__._,_.___
Posted by: van tran <vantran4444@me.com>
|
Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015
Donald Trump gây bão ‘schlonged’ với bà Hillary Clinton.
Bài Giảng CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH tại nhà thờ Thái Hà , Hà Nội ngày chủ nhật 27/12/2015
Bài Giảng CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH
tại nhà thờ Thái Hà , Hà Nội ngày chủ nhật 27/12/2015
Người Công Giáo VN kêu gọi nhà cầm quyền VN hãy mạnh dạn từ bỏ chế độ CS để đem lại Công Lý và Hoà Bình cho Dân Tộc VN
TP Binh được khám bệnh tại Dòng CCT
“Bolinao 52”… chuyện bây giờ mới kể _THUYỀN NHÂN VN
click vào link dưới đây để xem trọn phim BOLINAO 52 bằng tiếng Việt
G2
hy vọng nhủ̃ng ngủỏ̀i may mắn này :
KHÔNG BAO GIỎ̀ về VN để hủỏ̃ng thụ????!
Bolinao là tên một hòn đảo thuộc tỉnh Pangasinan, vùng Tây Bắc Phi Luật Tân. Theo thống kê chính thức, dân số Bolinao vào năm 2010 là 74,545 người, sống chủ yếu vào nghề đánh cá…
52 là số thuyền nhân sống sót đã đến được Bolinao trên một chiếc thuyền vuợt biển với 110 người, rời Việt Nam vào một đêm tháng 5/1988. Cuộc hành trình kéo dài một thời gian kỷ lục: 37 ngày lênh đênh trên biển với những cơn bão khốc liệt trên biển Đông. Ngoài những cơn bão, chiếc tầu đã bị hỏng máy nhiều lần và thả trôi trên biển.
Cuộc vượt biên tưởng chừng như đã gặp vận may khi họ đến gần một chiếc tầu Hải quân Hoa Kỳ đang trên đường thi hành nhiệm vụ đến Vùng Vịnh Ba Tư. Khi đó đã là ngày thứ 19 của cuộc hành trình đi tìm tự do. Thế nhưng, thuyền trưởng chiếc USS Dubuque quyết định chỉ tiếp tế lương thực cho các thuyền nhân chứ không cứu vớt họ vì lý do đang trên đường công tác.
Chiếc tầu tiếp tục lênh đênh trên biển… Đến khi lương thực và nước uống đã cạn kiệt, người ta phải tính đến việc “xẻ thịt những người đã chết trên tầu thay cho lương thực để cầm hơi”… Đó chính là một khía cạnh nhân bản đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều: người ta bàn đến rất nhiều vấn đề bắt đầu bằng chữ “nhân”. Nhân tính? Nhân đạo? Nhân nghĩa? Và bên cạnh đó còn một câu hỏi về “lương tâm” của cả người trong cuộc lẫn người ngoài cuộc.
Cuối cùng, như một phép lạ, 52 trong số 110 thuyền nhân còn sống sót đã được ngư dân Phi Luật Tân đưa về đảo Bolinao. Họ ở lại trên đảo 1 tuần lễ trước khi được chuyển qua trại tỵ nạn. Rời Việt Nam năm 1988 và đến năm 1990 họ đến định cư tại Hoa Kỳ, nơi mà trước đó họ đã một lần bị Hải quân Hoa Kỳ từ chối.
Chuyện tóm tắt một cách đơn giản là vậy. Cũng từ câu chuyện này, đạo diễn Nguyễn Hữu Đức đã dựng lên phim tài liệu “Bolinao 52” dài 57 phút 24 giây [*]. Bộ phim đã được trình chiếu trên toàn Hoa Kỳ thông qua PBS.org, tham gia 15 liên hoan phim quốc tế và đoạt hai giải thưởng: Giải lựa chọn của khán giả trong Liên hoan Quốc tế phim Việt (2007) và Giải thưởng EMMY vùng Bắc California (2009).
Câu chuyện “Bolinao 52” được khởi đầu một cách rất tình cờ. Qua một buổi phát thanh trên radio bằng tiếng Việt tại Orange County, California, một thính giả biết tin đạo diễn Đức cần liên lạc với những thuyền nhân được ngư dân đảo Bolinao vớt. Cô cho biết anh cô là người đã bơi đến tầu USS Dubuque xin cứu giúp. Anh Đức gọi điện thoại cho ông nhưng người này từ chối nói chuyện. Sau 3 tháng kiên trì thuyết phục, người này cho một cái hẹn với điều kiện chỉ gặp nhau một lần duy nhất.
Người đàn ông dấu tên đã cho anh Đức một lối thoát: ông ta không nhớ gì nhiều nhưng có lẽ đạo diễn nên gặp em gái của ông trên chuyến tầu định mệnh ngày nào. Và cuốn phim đã có tia hy vọng được thực hiện khi nhân vật chính, chị Trịnh Thanh Tùng, đồng ý xuất hiện trong phim…
Chị Tùng xuất thân từ một gia đình, nói theo ngôn ngữ ngày nay, là “có nợ máu với nhân dân”! Sau 1975, chị và mẹ phải bươn chải để “thăm nuôi” những người thân: ba chị đi học tập cải tạo 5 năm và người anh lớn, với cấp bậc Trung tá Biệt Động Quân, đã sống 14 năm trong “trại cải tạo”… Họ chỉ còn một lối thoát duy nhất: rời khỏi Việt Nam trên chiếc tầu định mệnh xuất phát từ Bến Tre sau khi đã nhiều lần thử thách nhưng thất bại…
Đại gia đình chị Tùng trước năm 1975 |
Ngay từ những phút đầu phim, chị Tùng đã nói với đạo diễn Đức trong chuyến trở lại Bolinao:
“Chị đã nói với lòng… chị sẽ trở lại Bolinao trước khi chị đi đâu… suốt 17 năm nay chưa đi đâu hết… Điều chị muốn làm là làm một lễ cúng cho 58 người bạn đồng hành, họ đã đi chung chuyến tầu đó rất lâu, chị không biết tên hết, không nhớ mặt hết nhưng dầu sao nó vẫn ở trong lòng của chị… lễ cúng này sẽ đem lại cho họ, cho chị… bình an trong tâm hồn để sống…”
Người xem phim được thấy cảnh của hòn đảo Bolinao, 17 năm sau khi được những ngư dân vớt… và một số “hoa đăng” đã được thả trôi ra biển như những vòng hoa riêng tặng những người đã yên nghỉ trong lòng đại dương. Và rồi câu chuyện thuyền nhân mang tên “Bolinao 52” bắt đầu.
“Bolinao 52” trải qua những thử thách đầu tiên khi gặp bão, tài công quyết định tắt máy chờ cơn bão qua đi… Đến khi khởi động lại, máy tầu không nổ. Thuyền nhân một khi ra khơi chỉ bám víu vào những dấu hiệu của sự sống. Một vệt đen trên nền chân trời là hứa hẹn một hòn đảo, một chấm trên biển cả cũng có thể là tầu lớn, nột chấm đen trên bầu trời biết đâu là chiếc máy bay…
Chị Tùng kể lại vào ngày thứ 10 có một chiếc tầu buôn xuất hiện trong tầm mắt… Quần áo, giầy dép, can nhựa được đốt lên trong đêm tối với hy vọng chiếc thuyền sẽ được tầu lớn nhìn thấy.. Năm người con trai còn khỏe trên “Bolinao 52” quyết định sẽ bơi qua tầu để xin cứu vớt. Họ bám vào một mảnh ván với hy vọng đến được tầu buôn. Thế nhưng, chiếc tầu mang cờ Nhật từ từ rời xa họ và 5 thanh niên cũng không thấy quay về… Chị Tùng tin là mỗi con người đều có cái “số” của mình.
“Chết từ từ… Mỗi ngày mình đều thấy có người chết trên thuyền… Chị Năm ngồi kế tôi mượn chiếc áo mưa vì than lạnh… nhưng khi rờ thì thấy nóng hổi… cho mượn áo mưa chị vẫn thấy lạnh. Chồng chị Năm đã chết mấy hôm trước và hai đứa con trai của chị thì đang ngủ… Tôi ôm chị Năm rồi mệt quá cũng thiếp đi, đến khi trời gần sáng chị đã chết trong tay tôi từ hồi nào…!”
Những đứa bé trước khi chết luôn miệng kêu gào thức ăn, nước uống. Có hai anh em nọ, người em thì cứ đòi ăn nên cầm lấy tay anh mà cắn, anh đau quá rút tay ra em lại la lên…“cho em ăn với”… đêm đó đứa em đã chết vì đói… Ít hôm sau, người anh cũng đi theo em… Mọi người chỉ cầu xin… một phép lạ!
Chị Trịnh Thanh Tùng trở lại Bolinao sau 17 năm |
Đến đây phim chuyển qua trường hợp của bản thân đạo diễn Nguyễn Hữu Đức cũng là một thuyền nhân. Anh tỵ nạn năm 1980 và may mắn khi được một chiếc tầu của Hải quân Mỹ vớt, khác với số phận bi thảm của những người trên tầu “Bolinao 52”. Anh Đức đã có trích đoạn cảnh sung sướng của những người được tầu USS Long Beach vớt trên biển, hình như để người xem đối chiếu với số phận hẩm hiu của “Bolinao 52”.
Cậu bé Nguyễn Hữu Đức (áo đen) và gia đình tại trại tỵ nạn năm 1980 |
Anh Đức kể lại trong một đoạn phim chiếc thuyền của anh được tầu Hải quân Mỹ cứu tựa như “cuộc hành trình đi thẳng từ địa ngục đến thiên đàng”:
“Chỉ mới ra lên đênh trên biển có 4 ngày, chúng tôi đã được vớt… trong khi nhiều người khác lại gặp một kết cuộc bi thảm… Gia đình tôi ra đi vào năm 1980, thuyền của chúng tôi là một trường hợp may mắn… “Ra đi là chuyện bất ngờ / Dù mưa dù nắng thân mình chẳng hay…”
Bản thân những người trên chiếc thuyền của anh Đức có thể tự hào là mình may mắn như những chiếc thuyền khác, những người khác bị cuốn xuống lòng đại dương hay thậm chí còn bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp. Thuyền nhân Việt Nam có nhiều chuyện để kể lại nhưng cũng có nhiều chuyện quá bi thảm không thể nào nói ra và người ta thường yên lặng, dấu kín trong lòng.
Trẻ em thuyền nhân và thủy thủ trên chiếc USS Long Beach |
Trở lại chiếc “Bolinao 52”. Đến ngày thứ 19, phép lạ đã đến với sự xuất hiện của một chiến hạm Hoa Kỳ. Nguyễn Hữu Đức đã may mắn tìm thêm được một nhân chứng vô cùng quý giá: William E. Cloonan, một hạ sĩ quan Hải quân về hưu. Trả lời một câu hỏi trong cuộc phỏng vấn của đạo diễn, Cloonan cho biết:
“Điều khuyến khích tôi tham gia bộ phim này là muốn cho thế giới biết những sự thật về người tỵ nạn… các phương tiện truyền thông đã nói rất nhiều về các thuyền nhân sau khi Sài Gòn sụp đổ năm 1975… Những gì truyền thông viết chỉ đúng một phần và phần còn lại được phóng đại đến độ không có thật…
“Anh hỏi tôi có muốn gặp lại một trong những người sống sót trên chuyến tầu đó không, câu trả lời của tôi là có, tôi rất muốn được gặp… Tôi sẽ nói với họ là tôi rất tiếc dù bản thân tôi không phải là cấp có thẩm quyền để thay đổi quyết định bỏ rơi họ… Dù sao đi nữa tôi vẫn cảm thấy mình có lỗi với họ…”
“Điều đó khiến tôi tự hào là một thủy thủ Hoa Kỳ… tự hào là người Mỹ! Chúng tôi đã vớt họ… hỗ trợ y tế và đưa họ đến tận cổng nhập cảnh để vào Hoa Kỳ… Đó là nhiệm vụ của người thủy thủ và đó cũng là luật pháp quốc tế: Con người trên biển cả, nếu có điều gì đó xảy ra cho họ thì đạo đức và lương tâm sẽ ràng buộc họ với chúng tôi…”.
Thủy thủ tầu Mỹ cứu người tỵ nạn trên biển |
“Bolinao 52” không gặp may mắn như những thuyền nhân trước họ. Vào ngày 10/6/1988, chiếc thuyền đã gặp chiến hạm USS Dubuque, trên tầu có nhân chứng William E. Cloonan, cấp bậc Trung sĩ (Chief Petty Officer), kể lại diễn tiến khi chiến hạm gặp chiếc thuyền của người tỵ nạn.
Theo lời Cloonan, hạm trưởng Dubuque, Alexander Balian, chỉ cung cấp cho thuyền nhân bản đồ, nước uống và lương thực… không thể cứu vớt họ vì USS Dubuque đang trên đường đến Vịnh Ba Tư trong hành trình tiếp tế quân dụng đến Iran.
Một lý do nữa được bổ sung khi hạm trưởng USS Dubuque phải ra tòa án binh vì hành vi “không vớt người gặp hoạn nạn trên biển”: có sự trục trặc trong liên lạc với người trên thuyền với chiến hạm. Theo Hạm trưởng Alexander Balian, ông chỉ biết trên thuyền có 60 người nên việc tiếp tế không đầy đủ và kết quả là sau đó có đến 30 thuyền nhân đã chết trên thuyền dẫn đến cảnh phải xẻ thịt người chết làm lương thực cho người sống…
Tòa án quân sự Hoa Kỳ xét xừ vụ chiến hạm USS Dubuque bỏ rơi chiếc thuyền tỵ nạn “Bolinao 52” vào tháng 11/1988. Từ trại tỵ nạn ở Phi Luật Tân, 52 người sống sót trên thuyền đã ký một đơn kiến nghị ân xá cho thuyền trưởng Alexander Balian.
Alexander Balian bị tước quyền chỉ huy và phải nhận khiển trách nặng nề vào tháng 2/1989. Đây cũng là một án lệ về đạo đức, làm gương cho những thuyền trưởng trong Hải quân Hoa Kỳ. Sau khi được hạ thủy ngày 1/9/1967, USS Dubuque chấm dứt hoạt động ngày 30/6/2011.
USS Dubuque (LPD-8) |
“Bolinao 52” chính là câu chuyện thương tâm mà không ai đã từng trải qua muốn nhắc lại những điều bi thảm… Người mẹ nhường phần nước cho con và dặn khi nào con muốn tiểu tiện bà sẽ uống lại phần nước tiểu… Báo chí còn thuật lại có những vụ giết lẫn nhau trên thuyền vì thực phẩm và nước uống. Chị Tùng khẳng định đó không phải là sự thật.
Nhưng lại có một sự thật vô cùng tàn nhẫn đã xảy ra trên thuyền. Những người sống sót phải xẻ thịt những người vừa chết để có đủ sức lực tát nước ra khỏi thuyền. Những người không dám ăn thịt đồng loại sẽ chết và chính họ là nguồn cung cấp thực phẩm cho những người còn sống!
Chị Tùng đã không dám ăn nhưng sau cái tát trời giáng của người anh trai… chị đã phải nuốt. Sau này, có người hỏi cảm tưởng khi phải nuốt thịt người, chị kể lại trong nước mắt… khi đó đâu còn cảm giác, chị chỉ biết nuốt!
Trung sĩ Cloonan khi nghe câu chuyện ăn thịt người trên thuyền, ông tự dằn vặt chính bản thân mình đã không cứu giúp họ dù quyền quyết định nằm trong tay hạm trưởng.“Chúng tôi đã có quyết định sai lầm… Tới giờ này, tôi vẫn cảm thấy mình có lỗi trong việc không cứu vớt họ và tôi chỉ muốn nói lời xin lỗi với họ…”
Đạo diễn Nguyễn Hữu Đức phải mất 2 năm đi tìm những người có liên quan thông qua các phương tiện truyền thanh và truyền hình tại Mỹ. Anh tiết lộ qua một cuộc phỏng vấn:“Bao nhiêu năm nay tôi vẫn thường tự hỏi tại sao một chiếc tầu của Hải quân Mỹ lại từ chối vớt những người tỵ nạn và đó cũng là một trong những lý do khiến tôi thực hiện bộ phim mày…”
Ở phần cuối cuốn phim có thể coi là một “happy ending” khi hai nhân chứng của “Bolinao 52” – Thuyền nhân Trịnh Thanh Tùng và cựu Trung sĩ William E. Cloonan – gặp nhau sau biến cố của 17 năm về trước. Trong buổi hội ngộ còn có bé Lâm ngày nào, nay đã gia nhập Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ (US Marine Corps).
Trong vòng tay thông cảm, chị Tùng và thủy thủ Cloonan đã ôm lấy nhau… Người xem có cảm tưởng “Bolinao 52” đã đi đến đoạn kết cuộc, qua đó những người trong cuộc thấy như vơi đi chuyện của 17 năm về trước… Chuyện thật cảm động nhưng kết cuộc có hậu!
Blog Nguyễn Ngọc Chính
Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015
Vị tướng già trong nhà dưỡng lão
Vị tướng già trong nhà dưỡng lão Wednesday, December 23, 2015 3:19:30 PM
Huy Phương/Người Việt
“Anh hùng mưu sự chẳng nên
Cúi xuống thẹn Ðất, ngước lên thẹn Trời!”
(Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai)
DALLAS - Một người bình thường lúc về già sống cô đơn trong nhà dưỡng lão đã là một chuyện buồn, một vị tướng lãnh đã từng bao năm trận mạc, hôm nay sống trong một nhà dưỡng lão quạnh hiu đã gây không ít cho chúng tôi những cảm xúc bùi ngùi đau xót khi đến thăm ông.
Cùng với anh Thái Hóa Lộc, chủ nhiệm tuần báo Người Việt-Dallas, chúng tôi đến thăm Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai vào một chiều Chủ Nhật mùa Ðông tại “Pleasant Valley Healthcare and Rehabilication Center, 1525 Pleasant Valley Rd., Garland, TX 75040.” Khi chúng tôi bước vào phòng, thấy ông đang ngồi trên chiếc xe lăn, ông cho biết đang thay y phục, nên chúng tôi tạm lui ra chờ. Khi trở lại, ông đã tươm tất hơn trong bộ đồ mới.
Nhận ra anh Lộc là người quen, thường thăm viếng ông, ông vui vẻ chuyện trò và nhờ chúng tôi đẩy ông ra ngoài phòng khách ngay lối ra vào, nơi mà các y tá có thể quan sát. Ở đây đã có nhiều ông bà già hiện diện, tất cả đều ngồi xe lăn. Ðây là một thói quen của ông, mỗi chiều, hoặc là ngồi đây vui hơn, hoặc là ông đang chờ ai đó, có thể vào thăm ông. Vào chiều Chủ Nhật, nhưng tôi không thấy có một thân nhân nào đến thăm những bệnh nhân ở đây, ngoài chúng tôi đang ngồi với Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai.
Ông chuyện trò rời rạc, khi đáp những của thăm hỏi của tôi, là người khách lần đầu đến thăm ông.
Lúc còn khỏe và tỉnh táo, trí nhớ tốt, mỗi tuần ba ngày, ông đến sinh hoạt tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cao Niên tại thành phố Garland.
Bà Ðỗ Kế Giai qua đời vào tháng 11, 2012 sau khi ông vào bệnh viện được ba tháng. Từ bệnh viện, ông được chuyển thẳng về trung tâm này.
Ông bà có tất cả bảy người con, một gái và sáu trai. Bốn người đều ở các tiểu bang xa, chỉ còn lại ba người con trai ở gần ông. Hiện nay, ông còn có thể tự ăn uống và lo chuyện vệ sinh cho mình. Ông đã ở đây hơn ba năm, và tỏ bày: “Ở đây buồn quá!”
Những vị cao niên nằm trong viện dưỡng lão như hoàn cảnh của ông, còn nhớ chuyện này chuyện nọ, còn biết buồn, biết vui, có lẽ cảm thấy khổ hơn là những người đã mất trí nhớ hoàn toàn.
Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai sinh năm 1929 tại Bến Tre, trong một gia đình điền chủ, ông theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên Quân Ðà Lạt, ra trường vào tháng 4, 1952, và đơn vị đầu tiên của ông là Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù, đóng tại Bắc Việt.
Lần lượt ông đã giữ các chức vụ tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù, tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù, chiến đoàn trưởng Chiến Ðoàn 2 Nhảy Dù (1962), tham mưu trưởng Sư Ðoàn 25 BB, tư lệnh Sư Ðoàn 10 BB (tiền thân của SÐ 18BB-1966). Năm 1967 ông mang cấp bậc chuẩn tướng. Năm 1972, ông là chỉ huy trưởng binh chủng Biệt Ðộng Quân và được vinh thăng thiếu tướng vào tháng 4, 1974.
Ngày 28 tháng 4, 1975, Tướng Times bên Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ngỏ lời sẵn sàng giúp đưa cả gia đình ông đi Mỹ, nhưng ông quyết định ở lại vì trách nhiệm của một tướng lãnh. Ngày 15 tháng 5, 1975, Cộng Sản đến nhà mời ông đi họp và đưa thẳng vào khám Chí Hòa, sau đó đưa ông cùng với các vị tướng lãnh khác ra Bắc Việt.
Ðến ngày 5 tháng 5 năm 1992, sau 17 năm ông mới được trả tự do, là một trong 4 vị cấp tướng cuối cùng ra trại với Thiếu Tướng Trần Bá Di, Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo và Chuẩn Tướng Thiếu Tướng Lê Văn Thân.
Ông và gia đình được xếp vào danh sách H.40 nhưng cuối cùng được đôn lên H.07, đến Mỹ vào tháng 11 năm 1994 và định cư tại thành phố Garland, Texas.
Theo lời kể của anh Thái Hóa Lộc, không phải là thân thích của ông, người vẫn thường ghé thăm ông, cho biết ông thích ăn các thức ăn Pháp và thích nhâm nhi chút rượu, nếu có thể. Lúc còn khỏe, ông cũng sẵn sàng nói chuyện xảy ra trong thời loạn lạc, một số chi tiết về Ðại Tướng Cao Văn Viên liên quan đến vụ đảo chánh 1963, cái chết của Thiếu Tá Nhung và một số chi tiết nhưng ông yêu cầu không nên đưa lên báo chí.
Bây giờ có chuyện nhớ chuyện quên nhưng ông cho biết vào mùa Ðông thân thể thường đau nhức, “chỉ có Wishky mới trị nổi thôi,” điều mà bác sĩ hoàn toàn cấm, nhưng đôi khi các cô y tá cũng thông cảm cho ông, khi biết ông xưa kia là một tướng lãnh.
Ông tâm sự với chúng tôi, là ông đã nghĩ đến ngày ra đi và không sợ chết. Ngày ông mất, xin nhờ bên anh em thuộc binh chủng Nhảy Dù lo chuyện hậu sự cho ông tươm tất là ông cảm thấy mãn nguyện rồi.
Ông đọc cho chúng tôi nghe một bài thơ dài ông đã làm trong nhà tù Bắc Việt sau 9 năm bị giam cầm (khoảng năm 1984.) Bài thơ dài 65 câu, lời thơ đầy bi phẫn, xót xa của một tướng lãnh thất trận và là của một người tù không bản án, vô vọng không có ngày về.
Chỉ trong vòng mười lăm phút, ông đã đọc đi đọc lại cho chúng tôi nghe bài thơ này ba lần, điều này chứng tỏ ông đã đi vào thời kỳ lú lẫn. Anh Thái Hóa Lộc cho tôi biết, ông thường vào thăm ông, mang thức ăn cho ông, và lần nào, anh Lộc cũng nghe ông đọc bài thơ này. Ông cho biết trong nhà tù ông đã làm bài thơ và ghi nhớ trong đầu, đọc đi đọc lại nên thuộc nằm lòng, mà không dám viết ra giấy.
Trong khi Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai đọc đi đọc lại bài thơ viết trong nhà tù Việt Bắc, chúng tôi đã ghi âm lại và chép ra để các chiến hữu và độc giả hiểu được phần nào tâm sự của ông, một vị tướng già, thất trận đang sống những ngày cuối cùng xa quê hương, lẻ loi trong một nhà dưỡng lão xa lạ. Vì khuôn khổ của trang báo, chúng tôi chỉ xin trích một đoạn trong bài thơ của ông, bài thơ chưa đặt tên:
...“Ý thức hệ miền Nam kiếp nạn
Chín năm (1984) cố quốc dạ nào quên.
Không xoay thế cuộc, anh hùng lụy
Hào kiệt ngục trung, nợ nước đền.
Anh hùng mưu sự chẳng nên
Cúi xuống thẹn Ðất, ngước lên thẹn Trời.
Mài gươm rồi để hận đời
Chôn vùi thế hệ lụy người tù chung.
Oán thế nhân, xin đừng trách nữa
Lỗi lầm này hãy sửa sai chung.
Ðem xương máu học bài đắt giá
Chi đem thành bại luận anh hùng.
(Ðỗ Kế Giai-1984)
Huy Phương/Người Việt
“Anh hùng mưu sự chẳng nên
Cúi xuống thẹn Ðất, ngước lên thẹn Trời!”
(Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai)
DALLAS - Một người bình thường lúc về già sống cô đơn trong nhà dưỡng lão đã là một chuyện buồn, một vị tướng lãnh đã từng bao năm trận mạc, hôm nay sống trong một nhà dưỡng lão quạnh hiu đã gây không ít cho chúng tôi những cảm xúc bùi ngùi đau xót khi đến thăm ông.
Cùng với anh Thái Hóa Lộc, chủ nhiệm tuần báo Người Việt-Dallas, chúng tôi đến thăm Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai vào một chiều Chủ Nhật mùa Ðông tại “Pleasant Valley Healthcare and Rehabilication Center, 1525 Pleasant Valley Rd., Garland, TX 75040.” Khi chúng tôi bước vào phòng, thấy ông đang ngồi trên chiếc xe lăn, ông cho biết đang thay y phục, nên chúng tôi tạm lui ra chờ. Khi trở lại, ông đã tươm tất hơn trong bộ đồ mới.
Ký giả Huy Phương và Thiếu Tướng Giai trong nhà dưỡng lão ở Dallas Ft Worth tháng 12, 2015. (Hình: Thái Hóa Lộc) |
Nhận ra anh Lộc là người quen, thường thăm viếng ông, ông vui vẻ chuyện trò và nhờ chúng tôi đẩy ông ra ngoài phòng khách ngay lối ra vào, nơi mà các y tá có thể quan sát. Ở đây đã có nhiều ông bà già hiện diện, tất cả đều ngồi xe lăn. Ðây là một thói quen của ông, mỗi chiều, hoặc là ngồi đây vui hơn, hoặc là ông đang chờ ai đó, có thể vào thăm ông. Vào chiều Chủ Nhật, nhưng tôi không thấy có một thân nhân nào đến thăm những bệnh nhân ở đây, ngoài chúng tôi đang ngồi với Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai.
Ông chuyện trò rời rạc, khi đáp những của thăm hỏi của tôi, là người khách lần đầu đến thăm ông.
Lúc còn khỏe và tỉnh táo, trí nhớ tốt, mỗi tuần ba ngày, ông đến sinh hoạt tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cao Niên tại thành phố Garland.
Bà Ðỗ Kế Giai qua đời vào tháng 11, 2012 sau khi ông vào bệnh viện được ba tháng. Từ bệnh viện, ông được chuyển thẳng về trung tâm này.
Ông bà có tất cả bảy người con, một gái và sáu trai. Bốn người đều ở các tiểu bang xa, chỉ còn lại ba người con trai ở gần ông. Hiện nay, ông còn có thể tự ăn uống và lo chuyện vệ sinh cho mình. Ông đã ở đây hơn ba năm, và tỏ bày: “Ở đây buồn quá!”
Những vị cao niên nằm trong viện dưỡng lão như hoàn cảnh của ông, còn nhớ chuyện này chuyện nọ, còn biết buồn, biết vui, có lẽ cảm thấy khổ hơn là những người đã mất trí nhớ hoàn toàn.
Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai sinh năm 1929 tại Bến Tre, trong một gia đình điền chủ, ông theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên Quân Ðà Lạt, ra trường vào tháng 4, 1952, và đơn vị đầu tiên của ông là Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù, đóng tại Bắc Việt.
Lần lượt ông đã giữ các chức vụ tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù, tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù, chiến đoàn trưởng Chiến Ðoàn 2 Nhảy Dù (1962), tham mưu trưởng Sư Ðoàn 25 BB, tư lệnh Sư Ðoàn 10 BB (tiền thân của SÐ 18BB-1966). Năm 1967 ông mang cấp bậc chuẩn tướng. Năm 1972, ông là chỉ huy trưởng binh chủng Biệt Ðộng Quân và được vinh thăng thiếu tướng vào tháng 4, 1974.
Hình Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai 42 năm về trước. (Hình: Gia đình cung cấp) |
Ngày 28 tháng 4, 1975, Tướng Times bên Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ngỏ lời sẵn sàng giúp đưa cả gia đình ông đi Mỹ, nhưng ông quyết định ở lại vì trách nhiệm của một tướng lãnh. Ngày 15 tháng 5, 1975, Cộng Sản đến nhà mời ông đi họp và đưa thẳng vào khám Chí Hòa, sau đó đưa ông cùng với các vị tướng lãnh khác ra Bắc Việt.
Ðến ngày 5 tháng 5 năm 1992, sau 17 năm ông mới được trả tự do, là một trong 4 vị cấp tướng cuối cùng ra trại với Thiếu Tướng Trần Bá Di, Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo và Chuẩn Tướng Thiếu Tướng Lê Văn Thân.
Ông và gia đình được xếp vào danh sách H.40 nhưng cuối cùng được đôn lên H.07, đến Mỹ vào tháng 11 năm 1994 và định cư tại thành phố Garland, Texas.
Theo lời kể của anh Thái Hóa Lộc, không phải là thân thích của ông, người vẫn thường ghé thăm ông, cho biết ông thích ăn các thức ăn Pháp và thích nhâm nhi chút rượu, nếu có thể. Lúc còn khỏe, ông cũng sẵn sàng nói chuyện xảy ra trong thời loạn lạc, một số chi tiết về Ðại Tướng Cao Văn Viên liên quan đến vụ đảo chánh 1963, cái chết của Thiếu Tá Nhung và một số chi tiết nhưng ông yêu cầu không nên đưa lên báo chí.
Bây giờ có chuyện nhớ chuyện quên nhưng ông cho biết vào mùa Ðông thân thể thường đau nhức, “chỉ có Wishky mới trị nổi thôi,” điều mà bác sĩ hoàn toàn cấm, nhưng đôi khi các cô y tá cũng thông cảm cho ông, khi biết ông xưa kia là một tướng lãnh.
Ông tâm sự với chúng tôi, là ông đã nghĩ đến ngày ra đi và không sợ chết. Ngày ông mất, xin nhờ bên anh em thuộc binh chủng Nhảy Dù lo chuyện hậu sự cho ông tươm tất là ông cảm thấy mãn nguyện rồi.
Ông đọc cho chúng tôi nghe một bài thơ dài ông đã làm trong nhà tù Bắc Việt sau 9 năm bị giam cầm (khoảng năm 1984.) Bài thơ dài 65 câu, lời thơ đầy bi phẫn, xót xa của một tướng lãnh thất trận và là của một người tù không bản án, vô vọng không có ngày về.
Chỉ trong vòng mười lăm phút, ông đã đọc đi đọc lại cho chúng tôi nghe bài thơ này ba lần, điều này chứng tỏ ông đã đi vào thời kỳ lú lẫn. Anh Thái Hóa Lộc cho tôi biết, ông thường vào thăm ông, mang thức ăn cho ông, và lần nào, anh Lộc cũng nghe ông đọc bài thơ này. Ông cho biết trong nhà tù ông đã làm bài thơ và ghi nhớ trong đầu, đọc đi đọc lại nên thuộc nằm lòng, mà không dám viết ra giấy.
Trong khi Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai đọc đi đọc lại bài thơ viết trong nhà tù Việt Bắc, chúng tôi đã ghi âm lại và chép ra để các chiến hữu và độc giả hiểu được phần nào tâm sự của ông, một vị tướng già, thất trận đang sống những ngày cuối cùng xa quê hương, lẻ loi trong một nhà dưỡng lão xa lạ. Vì khuôn khổ của trang báo, chúng tôi chỉ xin trích một đoạn trong bài thơ của ông, bài thơ chưa đặt tên:
...“Ý thức hệ miền Nam kiếp nạn
Chín năm (1984) cố quốc dạ nào quên.
Không xoay thế cuộc, anh hùng lụy
Hào kiệt ngục trung, nợ nước đền.
Anh hùng mưu sự chẳng nên
Cúi xuống thẹn Ðất, ngước lên thẹn Trời.
Mài gươm rồi để hận đời
Chôn vùi thế hệ lụy người tù chung.
Oán thế nhân, xin đừng trách nữa
Lỗi lầm này hãy sửa sai chung.
Ðem xương máu học bài đắt giá
Chi đem thành bại luận anh hùng.
(Ðỗ Kế Giai-1984)
Nỗi Buồn Cuối Năm, Nỗi Buồn Cuối Đời - Tạp Ghi Huy Phương
Câu chuyện đi thăm Tướng Đỗ Kế Giai tại một nhà dưỡng lão ở Garland, Texas, đã ám ảnh tôi suốt một đêm khó ngủ. Đó là một buổi chiều Chủ Nhật vào cuối Tháng Mười Hai Dương Lịch, trời đã bắt đầu se lạnh, bãi đậu xe trống vắng bóng xe, gần như không có một người khách thăm viếng. Nhưng ông bà cụ già, ngồi trên xe lăn, dồn ra phòng khách, trên lối đi vào, với đôi mắt đờ đẫn không nhìn ai, hay gục mặt nhìn xuống thân mình, trong thói quen chờ đợi, hy vọng có một người thân của mình hiện ra trên ngưỡng cửa với một nụ cười, bó hoa hay món quà trên tay.Tôi biết trên thế giới Tây phương có nhiều đứa con không dám đi du lịch xa, vì sợ con mèo, con chó hay bầy cá ở nhà không ai cho chúng ăn hay săn sóc, nhưng cha mẹ già thì đã có những nhà dưỡng lão. Thậm chí trong tình vợ chồng, người vợ còn mạnh khỏe, siêng đi lễ hay lên chùa, nhưng chồng thì cô đơn, trên chiếc xe lăn trong một nhà già quạnh hiu nào đó.Chúng ta có bao nhiêu lý do để bào chữa, biện minh cho việc bỏ bê cha mẹ già trong một cơ quan y tế, được cho ăn mỗi bữa, áo quần có người giặt, vài ba ngày được đẩy xe vào phòng tắm, trần truồng và được cô y tá hay một nam nhân viên dội nước, xát xà phòng, vo đầu. Những việc săn sóc này dù có mang chút tình người đi nữa thì cũng là những công việc hằng ngày bắt buộc, thương ghét hay xúc động chỉ là những cảm tính vô ích.Có những đứa con nại cớ bù đầu với công việc ở sở, và việc con cái bếp núc ở nhà nên không có thời gian dành cho cha mẹ già, đành phải đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão. Gần đây người ta lên tiếng hoan nghênh những người phụ nữ hy sinh lợi tức để ở nhà toàn thời gian chăm nom, săn sóc con cái, nhưng nào có ai nghe chuyện có những đứa con bỏ việc làm vì còn cha mẹ cần sự giúp đỡ lúc về già! Người ta thường kêu than không có thời giờ, “đầu tắt, mặt tối” nhưng còn có thời gian mua sắm trong các cửa hàng thời trang, mất một hai tiếng đồng hồ trong gym mỗi ngày, năm giờ cho một chương trình ca nhạc ở sòng bài, không tính thời giờ đi về. Đó là chưa kể thời gian “bắt buộc” phải ngồi trước máy điện toán, vào Facebook, hay trao đổi tin nhắn với bạn bè.Người ta có thể mỗi năm tổ chức những chuyến du lịch bắt buộc, ra ngoài để mở tầm mắt trước thế giới, nhưng “nhắm mắt” làm ngơ về một lần sắp xếp thời gian đi thăm cha mẹ già.Ngày xưa một người mẹ nuôi được năm mười đứa con, ngày nay cả năm mười đứa con không nuôi nổi được một mẹ, phải chăng vì vậy mà phải đẩy mẹ vào nhà dưỡng lão, để cho những người xa lạ trông coi. Ở đây có khi mẹ thiếu ăn, cơ thể mất nước, dơ bẩn trong mớ phân và nước tiểu, bị đối xử tàn tệ, cũng chẳng hề ai biết đến. Ngày xưa “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,” không có bậc cha mẹ nào có thể ngoảnh mặt trước cảnh con đói khát hay bị lăng nhục bởi một người khác.Con biết giờ đây, “một ông già bằng ba đứa trẻ” cha “lẩm cẩm” bước đi, và mẹ phải nương lưng nhờ gậy chống.Xưa kia khi các con còn thơ ấu, thân xác chưa trưởng thành và tâm hồn con yếu đuối, điều một điều hai vẫn là mẹ. Một đứa trẻ có thể biết lạnh, biết nóng, biết đói, biết khát, biết đau, nên khóc la, nhưng chóng quên, khóc đó rồi cười đó. Trái lại, một ông già còn biết buồn, biết tủi thân, biết xót xa mà chỉ biết gậm nhấm mang lấy nỗi buồn của riêng của mình, nên tuổi già cũng cần chăm sóc, gần gũi, ân cần như là một đứa trẻ, có khi còn hơn thế nữa!Thói quen của người đời, người ta thường hỏi nhau có được mấy con, mấy ai quan tâm xem song thân còn hay mất! Đối với cha mẹ, con là tất cả, nhưng đối với con, cha mẹ là một thứ quá khứ cần xếp lại.Ngày xưa, niềm vui của cha mẹ là nghe tiếng đứa con chập chững bi bô, hay toét miệng cười, ngày nay cha mẹ về già, các con ở xa, chỉ mong nghe tiếng điện thoại reo vui vào những ngày lễ, Tết, và đầu điện thoại bên kia có tiếng nói: “Mẹ ơi!” hay “Mẹ đó hả?”Trong cái tổ ấm cúng ngày xưa, và là cái tổ trống hoác ngày nay, khi các con đã đi xa, những cái phòng của các con vẫn để trống, biết đâu có ngày con về thăm bố mẹ. Con búp bê bằng nhựa, con gấu nhồi bông vẫn còn trên chiếc dương cầm phủ bụi của con gái, tủ sách, nhiều giải thưởng và những lá cờ kỷ niệm của trường đại học vẫn còn gắn trên bức tường trong phòng đứa con trai. Và ngôi vườn kia, đã đầy lớp lá vàng vào Thu hay phủ tuyết mùa Đông, cái ghế xích đu ngoài vườn ngày trước con thích ngồi, vẫn rung khẽ cùng cơn gió nhẹ.Nhiều lúc cha mẹ muốn bán ngôi nhà cũ đầy ắp kỷ niệm, nhiều phòng, để đi tìm một cái condo, nhưng cứ nghĩ khi con về, và còn những đứa cháu nữa, sẽ ở đâu?Cha mẹ Việt Nam tự an ủi, ru mình bằng bốn tiếng “nước mắt chảy xuôi” là mọi chuyện đều cho qua, nhận thức đời sống một phần cũng cho là duyên, là phước. Phải chi cha mẹ như cha mẹ nơi quê người, không hề lưu luyến, bịn rịn, ngay từ lúc đứa con đã trưởng thành rời mái ấm ra đi.Nhưng có lẽ mọi điều không phải như vậy, dù bên trời Tây hay bên phương Đông.Chúng tôi vừa được xem một đoạn phim rất ngắn kể chuyện một người già cô đơn ở phương Tây.Những ngày lễ lớn năm nay, cô con gái tin cho biết là cô không về thăm cha được vì bận việc. Ông cụ lủi thủi một mình, cô đơn trong căn nhà nhỏ với những bữa cơm lặng lẽ hàng ngày. Nhưng rồi, cô con gái nhận được tin cha mình qua đời đột ngột, cô thu xếp cùng chồng trở về nhà.Trên bậc cửa, cô thấy người cha thân yêu của cô hiện ra với tấm lưng còng và mái tóc bạc phơ. Cô bật khóc. Phải chăng vì nghe tin cha chết, cô mới trở về, trong khi còn sống, người cha cần có con, thì không có cô bên cạnh.Nhưng cũng còn may. Cách đây mười mấy năm ở Paris, vào mùa Hè, có một trận nóng kinh khủng giết hàng trăm cụ già trong nhà dưỡng lão. Nhà nước thông báo cho những đứa con trở về lo chôn cất. Nhưng chúng, nhiều đứa đành xin lỗi, vì đang kẹt trong chuyến du lịch dài ngày ở xa!Huy Phương
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)