Xin chuyển đến Quý Đồng Hương các bài xã luận: "Việt-Nam Cộng-Hòa một thời khó quên" của Thanh-Dũng và "Còn nhớ hay chăng?" của Lão-Ngoan-Đồng, để biết nhé.
VIỆT-NAM CỘNG-HÒA MỘT THỜI KHÓ QUÊN
Ngày 07/04/2016
Thanh-Dũng
Quốc gia Việt-Nam Cộng-Hòa, tuy chỉ góp mặt trong khoảng 20 năm ngắn ngủi, đã kịp ghi lại nhiều đóng góp khả quan, hữu ích trong dòng lịch sử Việt. Các chính phủ Việt-Nam Cộng-Hòa gầy dựng được một nền chính trị dân chủ căn bản, theo nguyên tắc tam quyền phân lập, với các cuộc bầu cử tự do được tổ chức thường xuyên. Trong các bài trước, chúng tôi đã thử điểm qua hệ thống giáo dục cầu tiến và các chương trình kinh tế độc đáo của miền Nam.
Còn không ít vẻ đẹp đáng nêu khác về văn hoá, nghệ thuật, thể thao.... khiến không khí Việt-Nam Cộng-Hòa chừng như vẫn phảng phất, dù chiến cuộc đã tàn gần 41 năm rồi. Với không ít người Việt, ở hải ngoại cũng như tại quốc nội, xã hội miền Nam là lý tưởng, là thời điểm vàng son... Nỗi lưu luyến nhẹ nhàng này có thể góp phần khơi gợi tìm hiểu, khám phá lại các giá trị đẹp, những sự thật lịch sử về miền Nam: Việt-Nam Cộng-Hòa.
Về văn hoá, buổi ban đầu có không ít va chạm giữa lớp người Tây học cũ và giới trí thức chịu ảnh hưởng của người Hoa-Kỳ sau này. Chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa, trong bối cảnh giao thời, đã thỏa hiệp cộng tác trao đổi văn hóa 10 năm với Pháp. Song ảnh hưởng của người Pháp mờ nhạt dần bước sang đầu thập niên 1960, lúc miền Nam bắt đầu gởi nhân sự đi huấn luyện ở Hoa-Kỳ, Úc-Đại-Lợi (Australia), Tân-Tây-Lan (New Zealand), và nhiều quốc gia đồng minh khác.
Về ẩm thực, nhiều người Sài-Gòn từng trải qua thời gian trước năm 1975, có lẽ chưa quên các tên tuổi nhà hàng Thanh Bạch có những món ăn Pháp; nhà hàng Maxim với nhạc sĩ Hoàng-Thi-Thơ, nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên bến Bạch Đằng; cơm gà Siu Siu; cơm bà Cả Đọi khu thương xá Tax; bò 7 món Ánh Hồng, Duyên Mai; nghêu đường Nguyễn-Tri-Phương; thạch chè Hiển-Khánh; chè đậu đỏ bánh lọt khu chùa Xá Lợi....
Sau 1975, đa số giới thức giả ở Sài-Gòn lần lượt rủ áo ra đi, mang theo họ cái thú thưởng thức ẩm thực độc đáo ngày nào. Ra ngoại quốc, thiếu thốn nguyên liệu, thêm hoàn cảnh thay đổi, khiến phẩm chất món ăn miền Nam cũng vơi đi ít nhiều.
Còn tại quốc nội, đời sống cơ cực bần hàn kéo dài hằng thập niên có thể cũng làm thay đổi thói quen ẩm thực. Vào thời xương bò hiếm hơn.... sổ gạo, người ta “linh động” dùng bột ngọt để thêm chút đậm đà cho nước phở. Tình trạng xã hội kém dinh dưỡng cũng có thể vô tình khuyến khích khẩu vị chuộng thức ăn nhiều dầu mỡ và đường, mãi rồi nên quen. Điều này giải thích vì sao nhiều người Việt xa quê lâu năm, chưa từng sống qua thời “Thiên đường Chủ nghĩa xã hội”, sau này về thăm cố hương, đôi khi cảm thấy thức ăn thường được nêm nếm hơi.... bị ngọt.
Về con người, miền Nam thời đó cũng lừng danh nhiều mỹ nhân mà tên tuổi còn được nhắc đến tận ngày nay. Thời Đệ Nhất Cộng Hoà, nhan sắc và sự thông minh của phu nhân Ngô-Đình-Nhu vang xa tầm thế giới. Vô số thiếu nữ miền Nam ngưỡng mộ bà, bắt chước kiểu chiếc áo dài cổ thuyền. Bà Nhu còn góp công lớn trong việc xóa bỏ dần các định kiến xã hội xem nhẹ vai trò phụ nữ trong đời sống - vốn đã bén rễ hằng ngàn năm.
Về nghệ thuật, sau này, có người đẹp Bình Dương, Thẩm-Thúy-Hằng. Bà đoạt giải Ảnh - Hậu tại Liên Hoan Phim Á Đông. Như Phim ảnh Đại-Hàn ngày nay, vào những năm 1960 - 1970, họ chưa có nam nữ tài tử nào vang danh châu lục như dàn ngôi sao của nền nghệ thuật thứ bảy tại miền Nam - dẫn đầu với Thẩm-Thuý-Hằng. Trong các tác phẩm điện ảnh vang bóng một thời có “Loan Mắt Nhung” hay “Chiều Kỷ Niệm”....
Kỹ nghệ phim ảnh còn có Kiều-Chinh từng đoạt giải Liên Hoan Điện Ảnh Á Đông (1973), và là một trong những gương mặt Á Đông đầu tiên thành danh trên màn bạc Hollywood, Hoa-Kỳ. Trong thời phồn thịnh của phong trào nhạc trẻ, nữ danh ca Thanh-Lan nổi bật, lừng danh với các ca khúc Pháp chuyển lời Việt, và cũng từng thử tài trên màn bạc.
Giới ghiền xi-nê, phim ảnh có lẽ còn nhiều kỷ niệm đẹp với những rạp hát thời thượng dạo đó. Rạp Rex ở xéo Toà Đô Chính được kể vào hàng sang trọng nhất. Rạp Đại Nam đường Trần-Hưng-Đạo chuyên chiếu những phim mới về. Những địa chỉ đáng kể khác, có rạp Kinh Đô trên đường Lê-Văn-Duyệt; rạp Catinat đường Tự-Do, sau là phòng trà ca nhạc “Đêm Màu Hồng” nơi ban nhạc Phượng Hoàng ra mắt khán giả; rạp Khải Hoàn góc đường Võ-Tánh và Cống-Quỳnh, giá vé phải chăng; rạp Long Phụng đường Gia-Long chuyên chiếu phim... Ấn-Độ; và đặc biệt rạp Aristo đường Lê-Lai, nơi nương náu của đoàn cải lương “Tiếng Chuông Vàng Thủ Đô” di cư từ miền Bắc, với đào chánh Kim-Chung.
Về thói quen di chuyển ở miền Nam trước 1975, các loại xe gắn máy là phương tiện cá nhân được ưa chuộng. Thời cuối 1950, hình ảnh những tà áo dài nữ sinh trên chiếc xe đạp gắn máy hiệu Velo solex từng mê hoặc bao lớp thanh niên. Chiếc xe Mobylette của Pháp cũng rất phổ biến thời hậu thuộc địa, vì dễ xử dụng, với tay gas tự động, lỡ khi hết xăng bất tử, người ta vẫn có thể chuyển sang đạp bộ như xe đạp, thông dụng trong giới sinh viên, học sinh.... Lớp người trung niên, đời sống khá giả, có thể thích chạy các xe sang hơn một chút như Vespa, Lambretta của Ý-Đại-Lợi. Đến giữa thập niên 1960, bắt đầu xuất hiện hai chiếc xe Nhật-Bổn, máy mạnh chạy nhanh xe Honda Dame C50 (phụ nữ) và xe Honda 67 SS 50E (nam giới) độc chiếm thị trường nhiều năm sau đó.
Về ngôn ngữ, có thể là một trong những khía cạnh thâm trầm ý nhị nhất của thời Việt-Nam Cộng-Hòa. Thời gian gần 41 năm trôi qua, có lẽ thời gian đủ dài, để ta nhìn nhận cách xử dụng tiếng Việt của lớp người miền Nam cũ, có phần trong sáng hơn, đơn giản hơn, mà không lộn tùng phèo thành “giản đơn”. Người Việt thời Việt-Nam Cộng-Hòa định danh rõ ràng Phi Hành Đoàn, chẳng sỗ sàng “tổ lái”. Họ suy luận, suy nghĩ chứ không chờ đến lúc “động não”. Họ thoả hiệp tìm cách đồng ý / đồng lòng, để khỏi phải qua“nhất trí”. Khi gấp rút thì họ nhanh lên, không cần “khẩn trương”. Có khi họ hồi hộp vì bị dồn nén, bực tức mà vẫn không đến nỗi“bức xúc”. Họ khen ngợi điều gì nguy nga / tráng lệ, không vơ mọi sự ra “hoành tráng”. Đôi khi họ cũng thẩm vấn / điều tra, thay vì mập mờ “làm việc”. Họ trân trọng nghệ sĩ, chẳng cào bằng “nghệ nhân”. Họ viết gọn gàng lực sĩ, tránh loằng ngoằng “vận động viên”. Họ có Thủy quân lục chiến kiêu hùng, không phải chập chờn loại “lính thủy đánh bộ”....
Các nhóm chữ trong ngoặc kép trở nên phổ biến ở miền Nam từ sau sự bức tử của Việt-Nam Cộng-Hòa. Đa phần có nguồn cơn xuất phát từ kho ngữ vựng thông dụng giữa nội bộ các đảng viên Cộng sản. Sau 1975, đảng Cộng sản Việt-Nam chuyên quyền, khống chế mọi mặt đời sống, kể cả áp đặt.... đảng ngôn của nó. Dần dần, những ngôn từ này - tuy hơi.... nhẹ về số lượng, nhưng lại.... nặng mùi “Đấu tranh giai cấp” - trở thành ngôn ngữ cho cả xã hội. Đây là một trong những lý do chính yếu khiến tiếng Việt mượt mà, phong phú, thanh lịch của miền Nam cũ bị mai một, đến nay hầu như chỉ còn hiện diện tại hải ngoại.
Việt-Nam Cộng-Hòa có thể gọi là một thời khó quên - một loại vũ trụ riêng tư và tha thiết của rất nhiều người. Thời đại đó giúp tạo ra lớp người chính trực, hết lòng phụng sự quốc gia. Điều này phản chiếu qua thực tế, sau khi đại cuộc sụp đổ, phải di tản ra ngoại quốc, chẳng mấy ai đủ tài chính để tiếp tục đời sống sung túc thuở trước. Hầu hết phải bươn chải những ngày chân ướt chân ráo đến xứ người. Không ít các ông Tướng, Tá.... phải làm thợ sơn, có Nghị sĩ bán xăng, nhiều Giáo sư đi bỏ báo, cựu Công chức cắt cỏ để nuôi gia đình.... So sánh với tầng lớp tư bản đảng viên đang “lãnh đạo” nước Việt-Nam ngày nay, sự tương phản có lẽ đã khá rõ ràng.
***********
CÒN NHỚ HAY CHĂNG?
Lão-Ngoan-Đồng
Đã 40 năm kể từ tháng 04 năm 1975, những nỗi kinh hoàng, những ngày tang tóc, nỗi niềm uất hận đã mất nước cho khối cộng sản quốc tế, như vẫn còn hiện ra trước mắt biết bao người. Dù thực trạng của xã hội có thay đổi, nhưng nỗi lòng của những người Việt-Nam không cộng sản, vẫn hằn sâu vào tâm khảm về những tội ác diệt chủng của bọn Việt Cộng tay sai của chủ nghĩa tam vô cộng sản: Vô Gia Đình, Vô Tôn Giáo, Vô Tổ Quốc.
Những tội ác nầy của bè lũ Việt Cộng đã lên đến tột đỉnh trong tháng 03 và tháng 04 năm 1975.
Tháng ba gãy súng:
Bắt đầu từ ngày 10/03/1975, Ban-Mê-Thuột rồi Pleiku, Kontum thất thủ, cao nguyên bỏ ngỏ, quân Việt Cộng tràn vào, dân bỏ chạy theo đoàn quân VNCH (Việt-Nam Cộng-Hòa) trực thuộc vùng 1, vùng 2 đang “Di tản chiến thuật”.
Tháng Ba là tháng thảm khốc của miền Trung, Tháng Ba Gãy Súng vẽ lại cơn hồng thủy của một cuộc chiến xâm lược dã man, phủ chụp lên số phận của một dân tộc.
Ngày 25/03/1975, nhiều đơn vị của Quân Lực VNCH đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, nhiều chiến sĩ đã vị quốc vong thân bởi đạn pháo kích của cộng quân Bắc Việt, một số chiến sĩ đã tự sát tập thể bằng lựu đạn M26 để không bị lọt vào tay của cộng phỉ, một số khác bị cộng quân bắt làm tù binh, bị hành hạ bạo tàn. Có nhiều người phải bẻ súng đi vì hết đạn và không còn đạn tiếp tế, cây súng đã trở thành vật vô dụng.
Tháng 03 năm 1975, cả vùng 1 và vùng 2 đã lọt vào tay của cộng quân, dân và quân đã cùng nhau chạy thoát tầm kiểm soát của cộng phỉ, ùn ùn chạy xuống vùng 3 và vùng 4 để tỵ nạn hoặc tái lập lại đơn vị.
Trên đường chạy giặc và rút lui của dân và quân VNCH, bọn Việt Cộng vô nhân tính, với đại bác, súng AK, xe tăng của khối cộng sản quốc tế, nả đạn hàng loạt không ngừng vào những người dân tỵ nạn vô tội, thây người chết chất thành đống ven vệ đường, người bị thương nằm rên siết la liệt trên mặt đường, tạo nên sự hãi hùng và nỗi kinh hoàng như địa ngục chốn trần gian:
- Ngày thứ 1: Trận chiến Ban-Mê-Thuột 10/03/1975.
- Ngày thứ 2: Ban-Mê-Thuột thất thủ 11/03/1975.
- Ngày thứ 3: Quân Đoàn 2 chuẩn bị tái chiếm Ban-Mê-Thuôt 12/03/1975.
- Ngày thứ 2: Ban-Mê-Thuột thất thủ 11/03/1975.
- Ngày thứ 3: Quân Đoàn 2 chuẩn bị tái chiếm Ban-Mê-Thuôt 12/03/1975.
- Ngày thứ 4: Di tản miền Trung 13/03/1975.
- Ngày thứ 5: Di tản cao nguyên 14/03/1975.
- Ngày thứ 6: Tử chiến ở Quảng-Nam 15/03/1975.
- Ngày thứ 7: Quân đoàn 2 triệt thoái 16/03/1975. Trận chiến Quảng-Tín từ 16/03/1975 tới ngày thứ 15 24/03/1975.
- Ngày thứ 16: Quân đoàn 1 rút khỏi Huế 25/03/1975. Trận chiến Quân khu 2 25/03/1975.
- Ngày thứ 17: Kịch chiến tại Phú Thứ - Quân khu 2 26/03/1975.
- Ngày thứ 18: Trận chiến ở Bình-Định từ 27/03/1975 tới ngày thứ 19 28/03/1975.
- Ngày thứ 20: Tuyên Đức – Lâm Đồng thất thủ 29/03/1975.
- Ngày thứ 21: Trận chiến tại Quy-Nhơn 30/03/1975.
- Ngày thứ 22: Bình-Định thất thủ 31/03/1975.
Tháng tư tan hàng:
- Ngày thứ 23: Trận chiến tại Khánh Dương - Quân khu 2 01/04/11975.
- Ngày thứ 24: Ngày cuối cùng của Quân đoàn 2 – Nha Trang thất thủ 02/04/1975.
- Ngày thứ 25: Phan-Rang hổn loạn 03/04/1975.
- Ngày thứ 26: Trận chiến tại Ninh-Thuận 04/04/1975.
- Ngày thứ 27: Thủ Tướng Trần-Thiện-Khiêm từ chức 05/04/1975.
- Ngày thứ 28: Trận chiến tại Bình-Thuận 06/04/1975.
- Ngày thứ 29: Trận chiến tại miền Đông 07/04/1975.
- Ngày thứ 30: Trận chiến quốc lộ 20 08/04/1975.
- Ngày thứ 31: Long-Khánh bùng nổ 09/04/1975. Trận chiến tại thị xã Tân-An 09/04/1975.
- Ngày thứ 32: Trận chiến thị xã Xuân-Lộc 10/04/1975.
- Ngày thứ 33: Trận chiến tại Dầu-Giây 11/04/1975.
- Ngày thứ 34: Kịch chiến tại Xuân-Lộc 12/04/1975.
- Ngày thứ 35: Trận chiến tại Bảo-Định 13/04/1975.
- Ngày thứ 36: Tại Sài-Gòn nội các mới trình diện 14/04/1975.
- Ngày thứ 37: Trận Xuân Lộc – Dầu Giây thất thủ 15/04/1975.
- Ngày thứ 38: Tại phòng tuyến Phan Rang – Phan Rang thất thủ 16/04/1975.
- Ngày thứ 39: Trận chiến tại Xuân-Lộc 17/04/1975.
- Ngày thứ 40: Trận chiến tại Bình-Thuận 18/04/1975.
- Ngày thứ 41: Cuộc di tản của Tiểu Khu Bình-Thuận 19/04/1975. Trận chiến tại Định-Quán 19/04/1975.
- Ngày thứ 42: Kịch chiến tại Xuân-Lộc 20/04/1975.
- Ngày thứ 43: Tại Sài-Gòn Tổng Thống Nguyễn-Văn-Thiệu từ chức 21/04/1975.
- Ngày thứ 44: Trận chiến tại Tây-Ninh 22/04/1975. Trận chiến tại Trảng-Bom 22/04/1975.
- Ngày thứ 45: Tại Sài-Gòn dàn xếp tình hình VNCH 23/04/1975. Thủ Tướng Nguyễn-Bá-Cẩn từ chức 23/04/1975.
- Ngày thứ 46: Ngày 24/04/1975.
- Ngày thứ 47: Trận chiến tại Bình-Dương 25/04/1975.
- Ngày thứ 48: Trận chiến tại Bà-Rịa 26/04/1975.
- Ngày thứ 49: Bầu cử Tổng Thống mới 27/04/1975. Sư đoàn 3 Bộ Binh giử Bà-Rịa
27/04/1975. Trận chiến tại tân cảng cầu Sài-Gòn 27/04/1975.
- Ngày thứ 50: Ông Dương-Văn-Minh nhậm chức Tổng Thống 28/04/1975. Sư đoàn 5 Bộ Binh tử chiến 28/04/1975.
- Ngày thứ 51: Bộ Tổng Tham Mưu 29/04/1975.
- Ngày thứ 52: Ngày dài nhất của Tổng Thống Dương-Văn-Minh 30/04/1975 và cũng là ngày tiếng khóc hờn ai oán của quân dân VNCH.
Trong những ngày tháng 04 năm 1975, sự thảm khốc đè nặng trên quê hương và người dân VNCH. Hơn bao giờ hết, sự thê thảm trong tháng 04 năm 1975 là vô cùng tận.
Trong những ngày tháng 04 năm 1975, sự thảm khốc đè nặng trên quê hương và người dân VNCH. Hơn bao giờ hết, sự thê thảm trong tháng 04 năm 1975 là vô cùng tận.
Tháng mà trời đất tối đen, âm u như âm phủ, tiếng than khóc đầy trời.
Tháng mà máu của những người vô tội bị tàn sát bởi những hung thần cộng sản, đã loan trên mặt đường đọng thành vũng.
Tháng của những trẻ thơ còn ôm vú mẹ, người mẹ đã bị đạn pháo của Việt Cộng giết chết nằm trên vũng máu đào.
Tháng của những tiếng hét phẩn nộ trong tuyệt vọng của những chiến sĩ VNCH, đã bị ép buộc phải buông súng, tan hàng trước quân cộng phỉ, dẫn đến nước bị mất vào tay cộng sản quốc tế. Nhiều quân nhân từ binh sĩ đến cấp tướng của VNCH đã tự sát vì không chịu đầu hàng Việt Cộng, theo lịnh của ông Tổng Thống bất hợp hiến Dương-Văn-Minh, đã chứng minh nghĩa khí ngập trời của những con người “Sinh vi tướng, tử vi thần”.
Ngày 30/04/1975, là ngày mà người dân của nước VNCH đã mất tất cả, bởi vì “Mất nước là mất tất cả”. Mất từ mạng sống của người thân, đến mất cả căn nhà, tài sản, thậm chí mất cả đời sống như một con người.
Kết cuộc của ngày 30 tháng 04 là kết cuộc của máu và nước mắt của toàn thể công dân nước VNCH, kết cuộc của những năm dài khổ sai trong các nhà tù tập trung cải tạo, kết cuộc của đời sống còn thua cả thú vật đói khát khốn cùng.
Sự đau thương nầy đã hằn sâu vào tiềm thức của những người Việt-Nam yêu nước, nó vẫn cứ ẩn hiện chập chờn qua những cơn ác mộng, từ sau ngày đó cho mãi tận đến bây giờ, sau 40 năm dài đăng đẳng khó có thể quên đi theo thời gian.
Thế nhưng, cũng là người dân của nước VNCH, ngày nay có người lại nhẫn tâm quên đi những ngày tháng đau thương đó. Những lý do họ tự bào chữa, không thể rửa sạch được sự hèn hạ của thái độ dửng dưng với niềm đau của dân tộc.
Họ kêu gọi hảy “Hòa hợp hòa giải” với bọn Cộng Sản sát nhân vong bản đã tạo nên niềm đau nỗi hận của đồng bào mình. Họ cho rằng “Thù hận gì cũng qua đi theo thời gian.… Hảy hợp tác với kẻ thù để xây dựng lại quê hương.…”
Họ quên rằng, đối với thù hận cá nhân có thể quên đi, nhưng thù mất nước là mối thù truyền kiếp, phải cố giữ lấy để làm kinh nghiệm cho tương lai, tránh sa vào lỗi lầm tái tạo nên niềm đau nỗi hận sau nầy.
Dù không muốn, nhưng nếu hàng năm vào tháng 03 và tháng 04, những tháng đau thương tang tóc của dân tộc, họ nhân danh “Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30 tháng 04”, tổ chức những tiệc tùng ca hát, nhảy múa vui chơi, dù dưới danh nghĩa gì, cũng không thể tránh khỏi mang xú danh là ăn mừng “Ngày đại thắng mùa xuân” của Việt Cộng, kẻ đã tạo nên ngày Quốc Hận của dân tộc Việt-Nam.
Trong những ngày của “Tháng 03 Gãy Súng, Tháng 04 Tan Hàng”, mong rằng tập thể Người Việt Hải Ngoại hãy ghi nhớ tháng 03 và tháng 04 là những tháng ngày của đau thương, những tháng ngày tang chế của hàng triệu gia đình đồng bào Việt-Nam, nỡ lòng nào mà mình vui chơi trong những ngày đau thương đó.
Hãy nhớ cho kỹ lại truyền thống của ông cha, trong những ngày tháng tang chế, đau thương, không nên mặc quần áo màu mè, huống chi là tổ chức tiệc tùng vui chơi. Nếu là cá nhân ham vui vô tri thì có thể tạm xí xoá được, nhưng nếu là một tổ chức của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản, chắc không thể nào được những người Việt-Nam Quốc-Gia tha thứ cho đâu !
--
Sinh Tran
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét