Đúng như dự đoán, chiếc diệt lôi hạm ( guided missile destroyer) Lassen của Hải quân Hoa Kỳ đã đi vào trong vùng biển mà Tầu tự ý cho là lãnh hải của họ mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Tuy nhiên sau đó, Tàu đã giận dữ cáo buộc Hoa Kỳ là khiêu khích, xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ ; triệu đại sứ Hoa Kỳ Max Baucus chuyển đạt yêu cầu Hoa Kỳ ngưng ngay những hành động đe dọa chủ quyền, an ninh. Ai là cọp thật - Ai là cọp giấy !
CSVN im lặng trước sự kiện chiến hạm Hoa Kỳ áp sát Trường Sa
Tàu khu trục USS Lassen được coi là một tàu chiến tối tân và hùng mạnh nhất của hải quân Hoa Kỳ, có biệt danh là Sea Devil (Quỷ Biển). Tàu này từng nằm dưới sự chỉ huy của một người Việt tị nạn CS, hậu duệ của VNCH: Đại tá Lê Bá Hùng.
CTV Danlambao - Ngày 27/10/2015, tàu khu trục tên lửa USS Lassen của Hoa Kỳ đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh đá Subi và Vành Khăn, nơi Trung Cộng đang ráo riết bồi đắp để làm ác căn cứ quân sự phi pháp.
Ngay lập tức, chính phủ hai nước Úc và Philippines đã lên tiếng ủng hộ Mỹ trong vấn đề bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông.
Tại Việt Nam, người dân tỏ thái độ hoan nghênh trước việc Hoa Kỳ công khai thách thức tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng.
Trên các mạng xã hội, sự kiện này đã được chia sẻ liên tục và trở thành một chủ đề ‘nóng’ nhất trong ngày.
Tuy vậy, trái ngược với sự hứng khởi của người dân, các quan chức chop bu cộng sản cho đến thời điểm này vẫn tỏ thái độ im lặng.
Trong phát biểu sang 27/10 tại ‘đại hội thi đua yêu nước’ của bộ ngoại giao, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm ra vẻ ‘không biết, không nghe, không thấy’ trước sự kiện đang rất nóng bỏng này.
Điều này được thể hiện rõ qua phát biểu rất qua loa của ông Dũng khi nói về Biển Đông: “Tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là trên Biển Đông diễn biến phức tạp, gay gắt và rất khó lường”.
Xét cho cùng, trong sự kiện tàu chiến Hoa Kỳ tuần tra tại Trường Sa, bên được hưởng lợi nhiều nhất vẫn là Việt Nam.
Tuy nhiên, đã không hề có một tuyên bố thể hiện quan điểm rõ ràng nào được đưa ra. Thậm chí, một lời tố cáo Trung Cộng leo thang gây hấn cũng không!
Nguyễn Tấn Dũng dường như đang e sợ làm phật lòng quan thầy Trung Cộng, đặc biệt là trước thời điểm Tập Cận Bình dự kiến có chuyến đi Việt Nam vào tháng 11 sắp tới.
Thái độ im lặng này có thể khiến Việt Nam rơi vào tình thế bị cho đứng ngoài cuộc trong các vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Trường Sa. Sự hèn hạ nào cũng phải có cái giá của nó.
Trong thời điểm quan trọng nhất, lá bài Nguyễn Tấn Dũng – nhân vật được dựng lên như một ‘lá cờ đầu chống Tàu’ xem như đã chính thức bể quẻ. Đây là cũng kịch bản đã được dự báo trước, nhưng vẫn lắm người mù quáng tin theo.
Mời click vào đây để xem thêm: https://www.youtube.com/watch? v=xEu8vYBrtQU
RFI
Tuần tra Trường Sa: Vì sao Mỹ chọn tàu Lassen và đá Xu Bi ?
ngày 27-10-2015
Tàu tuần tra USS Lassen (DDG 82) của Mỹ, trong kỳ tập trận Foal Eagle 2015 - REUTERS /U.S. Navy
Chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải tại Biển Đông nhằm phủ nhận yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Trường Sa như vậy đã được Mỹ khởi động vào sáng nay 27/10/2015. Có hai câu hỏi được đặt ra là vì sao Mỹ lại chọn khu trục hạm USS Lassen làm tiên phong, và chọn đá Xu Bi – và Vành Khăn để thị uy.
Về câu hỏi đầu tiên, Tạp chí Nhật Bản The Diplomat vào hôm nay đã cung cấp một phần câu trả lời. Trước hết là vì tàu khu trục này đang có mặt tại vùng Đông Nam Á, với một thủy thủ đoàn đã có kinh nghiệm « tương tác » với tàu Hải quân Trung Quốc.
Trong một bài viết công bố trên mạng, tờ The Diplomat cho biết là chiếc USS Lassen vào tuần trước đã ghé cảng Kota Kinabalu ở Malaysia sau 4 tuần lễ tuần tra liên tục trên Biển Đông. Thủy thủ đoàn của tàu khu trục Lassen được cho là đã có kinh nghiệm « gặp gỡ » tàu Hải quân Trung Quốc và áp dụng các quy định đã được ghi trong Bộ Quy tắc ứng xử Mỹ-Trung trong các trường hợp gặp nhau ngoài kế hoạch trên biển - gọi theo tiếng Anh là CUES.
Theo một bản thông cáo của chính bộ phận truyền thông của chiến hạm Lassen, nhân đợt tuần tra sau cùng tại Biển Đông, chiếc tàu đã gặp hai tàu hộ tống Trung Quốc lớp Giang Khải II, và một tàu hộ tống lớp Giang Hỗ (Jianghu). Kinh nghiệm chạm trán với chiến hạm Trung Quốc sẽ giúp cho chiếc Lassen tránh được các sự cố không cần thiết.
Riêng về hai mục tiêu tuần tra là Đá Xu Bi và Vành Khăn, thì đây là hai rạn san hô thuộc diện nửa chìm, nửa nổi trước lúc được Trung Quốc bồi đắp thành đảo nổi, do đó theo Luật Biển Liên Hiệp Quốc, không thể đòi quyền được lãnh hải 12 hải lý.
Bên cạnh đó, trên các bãi này, Trung Quốc đã cho xây dựng các cơ sở có khả năng được sử dụng vào mục tiêu quân sự, đặc biệt là phi đạo dài hơn 3 cây số trên Đá Xu Bi. Hình ảnh vệ tinh chụp Đá Xu Bi ngày 03/09 vừa qua cho thấy là phi đạo này rộng 60 mét, hiện đã dài 2.200 mét, nhưng khi các công trình nối dài được hoàn tất thì sẽ dài đến 3.300 mét.
Theo giới chuyên gia, Xu Bi có vẻ như được thiết kế để biến thành một cơ sở cho chiến đấu cơ Trung Quốc hoạt động trong vùng, tương tự như hai cơ sở khác là Đá Chữ Thập ở Trường Sa và Đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa.
Khi cho tàu chiến tiến vào một đảo có khả năng trở thành căn cứ quân sự cho Bắc Kinh, thông điệp của Washington khá rõ ràng : Trung Quốc nên thực hiện lời hứa của Chủ tịch Tập Cận Bình tháng 9 vừa qua tại Hoa Kỳ, theo đó họ không quân sự hóa khu vực Trường Sa.
------------------------------ ------------------------------ -------------
Trong một bài viết công bố trên mạng, tờ The Diplomat cho biết là chiếc USS Lassen vào tuần trước đã ghé cảng Kota Kinabalu ở Malaysia sau 4 tuần lễ tuần tra liên tục trên Biển Đông. Thủy thủ đoàn của tàu khu trục Lassen được cho là đã có kinh nghiệm « gặp gỡ » tàu Hải quân Trung Quốc và áp dụng các quy định đã được ghi trong Bộ Quy tắc ứng xử Mỹ-Trung trong các trường hợp gặp nhau ngoài kế hoạch trên biển - gọi theo tiếng Anh là CUES.
Theo một bản thông cáo của chính bộ phận truyền thông của chiến hạm Lassen, nhân đợt tuần tra sau cùng tại Biển Đông, chiếc tàu đã gặp hai tàu hộ tống Trung Quốc lớp Giang Khải II, và một tàu hộ tống lớp Giang Hỗ (Jianghu). Kinh nghiệm chạm trán với chiến hạm Trung Quốc sẽ giúp cho chiếc Lassen tránh được các sự cố không cần thiết.
Riêng về hai mục tiêu tuần tra là Đá Xu Bi và Vành Khăn, thì đây là hai rạn san hô thuộc diện nửa chìm, nửa nổi trước lúc được Trung Quốc bồi đắp thành đảo nổi, do đó theo Luật Biển Liên Hiệp Quốc, không thể đòi quyền được lãnh hải 12 hải lý.
Bên cạnh đó, trên các bãi này, Trung Quốc đã cho xây dựng các cơ sở có khả năng được sử dụng vào mục tiêu quân sự, đặc biệt là phi đạo dài hơn 3 cây số trên Đá Xu Bi. Hình ảnh vệ tinh chụp Đá Xu Bi ngày 03/09 vừa qua cho thấy là phi đạo này rộng 60 mét, hiện đã dài 2.200 mét, nhưng khi các công trình nối dài được hoàn tất thì sẽ dài đến 3.300 mét.
Theo giới chuyên gia, Xu Bi có vẻ như được thiết kế để biến thành một cơ sở cho chiến đấu cơ Trung Quốc hoạt động trong vùng, tương tự như hai cơ sở khác là Đá Chữ Thập ở Trường Sa và Đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa.
Khi cho tàu chiến tiến vào một đảo có khả năng trở thành căn cứ quân sự cho Bắc Kinh, thông điệp của Washington khá rõ ràng : Trung Quốc nên thực hiện lời hứa của Chủ tịch Tập Cận Bình tháng 9 vừa qua tại Hoa Kỳ, theo đó họ không quân sự hóa khu vực Trường Sa.
------------------------------
Biển Đông: Đồng minh hoan nghênh, Bắc Kinh tức tối
Thụy My Đăng ngày 27-10-2015 Sửa đổi ngày 27-10-2015 18:41
Đá Xu Bi (Subi Reef) chụp từ vệ tinh tháng 9/2015 - REUTERS /CSIS Asia Maritime Transparency Initiative
Trước sự kiện Mỹ cho chiến hạm USS Lassen đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh hai đảo nhân tạo bồi đắp tại Đá Xu Bi (Subi Reef) và Đá Vành Khăn (Mischief Reef) ở quần đảo Trường Sa hôm nay 27/10/2015, Bắc Kinh giận dữ tố cáo đây là hành động « đe dọa chủ quyền » của Trung Quốc. Tổng thống Philippines hoan nghênh, còn Bộ Quốc phòng Úc ra thông cáo ủng hộ tự do hàng hải tại Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) tuyên bố chiến hạm Mỹ đã « tiến vào một cách bất hợp pháp, không được phép của Trung Quốc ». Lục Khảng cho biết « các cơ quan liên quan đã giám sát, theo dõi chiến hạm này để đưa ra lời cảnh báo, theo đúng luật lệ », và chính quyền Trung Quốc sẽ « kiên quyết đáp trả tất cả mọi hành động khiêu khích », « sử dụng mọi biện pháp cần thiết trong trường hợp phải cần đến ».
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) bày tỏ quan ngại : « Chúng tôi khuyến cáo phía Mỹ nên cân nhắc kỹ trước khi hành động, không nên có những hành vi liều lĩnh, thiếu suy nghĩ, không gây rối loạn vô cớ ».
Ngược lại, Tổng thống Philippines Benigno Aquino sáng nay tuyên bố trước báo chí : « Tôi nghĩ rằng mọi người đều hoan nghênh một sự thăng bằng quyền lực. Một khi (chiến hạm Mỹ) tuân theo các luật lệ quốc tế, chúng tôi không thấy có vấn đề gì trong việc các tàu không có ý định thù địch đi qua. Nếu nói ủng hộ tự do hàng hải mà lại tìm cách ngăn trở các tàu bè khác, thì có vẻ không phù hợp ».
Hãng tin AFP nhắc lại, vốn luôn phản đối Bắc Kinh, trước đó ông Aquino từng nói rằng Trung Quốc « gây sợ hãi cho thế giới ».
Về phía Bộ Quốc phòng Úc hôm nay ra thông cáo khẳng định : « Điều quan trọng cần phải thừa nhận là theo luật pháp quốc tế, mọi quốc gia đều có quyền tự do hàng hải và hàng không, kể cả tại Biển Đông. Úc mạnh mẽ ủng hộ các quyền này ».
Tuy cho biết : « Hiện nay Úc không tham gia các hoạt động cùng với Hoa Kỳ tại Biển Đông » nhưng « Úc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và các đối tác khác trong khu vực về an ninh hàng hải ». Thông cáo không quên nhắc nhở « gần 60% hàng xuất khẩu của Úc được vận chuyển qua Biển Đông », và « Úc có các lợi ích chính đáng trong việc duy trì hòa bình và ổn định » tại vùng biển quan trọng này.
Hãng CNN cho biết chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga từ chối đưa ra lời bình luận về việc chiến hạm Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc tự tiện bồi đắp tại Trường Sa, nhưng nói rằng : « Điều vô cùng quan trọng là cộng đồng quốc tế cùng ngồi lại với nhau để bảo vệ một đại dương rộng mở, tự do và yên bình ». Được biết báo Nhật Sankei Shimbun dành bản tin đặc biệt hôm nay cho vấn đề này.
Hiện nay chưa thấy có phản ứng chính thức của phía Việt Nam. Đá Xu Bi thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm từ năm 1988, và đã xây dựng một tòa nhà bốn tầng, hai trại lính, một vòm radar, một ngọn hải đăng tại đây. Còn Đá Vành Khăn thuộc cụm Bình Nguyên, bị Trung Quốc kiểm soát từ năm 1995 sau khi trục xuất các ngư dân Philippines.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) bày tỏ quan ngại : « Chúng tôi khuyến cáo phía Mỹ nên cân nhắc kỹ trước khi hành động, không nên có những hành vi liều lĩnh, thiếu suy nghĩ, không gây rối loạn vô cớ ».
Ngược lại, Tổng thống Philippines Benigno Aquino sáng nay tuyên bố trước báo chí : « Tôi nghĩ rằng mọi người đều hoan nghênh một sự thăng bằng quyền lực. Một khi (chiến hạm Mỹ) tuân theo các luật lệ quốc tế, chúng tôi không thấy có vấn đề gì trong việc các tàu không có ý định thù địch đi qua. Nếu nói ủng hộ tự do hàng hải mà lại tìm cách ngăn trở các tàu bè khác, thì có vẻ không phù hợp ».
Hãng tin AFP nhắc lại, vốn luôn phản đối Bắc Kinh, trước đó ông Aquino từng nói rằng Trung Quốc « gây sợ hãi cho thế giới ».
Về phía Bộ Quốc phòng Úc hôm nay ra thông cáo khẳng định : « Điều quan trọng cần phải thừa nhận là theo luật pháp quốc tế, mọi quốc gia đều có quyền tự do hàng hải và hàng không, kể cả tại Biển Đông. Úc mạnh mẽ ủng hộ các quyền này ».
Tuy cho biết : « Hiện nay Úc không tham gia các hoạt động cùng với Hoa Kỳ tại Biển Đông » nhưng « Úc sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và các đối tác khác trong khu vực về an ninh hàng hải ». Thông cáo không quên nhắc nhở « gần 60% hàng xuất khẩu của Úc được vận chuyển qua Biển Đông », và « Úc có các lợi ích chính đáng trong việc duy trì hòa bình và ổn định » tại vùng biển quan trọng này.
Hãng CNN cho biết chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga từ chối đưa ra lời bình luận về việc chiến hạm Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc tự tiện bồi đắp tại Trường Sa, nhưng nói rằng : « Điều vô cùng quan trọng là cộng đồng quốc tế cùng ngồi lại với nhau để bảo vệ một đại dương rộng mở, tự do và yên bình ». Được biết báo Nhật Sankei Shimbun dành bản tin đặc biệt hôm nay cho vấn đề này.
Hiện nay chưa thấy có phản ứng chính thức của phía Việt Nam. Đá Xu Bi thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc chiếm từ năm 1988, và đã xây dựng một tòa nhà bốn tầng, hai trại lính, một vòm radar, một ngọn hải đăng tại đây. Còn Đá Vành Khăn thuộc cụm Bình Nguyên, bị Trung Quốc kiểm soát từ năm 1995 sau khi trục xuất các ngư dân Philippines.
Cùng chủ đề
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét