Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016
Xe hơi Tesla model 3 chính là thứ vũ khí đáng sợ nhất của Mỹ có thể đe dọa người Nga lúc này
Xe hơi Tesla model 3 chính là thứ vũ khí đáng sợ nhất của Mỹ có thể đe dọa người Nga lúc này
No Contest: Tesla's Model 3 Blows Away Its All-Electric Competitors
Các hãng xe hơi chạy điện khác đều chịu thua (đầu hàng) Model 3 cũa Tesla ..
The mid-priced EV market is about to be turned upside down.
Chris Neiger
Apr 17, 2016 at 10:02AM
Không chỉ làm các nhà sản xuất ô tô truyền thống phải điêu đứng, những “chiến mã” chạy điện của Tesla có thể đẩy Nga và Ả Rập Xê-út vào cảnh khốn cùng.Gần đây, ngành ô tô đã chứng kiến một hiện tượng chưa từng thấy khi hàng dài người xếp hàng để đăng ký mua mẫu xe điện Model 3 mới ra của Tesla. Với mức giá 35.000 USD, Model 3 thực sự là một “siêu phẩm” của Tesla khi chỉ trong 3 ngày đã có 276.000 người đặt mua trước mẫu xe này. Nếu số xe trên được bán hết, Tesla có thể thu về khoản tiền 10 tỷ USD trong vài năm tới. Không ngạc nhiên khi nhiều người ví Model 3 như “iPhone” của ngành công nghiệp ô tô.Giống như cách iPhone đã làm thay đổi thị trường điện thoại di động, sự ra đời của Model 3 có thể là khoảnh khắc lịch sử, giúp ô tô điện trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Nhưng không chỉ có ô tô chạy xăng truyền thống, một ngành công nghiệp nữa cũng sẽ phải gánh chịu sức công phá vô cùng lớn của “quả bom” Tesla: đó là dầu mỏ.
Sự xuất hiện của Tesla Model 3 có thể được ví như một cơn địa chấnNăm ngoái, doanh số bán ô tô điện đã tăng 60% trên toàn thế giới. Theo tính toán, nếu tốc độ tăng trưởng 60% một năm được duy trì, thì sớm nhất vào năm 2023, ô tô điện có thể làm giảm nhu cầu sử dụng 2 triệu thùng dầu một ngày. Điều này sẽ gây ra tình trạng thừa cung mà đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 2014.Trong quá khứ, OPEC luôn tỏ ra coi thường triển vọng của ô tô điện. Trong báo cáo Triển vọng dầu mỏ thế giới được công bố vào năm ngoái, tổ chức này dự đoán rằng ô tô điện sẽ chỉ chiếm 1% thị trường ô tô thế giới đến năm 2040. Năm ngoái, CEO của công ty sản xuất dầu ConocoPhillips, Ryan Lance, phát biểu rằng phải mất 50 năm nữa ô tô điện mới trở nên phổ biến như ô tô chạy xăng hiện nay.Thế nhưng, các đánh giá trên đã phần nào quá chủ quan. Đúng là chỉ một mình Tesla thì không đủ sức. Điều thực sự đáng sợ mà Tesla đang làm là tạo ra một hiệu ứng dây chuyền. Các đối thủ khác trong ngành ô tô sẽ không ngồi giương mắt nhìn Tesla làm mưa làm gió trên thị trường. General Motors, Chevrolet và Nissan đã có kế hoạch bán ô tô điện ở tầm giá 30.000 USD trong vài năm tới.
Theo tính toán, nếu tốc độ tăng trưởng 60% một năm được duy trì, thì sớm nhất vào năm 2023, ô tô điện có thể làm giảm nhu cầu sử dụng 2 triệu thùng dầu một ngày.Ngoài ra, những hãng này cũng đang tích cực xây dựng hệ thống trạm sạc điện có thu phí của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Ấy là chưa kể nhiều hãng ô tô và công ty công nghệ khác như Google cũng đang đầu tư hàng tỷ USD cho cuộc đua ô tô điện. Tất cả sẽ châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng dầu mỏ mới theo sau sự sụp đổ của giá dầu hiện nay.Lúc đó, hai nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới là Nga và Ả Rập Xê-út sẽ phải hứng chịu hậu quả đầu tiên, nhất là khi nền kinh tế của hai nước này chủ yếu phụ thuộc vào dầu mỏ. Theo số liệu chính thức của chính phủ hai nước, ngân sách của Ả Rập Xê-út đã thâm hụt 100 tỷ USD trong năm 2015 và với việc giá dầu vẫn chưa khởi sắc, triển vọng của năm nay cũng không có gì khả quan hơn. Ả Rập Xê-út có nhiều tài sản khác để trông chờ nhưng khi đang tiêu hơn 15% những gì mình kiếm được mỗi năm, số tiền dự trữ của họ sẽ nhanh chóng cạn kiệt.
Các chuyên gia cho rằng phải nhiều năm nữa kinh tế Nga và Ả Rập Xê-út mới phục hồi trở lại mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ hiện nay.Nga cũng chẳng khá hơn khi 35 tỷ USD đã bốc hơi khỏi ngân sách nước này trong năm ngoái và kinh tế Nga đã chính thức trượt vào suy thoái. Số liệu mới nhất cho thấy GDP của Nga đã tăng trưởng âm 3,7% trong năm 2015. Đồng rúp đang rơi tự do và dự trữ ngoại tệ đang bốc hơi. Ấy là chưa kể đến những phí tổn cho chiến dịch quân sự đầy tốn kém ở Syria của Nga.Các chuyên gia cho rằng phải nhiều năm nữa kinh tế Nga và Ả Rập Xê-út mới phục hồi trở lại mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ hiện nay. Thế nhưng, đến lúc đấy, những chiếc ô tô điện của Tesla và “những người bạn” đã tràn ngập thị trường rồi và sẽ đẩy giá dầu xuống đáy vực một lần nữa. Khi ấy, nếu cứ duy trì tình trạng phụ thuộc vào dầu mỏ như hiện nay, Nga và Ả Rập Xê-út sẽ chẳng mấy chốc mà rơi vào cảnh khốn cùng.Có lẽ không phải bom hạt nhân hay tàu sân bay, lá chắn tên lửa nào cả, mà Tesla mới là “thứ vũ khí” của Mỹ mà người Nga sợ nhất lúc này.
ssssssssssssssssssssssssssssss ssssssssssssssssssssssssssssss sssssssssss
Mới ra phiên bản xe đầu tiên 50 ngàn chiếc mà đã ghi danh bán sạch rồi trong năm nay.
Kế hoạch của Elon Musk sẽ chấm dứt vĩnh viễn kỷ nguyên xăng dầu.
Thứ sáu, 22/07/2016, 19:15 (GMT+7)(Quốc tế) - Bản kế hoạch đó không chỉ cho thấy tầm nhìn và tham vọng mới của Tesla, mà còn làm cho sự tồn tại và phát triển của công ty trở nên ý nghĩa hơn.
Hôm qua Tesla vừa công bố một bản kế hoạch tổng thể, cho thấy hướng đi của công ty trong thời gian tới. Bản kế hoạch này có thể xem như một bản cập nhật cho bản kế hoạch ban đầu của họ 10 năm trước, phần hai cho kế hoạch của Tesla.Theo “phần hai của bản kế hoạch” này, bốn hướng đi chính của Tesla sẽ bao gồm:– Tạo ra các mái nhà năng lượng mặt trời, với bộ pin lưu điện thích hợp.– Mở rộng các dòng sản phẩm của Tesla để bao phủ tới “tất cả các lĩnh vực chủ yếu” của thị trường.– Công nghệ xe tự lái sẽ “an toàn hơn 10 lần” so với lái bằng tay.– Chia sẻ ô tô, theo đó người chủ sở hữu của chiếc Tesla có thể kiếm được tiền, về cơ bản bằng cách cho thuê phương tiện của họ.Nếu so với bản kế hoạch ban đầu công bố vào năm 2006, bản kế hoạch này cho thấy một tầm nhìn và tham vọng to lớn hơn không chỉ của Tesla, mà còn của Elon Musk nữa . Tầm nhìn giờ đây không chỉ là đưa một vài dòng xe điện đến với khách hàng của mình, mà còn là đưa con người thoát khỏi kỷ nguyên của nhiên liệu hóa thạch luôn .
Năng lượng mặt trời.
Để tạo ra các giải pháp năng lượng mặt trời mới cho mình, ông Musk đề cập đến “một sản phẩm mái nhà năng lượng mặt trời kết hợp với pin”, giúp người dùng có thể tự sản xuất điện cho riêng mình. Việc sử dụng điện sẽ được quản lý và theo dõi bởi một ứng dụng di động .
.
Lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà và sử dụng điện từ chúng, là việc đã được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng sự đắt đỏ về chi phí đầu tư ban đầu, phức tạp khi mua hàng, và lắp đặt đang hạn chế sự phổ biến của loại hình này trên thế giới, và đó là điều Tesla muốn thay đổi.Bằng việc đơn giản hóa quá trình lắp đặt, bổ sung thêm pin dự trữ, để mỗi gia đình vẫn có thể sử dụng điện ngay cả những lúc trời nắng ít, hoặc không có nắng.
Những hệ thống như vậy sẽ đem lại khả năng sử dụng điện độc lập, hoặc phụ thuộc rất ít vào điện lưới, thường được tạo ra từ các nhà máy điện lớn, sử dụng than, khí đốt, hoặc các loại nhiên liệu hóa thạch khác.Có lẽ đó là lý do vì sao ông Musk nhấn mạnh đến việc sáp nhập SolarCity với Tesla là cần thiết để biến điều này thành sự thực.
Nhiều loại ô tô hơn, không phụ thuộc vào xăng dầu.
Như một phần của kế hoạch phát triển dòng phương tiện của Tesla, bạn có thể sẽ thấy một loại xe tải hạng nặng mới, và nó sẽ là một giải pháp hoàn toàn bằng điện cho phương tiện vận tải công cộng.“Cả hai đều đang trong những giai đoạn đầu phát triển của Tesla và sẽ sẵn sàng ra mắt vào năm tới.” ông Musk viết.Trước đó, cùng thời điểm với việc giới thiệu chiếc Tesla Model 3, một bản ghi chú cho thấy: một chiếc SUV nhỏ hơn cũng đang được nghiên cứu. Chiếc xe này được cho là sẽ dùng chung khung gầm xe với dòng Model 3.
.
Phát triển thành công các xe tải hạng nặng, và xe buýt công cộng chạy điện, mới thực sự là điều thúc đẩy sự phát triển của các phương tiện chạy điện, cũng như là thảm họa của nền kinh tế dầu mỏ.
Với các loại xe cá nhân, nơi chi phí nhiên liệu tăng hoặc giảm chỉ tác động gián tiếp đến người dùng, nên họ có ít động lực để chuyển đổi sang xe điện.Trong khi đó, với các doanh nghiệp vận tải, các phương tiện chạy điện, hoặc tiết kiệm nhiên liệu sẽ tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của họ, tạo ra các động lực mạnh mẽ để họ chuyển đổi.Trong khi đó, những sản phẩm phân khúc này mới xuất hiện rất ít, tầm hoạt động ngắn (thường dưới 200 km) và sự thiếu hụt về hạ tầng đang hạn chế sự phát triển phương tiện này.Với kinh nghiệm và công nghệ của Tesla trong việc chế tạo các phương tiện chạy điện, những sản phẩm mà họ ra mắt hoàn toàn có thể tạo ra bước thay đổi đột phá cho thị trường.
Cải thiện công nghệ tự lái.
Tesla đang dấn sâu hơn vào việc nghiên cứu chế độ xe tự lái, nhắm đến việc làm cho công nghệ của họ sẽ an toàn hơn gấp 10 lần so với xe lái bằng tay. Đây là bước đi táo bạo của công ty, sau khi bị lôi kéo vào một cuộc tranh cãi về trường hợp tử nạn đầu tiên của một người lái chiếc Tesla vào đầu năm nay.
.
Đó là điều dễ hiểu, nếu nhìn vào tiềm năng của công nghệ tự lái này. Những phương tiện vận tải do người lái, bị các giới hạn về khả năng của người lái, không chỉ ảnh hưởng đến an toàn của bản thân lái xe, mà còn của những người xung quanh nữa .Trong khi đó, những chiếc xe với công nghệ tự lái sẽ vận hành an toàn và ổn định hơn hẳn, tạo ra một khác biệt rõ rệt với so với những chiếc xe thông thường.Không những vậy, nếu nhìn vào lĩnh vực vận tải đường bộ, những chiếc xe tải, hay xe buýt tự lái, sẽ không gặp các rào cản về giới hạn thời gian di chuyển trong ngày như con người.Chúng có thể hoạt động 24h mỗi ngày, mà không gặp các vấn đề về sự an toàn, làm giảm đáng kể chi phí vận tải, và gián tiếp giảm chi phí cho các hàng hóa khác.Một công nghệ tự lái đáng tin cậy sẽ không chỉ giúp mang lại lợi thế cho những chiếc xe của Tesla, mà còn giúp phổ biến những chiếc xe điện nữa .Với các động cơ hoàn toàn bằng điện, việc máy tính theo dõi và điều khiển chúng sẽ dễ dàng hơn, chính xác hơn, và an toàn hơn so với xe dùng động cơ truyền thống.Ngoài ra nếu nhìn vào dịch vụ mà Tesla dự định phát triển dưới đây, công nghệ tự lái thậm chí sẽ còn thay đổi hẳn thói quen sở hữu, và sử dụng xe ô tô của mỗi người.
Chia sẻ ô tô.
Khi bạn không sử dụng chiếc xe tự lái của bạn, bạn có thể thêm nó vào “Hạm đội chia sẻ Tesla”, như cách nói của ông Musk. Bằng cách này, bạn có thể sử dụng chiếc xe đó để tạo ra thu nhập khi bạn đang đi làm, hay đang trong kỳ nghỉ. Ông Musk cho biết cụ thể hơn:“Cách làm này sẽ giảm đáng kể chi phí thực của việc làm chủ xe xuống đến mức mà hầu như mọi người đều có thể làm chủ một chiếc Tesla.Do phần lớn những chiếc ô tô chỉ được sử dụng bởi người chủ xe từ 5 đến 10% mỗi ngày, lợi ích kinh tế cơ bản của một chiếc xe tự lái thực sự sẽ lớn gấp nhiều lần so với một chiếc ô tô không có hệ thống tự lái.”
Theo Jillian D’Onfro, Phóng viên công nghệ cao cấp của Business Insider, cho biết: phần này của bản kế hoạch sẽ làm cho Uber phải đứng ngồi không yên. Và không chỉ Uber, cả ngành công nghiệp ô tô truyền thống sẽ phải lo lắng về điều này.Những chiếc xe điện với công nghệ tự lái đáng tin cậy, sẽ không chỉ giúp người chủ xe có thêm thu nhập khi không sử dụng, mà còn hữu ích cho những người không có xe nữa .Họ sẽ không phải lo lắng về việc vay nợ một số tiền lớn để có phương tiện di chuyển an toàn khi cần thiết. Xe tự lái sẽ không chỉ an toàn hơn, mà còn tiết kiệm hơn, và về cơ bản, sẽ thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Họ không còn buộc phải làm chủ một chiếc xe nữa.Tầm nhìn của ông Musk với bản kế hoạch trên là lý do cho nhận định của Giám đốc Bộ phận Phân tích Công nghiệp đến từ Edmunds.com, Jessica Caldwell nói với Business Insider rằng:“Nếu phần một bản kế hoạch tổng thể của Elon Musk giống như đưa con người lên mặt trăng, thì phần hai rất giống với việc thuộc địa hóa cả thiên hà.”Đó là lý do vì sao nhiều hãng dầu mỏ đang đầu tư vào các công nghệ chế tạo pin, các thương hiệu ô tô truyền thống, và các công ty công nghệ về vận tải như Uber hay Lyft cũng đang nghiên cứu xe điện, và công nghệ tự lái. Họ hiểu rằng muốn không bị xâm lăng thì nên tự cứu mình trước.(Theo GenK)
Cái chết trong tù việt cộng của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát. /////CON NGƯỜI THẬT CỦA PHẠM DUY
“Thôi! Bỏ đi!” … – Nguyễn Tú
Đăng trong: Tháng Sáu 6, 2016 | Tác giả: muoisau | Filed under: Human Rights | Tags: Nhân Vật |1 Phản hồi
7 Votes
Thủ tướng Phan Huy quát trong một buổi họp báo quốc tế.
Bài đọc suy gẫm: “Thôi! bỏ đi!” câu nói lịch sự, bao dung của bác sĩ Phan Huy Quát khi được hỏi về người đã gài bẫy bắt ông và gia đình. Bài của ký giả Nguyễn Tú viết về ” Cái chết trong tù việt cộng của vị cựu Thủ Tướng miền nam Việt Nam Cộng Hòa”. Hình ảnh chỉ là minh họa.Ngoại trưởng Phan Huy Quát gặp gỡ Tổng Thống Johnson tại Hoa Kỳ, June 04 1964.
Cái chết trong tù việt cộng của cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát.
Nguyễn Tú
Thủ Tướng Phan Huy Quát.
Bác Sĩ Phan Huy Quát sinh năm 1908 tại Nghệ Tĩnh, tham chính nhiều lần, từng làm Tổng Trưởng Giáo Dục, Tổng Trưởng Quốc Phòng, lần cuối cùng giữ chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1965. Ông cũng là Chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng, phân bộ Việt Nam, và là chủ nhiệm tuần báo Diễn Ðàn, Sài gòn, 1972. Ngày 16 Tháng Tám 1975 Bác Sĩ Quát bị Cộng Sản bắt do nội phản trên đường vượt biên; và chưa đầy bốn năm sau ông từ trần trong nhà tù Chí Hòa. Bài dưới đây do ký giả kỳ cựu Nguyễn Tú, bạn ông, và cũng là bạn tù (người đã sống bên cạnh Bác Sĩ Quát trong những ngày tháng và giờ phút cuối cùng tại khám Chí Hòa), kể lại “như một nén hương chiêu niệm chung.”
Trong thời gian bị cầm tù, Bác Sĩ Quát bị bệnh gan rất nặng song Việt Cộng không cho chữa chạy, thuốc men do gia đình tiếp tế không được nhận. Người con trai út bị giam ở phòng bên, có thuốc cho bố, cũng không làm sao mang sang. Khi biết ông không thể nào qua khỏi, chúng mới đem ông lên bệnh xá. Ông chết ở đó vào ngày hôm sau, 27 Tháng Tư 1979.Tang gia đã được phép để mang thi hài ra quàn tại chùa Xá Lợi và phát tang ở đấy vào ngày hôm sau, song phút chót, Hà Nội ra lệnh phải an táng ngay, vì ngày đó, 28 Tháng Tư 1979, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc tới Sài Gòn; Việt Cộng sợ dư luận quốc tế – nếu biết đến cái chết bị bỏ mặc của một cựu Thủ Tướng Miền Nam – có thể ngó tới tình trạng giam cầm của hàng trăm ngàn người khác. Cũng bởi thế, rất ít người nghe biết đến sự đày đọa tù nhân Phan Huy Quát cũng như cái chết trong tù của ông – bên cạnh các trường hợp tương tự của các trí thức văn nghệ sĩ khác – của nhà cầm quyền Hà Nội.
*
Nếu tôi biết hát, tôi sẽ cất giọng ca vừa đủ nghe tù khúc:
“Anh nằm đây,
Bạn bè anh cũng nằm đây…”
Bạn bè anh cũng nằm đây…”
Gọi là một chút để ấm lòng người đã khuất.
Chí Hòa, Sài Gòn – Một ngày cuối Tháng Tư 1979
Hôm nay đến lượt bốn phòng 5-6-7-8-, gác 1, khu ED được đi tắm, giặt. Mọi người đều rộn rạo, hối hả chuẩn bị, cười hô hố. Cứ ba ngày rưỡi mới được sối nước trên thân thể hôi hám, ngứa ngáy và vò vội quần áo đã tích trữ kha khá mồ hôi, đất ghét, thì trước cái hạnh phúc nhỏ nhoi chỉ được phép hưởng hai lần mỗi tuần, ai mà không “vui vẻ, hồ hởi, phấn khởi” dù, trên lý thuyết, thời gian tắm được quy định 30 phút cứ bị cán bộ ăn bớt, chỉ còn vỏn vẹn 15 phút.Cả bốn phòng đã lần lượt ra hành lang ngồi xổm sắp hàng đợi cán bộ gác đến điểm số. Lần đó, viện cớ bị cảm, tôi xin phép ở lại trong buồng. Tôi có mục đích riêng.
Kiểm tra xong số người ở lại mỗi buồng, cán bộ ra hiệu cho mọi người đứng dậy, tiến về phía cầu thang. Tiếng guốc, tiếng dép khua trên cầu thang, tiếng nói lao xao của đoàn người xa dần rồi lắng hẳn. Từ dưới sân đã bắt đầu vọng lên tiếng sối nước ào ào, tiếng nói oang oang, tiếng cười khanh khách thỉnh thoảng xen tiếng chửi thề thân mật, tiếng sặc nước, tiếng rú khoái trá của các bạn tù được làn nước mát như nước lũ chẩy dồn dập trên da. Hạnh phúc thật!
Buồng 5 chúng tôi ở đầu dãy, sát với đầu cầu thang, nơi đây đặt một cái bàn và một cái ghế cho cán bộ gác. Chỗ tôi nằm sát hàng song sắt. Tôi đứng dậy, nhìn về phía đầu cầu thang chỉ cách chừng ba thước rồi quay người, đảo mắt suốt dọc hành lang. Không có bóng cán bộ. Căn phòng vơi đi 58 người như rộng ra. Hơi nồng của 60 mạng tù tích tụ từ suốt ngày và đêm trước tự giải phóng dần dần đem lại một cảm giác thoáng khí hơn.
Căn phòng chỉ còn lại hai người không đi tắm là tôi và một người nữa đang nằm ở hàng giữa, sát tường, trên diện tích vỏn vẹn có 60 phân tức 2/3 của một chiếc chiếu hẹp. Ðó là khoảng không gian đã được chia rất đều cho 60 tù nhân mà Việt Cộng đã cải cho cái danh từ mỹ miều là “trại viên” Người đồng phòng này nằm, hai chân duỗi thẳng, hai cánh tay gập lại trên bụng, hai bàn chân chắp vào nhau, mắt nhắm, vẻ mặt bình thản. Ông bị bệnh đã hơn một tuần, không thuốc men. Nước da mặt đã chuyển sang màu tai tái càng nổi bật với màu trắng của chòm râu và mái tóc. Bệnh nhân nằm im, không cựa quậy, thân hình như đã quen đóng khung trong không gian 60 phân của chiếc chiếu. Ông là Bác Sĩ Phan Huy Quát đã từng là Tổng trưởng nhiều lần, chức vụ cuối cùng và cao nhất trong hoạt động chính quyền của ông là chức Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa vào Mùa Xuân 1965. Năm 1979 ông đã trên 70 tuổi.
Tôi đảo mắt một lần nữa suốt dọc hành lang, dõng tai nghe ngóng. Vẫn không một bóng người, không một tiếng động khả nghi nào trên tầng gác vắng lặng. Tôi bước vội tới chiếu của Bác Sĩ Quát rồi ngồi sát bên. Bệnh nhân vẫn nằm im, mắt nhắm, không một phản ứng nào chứng tỏ ông cảm giác thấy có người bên cạnh. Hơi thở yếu. Bộ đồ ngủ của ông bận có cũ nhiều nhưng không bị xô lệch. Ðôi ống quần được kéo thẳng tới cổ chân. Ðôi tà áo được khép gọn, ôm kín thân trên. Cánh tay áo trùm tới tận cổ tay. Chẳng phải vì cuộc sống tạm bợ trong tù rất nhiều hạn chế khắc nghiệt cộng thêm lâm bệnh nặng đã hơn một tuần – một trường hợp bất cứ ai cũng có thể buông thả, mặc cho thân phận nổi trôi và có thể kém đi nhiều, ít cảnh giác về cách phục sức và tư thế – mà Bác Sĩ Quát thiếu chững chạc. Và từ cái chững chạc này như toát lên một cái gì có vẻ nghịch lý đến độ vừa đau đớn vừa dũng mãnh giữa thân phận con người và hoàn cảnh.
Tôi khẽ lên tiếng: “Anh Quát! Anh Quát!”
Không một phản ứng của bệnh nhân. Tôi lắc nhẹ cánh tay bệnh nhân, hơi cao giọng: “Anh Quát! Anh Quát!” Vẫn không một phản ứng, tôi đưa ngón tay trỏ qua mũi bệnh nhân. Hơi thở quá yếu. Dưới sân, tiếng sối nước bắt đầu thưa dần. Thời gian tắm giặt sắp hết. Tôi không muốn mục đích khai bệnh giả của tôi bị lộ là cố ý ở lại buồng để đích thân nói ít điều cho là cần thiết với Bác Sĩ Quát và cả với tôi nữa.
Buồng 5 chúng tôi vẫn được Việt Cộng coi là một buồng “phản động” nhất trong số bốn buồng của lầu 1, khu ED vì chứa một cựu Thủ tướng, 3 cựu Tổng trưởng, nhiều sĩ quan cấp tá, một số ít dân sự “đầu chai đá, khó cải tạo, phần tử rất xấu, mất dậy.” Một buồng “ngụy nặng” nên được Việt Cộng tận tình “chiếu cố” trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, còn phải kể tới một vài tên “ăng ten” tức chỉ điểm được cài trong buồng. Tóm lại, chúng tôi đều bị theo dõi rất sát, rất chặt. Tôi phải làm gấp. Tôi lắc mạnh hơn cánh tay bệnh nhân, cao giọng thêm: “Anh Quát! Anh Quát!”
Bệnh nhân vẫn lặng im. Phải làm thật gấp. Tôi xoay nghiêng mình, tỳ tay xuống chiếu, ghé miệng sát tai Bác Sĩ Quát, cố nói thật rành rẽ: “Anh Quát! Anh Quát! Nhận ra tôi không?” Lần này đôi mi bệnh nhân hơi động đậy rồi dướng lên, hé mở. Tôi thoáng thấy lòng trắng mắt vàng khè. Chẳng cần phải học ngành y mới biết bệnh gan của Bác Sĩ Quát coi mới nặng. Bệnh nhân vắn tắt thều thào: “Anh Tú!” Tôi hơi yên tâm. Miệng lại sát tai Bác Sĩ Quát, tôi nói: “Anh mệt lắm phải không?” Ðầu bệnh nhân hơi gật gật. Không hiểu lúc đó linh cảm nào xui khiến, tôi cố rót vào tai Bác Sĩ Quát, giọng hơi nghẹn: “Anh có nhắn gì về gia đình không?” Bệnh nhân cố gắng lắc đầu, mắt vẫn nhắm. Dưới sân không còn tiếng sối nước nữa. Có tiếng các buồng trưởng dục anh em tập hợp để điểm số lại trước khi lên buồng. Chỉ còn độ hơn một phút. May lắm thì hai phút. Tôi dồn dập bên tai Bác Sĩ Quát: “Ai đặt bày, lừa bắt anh? Ai phản anh? Thằng Liên phải không? Nói đi! Nói đi!” Ðôi môi bệnh nhân như mấp máy.
Tôi vội nhổm lên, ghé sát tai tôi vào miệng bệnh nhân. Một hơi thở khò khè, theo sau là vài tiếng khô khốc, nặng nhọc như cố trút ra từ một chiếc bong bóng đã dẹp hơi đến chín phần mười: “Thôi! Anh Tú ạ.” Tiếng guốc, dép, tiếng cười, nói ồn ào đã bắt đầu từ chân cầu thang. Tôi chưa chịu buông: “Nói đi! Anh Quát! Nói đi!” Một hơi thở một chút gấp hơn, như làn hơi hắt vội ra lần chót! “Thôi! Thôi! Bỏ đi!” Tiếng guốc, dép, tiếng cười, nói ồn ào đã tới quá nửa cầu thang. Tôi vội nhổm dậy, bước nhanh về chiếu mình, nằm thẳng cẳng, vắt tay lên trán.
Ngoài hành lang, các bạn tù hối hả, xôn xao phơi quần áo mới giặt. Vài tiếng kỳ kèo nhau về chỗ dây phơi. Rồi như một đội quân đã chọc được phòng tuyến địch, họ ùa vào phòng, đứng lố nhố nghẹt lối đi quá nhỏ giữa ba hàng chiếu. Căn phòng như bị co hẹp lại. Tiếng cười đùa thưa dần khi tất cả đã về được chiếu mình. Khói thuốc lá bắt đầu tỏa. Ðây đó tiếng rít của vài bình thuốc lào nổi lên sòng sọc. Bây giờ thì mọi người, sau trận tắm thỏa thuê, đã ngả lưng trên chiếu. Cả phòng lặng tiếng.
Tôi ngồi dậy, hỏi vọng qua hàng chiếu giữa, phía sát tường: “Anh Châm! Anh coi lại xem anh Quát bệnh tình hôm nay ra sao?”
Bác Sĩ Hồ Văn Châm, cựu Tổng trưởng Thông tin, Chiêu hồi và Cựu chiến sĩ, có phần chiếu liền bên Bác Sĩ Quát. Ông Châm quay về phía Bác Sĩ Quát, tư thế nằm vẫn y như trước. Cảnh lộn xộn, ồn ào, ầm ĩ vừa qua của căn phòng không làm Bác Sĩ Quát động đậy chút nào. Cái gì đã như làm tê liệt bộ phận giây thần kinh điều khiển nguồn năng ý chí con người đến nỗi Bác Sĩ Quát không phản ứng gì, hay không còn muốn phản ứng gì dù chỉ là một phác họa – trước cảnh huống bên ngoài? Một hình ảnh buồn thảm lóe lên trong tưởng tượng; nếu không phải là mùa oi bức thì một tấm nền mỏng đắp lên người dong dỏng và gầy guộc của Bác Sĩ Quát thừa đủ để đóng vai trò một tấm khăn liệm.
Bác Sĩ Châm hướng về phía tôi, lắc đầu. Tôi lên tiếng với buồng trưởng: “Anh Phương! Báo cáo cán bộ xin đưa Bác Sĩ Quát đi bệnh xá chứ!” Phương là hạ sĩ quan binh chủng nhẩy dù, tuổi khoảng 30. Tuy còn trẻ, tóc Phương đã trắng xóa, có lẽ vì “xấu máu.” Anh em bèn dán cho cái nhãn hiệu “Phương đầu bạc.” Phương lặng thinh, coi bộ ngần ngại. Nói cho ngay suốt hơn một tuần lễ Bác Sĩ Quát lâm bệnh Phương đã mấy lần báo cáo xin đưa Bác Sĩ Quát đi bệnh xá, nhưng đều bị từ chối. Tôi quay về phía Bác Sĩ Châm: “Anh Châm! Nói cho Phương biết bệnh trạng của Bác Sĩ Quát đi!” Ông Châm bèn bảo: “Anh Phương! Báo cáo cán bộ ngay đi!” Phương không đáp, lộ rõ vẻ ngần ngại. Trong phòng bỗng nhao nhao nhiều giọng thúc giục, gay gắt: “Báo cáo đi! Chờ gì nữa? Bệnh như vậy mà không đi báo cáo, còn chờ gì nữa? Chờ người ta chết à?” Căn phòng đang im ắng, sống động hẳn lên.
Nhiều bạn đang nằm, nhóm người nhìn về phía Phương. Ðang cởi trần, Phương uể oải đứng dậy, bận áo, ra khỏi phòng, đi về phía đầu cầu thang. Một lát khá lâu, cán bộ gác tới, có Phương theo sau. Anh chàng cán bộ, mặt hơi khinh khỉnh, từ bên ngoài song sắt cộc lốc hỏi vọng: “Ðâu?” Bác Sĩ Châm nhích người qua một bên, chỉ vào Bác Sĩ Quát: “Ðây, cán bộ!” Nhìn một lát, cán bộ quay lưng, Phương lẳng lặng về chiếu mình. Những anh em khác lại đặt mình nằm. Căn phòng chìm trong im lặng hoàn toàn như thể hồi hộp chờ đợi một phán quyết sinh tử của trại.
Chừng 20 hay 30 phút sau, có tiếng lao xao ở đầu cầu thang. Hai bạn tù được làm ở bệnh xá, đem một băng ca tới cùng với cán bộ gác và một cán bộ khác, chắc là ở bệnh xá. Căn phòng lại náo động. Mọi người đều ngồi dậy hoặc đứng lên phần chiếu của mình.
Phương “đầu bạc” dẫn hai anh mang băng ca đến chỗ Bác Sĩ Quát. Bệnh nhân như mê man, tự mình không ngồi dậy được. Bốn anh em khỏe mạnh trong phòng xúm nhau nâng bệnh nhân đặt trên băng ca. Trong lúc đó Bác Sĩ Châm vội nhét vào một túi nhỏ vài đồ cần thiết cho Bác Sĩ Quát: Kem và bàn chải đánh răng, vài đồ lót, thêm một bộ đồ ngủ, đũa, muỗng, chén… Băng ca được khiêng đi. Bệnh nhân vẫn nằm, mắt nhắm, không một phản ứng. Dưới sân, một tiếng kêu lớn! “Lấy cơm!” Căn phòng trở lại cuộc sống đơn điệu hàng ngày của một trại tù. Lúc đó khoảng 10 giờ rưỡi.
Trưa hôm sau, khi lấy cơm trở về, anh em thì thầm rỉ tai nhau: “Bác Sĩ Quát chết rồi!” Cả phòng nhao nhao: “Hồi nào? Hồi nào? Chết mau quá vậy?” Một anh đáp: “Nghe nói, hồi trưa hôm qua thì phải.”
Chỉ một lát cáo phó miệng của các bạn tù đi lấy cơm đã lan truyền khắp khu ED. Bữa cơm trưa hôm đó ít ồn ào hơn thường lệ. Có ai trong phòng thốt một câu: “Bệnh như vậy, suốt hơn một tuần xin đi bệnh xá, không cho. Ðợi gần chết mới cho thì còn gì!” Một điếu văn ngắn, gọn, hàm súc cho một bạn tù đã nằm xuống. Một lời ngắn, gọn, hàm xúc lên án chế độ bất nhân, ác nghiệt của Cộng Sản. Căn phòng gần như lặng đi. Không bao lâu sau bữa cơm, cán bộ gác tới, bảo buồng trưởng thu dọn đồ của Bác Sĩ Quát. Trước khi quay lưng, hắn còn nói với: “Nhớ làm bản kê khai, nghe không!” Ðối với tù nhân, đó là lời công nhận chính thức cái chết của bất cứ “trại viên” nào.
Khám Chí hòa (hình bát giác)
Lần này, là cái chết của một vị cựu thủ tướng.
Manh chiếu của Bác Sĩ Quát đã được gỡ đi theo giỏ đồ còn lại của ông xuống văn phòng khu. Chỗ nằm cũ của ông trơ ra phần sân xi măng đã xỉn đen thời gian, mồ hôi, đau khổ và uất ức dồn nén của hàng hàng lớp lớp thế hệ tù chính trị mà ông đã là một trong biết bao người kế tiếp bất tận. Trí tưởng tượng của ta có mặc sức tung hoành sáng tác biết bao nhiêu chuyện về trại tù và thân phận tù nhân dưới chế độ Cộng Sản, thì mảnh không gian xi măng đen kia thầm lặng mà hùng hồn nói lên còn hơn thế nữa. Những ngày kế tiếp, cái chết tức tưởi mang nhiều vẻ không rõ ràng của Bác Sĩ Quát còn là đề tài bàn tán của nhiều người trong phòng được tóm gọn trong hai chữ “nghi vấn.” Nhiều người cho rằng nếu được đi bệnh viện sớm hơn, hoặc nếu không, mà được phép biên thư về nhà để thân nhân kịp thời gửi thuốc thì có thể Bác Sĩ Quát đâu ra đến nông nỗi đó.
Trạm canh gác ở khám Chí Hòa
Cuộc sống tiếp tục trong bầu không khí càng ngày càng ngột ngạt. Việt Cộng “dư” lý lẽ để đối xử với tù nhân tàn nhẫn hơn, bất nhân hơn. Bác Sĩ Quát đã lâm bệnh trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó. Con trai út của ông là Phan Huy Anh bị bắt cùng với ông ngày 16 Tháng Tám 1975 không được ở chung cùng buồng, mà bị giam ở buồng 6 sát bên. Hai cha con chỉ trông thấy nhau những lần đi tắm, tức hai lần một tuần. Khi tắm cũng không được liên hệ với nhau. Huy Anh dù có muốn giúp bố giặt quần áo hay một vài việc vặt vãnh cũng không bao giờ được phép. Còn nói chuyện với nhau thì tuyệt đối cấm. Nếu bị bắt quả tang hay có người tố cáo, hai cha con sẽ bị cúp viết thư về nhà với hậu quả kèm theo là bị cúp thăm nuôi. Ấy là chưa kể có thể bị kỷ luật đưa đi biệt giam. Việc thăm nuôi của gia đình cũng tách rời, riêng biệt: không bao giờ hai cha con được thăm nuôi, gặp gỡ thân nhân cùng một lúc, cùng một ngày. Hai cha con sống sát buồng nhau mà còn hơn hai kẻ lạ. Hai kẻ lạ còn có thể xin phép trao đổi với nhau chút quà, nói với nhau dăm ba câu. Bác Sĩ Quát và Huy Anh luôn luôn bị từ chối và bị theo dõi kỹ. Khi được tin bố lâm bệnh, Huy Anh nhiều lần xin phép qua thăm và đem thuốc cũng không được. Chỉ tới phiên đi lãnh cơm, Huy Anh mới được bước ra khỏi buồng. Những lúc đó tôi thoáng bắt gặp ánh mắt buồn bã của Huy Anh kín đáo nhìn qua song sắt tới chỗ bố đang nằm lịm. Tôi còn nhớ hai ngày trước khi Bác Sĩ Quát được đưa đi bệnh xá, cán bộ gác mới cho phép Huy Anh đem thuốc cho bố, sau không biết bao nhiêu lần năn nỉ. Huy Anh chỉ được phép đứng ngoài cửa nhìn vọng vào. Thuốc thì do buồng trưởng nhận đưa cho Bác Sĩ Quát. Thuốc đến quá muộn, dù chỉ là thứ thuốc thông thường trị bệnh gan. Lần “nhìn thăm” thầm lặng được phép công khai đó dài không quá hai phút. Và đó cũng là lần chót Huy Anh được chính thức nhìn bố qua chiều dài gần 8 thước của căn buồng dưới đôi mắt cú vọ của cán bộ gác ngồi phía đầu cầu thang giám sát.
Hôm Bác Sĩ Quát được khênh đi bệnh xá, Huy Anh cũng không được phép ra khỏi buồng dù chỉ để nói ít câu thăm hỏi và nhìn bố nằm thoi thóp trên chiếc băng ca. Một ngày sau khi Bác Sĩ Quát chết, Huy Anh được trại cho phép về thọ tang bố. Nhiều người trong chúng tôi hi vọng sẽ có tin thêm về tang lễ và nhất là về cái chết quá đột ngột của Bác Sĩ Quát khi Huy Anh trở lại trại. Thói quen giấu diếm, bưng bít đã trở thành một thứ siêu vi trùng trong máu của Việt Cộng, thế nên khi Huy Anh trở về, chúng tôi chẳng biết tin gì thêm ngoài việc tang lễ đã xong xuôi. Sau này có tin là Huy Anh sẽ được thả nếu “thật tâm cải tạo tốt.” Có nghĩa là không được tiết lộ bất cứ điều gì liên quan đến cái chết, đến tang lễ của bố, đến bất cứ những gì Huy Anh đã nhìn được, nghe được ở xã hội Sài Gòn bên ngoài trong thời gian được về nhà. Phải thừa nhận Việt Cộng rất “siêu” về thủ đoạn dọa nạt, nhất là đối với những ai đang bị gọng kìm của chúng siết chặt. Dù Bác Sĩ Quát đã chết, không còn là một mối lo chính trị đối với Việt Cộng, do vậy không còn cần thiết giữ Huy Anh làm con tin để đe dọa, đầy đọa tinh thần ông bố nữa, cũng phải đợi đến cuối năm 1979, Huy Anh mới được thả.
Trong thập niên 1940, Bác Sĩ Phan Huy Quát đã được nhiều người ở Hà Nội biết tiếng là một lương y. Bệnh nhân của ông, cả Việt lẫn Pháp, rất tín nhiệm ông vì tư cách đứng đắn và lương tâm nghề nghiệp rất cao của ông. Ngay cả một số người Pháp đã chọn ông làm bác sĩ gia đình của họ, một trường hợp rất hiếm trong y giới người Việt thời ấy. Một đề tài nghiên cứu y học của ông có liên quan đến bệnh đau mắt của Hoàng Ðế Bảo Ðại thời đó đã được tặng giải thưởng đặc biệt của Hoàng Ðế. Cuộc đời chính trị của ông chỉ thực sự bắt đầu sau khi cựu Hoàng Bảo Ðại đã ký hiệp ước Vịnh Hạ Long với Cao ủy Bollaert của Pháp ngày 8 Tháng Ba 1949. Trong chính phủ đầu tiên của quốc gia Việt Nam do cựu Hoàng Bảo Ðại lãnh đạo, Bác Sĩ Quát tham chính với tư cách Tổng Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Sau đó ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Trưởng Quốc Phòng. Từ giữa năm 1953 trở đi, tình hình cuộc chiến với Việt Minh ở miền Bắc Việt Nam ngày càng tồi tệ. Thất trận của Pháp ngày 07 Tháng Năm 1954 ở Ðiện Biên Phủ mở màn cho Hội Nghị Genève về Ðông Dương với hậu quả là Việt Nam bị chia đôi ở vĩ tuyến 17 do Hiệp Ðịnh Genève được ký kết giữa Pháp và Việt Minh ngày 20 Tháng Bảy 1954.Ở Pháp, Quốc Trưởng Bảo Ðại phong ông Ngô Ðình Diệm làm thủ tướng. Ngày 7 Tháng Bảy 54, ông Diệm về nước. Ðược ủy toàn quyền lãnh đạo Việt Nam, ông Diệm thành lập nội các mới và kiêm nhiệm luôn Bộ Quốc Phòng.
Bác Sĩ Quát trở lại nghề cũ, mở một phòng mạch ở Dakao gần đầu cầu Phan Thanh Giản. Suốt chín năm ông Diệm cầm quyền, Bác Sĩ Quát không tham chính: ông khó có thể thuận với Tổng Thống Diệm về lề lối làm việc quá quan liêu, hống hách và độc đoán của gia đình họ Ngô. Thêm nữa ông là một thành viên trong nhóm Caravelle đã công khai đưa ra bản tuyên bố chỉ trích chế độ và đòi chính quyền Diệm thực hiện tự do, dân chủ. Cuộc đảo chính ngày 01 Tháng Mười Một 1963 do một số tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa lãnh đạo chấm dứt chế độ Ngô Ðình Diệm theo liền cái chết bi thảm của vị tổng thống và hai em ông là Ngô Ðình Nhu và Ngô Ðình Cẩn. Ðại Tướng Dương Văn Minh và Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Thơ cầm quyền mới được ba tháng thì bị Tướng Nguyễn Khánh, tư lệnh vùng II chiến thuật, chỉnh lý ngày 30 Tháng Giêng 64. Bác Sĩ Quát được mời làm Tổng Trưởng Ngoại Giao. Ông ở chức vụ này tới khoảng Tháng Chín, 1964 rồi lại trở về phòng mạch.
Cuộc đời chính trị của ông đạt tuyệt đỉnh danh vọng khi, vào giữa Tháng Hai năm 1965, ông được Tướng Nguyễn Khánh triệu mời thành lập nội các mới. Giữ chức thủ tướng được khoảng ba tháng thì ông trao quyền lại cho Hội Ðồng Quân Lực vì những mâu thuẫn khó bề giải quyết giữa ông và Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu. Ông lui về, trực tiếp điều khiển phòng thí nghiệm y khoa của ông ở đường Hai Bà Trưng. Hoạt động chính trị của ông thu hẹp lại trong khuôn khổ của Liên Minh Á Châu Chống Cộng mà ông là chủ tịch phân hội Việt Nam cho tới ngày Sài Gòn thất thủ 30 Tháng Tư 1975.Nhưng ngày kết liễu nền Ðệ Nhị Cộng Hòa chưa phải là ngày chấm dứt hoạt động của Bác Sĩ Phan Huy Quát. Nó đưa hoạt động ấy sang một hướng khác, hoàn toàn xa lạ với con người vốn dĩ trong bao năm đã quen và chỉ quen hoạt động chính trị theo lối “chính quy,” trong “đường lối chính quy.” Và con người thận trọng trong ông đã lao vào một trận địa mà trước kia ông chưa từng một lần lưu tâm và nghiên cứu địa hình phức tạp, hết sức bất thường do vậy cũng hết sức bất ngờ: địa hình của trận địa hoạt động bí mật, mà vì tính chất của riêng nó, đòi hỏi một cách suy nghĩ khác, một thứ thông minh khác, một loại bén nhạy khác, thậm chí đến cái can đảm trong hoạt động bí mật cũng phải là cái can đảm khác. Vị cựu thủ tướng, tự thân, chưa được chuẩn bị kỹ càng cho hình thái hoạt động bí mật nó có những điều luật, những nguyên tắc đặc thù của riêng nó. Ðiều này cũng dễ hiểu: ông chưa từng thấy có nhu cầu đó. Hoạt động chính trị của ông từ trước không cần đòi hỏi ông có những nhu cầu đó. Vậy mà trước hoàn cảnh đất nước rối bời đang diễn tiến trước mắt, ông đã chọn dấn thân vào con đường mới mẻ này. Một quyết định dũng cảm của một con người ngày ấy đã gần 70 tuổi, và chắc chắn không phải là một quyết định dễ dàng.
Sau ngày Sai gon thất thủ 30 Tháng Tư 1975, Bác Sĩ Phan Huy Quát không đáp “lời mời” ra trình diện của Việt Cộng được phổ biến trên đài phát thanh, truyền hình và báo chí của chúng cho tất cả “ngụy quân, ngụy quyền”. Liền sau khi cộng quân ào ạt tuôn vào Saigon từ hai hướng Bắc và Nam ngày 30 Tháng Tư 1975, Bác Sĩ Quát đã dời tư thất ở đường Hiền Vương và bắt đầu cuộc đời “du mục” trong Saigon, quyết không để cho Việt Cộng bắt. Cứ đôi ba ngày các con ông thay phiên nhau dẫn ông đi thay đổi chỗ trú ngụ. Sau gần ba tháng trốn tránh như thế, ông có dấu hiệu mệt mỏi. Các con ông khuyên ông trốn “trụ” hẳn một nơi. Ông nhượng bộ, về nhà trưởng nữ trong một hẻm khuất ở quận Phú Nhuận.
Những ai đã sống ở Saigon sau ngày 30 Tháng Tư 1975 chắc khó quên cái không khí ồn ào, nhộn nhạo, hỗn tạp bao trùm khắp nơi, khắp chốn của cái thành phố hơn ba triệu người này hầu như ngày nào cũng hối hả tuôn ra đầy nghẹt đường phố. Vẻ mừng rỡ bề ngoài vì chiến tranh đã chấm dứt không che đậy nổi nhiều nỗi lo âu âm ỉ bên trong: Kẻ chiến thắng sẽ định đoạt số phận của Saigon như thế nào? Thái độ nào tốt nhất để đối phó với kẻ chiến thắng đang huênh hoang, ngạo mạn? Tùy hoàn cảnh và cương vị riêng của mỗi cá nhân, người thì chọn lối âm thần sống ẩn, người thì mặc, muốn ra sao thì ra, cứ sống “tự nhiên cái đã”. Nhưng đại đa số thì tính chuyện trốn khỏi Việt Nam bằng đường biển sau khi Mỹ đã vĩnh viễn phủi tay. Một số khác thì tính chuyện tiếp tục tranh đấu chống Cộng. Ðã manh nha những sự thăm dò, móc nối nhau, tìm ngõ ngách trong hai lãnh vực chính yếu: thứ nhất vượt biên, thứ nhì chống Cộng.
Hai lãnh vực này tưởng là hoàn toàn riêng biệt, trái lại, thường xoắn vào nhau khá chặt, bởi lẽ nhiều khi tìm đường vượt biển lại dẫn đến mối chống Cộng, tìm đường chống Cộng lại dẫn tới mối vượt biên. Bất cứ ai chọn dấn thân vào một trong hai lãnh vực này đều bị lôi cuốn vào cái vòng luẩn quẩn lưỡng nguyên bi hài kịch đó. Bác Sĩ Quát không ngờ sẽ rơi vào chính cảnh huống ấy. Trong thâm tâm, ông không muốn bỏ chạy: ông vốn nặng tình quê hương. Nhưng gia đình ông 14 người, mặc nhiên là một áp lực tinh thần, thầm lặng đấy, nhưng đáng kể, buộc ông không thể không nghĩ đến sự an toàn cho vợ, con, dâu, rể và các cháu nội ngoại, nghĩa là phải nghĩ đến chuyện vượt biên. Ngoài tình quê hương ông cũng nặng tình gia đình không kém.
Gia đình Thủ Tướng Phan Huy Quát.
Thực ra, khoảng một tuần trước ngày 30 Tháng Tư 1975 lịch sử, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã ra lệnh cho ông Ðại sứ của mình ở Saigon nhân danh chính phủ mời Bác Sĩ Quát qua Ðài Bắc trú ngụ nếu như phía Mỹ chưa lo liệu cho bác sĩ. Lúc đó Bác Sĩ Quát chưa quyết tâm ra đi nên chỉ cảm ơn và nói sẽ liên lạc sau. Về phía Mỹ, khi hay tin Bác Sĩ Quát còn ở Saigon, ngày 28 Tháng Tư 1975 đã liên lạc với ông, hứa đưa hai ông bà qua Mỹ. Bác Sĩ Quát trả lời không thể nhận sự giúp đỡ quý hóa ấy nếu tất cả gia đình ông gồm 14 người không được cùng đi. Phía Mỹ ngần ngại, nhưng rồi cũng thuận ý muốn của Bác Sĩ Quát và cho ông một điểm hẹn. Ðiểm hẹn này sau bị lộ. Thêm nữa ngày 29 Tháng Tư 1975, tình hình căng thẳng tột độ, chính phủ Dương Văn Minh ra tối hậu thư buộc Mỹ phải triệt thoái toàn bộ nhân viên D.A.O. tức bộ phận tùy viên Quốc Phòng của Mỹ trong thời hạn 24 tiếng đồng hồ. Liên lạc giữa phía Mỹ và Bác Sĩ Quát bị tắc nghẽn. Chuyến trực thăng cuối cùng chở người Việt tị nạn không có Bác Sĩ Quát và gia đình.
Như đã nói, ông nặng tình gia đình, không muốn gia đình bị khổ trong vòng kìm kẹp của Cộng Sản và muốn gia đình sống một nơi an toàn. Ðồng thời ông cũng không muốn làm “kẻ bỏ chạy” vì ông cũng rất nặng tình quê hương, đất nước. Ông muốn, nếu đi thì cả nhà cùng đi. Nếu ở lại thì cả nhà cùng ở lại. Nhưng sau hai lần lỡ dịp di tản gia đình, Bác Sĩ Quát ý thức rất rõ hai mối tình song hành kia, tình gia đình và tình quê hương, đất nước, khó mà dung được với nhau và chỉ có thể chọn một. Và ông đã chọn.Ông bằng lòng cho con trai út Phan Huy Anh đi thăm dò đường lối. Do một người bạn của Huy Anh giới thiệu, Bác Sĩ Quát thuận gặp một người tên Nguyễn Ngọc Liên. Liên tự xưng là một thành viên quan trọng của một tổ chức chống Cộng nhận nhiệm vụ bắt liên lạc với Bác Sĩ Quát, mời ông gia nhập tổ chức và nơi tổ chức có thể giúp gia đình ông vượt biên. Bác Sĩ Quát đồng ý về đề nghị thứ hai của Liên. Còn về đề nghị gia nhập tổ chức, ông nói sẽ có quyết định sau khi gặp người đại diện có thẩm quyền của tổ chức. Ðôi bên đồng thuận. Gia đình Bác Sĩ Quát gồm bà Quát, các con, cháu hơn mười người được dẫn đi trước xuống Cần Thơ, ở lại đó hai ngày. Hôm sau lên xe đi tiếp, dọc đường bị chận lại, đưa về khám Cần Thơ. Cả nhà biết là đã bị mắc lừa. Một tuần sau bị giải về trại giam Chí Hòa, Saigon. Bà Quát, tuy tuổi đã cao và mắc bệnh đau tim, vẫn bị biệt giam, điều kiện sinh hoạt rất khắc nghiệt. Do con, cháu bà năn nỉ mãi, Việt Cộng cho phép một cháu ngoại gái của bà mới 12 tuổi qua ở biệt giam để chăm sóc bà. Ðược mấy tháng, vì tình trạng sức khỏe ngày càng xấu đi, bà Quát được đưa ra ở phòng tập thể với các con cháu. Ðược hơn một năm, có lẽ vì xét thấy gia đình bà Quát đại đa số là giới nữ và khai thác cũng không thêm được gì, Việt Cộng bèn thả hết. Riêng người con rể còn bị giữ lại, đưa đi trại cải tạo Hàm Tân, gần mười năm sau mới được thả.
Về phần Bác Sĩ Quát và con trai út của ông là Huy Anh thì được tên Liên đưa đi tạm trú tại một căn nhà kín đáo ở Chợ Lớn. Hai ngày sau, theo kế hoạch, tên Liên đưa Bác Sĩ Quát và Huy Anh ra khỏi Saigon. Khi xe ô-tô tới một điểm hẹn vắng vẻ thuộc tỉnh Biên Hòa thì đã có một xe ô-tô khác đậu bên đường, nắp ca pô mở sẵn theo mật hiệu đã quy định. Xe chở Bác Sĩ Quát và Huy Anh dừng lại. Một toán người đi tới, vây quanh xe, rút súng hăm dọa. Bác Sĩ Quát biết mình bị lừa. Ông và Huy Anh được giải về Bộ Tư lệnh Cảnh Sát, đường Võ Tánh, Saigon. Hôm đó là ngày 16 Tháng Tám 1975, khởi đầu cuộc thử thách chót trong đời vị cựu Thủ tướng. Một cuộc thử thách không giống bất cứ một thử thách nào ông đã đương đầu trước kia. Một cuộc thử thách mà chủ đích của Việt Cộng nhằm hạ nhục con người chỉ chấm dứt sau khi vị cựu Thủ tướng đã vận tất cả năng lượng vật chất và tinh thần ném hết vào cuộc đấu tranh cuối cùng của ông, lần này mới thực là mặt đối mặt với quân thù với không biết bao nhiêu căng thẳng, gay go về nhiều mặt. Cuộc đấu tranh riêng lẻ mà ông chưa từng có một ý niệm và không bao giờ ngờ có ngày phải tiến hành trong đơn độc, đã kết thúc vào trưa ngày 27 Tháng Tư 1979, đúng ba hôm trước ngày Kỷ niệm Saigon thất thủ.
Cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát đã vĩnh viễn nằm xuống sau ba năm, tám tháng đấu tranh không nhượng bộ trong gọng kìm Việt Cộng.
Ngày 30 Tết, năm Mậu Ngọ (dương lịch: 1978)
Gần một tháng trước Tết Mậu Ngọ tôi bị chuyển về phòng 1, gác 1, khu BC. Ba phòng 2, 3, 4 bỏ trống. Chỉ riêng phòng 1 có “khách hàng”. Bác Sĩ Quát và tôi gặp lại nhau ở đó. Trong mấy ngày Tết, kỷ luật nới lỏng, mọi người được đi lại thăm bạn bè ở các phòng khác, gác khác trong cùng một khu. Bác Sĩ Quát và tôi không ra khỏi gác 1. Chúng tôi thường đi bộ dọc hành lang trống vắng vẻ, Bác Sĩ Quát bắt nhịp đi theo tiếng chống nạng của tôi lúc đó chân bị tê liệt. Mấy ngày Tết quả là một dịp hiếm có để có thể nói với nhau nhiều chuyện, khỏi sợ bị để ý hay soi mói quá đáng. “Ăng ten” cũng phải ăn Tết chứ! Bác Sĩ Quát đã tóm lược cho tôi nghe cuộc “phiêu lưu” của ông và gia đình. Tôi có hỏi ông về thời gian ông giữ tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát, đường Võ Tánh. Ông kể:
“Chúng bắt tôi viết bản tự khai tất cả những gì tôi làm khi tôi giữ chức Thủ tướng. Bản viết của tôi không dài quá một trang tôi viết vắn tắt là trong thời gian tôi ở cương vị Thủ tướng, tôi lãnh đạo việc nước, tôi chỉ đạo cuộc chiến chống Cộng. Tất cả mọi cấp, từ cấp thấp nhất, đến cao nhất gần gũi với Thủ tướng ở mọi ngành quân, dân, chính đều làm việc theo chỉ thị và mệnh lệnh của tôi. Một mình tôi trách nhiệm. Chúng không bằng lòng, bắt tôi viết lại. Tôi viết y như trước. Cù cưa như vậy đến hơn một tháng, gần hai tháng. Chúng bèn chuyển sang thẩm vấn. Hỏi câu nào tôi trả lới vắn tắt: Tôi trách nhiệm. Chúng đủ trò áp lực như anh biết đấy. Sau đó, để bớt căng thẳng, tôi nhận viết. Vả lại, thú thực lúc đó nhịp tim đập của tôi loạn xạ đã nhiều ngày, và tôi không có thuốc trợ tim. Tôi cảm thấy chóng mệt. Tôi cứ từ từ viết được hơn 70 trang, trong đó tôi nêu một số nhận định về thời cuộc, đưa ra một số đề nghị kiến thiết quốc gia. Trên trang nhất, tôi đề tên người nhận văn bản của tôi là Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Chúng bắt tôi xóa, chỉ được viết là bản tự khai. Tôi không chịu. Sau cùng chúng cũng nhận tập viết của tôi.”
Tôi hỏi Bác Sĩ Quát: “Anh có tin là chúng chuyển tập viết của anh tới Nguyễn Hữu Thọ không? – Tôi ngờ lắm. Ông đáp. Nhưng không sao. Tôi mượn cớ đề tên Nguyễn Hữu Thọ để ngầm bảo chúng rằng tôi không biết tới Hà Nội trong khi tất cả chúng ta đều rõ là Nguyễn Hữu Thọ và Mặt trận Giải phóng Miền Nam chỉ là công cụ của Hà Nội và Hà Nội thừa biết điều đó hơn ai hết.”
Tôi bật cười, Bác Sĩ Quát cũng cười theo. Chúng tôi hiểu nhau. Trong buồng có một vài bạn tù đứng đắn, chúng tôi có thể nói chuyện thẳng thắn, cởi mở, không nghi ngại. Tôi nhớ một lần, vẫn trong dịp Tết Mậu Ngọ, chúng tôi năm người đứng nói chuyện gần ở một góc hành lang, câu chuyện loanh quanh thế nào mà dẫn đến việc một bạn tù hỏi Bác Sĩ Quát về một vài cộng sự viên thân cận nhất của ông mà ông thật tâm tác thành cho: “Có thật hay không, tiếng đồn có người đá ngầm anh khi có dấu hiệu anh trên đà xuống dốc?” Bác Sĩ Quát mỉm cười, trả lời, giọng bình thản: “Tôi đã có nhiều dịp gần cụ Trần Trọng Kim khi sinh thời cụ. Tôi nhớ mãi một lời cụ dậy: sống ở đời phải cho nó chững. Tôi thường kể lại cho các con, cháu trong nhà nghe lời của cụ Trần, kẻo uổng.” Câu nói của Bác Sĩ Quát không trả lời thẳng vào câu hỏi của anh bạn. Nhưng có vẻ như mấy bạn biết thưởng thức câu trả lời đó vì họ cười ha hả.
Sau Tết, chúng tôi bị chuyển sang phòng 5, gác 1, khu ED. Ðược vài hôm, phòng nhận thêm một tù nhân từ biệt giam qua. Người này, khi nhận thấy Bác Sĩ Quát thì tỏ vẻ lúng túng, ngượng ngập. Có chi lạ đâu? Hắn là Nguyễn Ngọc Liên, người mời chèo Bác Sĩ Quát vào khu để rồi rơi vào bẫy sập ở Biên Hòa. Trong phòng ngoài Bác Sĩ Quát và tôi, không một ai khác biết mối liên hệ giữa Bác Sĩ Quát và hắn. Bác Sĩ Quát cư xử rất tự nhiên, không tỏ vẻ gì khó chịu bực tức, nóng nẩy. Riêng tôi cũng không để lộ cho tên Liên rõ là tôi biết chuyện của hắn. Cuộc sống ở Chí Hòa đơn điệu, buồn tẻ, ngột ngạt.
Ngày này sang ngày khác, mọi người như chết đi trên 2/3 manh chiếu của mình. Không bao giờ tôi nghe thấy Bác Sĩ Quát thốt lên dù chỉ nửa lời than van về số phận của mình hay của gia đình về sự mất mát tài sản mà Việt Cộng đã tịch thu toàn bộ chỉ để lại cho ông hai bàn tay trắng. Ông sống lặng lẽ, trầm ngâm, kín đáo. Nhiều lần, cán bộ Việt cộng cố ý công khai làm nhục ông trước mặt mọi người. Ông giữ im lặng, cái im lặng kẻ cả. Không ai nhận thấy ở ông một vẻ gì kiêu kỳ, của một người đã từng giữ những chức vụ cao sang trong chính quyền cũ.
Ông biết hòa mình một cách đúng mức. Với anh em cùng cảnh ngộ và cái đúng mức không gượng ép ấy tự nhiên bảo vệ tư thế riêng của ông bằng một khoảng cách mà chẳng ai dám nghĩ muốn vượt qua. Ngay đối với tên Liên mà nhiều yếu tố trong vụ Biên Hòa đủ để được xứng đáng nhãn hiệu “tên phản bội, tên lừa bịp”, ông vẫn giữ được cách lịch sự bao dung buộc kẻ kia tự mình phải có thái độ ăn năn, kính cẩn đối với ông. Thế nên tôi rất hiểu tâm địa ông khi ông thều thào: “Thôi! Bỏ đi!” để trả lời câu hỏi dồn ông về tên Liên bên chiếu bệnh. Ông biết vì ông mà vợ, con, cháu ông đang dũng cảm chịu khổ, chịu nhục, chịu thiếu thốn ở khu phụ nữ. Ông biết một cháu nội gái của ông, con gái đầu lòng của Huy Anh, mới ba tháng đã “được” Việt cộng bỏ tù vì bố mẹ và đang thiếu sữa.
Ông biết chừng nào Việt Cộng chưa bẻ gãy được ý chí đối kháng thầm lặng của ông thì gia đình ông, đa số là phụ nữ và con nít vần là những con tin hữu hiệu trong tay Việt Cộng dùng làm lợi khí đe dọa, đầy đọa tinh thần ông, nghiền nát những gì là nhân tính trong ông, buộc ông phải thốt lên một lời quỵ lụy quy hàng, Nhưng ông đã đứng được đầu gió.
Vì ông đã cứng.
Thủ tướng tại một quân y viện, với Trung tướng Vũ Ngọc Hoàn (phải) Cục trưởng cục quân y. Hình dưới: Bác sĩ Phan Huy Quát đang khám khẩn cấp cho 1 bệnh nhân bị thương vì bom.
***
Tôi thường nghĩ, trong suốt cuộc đời tham chính, thành tựu của Bác Sĩ Phan Huy Quát có ý nghĩa lớn lao nhất, có ích cho quốc dân nhất, do đó quan trọng vào bậc nhất vì trực tiếp liên quan sâu sắc nhất đến tiền đồ tổ quốc, là ông đã giành được chủ quyền cho ngành giáo dục Việt Nam, khi ông được Cựu Quốc Trưởng Bảo Ðại phong ông làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục trong chính phủ đầu tiên của Quốc gia Việt Nam mới được Pháp thừa nhận nền độc lập. Do lòng trí kiên nhẫn, thái độ khéo léo, mềm dẻo nhưng không thiếu cương quyết trong thương thảo rất khó khăn, nhiều khi đến độ rất căng thẳng với phái đoàn Pháp mà một số thành viên lại là thầy học cũ của ông ở Ðại học Y khoa Hà Nội. Ông đã thuyết phục được phía Pháp trao trả Việt Nam trọn quyền của ngành giáo dục. Ông đã đặt nền móng vững chắc cho việc dùng Việt ngữ là ngôn ngữ chính trong mọi giáo trình, mở đầu kỷ nguyên cải cách giáo dục toàn diện từ tiểu học, qua trung học, lên tới đại học và trên đại học mang tính chất hoàn toàn quốc gia mà dấu ấn căn bản và nguyên tắc đó không một ai, sau ông, có thể thay đổi được. Pháp ngữ đã lui xuống thứ hạng như bất cứ sinh ngữ nào khác được giảng dậy trong mọi cấp học trình. Thành quả tranh đấu gay go trong thầm lặng nhưng thật rực rỡ của ông với Phái đoàn Pháp và công cuộc tiến hành cải cách giáo dục của ông đã được báo chí thời đó xưng tụng và mệnh danh một cách rất xứng đáng là “Kế hoạch giáo dục Phan Huy Quát.” Tên tuổi ông đã gắn liền với tương lai của biết bao thế hệ nam, nữ, thanh, thiếu niên trong lãnh vực giáo dục nó là chìa khóa của tiến bộ văn minh và phát triển văn hóa cho đất nước, cho dân tộc.Thành công nào có thể đẹp hơn, lâu bền hơn thành công của ông trong sự nghiệp giáo dục đào tạo con người?
***
Một phòng lẻ loi dành cho lính gác ở ngoài vòng rào trại giam Chí Hòa đã được quét dọn khá tươm tất. Giữa phòng, một tấm ván gỗ khổ hẹp đặt trên đôi mẻ. Trên tấm ván một hình người nằm ngửa, chân duỗi thẳng, hằn rõ dưới tấm mền mỏng phủ kín từ đầu xuống chân.Thi thể Bác Sĩ Phan Huy Quát, cựu Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa nằm đó, cô đơn, lạnh lẽo giữa một buổi trưa hè nắng gắt, oi nồng. Cùng với tấm ván và đôi mẻ, thi thể ông là tĩnh vật trang trí độc nhất của căn phòng lính gác quạnh hiu. Chung quanh không một bóng người. Cái tĩch mịch của căn phòng như muốn thét lên mà bị nghẹn.
Tang gia được chính quyền Việt Cộng hứa cho phép quàn thi hài Bác Sĩ Quát tại chùa Xá Lợi. Ðến phút chót Việt Cộng bội hứa như chúng vẫn có thói quen đó đã trở thành quán tính. Chúng buộc tang gia phải chôn cất ngay ngày hôm sau tức là ngày 28 Tháng Tư 1979. Tìm hiểu ra mới biết ngày 28 là ngày ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tới Saigon: cho đem thi hài Bác Sĩ Quát về quàn tại Chùa Xá Lợi có thể gây ra nhiều phiền phức, rối ren không lường được. Quái thật! Một chế độ luôn luôn tự vỗ ngực lớn tiếng huênh hoang ta đây “Anh hùng nhất mực” và “ra ngõ là gặp anh hùng” lại sợ đủ thứ!
Sợ từ đứa bé sơ sinh sợ đi nên phải bắt nó vào tù với mẹ nó cho chắc!
Sợ từ cái xác chết sợ đi, nên bắt chôn ngay sợ xác chết “thần giao cách cảm” với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thì rầy rà to. Ðám tang bị hối thúc rồi cũng chu toàn nhờ sự tận tình giúp đỡ của thân bằng, quyến thuộc.
Sau tang lễ đơn sơ, còn sót lại là nghi vấn về cái chết của vị Cựu Thủ tướng. Hồ sơ bệnh lý do Việt cộng chính thức đưa ra là “nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cùng viêm gan siêu vi trùng”.
Hồ sơ vẫn nguyên vẹn là một nghi vấn.
Hình ký giả Nguyễn Tú (trái) của nhật báo Chính Luận trước 1975 và bạn đồng tù Chí Hòa, cựu Thủ Tướng miền nam Việt Nam, bác sĩ Phan Huy Quát (phải).
***
Nguyễn TúKý giả Nguyễn Tú, nguyên đặc phái viên chiến trường Nhật báo Chính Luận tại Việt Nam trước 1975, cũng như của nhiều báo ngoại quốc, đã bị giam hơn mười năm trong lao tù Cộng Sản. Ông vượt biên tới Hong Kong năm 1990 và sau đó tới Hoa Kỳ. Hiện ông cư ngụ tại vùng Hoa Thịnh Ðốn.
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California, Hoa Kỳ.
23/7/2015 Rất Quan Trọng trên mặt trận “Tuyên Vận” trận chiến “Truyền Thông” không tiếng súng nhưng quyết định thắng bại! Bạn đã xem rồi! Xin bạn góp 1 bàn tay Phổ Biến Rộng Rãi cho dân tình có thể “người vn hèn hạ hay những con cừu vô cảm hèn nhát không quan tâm đến chính trị chưa biết, chưa xem … !!!
Mời Đọc Bức Tâm Thư của con gái của một Tướng quân đội nhân dân Việt Nam rất hay … Nếu xem rồi thì XIN phổ biến giúp vì Tác giả có thể bị hại sau khi phổ biến bức thư này, xin ACE hãy theo dõi bảo vệ cho HT!!!-
https://www.facebook.com/ permalink.php?story_fbid= 1653655508288874&id= 100009333214446
https://www.facebook.com/
Thay mặt Cộng Đồng Mạng CMBT 2016 vinh danh vị Nử Tướng: Là Linh Điển hàng Tướng Lãnh của Trưng Vương tái sánh cứu nước. DHA-Xôn xao clip hot cô giáo chửi an ninh cộng sản sập bàn thờ tổ
Bác nông dân miền Bắc nói về cộng sản
Đào Văn Nghệ - Đại Tá CS tiết lộ nhiều bí mật động trời về Đảng CS
Cách Mạng Bính Thân Dân Quân Hành Đồng Tự Phát # 7
HKĐ/LSS facebook: Victor Ho & Luasamset Thienloi
2016-07-21 22:54 GMT-06:00 Bich Huong Huynh <bhichhuong.huynh@gmail.com>:
Bác sĩ Nguyễn Văn Bảo.
Con người thật của Phạm Duy - Bác sĩ Nguyễn Văn Bảo. Tác giả có
biệt hiệu "Con Cò" này viết khá chính xác về Phạm Duy. Chứng tỏ anh
rất thông suốt về tình cảm và cuộc đời của người nhạc sĩ độc đáo này!
Gia đình ông Phạm Duy đều có máu Văn nghệ. Họ rất yêu nghệ thuật.
Ông anh cả là ông Phạm Duy Khiêm đã tốt nghiệp trường Quốc Gia Cao
Đẳng Sư Phạp (École Normale Supérieure là trường nổi tiếng khó vào bậc
nhất. Ra trường chỉ cần viết tên mình là Ancien élève de l'École
Normale Supérieure là đủ cho mọi người biết ta là ai rồi). Ông Khiêm
có viết hai cuốn sách (bằng Pháp văn) là "Légendes des Terres Sereines
và "De Hanoi à La Courtine" được tiếng là văn chương rất hay.
Ông anh thứ hai, Phạm Duy Nhượng, cũng là nhạc sĩ nhưng ông chỉ viết
hai bản nhạc được người đời biết đến là bài "Tà Áo Văn Quân" và "Chiều
Đô Thị"
Ông em út là nhạc sĩ Phạm Duy.
CON NGƯỜI THẬT CỦA PHẠM DUY
Một bài tham luận rất chính xác.
Bác sĩ Nguyễn Văn Bảo
Lời nói đầu
Nghĩa tử là nghĩa tận. Trước một “nhân vật của quần chúng” (a person
of the public) vừa nằm xuống, giữ im lặng là thái độ nghiêm chỉnh
nhất. Nhưng sự ra đi của Phạm Duy là một ngoại lệ. Nhiều người khen
qúa độ. Nhiều người chê qúa lời. Nhiều người muốn khen, chê đúng mức
mà không lên tiếng vì e ngại phản ứng của cả đôi bên. Đài BBC cũng
tường thuật rất tỉ mỉ về đám tang của ông.
Hãy thử tìm con người đích thực của PD qua tác phẫm, hành động và lời
nói của ông để biêt nguyên do của cái dư luận ồn ào sau tin ông qua
đời.
A / NHỮNG LÝ DO KHIẾN PD ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI NHẮC TỚI
1/ Ông là một nhạc sĩ được ngưỡng mộ bởi hàng triệu người Việt từ thế
hệ trẻ tới thế hệ gìa, từ giới bình dân tới giới trí thức, từ thời
chiến tới thời bình, từ chủ nghĩa Cộng Sản tới chủ nghĩa Tự Do, từ
chính quyền độc tài tới chính quyền dân ch từ trong nước tới hải
ngoại.
2/ Cảm tình của quần chúng đối với ông rất phức tạp. Nhiều người khen.
Nhiều người chê. Nhiều người vừa khen vừa chê. Nhiều người trước khen
nay chê. Nhiều người trước chê nay khen.
Phe Việt Cộng, sau nửa thế kỷ căm thù ông, nay mua chuộc ông để làm
mồi cho chiêu bài “Hòa Giải Dân Tộc”.
Phe Tự Do, qua nửa thế kỷ qúy mến ông, nay ruồng bỏ ông vì nghĩ rằng
ông bị kẻ thù mua chuộc.
Những biểu lộ ấy (khen-chê, yêu-ghét, mua chuộc-ruồng bỏ) rất thường
tình. Thiên hạ không ngẫu nhiên ( mà có lý do thầm kín) gán ghép cho
ông. Ông cũng không cố ý gây ra. Lối phát ngôn vụng về và nếp sống
buông thả của ông đóng một vai trò quan trọng trong sự phán xét của
họ.
3/ Những tác phẩm của ông, từ dân ca, tình ca, quân ca, đạo ca, nhi ca
v. v.. đều có gía trị độc đáo: mang âm giai ngủ cung hài hòa của dân
tộc và lời ca truyền cảm của ca dao.
4/ Nhạc phổ thơ của ông là một tuyệt kỹ. Giới truyền thông đã liệt ông
vào hàng “phù thủy” của loại nhạc này. Dù phổ nguyên văn bài thơ (như
Ngậm Ngùi của Huy Cận..) hoặc chỉ lấy ý thơ (như Tiếng Sáo Thiên Thai
của Thế Lữ..) ông cũng làm cho thơ tăng thêm gía trị.
5/ Đời tư của ông có một vài tì vết. Ông sống buông thả theo thú vui
xác thịt, bất chấp hậu qủa (vụ Khánh Ngọc và Julie Quang) khiến những
người đạo đức khinh bỉ và những người đối lập khai thác.
6/ Lòng yêu dân, yêu quê, yêu nước trong những tác phẩm của ông rất
hiển hiện. Một người có tình yêu gỉa tạo không thể nào làm được những
bài Tình Ca, Tình Hoài Hương, Quê nghèo, Về Miền Trung, Bà Mẹ Gio
Linh, Nhớ Người Thương Binh, Vợ Chồng Quê, Em Bé Quê, Ngày Trờ Về, Con
Đường Cái Quan, Mẹ Việt Nam, v.v…
B/ KIỂM ĐIỂM NHỮNG LỜI KHEN
Hầu hết những người khen đều công nhận rằng ông là một “đại thụ” của
nền tân nhạc Việt và là một nhạc sĩ có thiên tài, có lòng yêu dân, yêu
quê, yêu nước chân thành. Có người đã tặng ông những đức tính mà thực
sự ông không có (như khiêm nhượng, cao siêu).
Thậm chí, có người còn vinh danh ông là chiến sĩ chống Cộng hoặc nhà tư tưởng thâm thúy.
Những nhận xét như vậy chỉ đúng nửa vời:
1/ Qủa thực ông là một đại thụ của nền tân nhạc Việt. Nhưng đại thụ ấy
có tỳ vết: ông đã 2 lần vi phạm luân lý Việt ( vụ Khánh Ngọc và Julie
Quang).
2/ Ông không khiêm nhượng mà còn háo danh. Một thí dụ: Trong cuốn
video Paris By Night 19, ông trả lời ký gỉa Lê Văn của đài BBC: “ Tôi
muốn hậu thế nhắc đến tôi như một người Việt Nam”. Khiêm nhượng thay
câu trả lời! Nhưng cũng trong cuốn video ấy ông nói: “ Tôi sẽ làm
trường ca Hàn Mặc Tử bởi vì tôi đã có 10 bài Đạo Ca cho Phật giáo thì
tôi cũng phải có một bài cho Công giáo mới công bằng”. Thế ra ông là
người ban phát ân huệ cho 2 tôn giáo này! Nét háo danh đã lộ liễu
trong lời nói vụng về ấy.
3/ Ông không phải là một chiến sĩ chống Cộng mà chỉ là một nhạc sĩ
muốn được sinh hoạt văn nghệ mà không bị chỉ đạo bởi chính quyền. Ông
bỏ Kháng Chiến về Thành không phải vì muốn xả thân cho lý tưởng chống
Cộng mà vì muốn gia đình được sống thoải mái trong chính thể Dân Chủ
và bản thân được tự do sắng tác theo tiếng nói của con tim.
Ông đã hưởng trọn vẹn ân huệ của những người đã hy sinh để bảo vệ chế
độ dân chủ tự do cho gia đình ông sống yên vui. Bù lại, ông đã đền đáp
công ơn của họ bằng vài trăm bài ca bất hủ xưng tụng những thứ cao đẹp
mà họ trân qúy. Tuy ông không hy sinh xương máu cho chính nghĩa tự do
nhưng ông đã góp phần không ít vào việc tô điểm nó. Tuy ông có nhiều
điểm đáng khen nhưng không nên tặng ông cái vinh dự mà ông không xứng
(chiến sĩ chống Cộng).
4/ Ông không phải là một nhân vật thâm thúy. Suốt đời, ông chưa nói
được một câu nào xứng đáng cho danh hiệu ấy. Một bài nhạc của ông có
câu: “Đừng cho không gian đụng thời gian”. Ông mượn ý đó trong thuyết
Tương Đối của Albert Einstein (Einstein cho rằng chỉ có không gian,
không có thời gian vì thời gian chỉ là phương tiện để đo lường không
gian; thí dụ: hai thiên hà cách xa nhau một tỷ năm ánh sáng). Có người
đã xin ông giải thích câu đó nhưng ông chỉ trả lời loanh quanh, vô
nghĩa, chứng tỏ ông đã không hiểu ông muốn nói gì.
Thật là khôi hài khi một anh chàng văn sĩ VC nói câu này trong đám
tang của ông: “ Nhạc PD còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta
còn ”. Hắn nhái câu thậm xưng của Phạm Quỳnh trong thập niên 1930: “
Chuyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn”.
(Cũng nên mở một dấu ngoặc ở đây để nói rằng đừng vì một câu của một
lãnh tụ CS ca ngợi ông mà chụp cái mũ “thân Cộng” cho ông).
C/ KIỂM ĐIỂM NHỮNG LỜI CHÊ
Những lời chê ông nở rộ trong 2 thời kỳ:
1/ Thời kỳ thứ nhất từ năm 1950 tới 2005:
Khi ông bỏ Kháng Chiến về Thành, VC đã chê ông là phản động.
Ông đã không phản động mà chỉ phản Cộng.
Phản Cộng vì Cộng không thể cung cấp những nhu cầu căn bản (cơm ăn, áo
mặc) cho gia đình ông và không cho phép ông phục vụ văn nghệ theo sở
trường mà còn buộc ông phải khai tử một bài hát vô tội (innocent): bài
Bên Cầu Biên Giới. Giản dị thế thôi.
2/ Thời kỳ thứ hai từ 2005 cho tới nay:
Khi ông quyết định trở về VN để sống nốt tuổi gìa, một số nạn nhân bị
CS đày đọa đã chê ông là phản bội những anh hùng chống Cộng.
Công bằng mà xét thì ông không phản bội ai cả. Lý do ông trở về quê
bây giờ cũng giản dị như lý do ông về Thành thuở xưa.
Ở Hoa Kỳ, các con của ông không có nghề ngỗng gì ngoài nghề ca hát mà
nghề này thì không cung ứng đủ những nhu cầu vật chất cho chúng. Cộng
đồng người Mỹ gốc Việt không bao bọc nổi vài trăm ca nhạc sĩ Việt.
Những người lớn tuổi, đã về hưu, gắng gượng mới có tiền dự những buổi
đại nhạc hội được tổ chức xuân thu nhị kỳ vì.
Giới trẻ trung thì thích nhạc Mỹ vì nó phong phú hơn, sống động hơn, giật gân hơn,
hợp nhĩ hơn. Bản quyền sáng tác nhạc không được tôn trọng. Đĩa nhạc được
sao chép và bán rẻ rúng công khai trong mọi tiệm nhạc. Sống nhờ trợ cấp xã hội
thì không cam lòng. Chìa tay nhận 2000$ để phổ nhạc vài bài thơ “con
cóc” của “vô thượng thiền sư” Thanh Hải thì tủi thân cho một nhạc sĩ
tài danh như ông.
Giữa lúc nghèo túng thì cơ hội chợt tới: một khế ước trị gía 400 ngàn
đô-la trong 4 năm để sưu tầm, hòa âm, trình diễn tất cả những bài ca
do ông sáng tác tại VN từ 1945 tới 1975. Khế ước đó không buộc ông
phải hòa âm những bản nhạc của VC hoặc sáng tác những bài ca mới cho
VC. Thính giả của ông sẽ chỉ là những người thích nghe nhạc Phạm Duy
bất kể chính kiến.
Có thể ông đã biết một cái bẫy vô hình ẩn sau khế ước đó: sách lược“Hòa Giải Dân Tộc”
của VC đang ở cao điểm trong thời gian này. Một người có “khí tiết” ắt không chấp thuận.
Nhưng Phạm Duy không phải hạng người có khí tiết. Ông không thích sống “gương mẫu”
mà thích sống thoải mái, buông thả, sung túc như thường tình.
Thế là ông đưa gia đình về quê hương sống
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)