Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Cách IS qua mặt tình báo phương Tây trong vụ thảm sát Paris


Cách IS qua mặt tình báo phương Tây trong vụ thảm sát Paris

Tình báo phương Tây đã không đánh giá đúng về khả năng tấn công cũng như phương thức liên lạc tinh vi của IS trong vụ khủng bố ở Paris.
cach-is-qua-mat-tinh-bao-phuong-tay-trong-vu-tham-sat-paris
Hiện trường một vụ xả súng trong cuộc tấn công khủng bố ở Paris. Ảnh: AFP
Việc phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) lên tiếng nhận trách nhiệm thực hiện cuộc tấn công khủng bố đẫm máu cướp đi sinh mạng của 129 người ở thủ đô Paris của Pháp có thể thay đổi đáng kể cách nhìn nhận của tình báo Mỹ và phương Tây về khả năng thực hiện các cuộc tấn công được lên kế hoạch chu đáo và gây thương vong lớn của nhóm khủng bố, AFP dẫn lời các chuyên gia cho biết.
Trong buổi tối kinh hoàng ở Paris hôm thứ 6 tuần trước, ít nhất 7 kẻ khủng bố được trang bị súng AK, quấn đai bom quanh người, lên kế hoạch và tiến hành vụ tấn công liên hoàn cực kỳ tinh vi nhằm vào nhiều mục tiêu mà không một cơ quan tình báo Pháp hay phương Tây nào có manh mối để ngăn chặn.
"Đây hoàn toàn là một thất bại của tình báo", Ali Soufan, cựu quan chức chống khủng bố hàng đầu của FBI, người hiện đang điều hành một công ty an ninh quốc tế, nhận định.
Phương pháp liên lạc tinh vi
Ba tuần trước, Nick Ramussen, giám đốc NCTC thừa nhận trước Quốc hội Mỹ rằng các nhóm khủng bố ngày càng cho thấy khả năng liên lạc "nằm ngoài tầm theo dõi" của tình báo Mỹ, và khó khăn trong việc lần theo dấu vết các âm mưu khủng bố "tăng lên theo thời gian".
Theo ông Ramussen, việc cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden tiết lộ các tài liệu mật về phương thức theo dõi của tình báo Mỹ đã tạo điều kiện cho khủng bố tìm ra biện pháp đối phó.
"Hiển nhiên là những thông tin bị lộ đã khiến chúng tôi mất dấu bọn khủng bố", ông Olsen tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn. "Chúng tôi nhận thấy nhiều người nằm trong danh sát giám sát của NSA dừng liên lạc hoàn toàn. Họ chuyển sang sử dụng các dịch vụ liên lạc mã hóa và những phương thức liên lạc khác, bởi họ nhìn ra những gì chúng ta có thể làm", cựu quan chức tình báo này nhấn mạnh.
Nhiều tháng sau khi Snowden tiết lộ hàng nghìn tài liệu mật, các quan chức Mỹ cho biết một số nghi phạm khủng bố, trong đó có những kẻ bị tình nghi liên hệ với IS, đã trao đổi với nhau rằng "sẽ không sử dụng cách liên lạc này nữa".
Các nghi phạm khủng bố cũng bắt đầu tránh các nhà cung cấp dịch vụ Internet Mỹ, chẳng hạn như Google và Yahoo, và chuyển sang sử dụng các nhà mạng nước ngoài để tránh bị theo dõi.
Vấn đề trở nên phức tạp do sự phổ biến của các ứng dụng liên lạc qua mạng mới, chẳng hạn như dịch vụ liên lạc mã hóa Tor. "Các ứng dụng WhatsApp và iMessage là vấn đề lớn", một cựu quan chức hành pháp Mỹ cho biết.
Các công tố viên Pháp cũng cho rằng những nghi phạm tham gia vào đợt tấn công ở Paris đã sử dụng một hình thức liên lạc mã hóa để lên kế hoạch tấn công và qua mặt các cơ quan tình báo Pháp, dù một số nghi phạm đã lọt vào tầm ngắm của họ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bỉ Jan Jambon cho rằng những kẻ khủng bố có thể đã sử dụng máy chơi game PlayStation 4 để liên lạc với nhau, lý do là rất khó để giám sát nội dung trao đổi trên hệ máy này. Các phương thức liên hệ đơn giản như gửi tin nhắn hay voice-chat trên hệ máy này có độ bảo mật cao hơn nhiều so với điện thoại, tin nhắn SMS hay thư điện tử.
"Chúng tôi tin rằng những đối tượng này có hiểu biết rất nhiều về các biện pháp an ninh, và chúng biết rõ rằng đang bị cơ quan tình báo theo dõi, nên đã có những biện pháp đối phó", một quan chức chống khủng bố cấp cao giấu tên của Pháp cho hay.
Mạng lưới quy mô lớn
cach-is-qua-mat-tinh-bao-phuong-tay-trong-vu-tham-sat-paris-1
Cảnh sát Pháp canh gác biên giới sau khi xảy ra vụ khủng bố. Ảnh: Reuters
Soufan lưu ý rằng để thực hiện vụ thảm sát ở Paris, những kẻ khủng bố cần lập kế hoạch tỉ mỉ với sự hỗ trợ của một mạng lưới rộng lớn về vũ khí, chất nổ cũng như cách xác định các mục tiêu và các biện pháp chống theo dõi. Điều đó cho thấy tình báo phương Tây đã đánh giá sai về khả năng tấn công của IS, cũng như bất lực trước các biện pháp liên lạc tinh vi của những phần tử khủng bố.
Hơn một năm qua, các quan chức thực thi pháp luật và tình báo phương Tây đã nhấn mạnh mối đe dọa của các chiến binh nước ngoài, gồm khoảng 100 người có hộ chiếu Mỹ và hàng ngàn người có hộ chiếu châu Âu từng đến Syria và Iraq tham chiến cùng IS rồi lại hồi hương để tiến hành các cuộc tấn công ở quê nhà.
Tuy nhiên, tình báo phương Tây cho rằng IS chỉ có thể phát động tấn công bằng hình thức "sói đơn độc", những vụ khủng bố bộc phát, đơn lẻ, không có tổ chức và ít gây hậu quả nghiêm trọng. Họ xem nhẹ quan điểm cho rằng IS có ý định và khả năng tiến hành các cuộc tấn công quy mô cực lớn như vụ 11/9 của al-Qaeda.
"Chúng tôi đã không nhận thấy khả năng đó", Mathew Olsen, cựu giám đốc Trung tâm chống khủng bố quốc gia Mỹ (NCTC), thú nhận. "Chúng tôi đã không thể chứng minh rằng chúng có thể thực hiện những cuộc tấn công như vậy, dù chúng từng đưa ra những lời đe dọa".
Olsen cho rằng các cơ quan tình báo Mỹ và phương Tây giờ đây sẽ phải nhìn nhận lại khả năng tấn công của IS. Điều đó có nghĩa là một cuộc tấn công khủng bố gây thương vong lớn tương tự hoàn toàn có thể xảy ra trên đất Mỹ.
"Thực tế là các nhóm khủng bố cực đoan có thể tấn công bất cứ nơi nào", một cựu quan chức hành pháp cấp cao của Mỹ từng giám sát mối đe dọa IS trong chính quyền Tổng thống Obama, nói.
Tuy nhiên điều đáng báo động với các quan chức thực thi pháp luật và tình báo là họ sẽ gặp nhiều thách thức hơn khi theo dõi, phát hiện các âm mưu khủng bố bởi IS đang áp dụng các biện pháp liên lạc bí mật và tinh vi hơn.
Duy Sơn

================================================

Khủng Bố IS và Sự Đối Phó Của Hoa Kỳ
Lê Thành Quang
 
Thứ Sáu 13 tháng 11 năm 2015 tại Paris, thủ đô nước Pháp, nhiều cuộc tấn công khủng bố đã xảy ra tại ít nhất 6 trọng điểm, do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) làm 129 người thiệt mạng, gần 400 bị thương (gần 100 trong tình trạng nguy kịch).
Hai ngày sau, Pháp đã sử dụng 10 máy bay chiến đấu thả 20 quả bom nhắm vào những sào huyệt của Nhà nước Hồi giáo như là bước khởi đầu trong quyết tâm tận diệt kẻ thù của quốc gia này nói riêng và của nhân loại nói chung.
IS – ISI - ISIS là những chữ tắt của Islamic State (Vương Quốc Islam Giáo), Islamic State of Iraq (Quốc Gia Hồi Giáo Iraq) và Islamic State of Iraq and Syria). Tiến trình hình thành của Nhà Nước Hồi Giáo này là một tiến trình phức tạp đầy màu sắc tôn giáo cuồng tín của nhiều sắc dân vùng Trung Đông. Trong hiện tại, IS là tên đơn giản để chỉ nhóm khủng bố Hồi giáo này.
Có nguồn tin cho rằng IS là do chính phủ Hoa Kỳ bí mật xây dựng để gây bất ổn ở Trung Đông, bắt nguồn từ hãng tin Sputnik (Nga) dẫn lời của nhà nghiên cứu lịch sử người Mỹ, ông Webster Tarpley, cho rằng thủ lĩnh của IS, Abu Bark al-Baghdadi là người có quan hệ thân cận với Thượng nghị sĩ John McCain. Ông Tarpley là chuyên gia lịch sử từng gây tranh cãi khi xuất bản một quyển sách về vụ khủng bố 11/9, với nội dung nhấn mạnh những tổ chức khủng bố trên toàn thế giới đều do chính phủ Mỹ đứng sau hỗ trợ. Đài Press TV (Iran) cũng từng phỏng vấn ông Tarpley về những lý do mà ông cho rằng chính phủ Mỹ góp phần tạo nên IS.
Nguồn tin này đã nhanh chóng đi vào quên lãng.
Thượng tuần tháng 1 năm 2015, IS đã mở đầu chiến dịch khủng bố nhắm vào nước Pháp bằng hành động bắn chết 12 nhà báo, họa sĩ của tạp chí trào phúng Charlie Hebdo với lời tuyên bố “chúng đang trả thù tạp chí này vì nhiều lần đăng tải các phiếm họa về nhà tiên tri”.
Tháng 9 năm 2015, trong cuộc phỏng vấn của tờ Paris Match, thẩm phán Trévidic đã cho biết nguy cơ nước Pháp bị tấn công khủng bố ở mức độ cao và chưa từng có tiền lệ “Nước Pháp đã trở thành kẻ thù số một của IS, là đích ngắm của một đội quân khủng bố với đủ loại hình thức” và rất bất ngờ, chỉ 2 tháng sau, dự đoán này đã chính xác 100%.
Qua hai sự kiện khủng bố xảy ra ở Pháp, chúng ta có thể thấy năng lực phòng chống khủng bố ở Pháp nói chung đang gặp vấn đề: không nắm được thông tin tình báo, không có được các giải pháp phòng ngừa hiệu quả...
Pháp quốc chỉ ĐỐI ĐẦU mà chưa ĐỐI PHÓ.
Đối Đầu là kình chống, đương đầu ra mặt chống lại, không phục, trong khi Đối Phó là ứng phó, đáp ứng tình trạng tự nhiên hay do một tổ chức, cá nhân gây ra nhưđối phó với tình thế; đối phó với bất kỳ ai muốn gây sự.
Rút kinh nghiệm chống khủng bố từ biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ (New York, Washington D.C. và Pennsylvania) hơn 14 năm, Hoa kỳ đã không để xảy ra tình trạng bị tấn công trầm trọng nào khác. Nhóm khủng bố Hồi Giáo đã âm mưu và toan tính nhiều kế hoạch tinh vi khác nhau nhưng không thể thực hiện được. Hoa Kỳ đã cải tổ toàn diện xã hội để “Đối Phó“ với tình hình do nhóm khủng bố Hồi giáo chủ trương.
Với đầu óc thực tiễn, “ta làm những gì ta có thể làm , không nên làm những gì ta muốn”, chính phủ Hoa Kỳ không mất thời giờ đi năn nỉ hay ”giáo dục“ những kẻ cuồng tín lúc nào cũng nghĩ Hoa Kỳ và người da trắng Âu châu là “bọn bạch quỷ” cần phải tiêu diệt, chính phủ đã có những vũ khí hiện đại để bắn hạ những kẻ thù đến gần, đồng thời cũng có những phương cách “bẻ chân, bẻ tay, làm mù mắt, chọc thủng tai” của bọn khủng bố Hồi Giáo khiến bọn chúng không thể đột nhập vào Hoa Kỳ thực hiện giết người.
1. Với “ Patriot Act ” (do Giáo Sư Luật Khoa Đinh Đồng Phụng Việt soạn thảo) chính quyền Hoa Kỳ được phép nghe lén điện thoại, xâm nhập email, trang cá nhân website… của bất cứ thành phần nào mà không cần án lệnh của tòa án. Nhờ việc nghe lén này mà giới chức an ninh tình báo của Hoa Kỳ đã phá vỡ biết bao âm mưu phá hoại ngay từ trong trứng nước.
2. Nhận biết được, bọn khủng bố vào được Hoa Kỳ rồi khủng bố tự sát là do kẽ hở trong 2 nguyên tắc làm việc của FBI và CIA: CIA là cơ quan Trung Ương Tình Báo phụ trách bên ngoài Hoa Kỳ, trong khi FBI là cơ quan Điều Tra của Liên Bang trách nhiệm trong nội địa Hoa Kỳ và FBI chỉ bắt giữ khi có chứng cớ gây ra hay phạm tội hiển nhiên. Chính phủ Hoa Kỳ đặt ra Bộ An Ninh, đặt tất cả những cơ quan an ninh, tình báo …của nhiều cơ quan, dưới sự Quản trị và Giám sát của Bộ này.
3. Tất cả những cá nhân hay cơ quan hội đoàn giúp đỡ tán trợ bọn khủng bố đều bị “freeze” các chương mục ngân hàng.  Tương tự như “rút máu” của một cơ thể con người, chắc chắn con người đó, sinh vật vật đó…”phải chết ngay lập tức”.
Sau biến cố tháng 9 ngày 11 năm 2001, một số người African – American hí hửng tưởng rằng Hồi Giáo trên đà chiến thắng nên ra tòa án xin đổi tên họ ra những là Mohammad , Ali, Saddam, … nhưng đồng thời họ cũng nhận ra những credit card của họ bị “invalid”. Khi họ khiếu nại, trung tâm Customer Service của ngân hàng trả lời là “quyền cấp phát thẻ tín dụng là quyền ưu tiên của Ngân Hàng chứ không phải là quyền của khách hàng”. Và “Ngân Hàng không muốn cho các thánh tử vì đạo vay dollars vì Ngân Hàng sẽ chẳng bao giờ đòi được nợ”.
4. Tất cả những Visa và Passport cũ đều bị hủy bỏ, thay vào đó là những thẻ ID, những VISA, những PASSPORT mới có gắn chip điện tử nên chỉ cần mở ra là nhân viên Bộ An Ninh biết ngay công dân Hoa Kỳ đang ở quốc gia nào trên thế giới. Đây chính là những bằng chứng để bắt giữ, đưa vào nhà tù với tội danh “Phản Bội” thuộc hình sự đặc biệt những phần tử Hồi Giáo tại Hoa Kỳ trốn lén qua những xứ Hồi Giáo thụ huấn phương cách khủng bố phá hoại.  Hoặc là những phần tử xin đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ hay Arab Seoud dự tính trốn sang Syria đều bị bắt trước khi lên phi cơ rời khỏi nước Mỹ.
Nước Pháp không có kỹ thuật tân tiến như Hoa Kỳ, cho nên những tên khủng bố bị hạ sát trong đêm 13 tháng 11 vừa qua có một số tên gốc gác từ Syria hay công dân Pháp đã có lần đến Syria! Một thí dụ khác là một số người VN lãnh trợ cấp SSI trở về VN du lịch quá 28 ngày, khi trở lại Hoa Kỳ bị Sở Xã Hội cắt trợ cấp phải “xin tái trợ cấp”, tỏ ra rất ngạc nhiên không hiểu tại sao Social Worker lại biết chuyện về VN của họ: Social Worker ngồi tại văn phòng chỉ cần mở data base của Passport là biết ngay, không cần người lãnh trợ cấp “tự giác” báo cáo!
5. Cơ quan NSA (dường như viết tắt của National Security Agency) của Bộ An Ninh có khoảng 15,000 đến 20,000 kỹ sư phục vụ chuyên nghe lén và đọc lén tất cả các cú gọi điện thoại và đọc lén tất cả những phương tiện internet trên toàn thế giới. Chuyến máy bay Air Bus của Nga bị rớt ở khu nghỉ mát trong bán đảo Sinai gần đây, trước khi phái đoàn các nước đến hiện trường điều tra, Ngoại trưởng Anh đã tuyên bố là cơ quan tình báo của Anh đã nghe lén được là bọn khủng bố đặt bom vào máy bay và quả bom nổ từ kho chứa hành lý. Trong khi Tổng Thống Putin của Nga, nguyên là xếp của cơ quan KGB, vẫn còn chưa có thông tin gì cả.
Các Kỹ sư Computer đã mã hóa những thứ tiếng Arab bằng barcode nên khi nghe lén, máy computer tự động chuyển dịch sang Anh Văn không cần Thông dịch viên nên rất nhanh chóng có được những tin tức chính xác. Mới đây một đao phủ thủ có tên là John Jihad bị máy bay không người lái của Hoa Kỳ hạ sát vì chỉ cần nghe giọng nói của tên này trên youtube khi bọn khủng bố hạ sát ký giả Bailey, cơ quan tình báo Anh đã xác định được lý lịch của kẻ có bí danh John Jihad.
5. Người viết bài này chắc chắn là nước Pháp không thể có hệ thống Security Cameras dày đặc như Hoa Kỳ nên công việc truy tầm các tên khủng bố không thể hữu hiệu và nhanh chóng như của Hoa Kỳ. Điều này ứng vào 2 anh em người Mỹ gốc Nga đặt bom khủng bố giết hại người dân Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua Marathon ở Boston 2 năm trước, chỉ trong vòng ½ giờ sau khi nổ bom , nhờ hệ thống security cameras , cảnh sát Boston đã biết những kẻ khủng bố là ai và họ đã đi vây bắt ngay. Anh trai của thủ phạm đã bị bắn chết và thủ phạm đã ra tòa lãnh án tử hình.
6. Năm 2008, trên các nhật báo lớn của Hoa Kỳ, trang Technology có loan tin mà ít người chú ý: Chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh cho tất cả các hãng chế tạo máy truyền hình bán vào Hoa Kỳ phải gắn một con chip điện tử hoạt động như một Camera thu hình tất cả những người ngồi xem trước máy (với góc quét hình gần 180 độ) rồi truyền ngược về Trung tâm Kiểm soát của Cảnh Sát. Thí dụ một đứa trẻ bị bắt cóc, bố mẹ đưa hình đứa bé cho Cảnh Sát nhờ truy tìm. Cảnh Sát Down Load hình vào Trung tâm Kiểm soát. Nếu đứa trẻ bị bắt cóc ngồi trong nhà hay trong khách sạn mở TV ra xem hay mở TV để chơi game thì Cảnh Sát sẽ tìm ra địa chỉ của đứa bé ngay lập tức. Cũng phương cách này, Cảnh Sát cũng sẽ mau chóng tìm ra địa chỉ ẩn trốn của những kẻ khủng bố. Chúng tôi cũng không rõ là hệ thống TV của Âu Châu nói chung và nước Pháp nói riêng có trang bị hệ thống này như của Hoa Kỳ hay không?
7. Cách đây 6 tháng, cũng trên trang Technology, một nhóm Kỹ sư của Hoa Kỳ phát minh được một kỹ thuật mới, họ cũng tìm ra một con chip điện tử hoạt động như một Camera thu hình gắn luôn vào trong bóng đèn chiếu sáng trên các đường phố. Dĩ nhiên là giá thành rất rẻ nếu so sánh với hệ thống Security Cameras hiện nay.
Trên đây chỉ là những gì chúng tôi được biết, dĩ nhiên còn những phát minh mới hơn cũng sẽ được kiểm nghiệm sử dụng. Tuy vậy, tất cả cũng chỉ là những phương tiện của “phương pháp phòng thủ thụ động” mà chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện và thi hành.
Một phương thức tối ưu trong việc “Đối Phó” với Nhà Nược Khủng Bố Hồi Giáo IS cần đề cập, đó chính là mạng lưới “tình báo nhân dân” tức là yếu tố con người, tương quan chặt chẻ với chính phủ, đã được Tổng Thống Abraham Lincoln nhấn mạnh trong bài diễn văn năm 1864: Một chính phủ BỞI DÂN , DO DÂN và VÌ DÂN sẽ luôn luôn được nhân dân ủng hộ để sát cánh trong công cuộc BẢO VỆ AN NINH và  TOÀN VẸN LÃNH THỔ cho quốc gia Hoa Kỳ.     
Chu toàn trách nhiệm của một công dân trên đất nước tự do Hoa Kỳ, đi bầu – quan sát và phát hiện những hiện tượng khác lạ chung quanh – nghe ngóng – tự xem là một phần tử trong mạng lưới tình báo nhân dân, chính là những đóng góp tích cực để giúp chính phủ đối phó với Nhà Nước Khủng Bố Hồi Giáo IS vậy.  
LÊ THÀNH QUANG
Philadelphia, Thứ Hai 16 tháng 11 năm 2015.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét