Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

SỬ HỌC - CÁC PHƯƠNG THỨC “PHUN KHÓI” PHỔ BIẾN TRONG SỬ HỌC


SỬ HỌC - CÁC PHƯƠNG THỨC “PHUN KHÓI” PHỔ BIẾN TRONG SỬ HỌC

SỬ HỌC
Nguyễn Trọng Dân

Bổn phận của sử học không phải là ghi lại sự kiện xảy ra trong lịch sử hay trích dẫn sao chép quan điễm , sự kiện từ các tài liệu chưa được khảo nghiệm mức giá trị sự thật về sử.
Bổn phận của sử học là nghiên cứu , tìm ra & khẳng định sự thật của những sự kiện.

Trong quá trình phát triển của nhân loại , những sự kiện chính trị, quân sự , ngoại giao hôn nhân , ám sát  xảy ra trong sử hầu hết điều khởi xuất từ những âm mưu , những toan tính những mưu kế , những tham vọng chứ không phải là bởi bản chất tự nhiên như bệnh dịch , bảo lụt , hạn hán.
Do đó , sự che đậy sự thật là một điều rất cần thiết để những tham vọng , mưu kế , toan tính đạt được mục đích.
Vì vậy , những sự kiện xảy ra trong chính trị , chiến tranh , ngoại giao hôn nhân , etc…, được ghi lại trong chuyển biến lịch sử của loài người điều cố gắng che dấu sự thật đàng sau.

Các sử gia hiện đại lần hồi đã cố gắng thoát ra khỏi tập quán lập lại như vẹt những gì viết lại mà bắt đầu khảo cứu , làm thí nghiệm để kiểm chứng cũng như tìm ra sự thật được che dấu trong các ghi chép của tài liệu sử.

Một THÍ DỤ nhỏ nhoi sau đây cho thấy sự kiện ghi lại trong sử che dấu sư thật nhưng mà được lập đi lập lại , trích dẫn như vẹt ở mọi tài liệu sử:

“Quân Tây Sơn , hai người cõng ( hoặc là võng ) một người ngủ , cứ thế thay phiên nhau hành quân suốt đêm …”
Bây giờ thử phân tích logic trước khi trích như sáo lập lại như vẹt.

Nguyễn Huệ đăng quang là ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788.
Quân Tây Sơn ngay sau ngày đăng quang đi suốt đêm nào người , nào ngựa , nào cơm gạo vũ khí , áo quần…tới 29 tháng 11 năm Mậu Thân 1788 ra đến được Nghệ An (4 ngày).
Tại đây , đức Vua dừng lại 10 ngày , tuyển thêm binh làm tổng số lên đến 10 vạn (tức là từ 29 tháng 11 đến 9 tháng 12 cùng năm 1788).
Đám tân binh này sau đó được thảy vào quân trường kiểu như Thủ Đức hay Đồng Đế Nha Trang chẳng hạn, tập luyện đội ngũ , võ nghệ…đủ các thứ TRỞ THÀNH MỘT LỰC LƯƠNG VÔ CÙNG THIỆN CHIẾN THEO LỜI KỂ CỦA BINH SĨ THANH QUÂN KHI THOÁT ĐƯỢC VỀ TỚI BIÊN GIỚI cũng chỉ trong vòng 10 ngày dừng lại đó ở Nghệ An.
Sau đó Quang Trung rầm rộ làm lễ duyệt binh tốt nghiệp , và tiến ra Vùng I chiến thuật tại TAM ĐIỆP, tới TAM ĐIỆP vào ngày 20 tháng 12 năm Mậu Thân 1788.

NHƯ VẬY TỪ NGÀY 29 THÁNG 11 Ở NGHỆ AN CHO ĐẾN 20 THÁNG 12 CÙNG NĂM MẬU THÂN 1788 RA ĐẾN TAM ĐIỆP, tổng cộng là 21 ngày, trong đó, Vua Quang Trung vừa TUYỂN QUÂN, vừa luyện 10 vạn tân binh tại quân trường mất hết võn vẹn 10 NGÀY DỪNG LẠI , MƯỜI MỘT NGÀY còn lại tức tốc ra TAM ĐIỆP nào 200 voi chiến , súng ống đạn dượt , 2 người cõng hay võng mà đi suốt đêm.
Bây giờ , nếu chúng ta làm một cuộc thí nghiệm , cho ba tráng đinh cùng cân cùng khỏe mạnh , hai người võng một người , xem thử họ đi được bao xa mỗi giờ & trong bao lâu , rồi người trong võng thay thế một người , một người kia phải võng tiếp cho đến khi được thay thế…
Nếu được bảo trợ tài chánh lớn hơn , thử tụ tập 2000 người , diễn lại cách hành quân của quân Tây Sơn như Sử viết xem có đúng hay không?
Riêng bản thân người viết phản hồi này đã làm cuộc thử nghiệm 3 người cõng một người , chỉ sau 329 phút , không ai có thể tiếp tục được nữa dù 3 người được mướn trong cuộc thử nghiệm (experiment), mạnh khoẻ ngang cân & làm nghề ba gác mỗi ngày & đoạn đường đi bằng phẳng không đồi núi dốc cao như đoạn đường của Quang Trung & Tây sơn hành quân.

Dông dài như thế để làm gì?

Rõ ràng các chiến lược gia Tây Sơn PHUN ĐỦ THỨ KHÓI MÀU cố tình che dấu ĐẠI QUÂN TÂY SƠN ĐÃ RÌNH RẬP Ở TAM ĐIỆP TỪ LÂU CHỜ LỆNH VÌ BIẾT TRƯỚC QUÂN THANH SẼ TRÀN QUA NAY MAI….
Lên ngôi (double agent), hành quân luộm thuộm chỉ là giả để che mắt tình báo quân Thanh, khiến Tôn Sĩ Nghị bị thông tin sai lệch mà lơ là phòng thủ.
Các sử gia (phóng viên chiến trường) lúc ấy thấy sao ghi vậy hoặc là được lệnh ghi vậy ….
(Còn nhiều bằng chứng khác không thể trình làng ra đây )

THẾ LÀ , CÁC SỬ GIA TRỌNG TRÍCH ĐỜI SAU cứ thế mà bàn xuôi bàn ngược , tràn lan khắp mọi sách vở , bình dân bá tánh vẫn cứ đinh ninh đó là sự thật.
Bổn phận của Sử học không phải lập lại , hay Trích dẫn mà phơi bày Sự thật về Sử cho nhân thế.

TẠI SAO TÔI PHẢI DÒNG DÀI NHƯ VẬY?

XIN MỌI NGƯỜI HÃY NGHIỆM LẠI NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ BIẾT HOẶC NHỮNG GÌ SÁCH VIẾT VỀ VIỆT NAM CỘNG HÒA (kể cả những memoir đầy mục đích che đậy của Kissinger , Văn Tiến Dũng , Trần Văn Trà hay của những tên phóng viên chiến trường của CBS name XYZ , sử gia name XYZ , “no peace no money”, etc …mấy cái Wikili , zzzz!)

TẤT CẢ CŨNG GIỐNG NHƯ CHIẾC XE TĂNG CÁN CỬA DINH ĐỘC LẬP VỚI LÁ CỜ MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG
(Hint 1: Hãy điều nghiên về lò nguyên tử tại Đà lạt sẽ hiểu thêm một chút về sự thật liên hệ. Một đất nước Việt Nam Cộng Hòa bị pháo kích quăng lựu đạn chết như rạ mỗi ngày mà xây lò hạch tâm 1963 , có thiệt không vậy ….)

ABC says:
Thế ông không tin là VNCH có lò nguyên tử Đà lạt do Hoa Kỳ xây dựng,Tổng thống Ngô Đình Diệm khánh thành tháng 10 năm 1963 à ?
Bộ cứ nói đến lò nguyên tử là để làm bom nguyên tử ? không để làm những thí nghiệm khoa học khác được sao ?
Nhân đây tôi cũng kể lại một bài báo cũ, được đăng trên một tờ báo trong nước đã lâu, không biết có ai để ý:
Trước năm 1975, lò hạt nhân ĐàLạt được lãnh đạo bởi một ê kiếp chuyên viên, đứng đầu là một Tiến sĩ Nguyên tử lực học tốt nghiệp tại Hoa kỳ.
Sau khi ” giải phóng”,chính quyền mới bổ nhiệm một ban lãnh đạo mới từ bắc vào, người đứng đầu là một tiến sĩ nghe nói tốt nghiệp ở đông âu.
Và cứ thế, thời gian trôi qua gần 20 năm.
Năm 1995, khi gần nối lại bang giao,phía Mỹ yêu cầu VN cho họ kiểm tra lại lò nguyên tử Đà lạt mà họ đã xây cất, xem mấy chục năm qua, có rò rỉ gì không, phái đoàn đến làm việc, thì được biết, bao năm qua, nhà máy mang tiếng là hạt nhân, nhưng chỉ làm những việc gì đâu, không có gì liên quan đến hạt nhân cả, và cái thỏi nguyên liệu uranium, cái tim của nhà máy mà Mỹ cung cấp trước kia, không còn có ở vị trí cũ !
Thế là mọi người buộc phải đi tìm, sau cùng thì người Mỹ thấy nó nằm trong nhà kho,nơi chứa các đồ lề cuốc xẻng và dụng cụ bảo trì, mà bao năm qua, chẳng ai biết nó là cái cục gì nữa !
Cũng may là cái cục “sắt” đó trông không có giá trị với bên ngoài, nếu không thì cán bộ nhân viên nhà máy cũng đã được bửa rượu !

Nguyễn Trọng Dân says:
Tớ bị back fired !
Đương nhiên sự thật là có lò nguyên tử. Ở đây chỉ muốn hỏi ( hint )
TẠI LÀM SAO hay tại mần răng MỘT ĐẤT NƯỚC CÓ CHIẾN TRANH PHÁO KÍCH NHƯ THẾ , MÀ HOA KỲ TỈNH BƠ GIÚP VIỆT NAM CỘNG HÒA XÂY LÒ NGUYÊN TỬ
TẠI LÀM SAO hay tại mần răng ĐỂ NGUYÊN VẸN CÁI LÒ NÀY CHO LIÊN XÔ DÒM… KỸ THUẬT MỚI ,
(chưa kể còn lọt cái cục gì gì đó… Đâu mà cẩu thả vậy…)
etc….
Kính


CÁC PHƯƠNG THỨC “PHUN KHÓI” PHỔ BIẾN TRONG SỬ HỌC 

Như đã đề cập đến phản hồi trước , mọi sự việc xảy ra trong sử bởi do chính trị , quân sự , ngoại giao , ám sát…etc… đều cần có sự che đậy để mục đích & âm mưu có thể tiến hành suông sẻ và thành công. Do đó sử học tràn ngập những sự kiện mang tính smoke screen để che đậy . Qua năm tháng đào bới sự thật , các sử gia hiện đại lần hồi đúc kết được một số biện pháp phun khói che đậy trong sử.

(1) Phương pháp 1: KÍN KÍN HỞ HỞ
Tung ra những tài liệu…”MẬT” có tính toán

Thí dụ:
“Cuối tháng 1, tướng Westmoreland cảnh báo rằng, nếu tình hình gần khu phi quân sự và tại Khe Sanh xấu đi một cách trầm trọng, có thể sẽ phải sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hóa học”, một tài liệu TUYỆT MẬT khác (dài 106 trang) viết.” -Trích từ Thái An,

Thái An says:
Vì sao giới khoa học Mỹ phản đối dùng vũ khí hạt nhân để tấn công chống lại Việt Nam

Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ nhiều lần khởi thảo kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Việt Nam và Lào, nhưng rồi đều hủy bỏ. Theo một số tài liệu được giải mật, các nhà khoa học Mỹ cảnh báo, việc tấn công hạt nhân ở Đông Nam Á là “lợi bất cập hại”.
Hồi giữa thập niên 60, khi chiến tranh Việt Nam đang khốc liệt, Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu một nghiên cứu để xác định tính khả thi và thích đáng của việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Việt Nam, nhằm phong tỏa đường mòn Hồ Chí Minh, phá hủy các căn cứ quân sự, cảng biển, hoặc tàn sát một lượng lớn bộ đội Việt Nam…
Bản nghiên cứu năm 1967 có tựa đề “Vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Đông Nam Á” và được giải mật nhiều năm sau đó. Điểm mấu chốt của nghiên cứu này là việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam sẽ không đem lại cho Mỹ lợi thế quân sự mang tính quyết định mà lại gây hậu quả nghiêm trọng đối với binh sĩ Mỹ trên chiến trường và lợi ích của Mỹ trên khắp thế giới.
Bản nghiên cứu do bốn nhà vật lý thực hiện. Họ cộng tác với Phòng Jason của Viện Nghiên cứu Quốc phòng Mỹ – nơi một nhóm nhà khoa học thường xuyên gặp gỡ để cung cấp những lời khuyên bí mật cho các quan chức quốc phòng. Kết luận của bản nghiên cứu được trình lên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc ấy là ông Robert McNamara.
“Tác động chính trị của việc Mỹ lần đầu sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Việt Nam sẽ rất xấu và có thể rất thảm khốc”, các nhà khoa học Mỹ viết.
Họ cảnh báo rằng, việc Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật lần đầu tiên có thể dẫn tới tình trạng Liên Xô hoặc Trung Quốc cung cấp vũ khí tương tự cho Việt Cộng (Quân Giải phóng miền Nam) và cho miền bắc Việt Nam. Điều đó làm tăng nguy cơ các lực lượng của Mỹ ở Việt Nam “sẽ bị hủy diệt tận gốc” trong các đợt phản công trả đũa của quân du kích được trang bị vũ khí hạt nhân.
Các nhà khoa học Mỹ viết rằng, nếu điều đó xảy ra, “các nhóm nổi dậy khắp nơi trên thế giới sẽ ghi nhớ và tìm mọi cách để có được vũ khí hạt nhân chiến thuật”.
Họ cảnh báo: “Việc lần đầu sử dụng vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á có thể dẫn tới việc tăng đáng kể nguy cơ dài hạn của các chiến dịch du kích hạt nhân ở những nơi khác trên thế giới”, như tấn công vào kênh đào Panama, kho chứa và đường ống dẫn dầu ở Venezuela, thủ đô Tel Aviv của Israel… “An ninh của Mỹ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng nếu việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật của các lực lượng du kích trở nên phổ biến”, các nhà khoa học Mỹ kết luận.
Không quân Mỹ từng muốn dùng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam và Lào.
Không quân Mỹ từng muốn sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam năm 1959, 1968 và ở Lào năm 1961, để xóa sổ quân du kích, theo các tài liệu của Không quân Mỹ được giải mật gần đây.
Năm 1959, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, “tướng Thomas White muốn làm tê liệt quân nổi dậy và các tuyến đường tiếp tế của Việt cộng bằng cách tấn công một số mục tiêu ở miền bắc Việt Nam bằng vũ khí thông thường hoặc vũ khí hạt nhân”, một tài liệu viết.
Tuy nhiên, tham mưu trưởng của các binh chủng khác không tán thành tấn công Việt Nam bằng vũ khí hạt nhân. Bảy tháng sau đó, đề xuất của tướng White được rút lại. Tập tài liệu mật dài 400 trang có tựa đề “Không quân Mỹ ở Đông Nam Á: Cuộc chiến ở Bắc Lào giai đoạn 1954-1973”.
Theo báo cáo giải mật, tướng White “yêu cầu Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân bật đèn xanh cho việc gửi một phi đội máy bay ném bom B-47 của Bộ chỉ huy không quân chiến lược tới căn cứ không quân Clark ở Philippines” để chuẩn bị cho đợt tấn công Việt Nam.
Đề xuất sử dụng vũ khí hạt nhân của tướng White có thể bắt nguồn từ một công trình nghiên cứu của Không quân Mỹ có tựa đề “Vũ khí nguyên tử trong các cuộc chiến tranh hạn chế ở Đông Nam Á”, báo cáo giải mật viết.
Nghiên cứu đó tập trung vào việc sử dụng vũ khí nguyên tử để kiểm soát tình hình trong rừng rậm, tuyến tiếp tế vùng thung lũng, khu vực đá vôi, hẻm núi, nhằm ngăn địch di chuyển và khai quang những chỗ địch trú ẩn.
Một năm sau đó, trong giai đoạn từ tháng 12/1960 đến tháng 1/1961 diễn ra chiến dịch cầu hàng không của Liên Xô nhằm cung cấp “lương thực, nhiên liệu và thiết bị quân sự” cho các lực lượng thân Mátxcơva ở Lào, thông qua Hà Nội, tài liệu giải mật của Không quân Mỹ viết. Tháng 3/1961, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ “bác bỏ một kế hoạch huy động tới 60.000 quân với sự hỗ trợ của không quân và vũ khí hạt nhân”.
Năm 1968, ngay trước cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, các lực lượng bắc Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam tấn công quân Mỹ ở khu vực chia cắt hai miền. Để đáp trả, tướng William Westmoreland, chỉ huy các lực lượng Mỹ ở miền nam Việt Nam, giơ tay với lấy nút bấm hạt nhân.
“Cuối tháng 1, tướng Westmoreland cảnh báo rằng, nếu tình hình gần khu phi quân sự và tại Khe Sanh xấu đi một cách trầm trọng, có thể sẽ phải sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hóa học”, một tài liệu tuyệt mật khác (dài 106 trang) viết.
“Điều này khiến tướng John McConnell (Tham mưu trưởng Không quân Mỹ) thúc ép Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quan yêu cầu Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương chuẩn bị kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân năng lượng thấp để ngăn chặn một mất mát thảm khốc đối với căn cứ thủy quân lục chiến”, tài liệu viết. Tuy nhiên, nỗ lực của tướng McConnell cũng trở thành công cốc.
Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam
Robert McNamara là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ tháng 1/1961 tới tháng 2/1968, giai đoạn mà sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Việt Nam tăng vọt từ vài trăm quân nhân và “cố vấn” CIA lên hơn 500.000 binh sĩ với sự hỗ trợ của hàng trăm máy bay chiến đấu, đội tàu hải quân ngoài khơi và nguồn quân nhu khổng lồ xuyên Thái Bình Dương, từ Úc tới Philippines và Nhật Bản.
Lúc đỉnh điểm, gần 600.000 quân Mỹ được triển khai ở Việt Nam. Con số này gấp 4 lần toàn bộ quân thường trực của Mỹ năm 1940. Vì chiến tranh kéo dài và chính sách định kỳ luân chuyển quân, nên số người Mỹ phục vụ ở Việt Nam cao hơn trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất hoặc ở bán đảo Triều Tiên. Số bom mà quân đội Mỹ thả ở Việt Nam lớn hơn số bom mà tất cả các bên sử dụng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
Trong cuốn hồi ký In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam (Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam), cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara viết rằng, sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn và đẫm máu hơn.
Ít nhất 3 lần trong nhiệm kỳ của ông tại Lầu Năm Góc, vào mùa thu năm 1964, tháng 11/1965 và mùa xuân năm 1966, các tướng lĩnh Mỹ ép Bộ Quốc phòng và Nhà Trắng cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam.
Lần cuối cùng, ngày 20/5/1966, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ gửi cho Bộ trưởng McNamara một bức thư báo “nhắc lại quan điểm của họ rằng, có khả năng cần xâm lược bắc Việt Nam, Lào và Campuchia, liên quan việc triển khai các lực lượng Mỹ tới Thái Lan và một điều hoàn toàn có thể là sử dụng vũ khí hạt nhân ở phía nam Trung Quốc. Họ nhấn mạnh, tất cả những điều này nêu bật sự cần thiết huy động quân dự bị Mỹ”.
Trong cuốn hồi ký, ông McNamara kể câu chuyện thâm cung bí sử về quá trình ra chính sách của chính quyền Kennedy và Johnson, làm rõ sự phá sản của phương pháp thực dụng. Các quyết định được đưa ra theo từng ngày, ít quan tâm hậu quả lâu dài và không hiểu mối quan hệ nối liền giữa hành động quân sự, ngoại giao và chính trị.
Theo ông McNamara, chính quyền Kennedy khởi động vụ đảo chính lật đổ và sát hại Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa là Ngô Đình Diệm vào tháng 11/1963 mà không đạt được sự đồng thuận về sự cần thiết loại bỏ ông Diệm hoặc chế độ nào, người nào sẽ thay thế ông ta.
Hồi ký của cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara tập trung thảo luận các chiến lược quân sự và chính trị diễn ra thời chính quyền Kennedy và sau đó là chính quyền Johnson. Ông McNamara đau đớn thừa nhận sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng và niềm tin mù quáng vào sức mạnh Mỹ, một trong những nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của siêu cường này trong chiến tranh Việt Nam.
Các quan chức cấp cao của Mỹ không hiểu biết về lịch sử, văn hóa, truyền thống chính trị của các nước Đông Nam Á và sự mù quáng này là một vết thương tự gây ra.
Thái An

Nói rõ lại về số lượng bom says:
“Số bom mà quân đội Mỹ thả ở Việt Nam lớn hơn số bom mà tất cả các bên sử dụng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai ” .Thái An
Số lượng bom Hoa kỳ xử dụng trong cuộc chiến Đông Dương gấp 3 lần số lượng bom Hoa kỳ xử dụng trong Thế Chiến Thứ II ở Âu Châu và Thái Bình Dương gộp lại, và gấp 13 số lượng bom Hoa kỳ dùng trong cuộc chiến Đại Hàn.
The U.S. Air Force consumed 2,150,000 tons of munitions in World War II –
1,613,000 tons in the European Theater and 537,000 tons in the Pacific Theater – and 454,000 tons in the Korean War” (Clodfelter 1995). Thus Vietnam War bombing represented roughly three times as much (by weight) as both European and Pacific theater World War II bombing combined, and about thirteen times total tonnage in the Korean war
(Nguồn : The Long Run Impact of Bombing Vietnam♦ – Edward Miguel *Gérard Roland ** )


MỨC ĐỘ KHẢ TÍN CỦA MỘT TÀI LIỆU TUYỆT MẬT
Thử lấy về một thí dụ khả tín của TÀI LIỆU TUYỆT MẬT xem chơi nhá!

Các viên chức phân tích tình báo DÀY DẠN KINH NGHIỆM của Đức Quốc Xã đã lấy được một tài liệu TUYỆT MẬT VÔ CÙNG KHẢ TÍN từ xác của một viên chức cao cấp của Đồng Minh khi liên hệ với các tổ chức kháng chiến người Pháp trong lục địa.
Tài liệu này cho thấy rõ ràng quân đội Đồng Minh sẽ đỗ bộ lên Calais, Boulogne-sur-Mer hơn một khả năng đổ bộ lên Normande.
Song song đó , CÁC DOUBLE AGENTS cũng đã liên tục gởi về những bản coppy về những đòi hỏi của Eisenhower về khả năng đất đai có thể bị lún hay không ở Calais.
Chưa hết , cường độ dò thám ở Calais càng lúc càng tăng...
Một tướng lãnh thượng hạng có một không hai của Đồng Minh, general George Patton cũng đã được đến đây trấn nhận với hai quân đoàn xe tăng lừng danh. Các hình chụp từ trên không cho thấy rõ ràng quân đoàn thiết giáp của Patton đang tập trung về Calais (đều bằng plastic) Tướng Patton cần phải tiên phong trong cuộc đổ bộ là tất yếu cần thiết cho chiến thắng của quân đội Đồng Minh, KHÔNG THỂ CHỐI CÃI (quá khứ của những cuộc đổ bộ trước đó đã quá rõ ràng )
Ngoài ra , một bản tài liệu mật tình cờ bị gió bay rớt ra ngoài cửa sổ của bộ tổng tham mưu Liên Quân lộ ra CHI TIẾT BẢN ĐỒ CALAIS về hành quân cho Eishenhower khảo nghiệm.
KHÔNG CÒN NGHI NGỜ GÌ NỮA , CẢ ROMEL , Hittler , & toàn bộ ban tham mưu , ban phản gián dày dạn kinh nghiệm ….VỚI NHỮNG TÀI LIỆU QUÁ KHẢ TÍN , QUÁ MẬT , QUÁ THẬT…. ĐỂU ĐI ĐẾN KHẲNG ĐỊNH….
“Đồng Minh sẽ đỗ bộ lên Normande !”
Hai cho đến ba quân đoàn Thiết giáp KINH KHIẾP của Đức Quốc Xã ồ ạt chờ đợi tai Calais, bỏ trống Normande, sau vi yêu cầu của Romel , mới điều bớt một quân đoàn thiết giáp về phòng thủ phía sau Normande … just in case
Và hiển nhiên , vì những tài liệu mật này , cuộc đổ bộ lên Normande bị coi là đánh lạc hướng cho đến khi biết mình lầm, các quân đoàn thiết giáp kinh khiếp của Đức quốc Xã reserve ở Calais mới đổ về Normande thì quá muộn. Đồng Minh đã tiến quá sâu
Đem thí dụ trên ra cho thấy , các chiến lược gia SỬ DỤNG RẤT TÀI TÌNH TẬP QUÁN TIN TƯỞNG VÀO NHỮNG TÀI LIỆU MẬT ĐẦY KHẢ TÍN , KHÔNG THỂ CHỐI CỦA NHÂN LOẠI.
Sử của nhân loại nói chung & sử của chiến tranh Việt Nam nói riêng… TRÀN NGẬP CÁC TÀI LIỆU MẬT ĐẦY KHẢ TÍN VỚI MỘT MỤC ĐÍCH DUY NHẤT….LỪA ĐẢO DƯ LUẬN !
Các chiến lược gia biết rõ thiên chức của sử gia là ĐÀO BỚI ĐỂ TÌM SỰ THẬT, cho nên lần hồi, các chiến lược gia họ cần…feed in những tài liệu mật để lạc huớng , và che đậy những âm mưu đang tiến hành.
Việt Nam là một unfinished business mà các chiến lược gia KHÔNG THỂ NÀO CHO CÔNG LUẬN BIẾT TẠI SAO HOA KỲ MUỐN… THUA TRONG CUỘC CHIẾN.
Cho nên , họ phải dựng lên bao nhiêu là sai lầm giã tạo , ngu dốt , thậm chí dựt dây cho media thổi phòng cao trào phản chiến , chưa kể release có tính toán nhưng memoir của Henry Kisinger, Mac Namara, Nguyễn Cao Kỳ , etc… , & những tài liệu….mật từ Nhà Trắng , từ Langley
(Thí dụ như Tài liệu mật về Thích Trí Quang, tài liệu mật về sử dụng hạch tâm để tấn công, memoir cua Mac Namara , etc..)
Những âm mưu càng lớn , càng sâu kín thì tài liệu mật hé mở cứ gọi là…. nườm nượp.
Tuy nhiên, bằng các biện pháp xét nghiệm khoa học, lần hồi, những kín kín hở hở giả tạo bị khám phá.
 
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét