Bên nhau đi nốt cuộc đời, ngày thứ nhất
van chuong vu <vuwchuong@hotmail.com> From: Cao Tri Phan <than.phong.vic@gmail.com> Sent: 31 December 2016 19:19 Subject: Fwd: Bên nhau đi nốt cuộc đời, ngày thứ nhất ---------- Forwarded message ---------- From: khaihoang t
Bên nhau đi nốt cuộc đời, ngày thứ nhất
Hôm nay vào lúc 1:22
From: Cao Tri Phan <than.phong.vic@gmail.com>
Sent: 31 December 2016 19:19
Subject: Fwd: Bên nhau đi nốt cuộc đời, ngày thứ nhất
Sent: 31 December 2016 19:19
Subject: Fwd: Bên nhau đi nốt cuộc đời, ngày thứ nhất
---------- Forwarded message ----------
From: khaihoang trinh <vttrinhkhaihoang@gmail.com>
Date: 2016-12-31 11:16 GMT+11:00
Subject: Fwd: Bên nhau đi nốt cuộc đời, ngày thứ nhất
From: khaihoang trinh <vttrinhkhaihoang@gmail.com>
Date: 2016-12-31 11:16 GMT+11:00
Subject: Fwd: Bên nhau đi nốt cuộc đời, ngày thứ nhất
Bên nhau đi nốt cuộc đời, ngày thứ nhất
Author: Pv.GNsP | Source: Tin Mừng Cho Người Nghèo | Posted on: 2016-12-30 |
GNsP (27.12.2016) – Từ sáng sớm khi mặt trời chưa ló rạng, sân Hiệp Nhất (sân sau nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – DCCT SG) đã rộn ràng tiếng cười nói, những bước chân vội vã của các linh mục và các TNV chương trình Tri Ân TPB VNCH.
Hôm nay, 27.12.2016, ngày đầu tiên trong đợt 4 ngày họp mặt, trao quà xuân cho các ông TPB VNCH thuộc SG và các vùng phụ cận, được biết số lượng người gần 3000 được phân chia thành 4 ngày, mỗi ngày 2 buổi. Cùng với những chuẩn bị tất bật trong ánh sáng vàng vọt của những ánh đèn đêm, người ta cũng thấy sự xuất hiện của những ông TPB già yếu, tật nguyền, dù chương trình sẽ bắt đầu lúc 8 giờ, nhưng sự nông nóng muốn được gặp gỡ anh em đồng đội cũ được kể lại cho nhau nghe những câu chuyện một thời binh lửa, được nhắc lại với nhau những chiến tích hào hùng, được ngậm ngùi nhớ đến những người bạn đã nằm xuống. Các ông đã vượt qua nỗi khó khăn của tình trạng sức khỏe mà vội vã đến điểm hẹn như đã mời.
Không chỉ những người TPB có tên trong danh sách được mời vào buổi sáng nhưng tình đồng đội họ gọi cả những người TPB khác, ban tổ chức đã không lường được hết họ là bạn của nhau nên đã phân phối tên sang ngày khác. Những ông được gọi vào ngày khác mà đến ngày hôm nay có cả những ông ở những tỉnh thành không nằm trong danh mục của 4 ngày này nghe tin cũng đến, các cha vẫn cố gắng giải quyết bổ sung vào danh sách những người lãnh quà hôm nay, dù việc bổ sung này cũng làm xáo trộn những công việc đã được chuẩn bị từ trước như làm bảng tên, sổ xố Tombola, quà, kể cả phần bánh và phần tiếp nước, nhưng tình thương là chính, có dịp được gặp lại đồng đội để hàn huyên tâm sự là chính, được hát với nhau và vui đùa với nhau là chính.
Các ông được điểm danh bằng tên của mình, kiểm tra bằng cách chính mỗi ông khi được gọi tên dù thương tật không thể đứng lên được nhưng vẫn cất cao giọng hô to số quân của mình. Bao nhiêu năm rồi mới được dịp đọc to số quân. Các ông thường tâm sự có nhiều cái bị quên nhưng số quân không bao giờ quên. Họ hô to số quân là niềm tự hào của người TPB VNCH.
8 giờ kém 15 phút, nhóm giúp vui văn nghệ đã cùng với các ông TPB VNCH hát bài “Việt Nam Việt Nam” của Phạm Duy, một bài hát với điệu March hùng tráng, chuyên chở những lời hát đầy tính nhân từ và lòng yêu nước, một tấm lòng yêu nước quảng đại, vị tha, một trái tim nhân từ, cương nghị, ước mơ “quê hương sáng ngời”, một niềm tin Việt Nam độc lập, tự do, hùng cường, muôn đời. Không khí đại lễ Giáng sinh lại ùa về với buổi họp mặt qua bài hát “Mừng Chúa Ra Đời” của nhạc sĩ Hải Linh, một bài hát “bất hủ” mà mọi người lương giáo đều biết.
Sau hai bài hát mở đầu, linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, DCCT, Trưởng phòng Công lý và Hòa Bình DCCT Sài Gòn, chia sẻ khai mặc buổi họp mặt. Cha Antôn nói về tâm tình tri ân và yêu mến các ông TPB VNCH. Ngài nhấn mạnh về sự hoàn thành, trách nhiệm công dân của quý ông trong một thời đất nước tao loạn, cho dù người ta, cho dù một ai nào đó không công nhận mà còn vùi dập loại trừ các ông thì những can thiệp thô bạo ấy cũng không thể đánh mất niềm tự hào và sự bình an lương tâm của những con người đã cống hiến tuổi xuân, thân thể, sức khỏe của mình cho đất nước, cho dân tộc.
Cha Antôn cũng thông tin về hoạt động của chương trình Tri Ân TPB VNCH do phòng Công lý và Hòa bình DCCT SG thực hiện, không liên đới và không thuộc bất kỳ một tổ chức nào ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Chương trình Tri Ân thuần túy là của các cha DCCT thực hiện cho các ông TPB VNCH được xuất phát bởi sự thúc đẩy Tin Mừng của Chúa Kitô và của mục đích DCCT: đến với những người nghèo khổ và bị bỏ rơi hơn cả nhằm bày tỏ tình yêu thương, phục hồi danh dự và nói một lời tri ân với quý ông.
Chương trình ca hát được khởi sự bằng nhạc phẩm “khúc giao mùa”, một nhạc phẩm nói lên tâm tình của những người yêu lính: “lại mùa xuân nữa, đến trong khói lửa chiến chinh”, “mùa xuân vẫn xanh, xanh như cuộc tình anh với em”… Bài hát làm nao lòng những người một thời ôm súng, đón xuân nơi tiền đồn, “tiền đồn heo hút, nhắc anh những kỷ niệm ấu thơ”. Chương trình được tiếp nối bằng những bài ca tiếng hát của chính các ông TPB VNCH. Tiếng hát của người TPB không còn mạnh mẽ, không còn trong trẻo, không còn trầm bổng như một thời trai trẻ, nhưng tràn đầy cảm xúc, cảm xúc của những con người đã đi qua những năm tháng khổ đau, tật nguyền, bị phế bỏ, miệt thị và loại trừ. Những khuôn mặt già nua, nhăn nheo đầy khuyết tật, nhăn nhó thả những làn hơi nặng nhọc nhưng chứa đựng hạnh phúc, hân hoan. Có những ông đã phải dựa lưng vào tường sân khấu để hát lại những bài tình ca một thời mình đã yêu, câu được câu không, câu đúng câu sai, lắp ráp đầu đuôi lộn xộn nhưng vẫn hát, hát như chưa bao giờ được hát. Thời giờ có hạn, nhiều ông đã buồn bã vì chưa đến lượt mình đã phải chấm dứt chương trình.
Bài Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương đã đánh dấu sự kết thúc buổi họp mặt, xúc động làm sao khi hát những lời “sáng cuộc đời lành, mừng người vì nước quên thân mình”, hôm nay, những người làm chương trình muốn gửi đến những người “vì nước quên thân mình” những lời chúc “sáng cuộc đời lành”. Các cha và các bác sỹ đã trao tận tay mỗi ông một phong bì quà tiền mặt 1 triệu đồng, một gói bánh đem về làm quà cho con cháu ngày ông nội, ông ngoại đi gặp bạn bè thời đi lính cũ.
Chương trình kết thúc lúc 9 giờ 45, mọi người ra về, họ ôm nhau, ngấn lệ, họ bắt tay nhau hẹn ngày gặp lại, họ xót xa, tiếc nuối cho buổi họp mặt trôi qua nhanh chóng.
Các ông TPB VNCH ra về, các TNV lại lao đầu vào xếp ghế, vệ sinh sân nhà thờ, chuẩn bị bảng tên, quà, sổ xố cho buổi họp mặt buổi chiều.
Buổi sáng có 438 quý ông TPB VNCH tham dự và nhận quà.
Buổi chiều chương trình được thực hiện tương tự cho 320 ông TPB tham dự và nhận quà.
Giữa mỗi buổi có sinh hoạt xổ số Tombola, mỗi buổi 10 phần quà cho 10 giải thưởng, cuộc xổ số đã mang lại những tiếng cười ngất ngây cho các ông, những giây phút trẻ trung, hồn nhiên và vô tư.
Cám ơn trời, cám ơn đời, cám ơn mọi người, cám ơn những ai “đã mang tình thương đến với lính”. Ước gì có nhiều buổi họp mặt tiếp tục để những con người đang đi “nốt cuộc đời” mình cảm nhận được sự đồng hành bên nhau đầy yêu thương.
Sent from Outlook
From: BMH <amsfv@aol.com>
Sent: 30 December 2016 11:23
Subject: Tổng hợp: Một Chút Tình Gởi Đến Thương Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa....Vào Những Ngày Cuối Năm ....
Sent: 30 December 2016 11:23
Subject: Tổng hợp: Một Chút Tình Gởi Đến Thương Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa....Vào Những Ngày Cuối Năm ....
BMHWashington, D.C
Một Chút Tình Gởi Đến Thương Binh
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa..
Vào Những Ngày Cuối Năm
Kính thưa Quý Vị, Quý NT và CH....
Trong những ngày cuối năm, khi toàn thể nhân loại và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đã đón mừng Giáng Sinh 2016 và đang chuẩn bị đón mừng năm mới Dương Lịch và Đinh Dậu 2017...
Xin Quý Vị, Quý NT và CH....đừng quên hoàn cảnh cơ cực, lầm than của đồng bào ruột thịt tại quê nhà, và nhất là hoàn cảnh khó khăn, thương tật, bịnh hoạn, nghèo khổ và bị bạc đãi, trong những ngày tháng cuối đời của những Thương Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa..
Mong lắm thay....
Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH...
Một số hình ảnh, video clips và bản tin, về những hoạt động của những tấm lòng vị tha, của những vị lãnh đạo tôn giáo, mạnh thường quân, và tình nguyện viên, đã mang đến hơi ấm của tình thương, sười ấm phần nào cho những Thương Binh QLVNCH trong những ngày lạnh cuối năm...
Xin mời Quý Vị theo dõi và mong Quý Vị quan tâm...
Chân thành cảm tạ..
BMHWashington, D.C
BMHWashington, D.C
-----Original Message-----
From: Be Nguyen <msbedaycare@msn.com>
Sent: Thu, Dec 29, 2016 4:26 pm
Subject: Fw: Thương Phế Binh VNCH – Họ là những ai? Bai viet rat cam dong!
From: Be Nguyen <msbedaycare@msn.com>
Sent: Thu, Dec 29, 2016 4:26 pm
Subject: Fw: Thương Phế Binh VNCH – Họ là những ai? Bai viet rat cam dong!
Thương Phế Binh VNCH – Họ là những ai?
“Bên nhau đi nốt cuộc đời” là chủ đề chính trong chuỗi ngày tri ân các Thương Phế Binh. Tôi may mắn được dìm mình vào các hoạt động thuộc khu vực dành cho các tình nguyện viên trợ giúp các TPB việc đi lại để họ dễ dàng hơn khi đến tham dự chương trình. Từ sáng sớm đến chiều tối, hàng ngàn TPB từ khắp nơi lũ lượt đưa nhau tới vui như trẩy hội.
Những ngày cuối năm Bính Thân này ai có cơ hội đặt chân đến Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn thì cảm nhận được một suối nguồn tình yêu đang chan chứa nơi đây. Đó là một thứ tình yêu diệu vời nối kết con người của các thế hệ, của nhiều tầng lớp, cả Nam – Bắc Việt Nam. Sự liên đới này được tỏ hiện qua chương trình Tri ân Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa mà DCCT đang tổ chức từ ngày 27 đến 30 tháng 12 năm 2016.
Họ là những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã bị lãng quên từ sau năm 1975 khi cộng sản miền Bắc đặt quyền bính tại miền Nam. Họ là những người đui mù, cụt tay, mất chân, câm điếc… vì chiến tranh, họ đã để lại nơi xa trường một phần thân thể của mình. Tất cả họ đều chiến đấu vì Tổ Quốc Trên Hết, thế nhưng, lịch sử do người cộng sản viết nên lại biến họ trở thành “ngụy quân”.
Với sự tuyên truyền từ bộ máy cai trị của cộng sản Bắc Việt đã khiến cho biết bao thế hệ trẻ bị tê liệt não trạng, đã đẩy những con người Việt Nam miền Nam vào những trạng thái đau khổ và tồi tệ. Họ đã tạo nên một xã hội Việt Nam trước và sau 1975 đầy nghi kỵ và dối trá, con người trở nên bất nhân với nhau nhiều hơn, và hàng chục ngàn TPB Việt Nam Cộng Hòa là những nạn nhân thực thụ.
Tôi ngắm nhìn từng khuôn mặt khắc khổ, từng thước da đen sạm, từng vết thương hằn sâu, chứng kiến từng sự khó khăn trong sinh hoạt khi đi lại hay lúc vệ sinh của họ mới thấy hết được những đau đớn cả về thể xác và tinh thần mà họ đã, đang phải gánh chịu.
Một bác hơn 70 tuổi ngồi xe lăn, người Sài Gòn, bác rất lịch sự, nhã nhặn, tôi đẩy bác di chuyển đi lại vào nhà vệ sinh, bác đứng không vững, bác hết lời cám ơn tôi. Bác nói về những trận binh biến đã qua mới thấy được tấm lòng của bác đối với anh em cùng trang lứa ngoài Bắc. Bác nói: “Cộng sản rất tàn ác. Nhưng tôi vẫn yêu mến những người lính bên kia chiến tuyến, họ cũng là dòng máu Lạc Hồng, cũng là anh em của mình. Trong đời lính tôi đã nhiều lần nhiều cách giúp những lính bại trận miền Bắc được sống và đối xử với họ nhân đạo”.
Bỗng nhiên tôi nhớ đến một người lính Bắc Việt mà tôi đã từng trò chuyện, ông này nói rằng: “Dù trong chiến đấu sinh tử nhưng người lính VNCH họ có cái nhân tâm lớn, trong số những người tôi được tiếp xúc thì họ là người có trí thức, lòng yêu nước và hiểu biết. Tuy nhiên, quá khứ đã đi vào lịch sử, khi đó buộc chúng tôi phải cầm súng bắn họ, nếu thời gian quay trở lại thì chúng tôi sẽ không bao giờ làm con thiêu thân để huynh đệ tương tàn như xưa nữa”.
Trên khóe mắt nhăm rúm của nhiều người lính già VHCH đang hiện diện hôm nay có những giọt lệ thâm sâu. Những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc và ấm áp tình người. “Đã lâu lắm, lâu lắm rồi đấy anh bạn trẻ ạ, chúng tôi mới có được cảm nhận của tình yêu thương mà mọi người đem lại cho chúng tôi” –một bác cầm tay tôi bày tỏ. Khóe mắt tôi cay xè cùng sự ấm áp của hai bàn tay, hai thế hệ, hai miền Nam Bắc.
Những người lính già nua này vẫn thể hiện được cái tinh hoa của tuổi trẻ, sự tài tử, hào hoa và phong lưu qua những bài hát về đời lính, qua sự hứng khởi nhún nhẩy theo nhịp đàn, tiếng hát, sự reo hò vui tươi sau những lời nói đượm chất hài hước. Là người lính nhưng họ không khô khan, không sắt máu, không lạnh lung. Dù thời gian có lùi xa vào dĩ vãng, dù bị kiềm hãm, chôn vùi, nhưng những đức tính của họ có lẽ không bị mai một, mất đi.
Là một người trẻ chìm mình vào với các TPB VNCH; tôi thiết nghĩ, lịch sử phải trả lại cho họ sự thật, xã hội phải trả lại tên cho họ đúng nghĩa, họ xứng đáng được xã hội tôn trọng và tri ân. Mười người lính già đều trả lời như một: “Chúng tôi chiến đấu để bảo vệ tổ quốc Việt Nam, Tổ Quốc Trên Hết, chiến đấu vì tự do và nền dân chủ của Tổ Quốc”, trước câu hỏi của tôi: “Các bác đã chiến đấu vì cái gì?”.
Paulus Lê Sơn
Phóng sự: Hoạt động Chương trình “Tri Ân TPB – VNCH” năm 2016
Nhân sự kiện Chùa Liên Trì bị giải tỏa hoàn toàn trong ngày 08.09.2016 vừa qua, GNsP xin giới thiệu một đoạn video về chương trình “Tri Ân TPB – VNCH” do các linh mục DCCT Sài Gòn thực hiện. Chương trình này khởi đầu do Hòa Thượng Thích Không Tánh và các Chư Tăng Chùa Liên Trì thực hiện trong nhiều năm trước khi chuyển giao cho các linh mục DCCT Sài Gòn. Mặc dù video này trình bày về sinh hoạt của chương trình, nhưng Video này như là một chứng từ về một con người, một ngôi Chùa đong đầy yêu thương, từ bi, với những con người khốn khổ. Sự hiện diện và nơi chốn dung thân của nững kẻ nghèo đã bị phá hủy.
Xin click vào link ở dưới:
Tri Ân TPB VNCH – Cuộc hội ngộ của tình thương
GNsP (29.12.2016) – Sáng ngày 28.12.2016, ngày thứ hai trong bốn ngày của chương trình “Bên nhau đi nốt cuộc đời” Xuân 2017, ông TPB Phạm Văn Em được gọi tham dự buổi họp mặt lần này. Tại đây, ông được gặp lại cha Vinhsơn Phạm Trung Thành và TNV Phạm Nhật Thịnh.
Năm 2014, trong chương trình đi thăm các TPB, Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại – người phụ trách chương trình đã dẫn đầu một phái đoàn gồm có linh mục Vinhsơn Phạm Trung Thành các các TNV đi thăm ông Phạm Văn Em tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Khi đến thăm, đoàn đã không ngăn được sự xúc động khi chứng kiến hai ông bà sống trong một túp lều được che bằng những tấm biểu ngữ cũ kỹ, vách được dựng bằng những tấm ván lượm lặt đó đây. Căn lều quá tồi tàn của ông bà nằm bên bãi rác của thành phố trong khu vực xóm rác. Mùi hôi thối nồng nặc xú uế bốc lên, ngột ngạt. Căn lều bên cạnh của người con dâu của ông bà và hai cháu nội vừa chịu tang người cha – là con trai của ông bà bị tai nạn trên đường đi bán rác thải.
Trong cuộc thăm hỏi, các cha được biết ông ao ước có được một con bò để chăn nuôi sinh sống, còn nhớ cha Vinhsơn đã hỏi ông tại sao ông không mua một cặp dê, giá tiền mua dê rẻ hơn một con bò, chúng tôi dễ chia sẻ với ông hơn, ông đơn sơ trả lời với chiếc chân duy nhất còn lại ông không thể đuổi kịp con dê khi nó chạy, con bò chậm rãi và dễ dàng chăm sóc hơn. Không đủ kinh phí để nâng đỡ ông, đoàn đành ghi nhận chờ cơ hội để có thể làm ông được thỏa mãn ước nguyện. Trong bài phóng sự tường lại cuộc viếng thăm này, một vị hảo tâm biết được đã liên lạc với các cha để đảm nhận giá thành của một đôi bò, gấp đôi ước nguyện của ông. TNV Thịnh là người liên lạc để mua cặp bò trao cho ông theo ý kiến của cha Giuse Đinh Hữu Thoại.
Hôm nay, họ gặp lại nhau, ông Phạm Văn Em không giấu được niềm vui đã ôm chầm lấy TNV Thịnh, ông Em cho biết cặp bò năm ấy đã sinh sôi nảy nở để hiện nay ông có 5 con bò và cặp dê của chương trình gửi biếu ông giờ đã có cho ông một đàn dê nhỏ. Ông ngỏ lời với cha Vinhsơn muốn được dâng một con bò đực cho cha và các TNV để ăn mừng. Cha Vinhsơn từ chối không dám nhận con bò này vì “vốn khởi nghiệp” cặp bò ban đầu là của vị hảo tâm, thành quả cho đến hôm nay là mồ hôi nước mắt và sự tằn tiện của cả gia đình ông. Hơn nữa, hỏi thăm, được biết, ông vẫn chưa dựng cho mình một căn nhà cho tử tế hơn mà hai ông bà vẫn còn trú ngụ trong túp lều tềnh toàng năm cũ, người con dâu góa phụ trẻ vẫn còn mang trên vai gánh nặng nuôi hai đứa con mồ côi cha. Cha Vinhsơn nói: “ông dùng tiền bán con bò này, để dựng căn nhà cho hai ông bà ở và lo cho hai đứa cháu mồ côi”. Ông Phạm Văn Em lại đề nghị cha nhận một con dê để làm một bữa tiệc cám ơn các TNV. Cha Vinhsơn tiếp tục từ chối và xin ông hãy cứ bình an, để mưu sinh và gầy dựng cuộc sống tốt hơn cho gia đình ông và con cháu ông.
Có những hạt giống, chúng ta cố gắng chung tay nhau gieo vãi vào một thời điểm nào đó, rồi ta quên đi theo năm tháng bởi vô vàn những bận rộn hằng ngày, nhưng Chúa cho mọc lên, đơm hoa kết trái đến không ngờ. Xin tạ ơn Chúa, cám ơn mọi người thân yêu đã bên nhau đi “nốt cuộc đời”.
Sau đây là một vài hình ảnh về cuộc hội ngộ kỳ thú này:
Pv.GNsP
Rat xuc dong khi duoc xem nhung hinh anh that, nguoi that, ma cach day hai nam (2014), toi da lien lac duoc Cha Dinh Huu Thoai , Cha Vinh Son va Co Huyen Trang de thuc hien uoc mo cua anh TPB nay. Toi la nguoi ngoai dao, nhung toi tin co Chua o tren Troi. Toi xin cau nguyen cho gia dinh anh , cung gia dinh con dau, chau noi anh, va tat ca cac anh TPB dang song tai que nha duoc an lanh.
BMH: Vị Mạnh Thường Quân trên đây là người bạn đời của một Chiến
Sĩ Hải Quân QLVNCH, hiện đang cư ngụ trong vùng Falls Church,
Virginia..
Cám ơn Chị PĐC...
Thứ Tư, ngày 28 tháng 12 năm 2016
Tri ân Thương Phế Binh VNCH 2017:
Hãy đến với họ bằng tình thương..
S
Sáng ngày 27 Tháng 12, 2016, tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn tổ chức khai mạc chương trình Tri ân Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Xuân 2017 với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”. Ngày đầu tiên đã có khoảng hơn 715 thương phế binh (TPB) từ vùng Sài Gòn và phụ cận có mặt.<!>
Theo ban tổ chức chương trình thì năm nay tổ chức trong 4 ngày từ 27 đến 30 Tháng 12, 2016 sẽ trao quà cho các TPB VNCH ở Sài Gòn và các vùng phụ cận (Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An). Mỗi TPB sẽ nhận được một phần quà tết và 1 triệu đồng.
Ngoài các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) và phòng Công lý Hòa bình đứng ra tổ chức còn có sự cộng tác nhiệt thành đến từ các thành phần công dân trong xã hội như bác sĩ, nhà giáo, thanh niên, sinh viên để phụ giúp cho chương trình diễn ra thành công và ấm áp tình người.
Danh sách các thương phế binh ghi danh trong chương trình Tri ân TPB VNCH do phòng Công lý và Hòa Bình DCCT Sài Gòn thực hiện đã lên đến con số 5157 người. Tuy nhiên vì vấn đề thống kê kế toán và tình hình tài chính các linh mục tạm thời dừng lại con số những TPB ghi danh trước ngày 1 Tháng 12, 2016: Con số đối tượng chính để thực hiện chương trình Giáng Sinh và năm mới là 4970 người.
Một thương phế binh chia sẻ rằng: “Chúng tôi đã và đang sống trong những sự ruồng bỏ và kiềm kẹp từ xã hội này (chính quyền cộng sản), những năm gần đây các Linh mục DCCT tổ chức cho chúng tôi có cơ hội gặp mặt, đem đến cho chúng tôi sự an ủi trợ lực rất lớn, chúng tôi chân thành cám ơn những tấm lòng hảo tâm đã nhớ đến chúng tôi”.
Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cựu Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, và là một trong những người khởi xướng chương trình Tri ân TPB đã chia sẻ với các cộng tác viên: “Chúng ta hãy đến với họ bằng tất cả tình thương”.
Một bạn sinh viên đến từ Đồng Nai chia sẻ: “Chúng tôi đến đây để trợ giúp họ bằng những hành động cụ thể, bày tỏ lòng yêu mến và sự liên đới với họ cũng là với đất nước Việt Nam chúng ta”.
Chương trình Tri ân TPB Việt Nam Cộng Hòa tại DCCT Sài Gòn được khởi động từ năm 2014, và điều đặn hàng tháng, hàng năm tổ chức khám chữa bệnh, phát quà, các vật dụng cần thiết như xe lắc, xe lăn, nạng chống v.v… cho các TPB.
Paulus Lê Sơn
**********************
** Nhìn Quý CH hãnh diện trong quân phục QLVNCH...
Cảm động đến ứa nước mắt.. BMH
Paulus Lê Sơn
** Video clip: Tại quốc nội…Trực tiếp Chương trình Tri Ân Thương Phế Binh với chủ đề Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời sáng ngày 28.12.2016
https://www.facebook.com/CONGHOATHOIBAO/videos/1837454103159743/?hc_ref=NEWSFEED
ĐÊM CANH THỨC GIÁNG SINH
CỦA TPB- VNCH TẠI KHU NHÀ TRỌ NGHÈO.
*****************************
Hoạt động của Compassion Vietnam & Thân hữu...
Yểm trợ Thương Binh QLVNCH...
Đêm NOEL..24 - 12 - 2016
Kính gửi : BS Phan minh Hiển
-- Ânnhân Pierre&Maurice Nicolas
Cộng Đồng Ânnhân Compassion_V N
Một Mùa NOEL nữa đang về trên Quê Hương V.N, với những mảnh đời điêu linh khốn khổ!
AnhEm TPB&Một số Chi.Em QP.VNCH đang mòn mỏi với đời sống vá víu từng ngay, với những lo toan cơm áo, gìn giữ mái ấm cái nhà của gia đình, cho con cái trước giông bão của cuộc đời!
Trước hoàn cảnh ấy, AnhChi.Em chúng tôi rất biết ơn trước nghiẵ tình cao qúy của Ânnhân, suốt bao năm qua đã bền bỉ chung sức với Hội Đoàn Compassion_V.N, những dịp lễ Tết đã rộng lòng giúp đỡ cho chúng tôi có được những phần Qùa! sự chia sẻ của qúy Ânnhân khiến cho chúng tôi có được phần nào cảm giác an ủi ấm lòng giữa lúc tiết trời trở lạnh lúc cuối đông!
Dẫu xa cách một đại dương, nhưng vẫn còn những Ânnhân, những tấm lòng hướng về quê hương cố quận, để nâng đỡ, vực dậy cuộc sống chúng tôi, tiếp cho AnhChi.Em TPB&QP. VNCH còn ở lại quê nhà có chút niềm tin, chút động lực để tồn tại, tiếp tục kéo dài cuộc sống mà đợi chờ một Ngày Mai tươi sáng hơn..
Thưa Ânnhân
Vào dịp cuối năm, một số AnhChi.Em chúng tôi có tên dưới đây là những TPB/QP..VNCH đang gặp cảnh khó khăn, đã nhận được sự cứu giúp của Ânnhân, qua chương trình cứu trợ nhân đạo của BS Phan minh Hiển & Compassion_V.N để mừng ngày Chú@ Giáng Sinh ..số tiền này đã an ủi nâng đỡ tinh thần chúng tôi thêm chút nghị lực để vượt qua những cơn khổ nạn ở v.n!
Một lần nữa xin Ânnhân Pierre&Maurice Nicolas cùng Cộng Đồng Ânhân Hải Ngọai Compassion_VN và BS Phan minh Hiển nhận nơi đây những rung động biết ơn được tự đáy lòng của AnhChi.Em chúng tôi
Xin ghi nhận "Tình Chiến Hữu--Nghĩa Đồng Bào" qua những phần Qùa của qúy vị
Kính Thư
Thay mặt TPB/QP/VNCH
Ngô duy Thế & một số AnhChi.Em
1- Phan văn Vĩnh
2- Nguyễn văn Sáng
3 - Phan Thời
4 -- Lê thị lâm Quyên ( Vợ PB Nguyễn văn Lẹ...vừa chết!)
5 - Đoàn quang Thi
6 - Lê Nhung
7 - Lê thị Luyện
8 - Phạm thị Phước
9 - Nguyễn văn Nhỏ
10 - Nguyễn thành Thảo
11 - Nguyễn Nhật
12 - Hồ thị Hết
13 - Giã thanh Nhàn
14 - Trần thị Huệ
15 - Nguyễn công Bốn
16 - Nguyễn ngọc Ẩn
17 - Đào ngọc Tuynh
18 - Đặng thị Hiền
19 - Nguyễn văn Vịên
20 - Võ thành Long
21 - Trần mạnh Tiến
22 - Bùi văn Mười
23 - Lê văn Sơn
24 - Trần văn Châu
25 - Ngô duy Trọc
26 - Phùng thị Sàng
27 - Nguyễn đình Thịnh
28 - Phạm Thảo
29 - Trần Trạng
30 - Phạm văn Qúy
31 -Nguyễn Đậu
32 - Nguyễn văn Hổ
33 - Lê Châu
34 - Lê văn Cho
# Đính kèm: Biên nhận & một số hình ảnh AnhChi.Em..
TPB&QP. đã nhận phần Qùa 500.000$ v.n
Nguyễn Đậu & Phan văn Vĩnh
Bùi văn Mười & Nguyễn văn sáng
Phan Thời
Qủa Phụ Lê thị lâm Quyên
5&6_Đoàn quang Thi & Lê Nhung
7_QP. Lê thị Luyện
8_QP. Phạm thị Phước
9_ Nguyễn văn Nhỏ
10_ Nguyễn thành Thảo
11_Nguyễn Nhật
12_ QP. Hồ thị Hết
13_Giã thanh Nhàn
14_QP. Trần thị Huệ
15&16_Nguyễn ngọc Ẩn và Nguyễn công Bốn
18_QP. Đặng thị Hiền
19_Nguyễn văn Vịên
20&21_ Võ thành Long và Trần mạnh Tiến
24_Trần văn Châu
31_ Phạm văn Qúy
33_Nguyễn văn Hổ
34_Lê Châu
35_Lê văn Cho
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét