  từ năm 1378 đến năm 1417.

 Martin V  là một thường dân ( layman)  trí thức, đạo đức  nhưng   không có chức  chức linh mục và  giám mục. Nên sau khi được bầu lên,  ngài  đã được truyền chức linh mục và giám mục trước khi đăng quang Giáo Hoàng  với danh hiệu Marin V.

 Như thế , Công  Đồng Constance  đã đạt được thành quả lớn  : đó là chấm dứt cuộc ly giáo Tây phương kéo dài  từ năm 1378 đến 1417.  Cuộc ly giáo này xảy ra  chỉ vì các phe nhóm có thế lực ở Âu Châu, cụ thể là Pháp và Ý, đã  tranh dành ảnh hưởng   để dành địa vị  Giáo Hoàng của Giáo Hội  La Mã. Có thể nói tắt một điều : đây là hậu quả của thời kỳ thế quyền  và thần quyền lẫn lộn tranh giành  quyền cai trị  Giáo Hội  nên đã gây ra cuộc ly giáo đáng tiếc nói trên. 
Có một chi tiết đáng chú ý  trong  giai đoạn ly giáo này là sự kiện Giáo Hoàng Gioan XXIII , lên ngôi năm 1410,  bị coi là ngụy giáo hoàng ( antipope) vì không được bầu lên cách hợp pháp , lại thêm kém tài đức và nhân cách.Vì thế,  sau này, khi  Đức Hông Y Roncali được bầu Giáo Hoàng ngày 28 tháng 10 năm 1958, để  kế vị Đức Thánh Cha Piô XII  qua đời ngày 9-10-1958,  ngài đã lấy lại danh hiệu Gioan XXIII  để  cai trị Giáo Hội cho đến ngày qua đời. ( 3-6-1963)

Trên đây là  đại cương  nguyên nhân  và  diễn tiến cuộc  ly giáo Tây Phương, một vết thương trong thân thể của Giáo, mặc dù chỉ kéo dài trong 38 năm., trong khi một vết thương khác  lớn hơn  và  kéo  dài hơn nữa cho đến nay :   đó là cuộc ly giáo Đông Phương ( Eastern Schism)  xảy ra  giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống Constantinople ( Hy Lạp) bắt đầu  từ năm 1054 cho đến nay.  Và chưa biết đến bao giờ mới  có thể  chấm dứt vĩnh viễn  để Giáo Hội của Chúa Kitô được hiệp thông và hiệp nhất trong cùng  một  sứ mệnh tuyên xưng đức tin Kitô Giáo và phúc âm hóa thế giới, để mang ơn cứu độ của Chúa Kitô đến với hết mọi người trên toàn thế giới, không phân biệt màu da, tiếng nói và văn hóa, cho đến ngày mãn thời gian.

Vấn đề này xin được nói trong một dịp khác.

Chúng ta tiếp tục cầu xin cho sự hợp nhất của Giáo Hội sớm được thực hiện qua cố lực  đại kết ( ecumenism) mà cả hai Giáo Hội Công Giáo La Mã  và Chính Thống Đông Phương đều  đã có thiện chí theo đuổi trong mấy thập niên qua.


Lm Phanxicô  Xaviê Ngô Tôn Huấn
Người đăng: Ng duc Phan vào lúc 13:07 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Bài đăng (Atom)

Lưu trữ Blog

  • ►  2020 (21)
    • ►  tháng 6 (7)
    • ►  tháng 5 (2)
    • ►  tháng 4 (9)
    • ►  tháng 1 (3)
  • ►  2019 (28)
    • ►  tháng 11 (1)
    • ►  tháng 10 (5)
    • ►  tháng 9 (10)
    • ►  tháng 8 (4)
    • ►  tháng 7 (2)
    • ►  tháng 6 (6)
  • ►  2018 (30)
    • ►  tháng 10 (1)
    • ►  tháng 8 (1)
    • ►  tháng 7 (2)
    • ►  tháng 6 (4)
    • ►  tháng 5 (6)
    • ►  tháng 4 (13)
    • ►  tháng 1 (3)
  • ►  2017 (67)
    • ►  tháng 9 (1)
    • ►  tháng 8 (2)
    • ►  tháng 7 (4)
    • ►  tháng 6 (9)
    • ►  tháng 5 (12)
    • ►  tháng 4 (4)
    • ►  tháng 3 (11)
    • ►  tháng 2 (3)
    • ►  tháng 1 (21)
  • ▼  2016 (216)
    • ►  tháng 12 (3)
    • ►  tháng 11 (9)
    • ►  tháng 10 (7)
    • ▼  tháng 9 (11)
      • CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRONG CUỘC TRANH LUẬN GIỮA DO...
      • Tảng Băng Nổi
      • Tòa Thánh ở Avignon, Nước Pháp
      • Người Công giáo Hải ngoại và Việt Nam phẫn nộ về T...
      • HỒI KÝ CỦA CỐ ĐẠI TÁ NGUYỄN HỮU DUỆ, MỘT PHẬT TỬ T...
      • Lũ lụt kinh khũng ở miền Trung 13 tháng 9-2016.--...
      • Tôi đưa em sang sông. Dân Trí:
      • Cuộc đời trắc trở của hai hoàng hậu triều Nguyễn
      • Lịch sử Khám Chí Hoà - Sơ lược về nhà tù
      • Các vụ thanh trừng nội bộ đẫm máu của đảng Cộng Sả...
    • ►  tháng 8 (8)
    • ►  tháng 7 (13)
    • ►  tháng 6 (8)
    • ►  tháng 5 (43)
    • ►  tháng 4 (42)
    • ►  tháng 3 (23)
    • ►  tháng 2 (18)
    • ►  tháng 1 (31)
  • ►  2015 (94)
    • ►  tháng 12 (24)
    • ►  tháng 11 (25)
    • ►  tháng 10 (26)
    • ►  tháng 9 (12)
    • ►  tháng 8 (7)
Chủ đề Đơn giản. Được tạo bởi Blogger.