Donald Trump – Con chim báo bão
Nguyễn-Xuân Nghĩa
January 2, 2017
Thế giới vừa trải qua một năm 2016 đầy bất ngờ thì nên tự chuẩn bị cho một năm 2017 còn nhiều biến động hơn nữa, với trung tâm sẽ là Hoa Kỳ, siêu cường có nền kinh tế và hệ thống quân sự vẫn còn ảnh hưởng toàn cầu.
Chúng ta thường nói đến sự đổi thay qua ẩn dụ “biển dâu,” biển xanh bỗng lại biến thành nương dâu. Những biến động ấy thật ra âm ỉ đã lâu, nhưng ít được thấy, cho tới khi gây ra những thay đổi mà chúng ta gọi là “bỗng,” vì bị bất ngờ. Nhìn từ bên ngoài, Hoa Kỳ cũng chẳng thoát quy luật đó từ thời lập quốc: trung bình thì cứ hai thế hệ, chừng 50 năm, lại có một đợt thay đổi sau nhiều chuyển động ngầm ở dưới đáy có thể kéo dài cả chục năm. Nhìn về quá khứ, nếu không từ 70 năm trước vào năm 1947 quá xa xôi của thời Chiến tranh lạnh thì cũng từ mươi năm trước khi khủng hoảng tài chánh và nạn tổng suy trầm 2008-2009 dẫn tới bốn hậu quả lớn. Thứ nhất, khối hậu công nghiệp Âu-Mỹ-Nhật đều tăng trưởng thấp hơn. Tại các nước Tây phương là sự bùng phát của chủ nghĩa quốc gia nhân danh quyền dân để phủ nhận sự thống trị của các cơ chế quốc tế và đả phá vai trò quá lớn của quan hệ hay hiệp ước thương mại, trong đó có TTIP dang dở giữa Hoa Kỳ và Âu Châu, có Hiệp Ước TPP đã ký kết mà bị Hoa Kỳ gác lại, hay cả hiệp ước NAFTA đã thi hành từ 1994. Thứ ba là tình trạng bất ổn suy sụp của các nước lệ thuộc vào giao thương quốc tế như Đức, Nam Hàn, Trung Cộng, vì ngoại thương sút giảm và các nước chưa thể xuất cảng lên cung trăng để kích thích sản xuất. Sau cùng các nước bơm tiền và phá giá để cạnh tranh còn kịch liệt hơn và thực tế mở ra một trận chiến mậu dịch bằng ngoại tệ trước khi người ta nói đến chủ trương bảo hộ mậu dịch.
Bàng bạc bên dưới, chuyển động ngầm và mãnh liệt là “chủ nghĩa quốc gia” tái xuất hiện tại nhiều nơi và đe dọa trật tự toàn cầu đã thành hình từ 70 năm trước. Năm 2017 càng thấy ra điều ấy nên ta cần tự chuẩn bị cho nhiều biến động lớn hơn.
Nói đến viễn ảnh 2017, chúng ta phải khởi sự từ Hoa Kỳ vì quốc gia này có hệ thống kinh tế và bộ máy quân sự giàu mạnh nhất, với ảnh hưởng toàn cầu và cũng vừa qua một cuộc cách mạng xã hột có nội dung phát huy chủ nghĩa quốc gia mà ông Donald Trump sớm hiểu ra và trở thành biểu tượng cho nên thắng cử và nay đang giải thích nội dung của chủ nghĩa ái quốc về an ninh lẫn kinh tế.
Sự bất mãn của nhiều người manh nha đã lâu, từ Âu sang Mỹ, mà giới học giả và truyền thông không thấy ra. Vì vậy, các chính đảng cổ điển đều thất cử, các xu hướng cực đoan ở ngoài lề thắng lớn tại nhiều nơi mà vẫn bị coi thường. Thời sự 2017 sẽ là khủng hoảng của truyền thông vì tưởng mình biết hết mà chỉ là con vẹt nhắc lại mấy chân lý giả tạo của giới thượng lưu chính trị và không theo kịp sự chuyển động hay nổi giận của xã hội.
Tại Hoa Kỳ, sự nổi giận manh nha từ cuộc bầu cử năm 2010 khi phe bảo thủ giúp đảng Cộng Hòa chiếm lại Hạ viện mà các bậc trưởng thượng của đảng chẳng nhìn ra nên thất cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Sau đấy, đảng vẫn không hiểu ra sự phẫn nộ của thành phần cử tri nòng cốt. Qua năm 2014, Cộng Hòa thắng lớn tại Quốc hội nhờ phe bảo thủ mà các bậc trưởng thượng vẫn chưa hiểu nên đòi chặn làn sóng đã đưa một tay ngang là Donald Trump lên đỉnh. Mà chặn không nổi.
Bên Dân Chủ còn tệ hơn vì gây sự phẫn nộ mà bất cần khi duy trì chính sách kinh tế bao cấp và vận động thiểu số làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của thành phần ưu tú có nếp sống sa hoa phóng đãng mà bất chấp sự lầm than kinh tế xã hội ở dưới. Bà Hillary Clinton thất cử vì đã gian lại kiêu, đảng Dân Chủ bị nặng hơn mà chưa biết. Lý do không biết là vì cái tài hùng biện của Tổng Thống Barack Obama và vì ảo giác là lần đầu tiên Hoa Kỳ có một tổng thống da đen có vẻ cấp tiến.
Thực tế thì trong ba cuộc bầu cử không có ông Obama, là 2010, 2014 và 2016, đảng Dân Chủ đại bại tại cả Hạ Viện, Thượng Viện, cấp Thống Đốc. Năm 2010 thì giữ đa số tại 60 trong 99 quốc hội tiểu bang, nay chỉ còn 30! Sống tại California trong túi đảng Dân Chủ và cứ nghe truyền thông thì ta khó thấy ra chuyển động ấy của Hoa Kỳ!
Nhìn vào tương lai thì ông Donald Trump chỉ là triệu chứng, chứ không là động lực cách mạng nhằm phát huy và bảo vệ quyền lợi an ninh của nước Mỹ và quyền lợi kinh tế dân Mỹ. Sau khi đắc cử, ông Trump làm hai việc đáng chú ý là chọn ban tham mưu và thăm các tiểu bang đã giúp ông thắng cử. Người ta tưởng ông ta ham đi đây đó để nói cho vui, chẳng khác Obama! Thật ra ông đi từng nơi là để củng cố hậu thuẫn của quần chúng cho những gì sẽ làm. Quần chúng đó sẽ giúp ông tranh đấu với Quốc Hội, Cộng Hòa lẫn Dân Chủ. Ông Trump hiểu rằng tổng thống Mỹ không có toàn quyền mà phải chia quyền với lập pháp và ông trực tiếp nói với người dân, qua đầu truyền thông và các chính khách.
Khi lập ban tham mưu, ông Trump tìm ba thành phần là chiến tướng có trí tuệ, doanh gia có thành tích và người có kinh nghiệm từ đời sống thật, hơn là các học giả hay chính khách. Người ta đả kích lối chọn lựa đó mà không thấy Hoa Kỳ có vấn đề cần giải quyết chứ không thể tiếp tục theo lối cũ. Chẳng phải ngẫu nhiên mà giới đả kích là chính khách, học giả và truyền thông!
Còn đảng Dân Chủ thì vẫn cố xoay ngược kết quả bầu cử với sự yểm trợ công khai của Tổng thống sắp mãn nhiệm vì ông Obama cần bảo vệ di sản “cải tạo” của mình…
Tổng Thống Donald Trump được quần chúng đưa lên để thay đổi hiện trạng và ông vẫn nói đến những thay đổi tốt đẹp hơn cho Hoa Kỳ. Trong lịch sử cận đại của Mỹ, có hai tổng thống gặp hoàn cảnh tương tự là Franklin Roosevelt bên Dân Chủ và Ronald Reagan bên Cộng Hòa khi kinh tế suy thoái và quốc gia bị bên ngoài thách đố. Thời Roosevelt là biến động từ Âu sang Á dẫn tới đại chiến; thời Reagan là sự sa sút tinh thần của Hoa Kỳ sau thảm bại Việt Nam và trước đà bành trướng của Liên Xô.
Bài toán của ông Trump khó hơn vì chẳng được đa số như hai vị kia, lại còn gặp sự hoài nghi bên Cộng Hòa và sự chống phá cay cú của đảng Dân Chủ chưa kịp lột xác. Ngược lại, từ bên ngoài, các đồng minh lẫn đối thủ thì đều rõ đây không là đoạn kết mà chỉ là bước đầu của trận đấu mới, trong đó ai cũng muốn chiếm thượng phong vì vậy, 100 ngày đầu sẽ quyết định về Chính quyền Trump.
Ông mà đem lại niềm tin thì giới dân cử Hạ Viện sẽ ủng hộ, nếu không, vì sợ bị thất cử vào năm 2018, họ sẽ chống.
Sau khi ông Trump thắng cử, thị trường cổ phiếu vọt tăng giá lên mức kỷ lục khiến người ta lạc quan nói đến một kỷ nguyên mới. Thật ra, trong lãnh vực kinh tế tài chánh, thị trường chứng khoán có hai loại là thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu. Thị trưởng cổ phiếu là phản ứng tâm lý trước các biến chuyển kinh tế, còn thị trường trái phiếu mới là linh hồn của sự chuyển động tài sản. Thị trường hối đoái hay mua bán ngoại tệ chỉ là biến thái từ thị trường trái phiếu vì đồng bạc lên hay xuống giá so với ngoại tệ khác là do khác biệt lãi suất nên ảnh hưởng đến phân lời. (Truyền thông của ta nên dịch đúng interest là lãi suất và yield là phân lời!)
Nói về trái phiếu, là tờ giấy nợ, thì mối nguy số một của Hoa Kỳ là gánh nợ.
Tổng Thống Donald Trump thừa hưởng di sản Obama là gánh nợ liên bang gần $20 ngàn tỷ sau tám năm tăng chi. Ông còn một di sản khủng khiếp hơn, là gánh nợ của quỹ An Sinh Xã Hội và Trợ Cấp Y Tế tích lũy từ lâu và sẽ sụp đổ vì tuổi thọ tăng, dân số lão hóa, người hưởng tiền An Sinh và cần dịch vụ y tế chiếm tỉ lệ cao hơn thành phần lao động góp tiền cho hai quỹ này. Chưa kể là lớp người Hậu Chiến, sinh sau Thế Chiến, từ 1946 tới 1964, sẽ ồ ạt về hưu và cần tiền hưu liễm.
Vì vậy, chính sách kinh tế nhằm nâng sản lượng và tạo ra việc làm sẽ bị kẹt nếu lại giải quyết bằng tăng chi khi bội chi ngân sách lên tới ngàn tỷ và sẽ lên tới 2,000 tỷ một năm, bên trong có cả tiền lời của khối nợ 20 ngàn tỷ từ nay sẽ thành đắt hơn, khi lãi suất và phân lời cùng tăng.
Qua các chi tiết được trình bày, ông Trump cố kích thích sản xuất bằng kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở ruỗng nát của Hoa Kỳ, nhưng không tài trợ bằng tăng chi ngân sách như các chính quyền trước vì lại chất thêm núi nợ đã quá cao. Ông khuyến khích tư doanh tham gia việc xây dựng và phát triển đó qua biện pháp giảm thuế. Ngoài ra, ông đòi làm cuộc cách mạng luật lệ để thay đổi môi trường kinh doanh cho tiểu doanh thương được làm ăn tự do hơn chứ không chết cứng trong hệ thống kiểm soát nhiêu kê có tới 10 vạn trang của chính quyền.
Tinh thần kinh tế nổi bật của Trump là cải tiến niềm tin và năng suất thay vì cải tạo xã hội theo ý thức hệ của Obama. Nếu thành công, ông ta làm tiếp cuộc cách mạng chính trị là giới hạn khả năng tăng chi của Quốc Hội để dần dần quân bình lại nền tài chánh công quyền. Nếu ông thất bại, vị tổng thống kế nhiệm phải thực hiện việc này từ năm 2020 trở về sau. Năm 2017 vì vậy mới chỉ là màn đầu của nhiều thay đổi lớn bên trong nước Mỹ khi Donald Trump xuất hiện như con chim báo bão. Với bên ngoài? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong một kỳ khác.
Chúc mừng năm mới, với dây lưng an toàn!
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO
Chia Nhỏ Trung Quốc Thành 5 quốc Gia ” là một trong mười thảo luận bị xì ra từ cuộc họp của câu lạc bộ Bilderberg vào ngày 29/5-1/6 năm 2014
_ Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh.
13 Mar 1973, Quang Tri, Vietnam --- Communist POWs are set free in Quang Tri, on the Beh Hai river along the 17th parallel. --- Image by © Geneviève Chauvel/Sygma/Corbis
1. Khi nhóm Siêu Quyền Lực đặt vấn đề
” Chia Nhỏ Trung Quốc Thành 5 quốc Gia ” là một trong mười thảo luận bị xì ra từ cuộc họp của câu lạc bộ Bilderberg vào ngày 29/5-1/6 năm 2014 tại copenhagen, nước Đan Mạch.
” Ủng hộ Hillary Clinton ứng cử tổng thống Hoa Kỳ” cũng là một trong mười thảo luận trong cuộc họp của câu lạc bộ Bilderberg vào ngày 11-14/6 năm 2015 tại khách sạn Interalpen-hotel Tyrol trong vùng núi Telfs, nước Áo.
Quan sát cuộc bầu cử tổng thống nước Hoa Kỳ vừa qua và đi sâu vào những thế lực hậu thuẩn và vận động cho ứng cử viên Hillary Clinton, tuy bà ta đã bị thất cử, chúng ta mới thấy được sức mạnh ghê gớm của câu lạc bộ Bilderberg đang bao trùm nước Mỹ xứng đáng được gọi là Siêu Quyền Lực Thế Giới.
Như thế, những đề tài thảo luận của câu lạc bộ Bilderberg không phải những đề tài suông mà là ý hướng của các thế lực đang lèo lái thế giới theo chiều hướng có lợi cho nhóm họ, nhóm này nằm phía bắc Đại Tây Dương nên câu lạc bộ Bilderberg có khoảng 120- 150 thành viên, là những người đã thành danh hay đang nắm giữ những chức vụ quan trọng trong các lãnh vực chính trị, tài chánh, truyền thông, kỷ nghệ của 20 nước lớn ở Châu Âu và Bắc Mỹ, thường họp mặt để thảo luận những vấn đề to lớn trên thế giới.
2.- Chính sách của tổng thống Donald Trump là một ẩn số
Ngày 20 tháng 1 năm 2017 tới đây tổng thống Donald Trump mới chính thức ngồi vào Nhà Trắng để điều khiển quốc gia Hoa Kỳ nhưng cả thế giới đều lo âu, nhất là những người hoạch định chính sách trong từng quốc gia, vì không ai hiểu được những bước đi sắp tới của Tổng Thống Donald Trump ra sao.
Ông là một doanh gia chưa hề làm chính trị bị cả truyền thống dòng chính trong nước Hoa Kỳ bôi bẩn dìm xuống chê bai đủ điều vì không được Siêu Quyền Lực ủng hộ nhưng ông vẫn cứ vươn lên dành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng có một không hai trong lịch sử nên việc tìm hiểu chính sách mà ông sẽ thi hành càng khó khăn khi trong quá khứ ông không có các hoạt động chính trị,có thể là một ẩn số.
Nhận định chính sách của tổng thống Donald Trump vào thời điểm hiện nay thì quá sớm nên có thể thiếu chính xác nhưng chúng ta có thể nhớ lại những gì ông tuyên bố và xét quá trình hoạt động vài cá nhân mà ông vừa bổ nhiệm vào các chức vụ chính trong chính phủ của ông để đoán chuyện tương lai, có liên quan thế giới và châu Á thì cũng phải có liên quan đến các điểm :
– Cái khẩu hiệu ” làm nước Mỹ vĩ đại lần nửa ” khi tranh cử của ông.
– Có thực hiện các thảo luận của nhóm Siêu Quyền Lực hay không và thực hiện bằng cách nào ( vì các tư tưởng lớn hay gặp nhau ).
3.- Chính sách của tổng thống Donald Trump với Châu Âu
Mấy hôm nay thị trường chứng khoán New York có một danh từ mới để chỉ những cổ phiếu đi lên vùn vụt là ” Trump tower”, nơi cái tòa tháp cao vời vợi ấy đang diễn ra những cuộc gặp gở giữa vị tổng thống tân cử Donald Trump và những người ông muốn mời ra giúp ông lập một nội các cho chính phủ.
Chiêu đầu tiên mà ông thực hiện là tặng tỷ phú Mitt Romney cái bánh vẽ ghế Bộ Trưởng Ngoại Giao, có thể là thực tâm của ông muốn tạo đoàn kết trong đảng Cọng Hòa nhưng cũng có thể là ông muốn cho ông Mitt Romney một bài học làm người trong nước Mỹ.
Ông gặp ông Mitt Romney nhưng lại trao chức vụ Bộ Trưởng Ngoại Giao cho tỷ phú Rex Tillerson, CEO của tập đoàn dầu khí Exxon Mobile. Ông này không có kinh nghiệm chính trị nhưng lại được cái là quen thân với ông Vladimir Putin từ nằm 1999 và đã từng được ông Putin trao tặng huân chương năm 2013.
Như thế một thời kỳ hòa hoản giữa Nga và Mỹ sắp xảy ra và chuyện Hoa Kỳ rút khỏi khối NATO như ông Donald Trump có lần tuyên bố có thể xảy ra.
Khối NATO được thành lập để chống lại khối Warszawa và ngăn làn sóng đỏ xuất phát từ Liên Xô. Nay khối Warszawa sụp đổ, Liên Xô rã đám chỉ còn lại nước Nga với nền dân chủ phôi thai thì khối NATO không nên tồn tại.
Khối NATO tồn tại sẽ làm Hoa Kỳ hao tốn thêm tiền của trong lúc đang nợ ngập đầu mà không có lợi là làm cho nước Nga lo sợ nên phải tìm chỗ dựa là ngã về vòng tay Trung Quốc.
4. Chính sách của tổng thống Donald Trump với Trung Đông
Trước khi tranh cử tổng thống Hoa Kỳ tỷ phú Donald Trump có lần tuyên bố sẽ đứng ngoài tranh chấp giữa Israel và Palestine nên đã làm phật lòng Do Thái.Ông không được sự ủng hộ của tập đoàn tư bản tài chánh Mỹ gốc Do Thái và cả nhóm Siêu Quyền Lực Thế Giới nên phải tự bỏ tiền ra mà vận động tranh cử nhờ vậy mà ông không mắc nợ ai và chẳng ai đủ tư cách điều khiển được ông.
Từ khi dầu hỏa không còn là nhiên liệu chiến lược thì Hoa Kỳ đã dần dần rời bỏ Trung Đông, vùng đất có nhiều xung đột ngàn năm không thể giải quyết được, đã làm cho Hoa Kỳ tổn thất nhiều sinh mạng và tài sản nhưng chẳng gặt hái được gì. Chính sách của tổng thống Donald Trump ở Trung Đông có thể là tiếp tục con đường mà tổng thống Obama đang thực hiện, nói và hứa hẹn thật nhiều nhưng chỉ yễm trợ đồng minh từ xa và tránh nhúng tay trực tiếp.
5.- Chính sách của tổng thống Donald Trump với thế giới
Có một điều hơi lạ mà những nhà bình luận thời cuộc và những người nghiên cứu chính sách trong từng quốc gia cần phải thấy là : Tổng thống Vladimir Putin và tổng thống Donald Trump vừa khen ngợi nhau vừa sắp bắt tay để làm tan tảng băng quan hệ gìữa Nga và Mỹ nhưng cả hai đều cùng nói đang quyết định tăng cường trang bị và nâng cấp kho vũ khí hạt nhân của mình.
Nga và Mỹ đang chạy đua vũ trang hạt nhân không phải để đánh nhau mà để đối phó với một bên thứ ba là Trung Quốc, một quốc gia đã bị anh nông dân Mao Xếng Xáng quậy nát làm 36 triệu người chết vì đói vào 50 năm trước nay đang vươn lên một cách hung hăng đang đòi giành quyền lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ.
Phải chăng lịch sử thế giới đang lập lại. Các chính trị gia đang tái thực hiện thuyết chia 3 thế giới của Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh của tổng thống Jimmy Carter.
50 năm trước Hoa Kỳ bán đứng 3 nước Đông Dương và Đài Loan làm quà ve vãn Trung Quốc để kéo Trung Quốc về mình và chia ba thế giới.
Lần này nước Mỹ sắp bắn đứng NATO để vẽ vãn nước Nga và kéo nước Nga về phía mình để lại … chia ba thế giới một lần nửa .
Chia ba thế giới hay thế chiến thứ 3 sẽ xảy ra là tùy thuộc vào chính sách của tổng thống Donald Trump thực hiện ở Châu Á và sự đáp trả củaTrung Quốc.
6. Chính sách của tổng thống Donald Trump với Châu Á và Trung Quốc
Không cần nhìn việc tổng thống Donald Trump bổ nhiệm kinh tế gia Peter Navarro, tác giả cuốn sách ” Chết dưới tay Trung Quốc” làm chủ tịch Hội Đồng Thương Mại Quốc Gia để đoán được chính sách của tổng thống Donal Trump đối với Trung Quốc là một chính sách không thân thiện, chính sách không thân thiện này còn thể hiện qua những lời tuyên bố của ông ta khi tranh cử tổng thống Hoa Kỳ như :
– Cho phép Nam Hàn và Nhật sở hữu vũ khí hạt nhân.
– Tăng cường Hải Quân để tuần tra và kiểm soát trục lộ giao thông ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
– Nâng cao thuế hàng hóa Trung Quốc để cân bằng ngân sách xuất nhập siêu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
– v.v…
7.- Chia nhỏ Trung Quốc thành 5 quốc Gia :
Mục đích của bài viết này là thử bàn chính sách của tổng thống Donald Trump có tiến tới mục tiêu chia nhỏ Trung Quốc thành 5 quốc gia như thảo luận của nhóm Siêu Quyền lực vào 2 năm trước hay không. Mục tiêu này mới nghe thì thấy viễn vông nhưng nhìn kỷ lại thì chiều hướng có thể xảy vì dễ thực hiện nên các tư tưởng lớn đã đã đặt thành vấn đề để thảo luận.
Lẽ dĩ nhiên khi thảo luận thì phải đi vào chi tiết thực hiện mà người viết bài này chỉ là một tên cắc ké giữa xã hội bao la thì làm sao hắn có được trong tay bản thảo luận để trình bày cùng bạn đọc. Hắn chỉ trình bày những gì hắn thấy và hắn nghĩ mà thôi :
Trước khi đi về 12 tầng địa ngục để gặp Mao Xếng Xáng thì ông Đặng Tiểu Bình có để lại lời trăn trối ” Đảng cọng sản Trung Quốc phải tàng long ngọa hổ nằm yên không nên hung hăng động binh ra thế giới “. Tập Cận Bình là truyền nhân lẽ nào ông chẳng biết lời trăn trối của ông Đặng Tiểu Bình nhưng tại sao ông vẫn hung hăng dùng quân sự dọa nạt các nước nhỏ và núng nước Tàu rộng ra bằng cách đòi chiếm Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Vì ông đang nằm trong tay một thỏa thuận (lại đoán mò ) : Nước Mỹ không bao giờ tấn công Trung Quốc mà chỉ lo bán vũ khí kiếm tiền.
Xin hỏi bạn đọc : Ai là kẻ kiếm ra tiền khi khi châu Á chạy đua vũ trang? Nếu bạn đọc không biết thì xin trả lời : Tập đoàn tư bản tài chánh Mỹ gốc do Do Thái. Xin hỏi bạn đọc thêm một câu nửa : Ai là kẻ tạo ra bản thỏa thuận ấy ? Xin trả lời : Tên già Henry Kissinger, tên này được anh em trong Quân Lực VNCH chúng tôi gọi là thằng KIT ( thằng Cức).
Câu trả sau này lời này dựa vào những tin tức do lũ truyền thông Do Thái ở Mỹ cho biết là y đã chạy qua lại lại như con thoi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gần 100 lần. Chính y đã xin gặp mặt tổng thống tân cử Donald Trump tại Trump Tower rồi chạy tọt qua báo cáo với Tập Cận Bình.
Y nói gì với tổng thống Donald Trump và báo cáo gì với Tập Cận Bình làm sao chúng ta biết được và chúng ta chỉ suy đoán y đã thất bại qua lời tuyên bố của tổng thống Donald Trump ” (Henry Kissiger) là một cây cỗ thụ đã mục nát, vun xới làm gì !” và nghề nghiệp của tổng thống Donald Trump ( nghề địa ốc và giải trí không xơ múi gì được trong việc bán vũ khí kiếm tiền ).
Hiện nay chúng ta chỉ cần nhìn những gì đang xảy ra là có thể suy đoán được những gì sẽ xảy ra tại Châu Á trong tương lai.
– Tổng thống Donald Trump nhận điện thoại chúc mừng của tổng thống Đài Loan Thái Anh Vân. Trung Quốc phản đối.
– Tổng thống Donaldn Trump nói bọn Trung Quốc ăn cắp thiết bị nghiên cứu hải dương của Hoa Kỳ không cần lấy lại. Trung Quốc mong muốn trả lui thiết bị đó.
– Đô đốc Harry Harris, tư lệnh bộ chỉ huy Thái Bình Dương, tuyên bố chúng tôi sẽ hợp tác trong các lãnh vực cần thiết nhưng chúng tôi cũng sẳn sàng đối đầu ở những nơi cần thiết. Trung Quồc im thin thít.
Tổng thống Donald Trump với những nhà tỷ phú và những vị tướng diều hâu trong chính phủ của ông là những người từng trải nên biết rất rõ chiến thuật ” Mềm Nắm Rắn Buông” của Trung Quồc do đó họ sẽ đi nước cờ kế tiếp.
– Tạo một vụ “tàu Maddox” thứ hai ở Biển Đông để có cớ CẤM VẬN nước Trung Quốc theo điều luật của thượng nghị sĩ Marco Rubio vừa mới trình. Khi đó phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Trung Quốc sẽ la lên ” Nị làm thế là chế..chiết ngộ rồi !”.
Chuyện vụ tàu Maddox thứ hai và tiếng la của cô Hoa Xuân Oánh là chuyện tương lai tôi không nắm chắc là có hay không có nhưng tôi tin chắc ông luật sư trẻ tuổi đẹp trai gốc người Cuba dưới Florida tên là Marco Rubio không có cái nhìn tầm đủ xa ” Cấm vận Trung Quốc là chia nhỏ được Trung Quốc thành 5 quốc gia”. mà lập ra đạo luật trình thượng viện Hoa Kỳ, phải có bàn tay của các tư tưởng lớn trong câu lạc bộ Bildergerg chỉ đường và la lệnh.
Nguyễn Mộng Khôi chuyển
OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO
- Today at 5:05 PMKính chuyển tiếp cho rộng đường dư luận.*Một bài viết có nhiều yếu tố rất bất ngờ.(GOPGIO)On Sunday, January 8, 2017 7:25 PM, "Tran Ho TranHo1@... [VN-TD]" <VN-TD@yahoogroups.com.au> wrote:
BÊN GIÒNG LỊCH SỬ và TÁC GIẢ - TIN NÓNG THỜi SỰ - Vinh Trương
Chỉ còn 3 năm nữa là kết thúc Siêu Chiến Lược “Eurasia-1”, Hoa Kỳ sẽ phải thay đổi nhiều và rõ nhất. Tổng thống tân cử Donald Trump thuộc đảng Cọng hòa sẽ nhận nhiệm vụ vào ngày 20/1 tới, với cung cách cầm quyền và nhiều chính sách nên sự thay đổi lớn này sẽ gây nhiều biến động khôn lườn trên bàn cờ chính trị toàn cầu.Quan hệ Hoa Kỳ - Nga trở nên căng thẳng cao độ, khi tổng thống Barack Obama quyết định trục xuất 35 cán bộ tình báo Nga do đã can thiệp phi pháp vào cuộc bầu cử tổng hống Hoa Kỳ vừa qua bằng các hành động "tin tặc" quy mô lớn; phía Nga đáp lại bằng phong thái khôn ngoan vừa anh hung vừa có lợi là nhờ KGB/CIA từ xưa vẩn yễm trợ cho nhau như cây AK-47 và AR-15 để thống lảnh thế giới.
Trong lăng kính của Secret Society, có thể tổng thống sắp mãn nhiệm vì giải hoà bình Nobel Bonesmen tặng và tổng thống tân cử của Hoa Kỳ đã phân công nhau qua tác phẫm, "Đã đến lúc phải cứng cựa" (Time to get tough) Người dơ gậy, kẻ xoa đầu để con gấu Nga giật mình gầm gừ chút đỉnh rồi đâu lại vào đấy mà thôi. Chế độ Putin chỉ là cái đuôi của cái chế độ Cộng sản đã mất đầu.
Đặc biệt phiên trực kỳ nầy, sĩ quan trực thượng phiên thứ 45 nghe chỉ thị đơn vị trưởng Skull & Bones 322 là bàn giao phiên trực của cái gọi là (the so called) Tổng thống Tân cử Hoa Kỳ Donald Trump, như ông phãi ra lệnh chung yêu cầu các chính trị gia được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm đại sứ phải rời nhiệm sở của họ trước ngày Sĩ quan trực thượng phiên thứ 45 tuyên thệ nhậm chức 20/1/2017.
Reuters trên Twitter ngoại trừ Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius? Ủa sao kỳ vậy kà!?
Căn cứ trong 10 năm “Roll-back/Eurasia-1” (2010-2020) Khi TT/Mỹ da màu làm TT, Skull & Bones sợ TQ làm ẩu nên phải giữ Robert Gate BTQP ở lại đề phòng phản ứng. Nhưng hiện nay Hoa Kỳ an tâm vì TQ như Đỉa Phải Vôi nên dùng Thương-Trường thay chiến trường để giựt nợ, nên dùng đòn phép ngoại giao phải giữ lại Đại sứ Ted Osius mà Secret Society đã nhét vào từ một nhân viên ngoại giao thường, khi mới thiết lập bang giao với CON TIN VN chớ không phải cộng sản đâu nhé! cùng đòn phép chính trị màu mè cữ trung tá cựu tù binh Pete Peterson làm đại sứ sau khi tổ chức S&S sắp sếp làm hôn phối cưới bà vợ VN ngày ngày chở vợ đi xe gắn máy ăn phở và bánh cuốn Thanh Trì vui chơi là xong, như Obama ăn bún chả là nhiệm vụ không làm ai phiền hết “smooth approach” theo chương trình kịch bản “Âu-Á-Sự-1” đã vạch sẳn
Nhiều chính trị gia làm đại sứ là những người đóng góp tài chính nhiều cho chính quyền và được bổ nhiệm vì có quan hệ gần gũi với tổng thống Obama. Họ thường làm việc đến hết nhiệm kỳ tổng thống, còn các vị đại sứ là các nhà ngoại giao chuyên nghiệp thì làm việc theo nhiệm kỳ của ngành ngoại giao.
Việt Nam là CON TIN dưới góc nhìn Secret Society
Chiến hửu đừng ngạc nhiên tại sao thế giới và người Việt đều đánh đổi ngạc nhiên Donald Trump có thể chiến thắng vẻ vang vậy thì cũng đừng làm lạ khi chiến hửu thấy “Trong Trang Thời Sự Vinh Trương” tôi đã viết trước 1/2/2013 John F Kerry sẽ đãm nhận chức BTNG thì các bạn trách tôi bộ điên sao mà pick kẻ đâm sau lưng chiến sĩ Việt/Mỹ mà làm chức vụ quan trọng hàng số 3 trong chính quyền Mỹ? Thật ra Bonesman Kerry là lảnh chúa thế hệ 3 Skull & Bones 322, ông nầy vô cùng “trật thượng”, muốn show-up Con Tin VN phải thả ngay tức khắc làm quà đăng quang 1/2/2013 là thả ngay khủng bố Việt Tân, Nguyễn Quốc Quân và huynh trưởng Fulbright Lê Công Định. Vì dễ hiểu nó nằm trong chương lịch phần 2 của “Eurasia-1” (từ 1945-2020) Chiến hửu có biết không Kerry đã được 99 phiếu trên 100 là trừ phiếu của đương sự. Có nghĩa quan trọng và cần thiết hơn vị trí được bầu TT của Trump! Còn khi Trump lên thượng phiên chiến hửu sẽ chứng kiến Chiến Dịch Truyền Thông Xám DIỂN BIẾN HOÀ BÌNH sẽ lên cao điểm trước khi đảng cướp Đô + Đất rơi xuống chiều thẳng đứng theo phóng đồ toán học cùng ông thầy TQ của chúng.
Thế nên, lảnh chúa Kerry có trách nhiệm qua VN để góp ý bảo đảm về quan hệ với tân tổng thống Mỹ, việc Ngoại trưởng John Kerry thăm Việt Nam “không ảnh hưởng gì đến việc thay đổi trong chính quyền hay người đứng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ” và chuyến thăm khẳng định “quan hệ Việt/Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy theo đúng hướng mà hai bên đã thiết lập trong khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện” mà trong kịch bản “Âu-Á-Sự-1 đã đề ra. “Điều đó cũng cho thấy dù bất cứ là đảng nào, chính sách của Mỹ cũng là chính sách từ Ngôi Mộ Huyền Bí (secrets of the Tomb)
Tổng thống đắc cử Donald Trump, người của đảng Cộng hòa, sẽ nhậm chức hôm 20/1 tới. Ông Trump đã chọn ông Rex Tillerson, một lãnh đạo của tập đoàn dầu khí ExxonMobil làm người kế nhiệm ông Kerry, nếu được Quốc hội Mỹ phê chuẩn theo đúng hiến pháp.
Tôi nghĩ Ngoại trưởng Kerry có thể có những lời khuyên tốt cho CON TIN Việt Nam về quan hệ với chính phủ mới ở Mỹ để thoát Trung.
“Ông là người nuôi dưởng, bảo vệ Con Tin mà người dân Việt Nam rất coi trọng. Và việc ông sang vào thời điểm này là điều Việt Nam hết sức hoan nghênh. Tôi cũng không có gì ngạc nhiên nếu như ông ấy sang mà lại cho được những lời khuyên rất quan trọng vào thời điểm chuyển giao quyền lực ở nước Mỹ như thế này. Lời khuyên của ông mang tính tổng hợp và rất quan trọng đối với Việt Nam vào thời điểm này”. Ngoại trưởng đương nhiệm của Mỹ đã có những “đóng góp hết sức tích cực” cho quan hệ Việt/Mỹ trong 4 năm qua, cũng như cho quá trình bình thường hóa quan hệ song phương nhiều năm trước đó.
Cả tổng thống đắc cử Donald Trump và người được ông chọn làm ngoại trưởng Rex Tillerson đều sẽ nhanh chóng nắm rõ về quan hệ với Việt Nam và khu vực, do vậy mối quan hệ sẽ tiếp tục phát triển:
“Tổng thống Trump qua những điều Secret Society đã chọn sẽ được biết đã am tường rất nhanh và hiểu rất chắc những vấn đề liên quan đến Việt Nam, những vấn đề liên quan đến khu vực, Biển Đông. Đồng thời là ông ngoại trưởng tuyển chọn là một người cũng rất am hiểu những vấn đề liên quan đến Việt Nam và Biển Đông, bởi vì hồi ông làm chủ tịch tập đoàn dầu khí đó [ExxonMobil] đã là từng muốn tham gia đấu thầu ở ngoài khơi Hoàng Sa qua vệ tinh Corona phát hiện, cho nên chúng ta hảy lạc quan là trong cấp cao nhất về hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ lại có những người hiểu biết về Việt Nam và các vấn đề khu vực. Nước Mỹ là nước thống lảnh chính trị quốc tế. Bộ máy cố vấn và tham mưu của nước Mỹ thì không nghi ngờ gì là sẽ kế thừa, phát triển và bảo đảm những lợi ích của nước Mỹ, trong đó có quan hệ với Việt Nam”.
Vào thời điểm chỉ còn 2 tuần nữa ông Donald Trump sẽ chính thức là tổng thống đứng đầu chính phủ mới của Mỹ, chuyến thăm tuần tới – nếu diễn ra – có phần chắc sẽ là lần cuối ông Kerry đến Việt Nam trong cương vị ngoại trưởng.
Chi tiết của chuyến thăm chưa được các cơ quan ngoại giao của hai nước công bố, nhưng tác giả phỏng đoán là ngoại trưởng Kerry có thể đến thăm một số địa điểm có các dự án liên quan đến Mỹ ở nam trung bộ như cảng Cam Ranh và Đồng bằng Sông Cửu Long y chang lần đầu Kerry xuống Sàigòn không cần chào hỏi chủ nhà vì là CON TIN chớ phải là ông nội đâu!, nên sao khi cầu nguyện Chúa tại nhà thờ Đức Bà là te te xuống vùng Cà Mau gọi là thăm Chiến Trường Xưa trong lăng kính có nên cho KQVN phá đập Tam Hiệp để tạo đại hồng thủy cho nước Tàulảnh đủ, đồng thời cứu cho thông thương đường nước TQ chận trên nguồn để phá hoại đồng lúa VN.
Theo lịnh của Secret Society kỳ nầy "Không có ngoại lệ"
Theo tờ New York Times, chỉ thị này là "không có ngoại lệ" và được gửi qua đường điện tín của Bộ ngoại giao Hoa kỳ hôm 23 tháng 12, các quan chức ngoại giao cho hay. Chỉ thị này làm Hoa Kỳ sẽ không có đại sứ được Thượng viện bổ nhiệm trong nhiều tháng ở những nước quan trọng như Đức, Canada và Anh quốc.
Các chính quyền của cả hai đảng trước đây đều xét trên cơ sở từng trường hợp, cho các đại sứ, nhất là những người có con cái đang đi học, được tại nhiệm thêm vài tuần hay vài tháng.
Chính quyền của ông Trump, trái lại, đã bị Secret Society buộc đưa ra đường lối cứng rắn không cho phép các chính trị gia được bổ nhiệm làm đại sứ được tiếp tục tại nhiệm quá ngày 20/1/2017 với mục đích dỡ bỏ những thành tựu về chính sách đối nội và đối ngoại chủ chốt của người tiền nhiệm Obama.
Các vị tổng thống trước đây của cả hai đảng như Bill Clinton, George W. Bush và Obama đều gia hạn cho các đại sứ được tiếp tục làm việc và thu xếp chuyện cá nhân cũng như công việc ngoại giao quan trọng, trong khi những người kế nhiệm của họ hoàn tất quá trình được cử nhiệm. Kỳ nầy Secret Society coi trọng nguyên guồng máy phải hoạt động như khi bấm nút dây chuyền sản xuất đều cùng chạy một tốc lực khác thường vì chỉ 3 năm phải làm sớm nghỉ sớm một đấu thầu cho một chương trình.
Một quan chức cao cấp trong nhóm chuyển giao của ông Trump nói với báo giới động thái này không có ý xấu gì, và chỉ là chuyện đảm bảo cho các đại sứ ở nước ngoài của chính quyền Obama ra khỏi chính phủ theo đúng lịch trình, cũng như hàng ngàn nhân viên chính trị khác trong Nhà trắng và các cơ quan liên bang vậy.
Secret Society ngầm ám chỉ các vị đại sứ không nên ngạc nhiên vì họ phải rời nhiệm sở vào một ngày đã được chốt cho một guồng máy mới chạy tốc lực siêu thanh trong 3 năm còn lại của 2020 deadline ending Eurasia-1.
Có chỉ thị cho Sĩ quan trực 45 giữ nguyên đại sứ Mỹ tại VN
Cũng theo NYT, lệnh này đã làm đảo lộn cuộc sống riêng của nhiều vị đại sứ. Nhiều người đang chật vật thu xếp việc gia đình và xin visa ở lại các nước họ đang làm việc để con cái họ được tiếp tục học hết năm học, một số nhà ngoại giao Mỹ cho biết.
Đêm hôm thứ Tư, ông Obama tổ chức tiệc chia tay cho các đại sứ là chính trị gia được bổ nhiệm tại Nhà Trắng. Theo những người có mặt tại buổi tiệc, các vị đại sứ được ông Obama chia buồn và họ so sánh cách đối phó với tình hình này ra sao.
Một số vị tỏ ra bất mãn vì bà Melania, vợ ông Trump đã chọn cách ở lại New York để cậu con trai Barron lên 10 tuổi của họ không phải chuyển trường giữa năm học. Vậy mà ông Trump lại không cho phép các đại sứ được gia hạn vì lý do tương tự.
Vì đó là lịnh của Secret Society, Đơn Vị Trưởng ra lịnh … ai dám cải!?!?!?
QUEENBEE-1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét