Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu, và nước Nga hiện đang thua 

Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu, và nước Nga hiện đang thua 


http://euromaidanpress.com/2016/10/18/russia-is-losing-the-real-third-world-war-varlamov-says/#arvlbdata
euromaidanpress.com
The Russian blogger says: “Let us be honest: it is completely unimportant whether Crimea returns or not. It is unimportant whether Putin gives up or doesn’t give ...


From: Trung Nguyen
Subject: Fwd: Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu, và nước Nga hiện đang thua cuộc
 
Subject:  Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu, và nước Nga hiện đang thua 
 



Thứ Sáu, ngày 30 tháng 12 năm 2016

Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu, và nước Nga hiện đang thua cuộc


AuthorIlya Varlamov - Mika Lê 

Chiến tranh thế giới thứ ba – đó không phải là bụi tro phóng xạ hay laser vũ trụ, mà đó là sự cạnh tranh giữa các quốc gia giành tầm cao trí tuệ, một blogger người Nga tên là Ilya Varlamov đã chia sẻ như vậy trong một bài viết với tựa đề “Tại sao Nga thất bại trong cuộc chiến với Mỹ”.<!>
Theo nhận xét của Varlamov, sẽ không có một Elon Musk hoặc Steve Jobs trong tương lai muốn phát triển một dự án mới của mình tại Nga, bởi vì “bất cứ lúc nào, tất cả mọi thứ đều có thể bị xóa sổ lập tức bởi con ma cà rồng điên khùng FSB (Tổng cục An ninh Liên bang)”. Dưới đây là nội dung của bài viết:
Trước đây chiến tranh nổ ra vì sự tranh giành lãnh thổ, trong thế kỷ XX cuộc chiến chủ yếu về tàng trữ các nguồn tài nguyên và nhiên liệu. Cuộc chiến trong thế kỷ XXI sẽ là cuộc chiến tranh giành trí tuệ, và hiện chúng ta đang bị thất bại. Hãy nhìn nhận một cách trung thực: hoàn toàn không quan trọng khi thâu tóm bán đảo Crimea, và cũng chắng hề có ý nghĩa lớn lao nếu ông Putin buông hoặc giữ chặt quần đảo Kuril. Thậm chí nếu một ngày mai chúng ta lấy lại vùng Alaska cũng sẽ chẳng có gì thay đổi mang tầm chiến lược. Cuộc khủng hoảng gần đây đã cho thấy rõ, dầu và các nguồn dự trữ khác đã không phải là quá quan trọng. Đúng, chúng ta đã có rất nhiều tài nguyên, nguồn dự trữ lớn, nhưng để làm gì? Khi đói thì bánh mì cũng không thể phết bằng dầu? Giá dầu sụt giảm là tất cả chấm hết.
“Trong thế giới hiện đại ngày nay, đất nước chiến thắng là đất nước tạo ra được những điều kiện tốt nhất cho công việc và cuộc sống”.


Tác giả, blogger Nga: Ilya Varlamov
Trong thế giới hiện đại hôm nay, đất nước chiến thắng là đất nước tạo được những điều kiện tốt cho công việc và cuộc sống. Một con người hiện đại, năng động và có học thức thì độ rào cản văn hóa sẽ thấp. Trong thế kỷ XIX và ngay cả trong thế kỷ XX, việc di chuyển đến một đất nước khác quả là một việc nghiêm trọng và đầy khó khăn. Nhưng ngày nay, đó chỉ còn là một chuyện vô cùng đơn giản, nhất là đối với giới trẻ thì đó là một vấn đề rất bình thường. Những công nghệ hiện đại, thông tin kết nối đã làm cho bạn cảm thấy thoải mái như đang ở nhà khi đang ở hầu như bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn không bị mất liên lạc, thông tin với người thân, bạn bè. Thậm chí gọi xe taxi ở Moscow hay New York đều sử dụng cùng một ứng dụng, thưởng thức ly cà phê yêu thích trong một không gian “Starbucks” cũng giống như nhau. Hôm nay bạn nhận được lời mời làm việc tại London, cần khoảng hai lần nhấp chuột để mua vé, hai lần nhấp chuột để thu xếp chỗ ở và ngày mai là bạn đã có mặt tại nơi việc. Đối với giới trẻ, những ranh giới địa lý không còn mấy ý nghĩa. Với họ, bay tới London dễ dàng hơn đi về Omsk. Nơi nào có điều kiện tốt, họ sẽ tới.
Tôi ít liên lạc với các bạn học cùng lớp của mình, nhưng mới đây qua mạng xã hội tôi biết được những người bạn trẻ, tài năng và thông minh nhất đều đã ra đi hết. Họ đã tạo dựng công việc và cuộc sống của mình đâu đó ở châu Âu, ở Mỹ hay ở Israel. Họ ra đi, bởi vì ở những nơi đó họ có nhiều cơ hội hơn, bởi vì ở những nơi đó không có những tòa án đưa ra những phán quyết từ một cuộc gọi điện thoại. Trong số họ, một số hiện đang dẫn dắt đội tuyển quốc gia Mỹ môn trượt tuyết trên núi cao, một số người khác đơn giản làm việc trong những công ty công nghệ IT tiếng tăm, nơi tạo ra các sản phẩm mà bạn đang sử dụng hàng ngày. Đó là sự thất bại của nước Nga. Tỷ phú Durov, vì có doanh nghiệp bị chèn ép đã buộc ông phải rời đất nước – đó là sự thất bại của Nga. Sharapova, niềm tự hào quần vợt của nước Nga, nhưng sống và được đào tạo tại Hoa Kỳ, cô ta phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế Mỹ – đó là sự thất bại của Nga. Và tôi chắc rằng, bạn có thể dễ dàng biết thêm được nhiều ví dụ điển hình khác.
“Ngày nay, cả thế giới bay trên những chiếc máy bay của Mỹ và châu Âu, đi trên những chiếc xe hơi của Nhật Bản và Đức. Còn chúng ta? thậm chí cả cái máy cơ khí cũng không làm ra hồn”.
Những tổn thất nói trên thực sự ít được chú ý, nhưng nếu thua thiệt một vùng lãnh thổ thì lại làm rùng beng lên . Mất mát tài năng trí tuệ thì không được biểu hiện, nhưng những tổn thất này sẽ mang lại khó khăn hơn nhiều cho đất nước, hơn nhiều những gì các bạn đang nghĩ.
Ngày nay cả thế giới bay trên những chiếc máy bay của Mỹ và châu Âu, đi trên những chiếc xe hơi của Nhật và Đức. Còn chúng ta? thậm chí cả cái máy cơ khí cũng không làm ra hồn. Vâng, có lẽ các bạn sẽ không nhìn thấy rõ hết vấn đề, nhưng hãy xem xét bất kỳ một công nghệ sản xuất hiện đại nào đó, và bạn sẽ không nhìn thấy một máy móc sản phẩm của Nga. Một lần tôi nói chuyện với một phó giám đốc của một nhà máy quốc phòng của chúng ta, thời điểm đó chúng ta đang bị phương Tây trừng phạt, và hiểu được rằng: “Điều tồi tệ nhất không phải là chúng ta bây giờ không thể vay vốn từ các ngân hàng nước ngoài, nguồn tiền chúng ta có thể tìm ra được. Nhưng điều tồi tệ nhất là chúng ta đánh mất cơ hội, mất thời gian, không kịp mua những máy móc công nghệ chính xác cao. Thiếu những thứ này, chúng ta không thể sản xuất được những vũ khí hiện đại”. Tất cả những điều này là thực tế.
“Không ai muốn đầu tư kinh doanh ở Nga, bởi có thể một ngày đẹp trời con ma cà rồng điên khùng từ cục giám sát liên bang hay FSB đến và thổi bay sự nghiệp của họ”.
Hôm qua một nữ nhà báo gọi điện cho tôi và hỏi tôi rằng, tôi đã nghĩ ra được thêm trò gì tiếp theo chưa. Thật vớ vẩn, chính quyền muốn kiểm soát toàn bộ tin nhắn, trang web và những ý kiến bình luận của người dân. Tôi nghĩ rằng, sắp tới sẽ liên tiếp có những nhóm bạn trẻ, tài năng, dám nghĩ dám làm, những người yêu nước Nga, muốn được sống và làm việc tại đây, nhưng họ phải thu xếp hành lý ra đi và cống hiến cho Mỹ hay châu Âu. Bởi vì nếu đầu tư, phát triển kinh doanh ở Nga, có thể một ngày đẹp trời con ma cà rồng điên khùng từ cục giám sát liên bang hay FSB sẽ đến và đóng cửa toàn bộ. Và không ai muốn như vậy.
Chẳng phải tự nhiên vậy, bởi vì đất nước hiện nay có những thẩm phán như Serebryannikova tòa án quận Chernojarsky tỉnh Astrakhan đã ký lệnh phong tỏa bách khoa toàn thư Wikipedia vì một bài viết vô tội. Có một Cục giám sát Liên bang Roskomnadzor chuyên đe dọa và ngăn chặn các dự án, trang web, nơi mà hàng triệu người đang sử dụng hàng ngày. Và vì thế, ở một nơi nào đó tại đất nước xinh đẹp này, những Elon Musk hay Steve Jobs tương lai đã tìm được câu trả lời cho băn khoăn: “tôi có nên phát triển một dự án mới ở Nga hay không?”.
“Tôi không nhìn thấy đất nước của tôi làm những điều khiến những con người tài năng, những bạn trẻ thông minh muốn sống và làm việc ở đây”.
Tất cả các nước phát triển đang cạnh tranh nhau để thu hút nguồn tài năng có trí tuệ. Ngay cả Trung Quốc cũng đã gia nhập cuộc đua này. Tôi không muốn kết luận bằng một kết cục buồn, nhưng hiện tôi không nhìn thấy đất nước của tôi đã làm được điều gì khiến nhưng con người tài năng, những bạn trẻ thông minh muốn sống và làm việc ở đây. Tôi đang nói về những con người tài năng và trí tuệ, họ có những phát minh mới, làm ra những sản phẩm mới, đưa những tên lửa lên vũ trụ, phát triển kinh doanh phục vụ cuộc sống của chúng ta.
Ai đó đang đe dọa bạn rằng sắp nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba? Bạn tưởng tượng nó như thế nào? Bụi tro phóng xạ? Tia laser vũ trụ? Không phải vậy! Cuộc chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu rồi. Đây là cuộc chiến tranh giành trí tuệ, và hiện chúng ta đang thất bại.
Mika Lê
__._,_.___

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Một Chính Quyền Cách Mạng -Nguyễn Xuân Nghĩa (VBKT)

Một Chính Quyền Cách Mạng -Nguyễn Xuân Nghĩa (VBKT)


Nội Các và Ban Tham Mưu của Donald Trump

Còn một tháng nữa, ông Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức. Chúng ta đã được thêm dữ kiện để nhìn ra sự xuất hiện của một chính quyền có những mục tiêu lẫn phương thức hành động chưa từng thấy từ nhiều thập niên, ít ra là từ thời Tổng thống Ronald Reagan của Mỹ, và hai Thủ tướng Helmut Kohl của Đức và Margareth Thatcher của Anh.

Chính quyền Trump theo đuổi một ý thức hệ có màu sắc cách mạng sẽ làm thay đổi cả nước Mỹ lẫn thế giới.

Nhớ lại thì ngay sau khi bất ngờ thắng cử đêm mùng tám rạng mùng chín Tháng 11, ông Trump liên tục gây bất ngờ khi chuẩn bị nhân sự - tương đối khá nhanh và ồn ào – rồi thăm viếng các tiểu bang đã giúp ông lên làm Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ để vừa cảm tạ vừa tái xác nhận nhiều chủ trương khi tranh cử. Ông còn gây bất ngờ hơn nữa khi trực tiếp nói chuyện với Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan làm Bắc Kinh giật mình. Chưa nhậm chức ông đã can thiệp với các doanh nghiệp như Carrier, Ford, Boeing, Lockheed Martin, v.v… nhằm đạt các hứa hẹn như giữ lại việc làm hoặc đòi rà lại giá biểu cung cấp cho chính quyền ông cho là quá cao, từ chiếc Air Force One cho tới chiến đấu cơ F-35. Chi tiết gây sôi nổi là không lãnh vực nào mà Tổng thống Tân cử không nêu ý kiến, từ kinh tế đến giáo dục, môi sinh, cựu chiến binh hay chiến lược đối ngoại, v.v… và thường thì trực tiếp nêu ý kiến qua trương mục Twitter của ông.

Tức là ông cướp luôn diễn đàn của truyền thông báo chí để mỗi ngày gây ra một chuyện.

Khi tranh cử, Donald Trump khéo đóng kịch thô lỗ và ăn nói khật khùng để tranh thủ niềm tien của quần chúng bất mãn, rồi từ vị trí của một tay ngang chưa từng hoạt động chính trị mà loại bỏ được các đối thủ có thế giá trong 16 chuẩn ứng cử viên của đảng Cộng Hòa. Sau đó ông tập trung vào chiếm phiếu Đại cử tri của các tiểu bang có vấn đề mà thắng ứng cử viên Hillary Clinton của đảng Dân Chủ. Đắc cử rồi, ông Trump mới cho thấy một bộ mặt hoàn toàn khác và dần dần định hình chiều hướng lãnh đạo của mình.

Trong nội các và ban tham mưu, người ta thấy vai trò của các doanh gia có sở trường đàm phán và ngã giá – nhiều khi bằng áp lực thô bạo - để đạt thỏa thuận có lợi cho nước Mỹ. Ông còn lập ra hai cơ chế tham mưu mới về ngoại thương và giản chánh, nhằm xét lại chánh sách tự do thương mại, thí dụ như với Bắc Kinh, hay giản lược chế độ kiểm soát hành chánh để giải phóng khả năng đầu tư và kinh doanh của các doanh nghiệp. Về an ninh và quân sự, ông mời các tướng lãnh có thực tài và trí tuệ vào bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ, hoạch định chiến lược diệt trừ khủng bố và phát huy sức mạnh của Hoa Kỳ. Kết hợp an ninh với kinh tế, ông cho thấy Chính quyền Trump sẽ hung hãn tranh thắng với nhiều nước khác, từ Trung Cộng tới Iran, Mexico.

Chưa chấp chánh thì Chính quyền Trump đã cho thấy một ý thức hệ mới, trái ngược với chính sách “cải tạo xã hội” của vị tiền nhiệm, mà cũng khác với nhiều chủ trương của các Tổng thống trước. Đặc tính của Chính quyền Trump là khinh thường các khu vực sản xuất kém năng suất, chế diễu các thành phần hay chánh sách xã hội chủ nghĩa bao cấp, và đề cao những ai có tham vọng làm giàu, có khả năng kinh doanh. Chìm sâu ở dưới và hoàn toàn không mặc cảm là triệt để ngợi ca doanh lợi vì doanh lợi tạo ra công việc và sự thịnh vượng nên sẽ bảo vệ sức mạnh của nước Mỹ.

Chúng ta có thể thấy được một cuộc cách mạng văn hóa trong cái lý tưởng Donald Trump, trái hẳn với những chủ trương “phải đạo chính trị” ngày nay. Đây là một khía cạnh khác của “chủ nghĩa quốc gia Hoa Kỳ” đã từng đưa nước Mỹ lên vị trí siêu cường.

Trong hơn một tháng ông Trump chuẩn bị như bão táp, người ta có thể nêu câu hỏi rằng Chính quyền Trump sẽ hung hăng hay chín chắn, táo bạo hay lạnh lùng, và có gặp mâu thuẫn giữa các nhân vật tham gia nội các và dàn cố vấn của Tổng thống không?

Sở dĩ như vậy là do ông Trump chọn ba tướng lãnh bị hồi hưu vì khác biệt quan điểm với Chính quyền vào vai trò Tổng trưởng Quốc phòng (James Mattis), Nội an (John Kelly) và Cố vấn An ninh Quốc gia (Mike Flynn) để bổ túc cho sự yếu kém của ông về an ninh và quân sự. Nhưng lại mời một doanh gia vào chức vụ quan trọng nhất Nội các là Ngoại trưởng, để tận dụng khả năng đàm phán cho có kết quả của ông Rex Tillerson, Tổng quản trị CEO của ExxonMobile. Trong tổ hợp dầu khí này, ông Tillerson là người nắm vững chi tiết gần như tình báo về từng quốc gia đối tác và phải đạt yêu cầu là có hợp đồng có lợi nhất cho doanh nghiệp. Nay ông sẽ phải đạt yêu cầu đó cho… Hoa Kỳ, theo chỉ thị của người làm chánh sách đối ngoại là Tổng thống Trump.

Donald Trump cũng chọn nhiều tỷ phú vào các chức vụ then chốt khác không chỉ vì họ có tiền, hoặc đã chi tiền cho cuộc tranh cử, mà vì họ là doanh gia thành công và có khả năng thực hiện mục tiêu cải cách. Hệ thống giáo dục là bà Betsy DeVos, giải tỏa chế độ kiểm soát kinh doanh là ông Carl Icahn, điều chỉnh chế độ ngoại thương là ông Wilbur Ross ngồi ghế Tổng trưởng Thương mại. Các doanh gia đó không tham chính để kiếm tiền mà vì họ đồng ý với yêu cầu cải cách của ông Trump.

Ngoại trừ thường hợp của Giáo sư Peter Navarro - vào chức vụ của một cơ chế mới sẽ làm Bắc Kinh nổi điên là Hội đồng Thương mại Quốc gia vì lập trường rất diều hâu chống Trung Cộng về cả an ninh lẫn kinh tế - ông Trump không mời các giáo sư đại học hay học giả. Ông cũng tránh các chính trị gia chuyên nghiệp, trừ phi là dùng đòn phép của họ để phá vỡ hệ thống cấu kết chính trị tại Thủ đô Washington nhằm khai thông ách tắc và vét sạch bùn lầy trong quan hệ bán chác giữa chính trường với doanh trường. Đó là trường hợp của Nghị sĩ Jeff Session vào vị trí Tổng trưởng Tư pháp hay nguyên Thống đốc Rick Perry vào ghế Tổng trưởng Năng lượng.

Cũng vì chiều hướng đó, ông bị các chính khách, học giả và báo chí thiên tả đả kích nặng. Nhưng chúng ta chẳng nên ngạc nhiên về những lời đả kích này mà nên nhìn vào thực tế.

Xét tới đặc tính của “Chính quyền Cách mạng” Donald Trump, người ta hoài nghi là ban tham mưu của ộng Trump có ít kinh nghiệm. Mọi Chính quyền đều có tám vị trí then chốt nhất là Tổng thống, Phó Tổng thống, Đổng lý Văn phòng (Chief of Staff, tương đương với Bộ trưởng Phủ Tổng thống), và năm Tổng trưởng Ngoại giao, Quốc phòng, Tư pháp, Ngân khố và Thương mại. Tám nhân vật này của Chính quyền Trump có tổng cộng 138 năm thâm niên trong hai lãnh vực là công vụ (quân và dân sự trong chính quyền) hay kinh doanh, so với 152 năm của Chính quyền Bush 43 hay 122 năm của Chính quyền Obama. Khác biệt là hệ thống nhân sự Trump có 83 năm thâm niên trên doanh trường so với chỉ có năm năm của hệ thống Obama, hay 72 năm của hệ thống Bush 43.

Nghĩa là dù sao khác biệt cũng chẳng nhiều lắm so với một Hành pháp Cộng Hòa! Thời xưa, một Giáo sư Kinh tế từng làm Tổng trưởng Lao động rồi Ngân khố của Tổng thống Richard Nixon rồi Chủ tịch tổ hợp Bechtel trong tám năm, trước khi là Ngoại trưởng có thế giá của Ronald Reagan, đấy là ông George Shultz. Ông lên kế nhiệm một Ngoại trưởng đã từng là Đại tướng, Alexander Haig. Thời đó, mấy ai phàn nàn chuyện ông tướng hay doanh gia đi làm Ngoại trưởng? Thời nay, người ta quên trí nhớ nên mới om xòm phê phán việc doanh gia Tillerson của đất Texas đi làm Ngoại trưởng.

Một khía cạnh khác về ý thức hệ là lằn ranh tả hữu, cấp tiến hay bảo thủ.

Đảng Dân Chủ thiên tả thì đề cao công bằng xã hội và vai trò can thiệp của nhà nước; đảng Cộng Hòa hữu khuynh lại đòi phát triển kinh tế và giới hạn vai trò của nhà nước. Đấy là sự khác biệt chung, đã tồn tại từ những năm 1960. Từ 30 năm trước, các dân biểu nghị sĩ Cộng Hòa có khuynh hướng bảo thủ hơn, nhất là từ quãng 2010. Trong khi đó, Quốc hội Dân Chủ lại ngày càng thiên tả hơn, nhưng bất công xã hội cũng gia tăng trong tám năm qua và là một trong nhiều nguyên nhân của cuộc Cách mạng Donald Trump, với sự nổi loạn của thành phần trung lưu thấp chống lại giới thượng lưu ưu tú bên đảng Dân Chủ.

Nếu chấm điểm về ý thức hệ thì ông Trump có mời một số dân biểu nghị sĩ vào nội các, và thành phần nhân sự này có khuynh hướng bảo thủ, nhưng nói chung cũng chẳng bảo thủ hơn Quốc hội Cộng Hòa khóa 115. Khi chấp chánh, Hành pháp Donald Trump phải trước hết đàm phán với Lập pháp Cộng Hòa và rất có hy vọng đồng điệu trong chiều hướng bảo thủ ấy, ngoại trừ hai lãnh vực có dị biệt với đa số Cộng Hòa là can thiệp vào ngoại thương để bảo hộ mậu dịch. Tuy nhiên, trong hai lãnh vực này, ông Trump lại có thể được hậu thuẫn bất ngờ từ phía Dân Chủ!

Khi ấy ta đừng quên một Giáo sư kinh tế đã sớm vạch ra những bất toàn của chế độ tự do thương mại làm Hoa Kỳ bị thiệt hại, là Peter Navarro. Ông hợp tác với ban tranh cử Donald Trump ngay từ đầu và sẽ là Chủ tịch Hội đồng Thương mại Quốc gia để cố vấn Tổng thống về chánh sách và luật lệ liên quan đến ngoại thương, nhưng lồng trong một viễn kiến rất Trump là kinh tế chỉ là một phần của an ninh thôi. Và đấy mới là điều khiến Trung Cộng lúng túng. Giáo sư Peter Navarro đã phục vụ trong đoàn Peace Corp tại Đông Nam Á và theo dõi sự bành trướng của Trung Cộng từ lâu, nhưng cũng là một đảng viên Dân Chủ!

Sau cùng, kết luận bất ngờ nhất cho một năm có quá nhiều bất ngờ, chính là việc dân Mỹ không bầu Donald Trump làm Tổng thống vì là ông người đạo cao đức trọng. Họ không cần chuyện đó mà cần một hệ thống lãnh đạo được việc! Ông Trump và nội các đang thành hình có đặc tính là thiết thực được việc ngoài chiến trường và trên doanh trường, mà cùng coi chính trường là nơi phải cải cách để ra khỏi nguyên trạng bế tắc ngày nay.

Vì vậy, cuộc Cách mạng Trump đang khởi đầu!....


Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

Bầu Cử 2016 và Nền Dân Chủ Hoa Kỳ

Bầu Cử 2016 và Nền Dân Chủ Hoa Kỳ
GS Vũ Quý Kỳ: Hoa Kỳ và Nền Dân Chủ Hoa Kỳ
 
Bầu Cử 2016 và Nền Dân Chủ Hoa Kỳ
 
Trân trọng chuyển tới quý vị và các bạn bài bình luận 16-trang của Giáo sư Vũ Quý Kỳ, nhận định tổng hợp và phân tích về "Cuộc Bầu Cử 2016 và Nền Dân Chủ Hoa Kỳ". Bài biên khảo này được chia ra thành 7 bài viết, để tiện việc theo dõi và phổ biến trên báo chí hay các phương tiện truyền thông và các trang mạng xã hội. Kính nhờ quý vị giúp phổ biến cho đồng bào hải ngoại và quốc nội. Bài viết này được chia ra làm 7 phần, theo thứ tự sau đây:
(Bài số 1)  Bầu Cử 2016 Gây Chấn Động
(Bài số 2) Tại Sao Ông Trump Thắng lớn?     
(Bài số 4)  Ông Trump là Ai  ?      
(Bài số 5)  Khung Cảnh Tương Lai sau cuộc Tổng Tuyển Cử 2016
(Bài số 6)    TPP và Toàn cầu hóa (Globalization)
(Bài số 7):   Trump và Vấn Đề Việt Nam
   
 
                                            ***
(Bài số 1)        
 
Bầu Cử Hoa Kỳ 2016 Gây Chấn Động      
Cuộc Tổng tuyển cử năm 2016 tại Hoa Kỳ đã tạo nên một tiếng vang lớn, nói đúng hơn, một chấn động trên thế giới, vì nó không những thay đổi hẳn đường lối chính tri đối nội của Hoa Kỳ mà nó còn thay đổi đường lối ngoại giao đối với nhiều nước trên thế giới, bạn cũng như thù.
 
Thứ nhất: kết quả bầu cử đã trái ngược với sự tiên đoán của hầu hết các cuộc thăm dò, của hầu hết các giới truyền thông, của hầu hết các nhà “đỉnh cao trí tuệ” (elite và pundit). Tuần báo Newsweek, ngay trước ngày bầu cử đã cho phát hành 125,000 số, in hình bà Clinton trên trang bìa và gọi là bà Tổng Thống Clinton (Madam President Clinton). Sang tới ngày thứ Tư, Newsweek đã vội vã thu hồi gấp số báo đã phát hành, còn sót lại 17 số bị lọt ra ngoài. 
 
Thứ hai: Sự đắc cử của ông Trump đánh dấu một bước ngoặt cho thấy uy tín của giới truyền thông bị bị sứt mẻ lớn đối với đa số dân Mỹ. Giới truyền thông bị kết án là có  khuynh hướng bóp méo sự thật nhằm mục tiêu chính trị. Giới truyền thông đã bỏ rơi vai trò loan tin trung thực của đệ tứ quyền, và đã tự biến mình thành một nhóm đặc quyền đặc lợi (special interest group), tự nguyện làm “con chó nhỏ của một nhóm quyền lực lớn”. 
Ngày 12 tháng 11, 2016, chủ nhà in báo New York Times, ông Arthur Sulzberger, phải công khai xin lỗi độc giả vì những bài bình luận và cách loan tin “không lương thiện”, và nguyện sẽ tự cải tiến và sẽ loan tin một cách lương thiện 
(“honestly”). Những tờ báo thiên tả như New York Times, Newsweek, Washington Post, nếu không tự cải tiến, sẽ dần dần trở thành “báo lá cải”.
 
Thứ ba: Cách thức tranh cử của ông Trump đã đi ra ngoài lề lối thông thường, quy ước thông thường, khiến cho tất cả các đối thủ của ông ta, nhất là giới truyền thông, trở thành loạn chiêu, và bị thua lớn, ngoài sự dự đoán của mọi người. “Political correctness” bị vứt vào sọt rác.
 
Thứ bốn: Sự đắc cử của ông Trump gây chấn động trên thế giới, vì thế giới bị giật mình sau một cơn ngủ gật dài 8 năm. Vị Tổng Thống mới của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không phải là một anh chàng khúm núm đi van xin mọi nước tha thứ cho Hoa Kỳ. Ông Trump sẽ làm gì đối với thế giới?
Đó là một câu hỏi lớn mà chỉ có một số ít nhà lãnh đạo thế giới có thể đoán được. Khá nhiều người mang danh là lãnh đạo sẽ còn phải đi hỏi thầy bói và các chiêm tinh gia, để đoán giùm xem ông Trump sẽ làm gì.
Với một vài nhận xét ngắn gọn như trên, chúng ta hãy phân tích cuộc tổng tuyển cử mà nhiều người gọi là “có một không hai này”.
 
(Xin đọc tiếp Bài số 2: Tại Sao Ông Trump Thắng Lớn)
 ----------------------------- ------------------------------ ------------------------------ -----------------------
                                                               
(Bài số 2) 
 
Tại Sao Ông Trump Thắng Lớn?
 Những nguyên do khách quan và bình thường: Cuộc thắng cử của ông Trump có thể được gọi là bình thường nếu nhìn vào khuynh hướng chung của nền chính trị Hoa Kỳ.
Bình thường như ta chịu khó theo rõi, cứ sau 8 năm của một đảng cầm quyền, một đảng khác lại lên thay, vì dân muốn có sự thay đổi, nếu đảng đương quyền không thực hiện được những điều đã hứa. Cái chu kỳ 8 năm có thể rút lại thành 4 năm nếu ông Tổng Thống đương quyền có dấu hiệu yếu kém không có khả năng giải quyết một tình trạng khủng hoảng.
Một thí dụ là Tổng Thống Carter đối với tình trạng suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng con tin ở Teheran. Cái chu kỳ 8 năm cũng có thể kéo dài thêm 4 năm nếu ông tổng thống đương quyền đạt được những thành quả đặc sắc như trường hợp ông Ronald Reagan kéo dài thêm 4 năm cho ông George H. Bush.
 Nhìn trên bối cảnh lớn của cuộc bầu cử 2016, chúng ta thấy đại cương như sau: qua 8 năm chịu đựng Obama, một thành phần quan trọng của số cử tri Cộng Hòa bảo thủ đã vừa mệt vừa nổi giận và đổ xô đi bỏ phiếu cho ông Trump; một số cử tri Dân Chủ cũng mệt và chán, đã bỏ đảng và nhảy sang Cộng Hòa; một số khá đông cử tri độc lập cũng quyết định thay ngựa;  và một điều ít ai ngờ là số cử tri hyspanic cũng như da đen bỏ cho Trump cao hơn con số cử tri bỏ cho ông Romney, bốn năm về trước.
 Như vậy người ta sẽ ít ngạc nhiên nếu chịu khó ôn lại, trong chu kỳ 8 năm, ông Obama đã làm những gì để khiến cho đảng Dân Chủ sa hố vào năm 2016.  
 
 - Khuyết điểm thứ nhất của ông Obama đưa đến sự thắng cử của ông Trump là: Mặc dầu ông Obama làm cho một số cử tri Dân Chủ hài lòng nhưng đã làm cho một thành phần quan trọng khác của dân chúng nổi giận vì những khuyết điểm khá lộ liễu của ông ta qua những hành động kỳ thị chủng tộc. 
Trong khi lớn tiếng chỉ trích thái độ kỳ thị chủng tộc của người khác, ông Obama thường hay có những hành vi thiên vị mỗi khi có một vụ đụng độ màu da. Ông thường lạm dụng vai trò Tổng Thống để can thiệp bênh vực đàn em da màu, không cần biết phân biệt phải trái, và trước khi có sự điều tra cũng như sự phán xử khách quan của cơ quan tư pháp. Khi lạm dụng quyền của hành pháp để xen lấn vào quyền tư pháp, ông Obama còn trắng trợn vi phạm sự phân quyền trong nền dân chủ Hoa Kỳ.
 Trong 8 năm cầm quyền ông Obama còn làm cho người dân nổi giận và nghi ngờ lòng yêu nước của ông ta. Ông thường biểu lộ những hành động khuyến khích chia rẽ giữa các mầu da, giữa thường dân với cảnh sát, khuyến khích nổi loạn nhân danh mầu da.
 Nếu người dân nghi ngờ lòng yêu nước của Obama, thì vợ ông ta là Michelle đã vô tình xác nhận rằng hai vợ chồng chẳng yêu gì nước Mỹ. Sau khi ông chồng được đề cử và trúng cử Tổng Thống, bà vợ buột miệng nói một câu để đời: “đây là lần đầu tiên tôi yêu nước Mỹ”! Điều này hiển nhiên cho thấy rằng suốt từ thời cha sinh mẹ đẻ bà ta vốn ghét nước Mỹ. Và có lẽ bà ta chỉ yêu nước Mỹ trong vòng 8 năm, sau đó khi Obama hết làm tổng thống bà Michelle sẽ lại tiếp tục ghét nước Mỹ.
 
 - Nguyên do thứ hai khiến đảng Dân Chủ thất bại là Ông Obama sẵn sàng bảo vệ tội phạm và hy sinh quyền hưởng an ninh của người dân Hoa Kỳ. Ông ta mặc nhiên chấp nhận và dùng ngân sách Liên Bang để hỗ trợ những “vùng an toàn cho tội phạm” (sanctuary cities) tại các thành phố lớn như New York, San Francisco, Seattle, Los Angeles, v.v…
 Obama và những lãnh tụ Dân Chủ cực kỳ thiên tả đã coi thường an ninh và sinh mạng của người dân Hoa Kỳ, và bảo vệ những phần tử tội phạm nhập cư bất hợp pháp. Họ hy vọng mua chuộc được hàng chục triệu người nhập cư gốc Hispanic. Nếu mua chuộc được những người này, và nếu tiếp tục ôm thêm nhiều triệu người nhập cư bất hợp pháp, thì tương lai của đảng Dân Chủ sẽ cực kỳ tươi sáng. Đảng Dân Chủ sẽ trở thành vô địch và đảng Cộng Hòa sẽ tiêu vong.
 
Thứ ba: Ông Obama không phải là người duy nhất có lỗi trong vấn đề nhập cư lậu. Nhiều ông tổng thống kể cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ đã lần khân không giải quyết vấn đề nhập cư lậu và khiến cho nó ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó giải quyết. 
 
Tuy nhiên, ông Obama có trách nhiệm rất lớn vì đã khuyến khích nhập cư lậu bằng cách đưa ra chương trình ân xá (Amnesty plan), cho người nhập cư lậu được hưởng quyền lợi công dân, trong khi không tìm cách ngăn chặn và chấm dứt nhập cư lậu. Mức nhập cư lậu hiện nay lên cao tới mức 500 người mỗi ngày, tức là trên 150,000 người mỗi năm.
 Một quốc gia có chủ quyền phài có khả năng, bổn phận, và sự quyết tâm bảo vệ biên cương của mình, và người ngoại quốc không được phép tự do đi ra đi vào qua biên giới như đi chợ. Một quốc gia không kiểm soát được biên cương của mình thì sớm muộn sẽ trở thành một cái chợ trời. Khi đã trở thành một cái chợ trời, nước Mỹ sẽ phải đối đầu với vấn đề trộm cướp, buôn lậu ma túy, tội phạm gia tăng, một phần do  những người nhập cư từ bên ngoài đưa đến.
 Những thống kê mới nhất cho thấy những vụ giết người tại Chicago đã gia tăng 70% so với năm 2014. Tại Windy City, trong nửa năm đầu của 2016 có 600 vụ giết người, và theo tài liệu của FBI, những vụ giết người trên toàn nước Mỹ đã gia tăng 6.2%, và những vụ hiếp dâm gia tăng 9.6% trong cùng thời gian đó.
 
- Thứ bốn: Ông Obama chủ trương và, được sự hậu thuẫn của một thành phần quan trọng của Đảng Dân Chủ, trong chính sách mở thoáng biên giới, cũng như chấp nhận tỵ nạn ào ạt của dân Hồi Giáo, mà không cần thanh lọc những thành phần khủng bố. Trong bối cảnh khủng bố Hồi Giáo xâm nhập để giết hại người Mỹ, đây là một chủ đề cực kỳ quan trọng đối với vấn đề an ninh của nước Mỹ, một vấn đề sinh tử của nước Mỹ mà ông Obama coi thường. 
 
Nhiều người Mỹ nghĩ rằng Obama sẵn sàng hy sinh nền an ninh của nước Mỹ để phục vụ cho một mục tiêu ngoài nước Mỹ mà ông ta cho là cao hơn quyền lợi của nước Mỹ. Quyền lợi đó là của ai? Đây là một nghi vấn rất lớn đã ảnh hưởng đến cuộc tổng tuyển cử 2016.
 
Thứ năm: Trong 8 năm cầm quyền ông Obama đã thất bại một cách thậm tệ trên phương diện kinh tế. Những thống kê về mức thất nghiệp giảm thấp chỉ là những “thống kê ảo”. Gọi là “thống kê ảo” vì số người đi xin việc đã chán nản sau 8 năm xếp hàng cả ngày và nhiều người đã chấp nhận con đường ăn welfare, food stamp là một lối sống tạm thời. 
Sự gia tăng những người ăn welfare food stamp đi đôi với lòng bất mãn và lòng tức giận bùng nổ. Đảng Dân Chủ không cần biết điều này. Truyền thông không cần biết điều này. Bà Clinton cũng không cần biết điều này, để rồi ôm mối hận khổng lồ vào cuối cuộc đời.
 Ông Obama không phải là người duy nhất chịu trách nhiệm chính về tình trạng thất nghiệp tại Mỹ vì “out sourcing” tức là đem công ăn việc làm tại Mỹ ra nước ngoài, nhưng ông ta phải gánh trách nhiệm lớn vì đã không làm gì để thay đổi hoặc đảo ngược tình thế. Hơn nữa ông ta sẽ còn làm cho tình trạng thất nghiệp của Mỹ gia tăng qua hiệp ước TPP.
 
Thứ sáu: Obamacare thay vì tượng trưng cho sự nghiệp của Obama, đã trở thành sự thất bại có tính cách tiêu biểu, tượng trưng cho sự kiêu căng, lưu manh-phi dân chủ, lừa dối, bất chấp hiến pháp.
 -- Kiêu căng như thế nào: những người sáng tác ra Obamacare, trong đó có Gruber, coi người dân Mỹ toàn là những người ngu, dễ bị lừa bịp (trong một video clip, Gruber nói dân Mỹ là những người ngu).
 -- Lưu manh-phi dân chủ như thế nào: Đảng Dân Chủ của Obama sử dụng đa số áp đảo để biểu quyết luật Obamacare trước khi công bố và thảo luận về đạo luật, bất chấp sự phản đối của phe đối lập. Bà Pelosi ngang nhiên nói: cứ biểu quyết trước đi rồi thảo luận sau.
 -- Lừa dối như thế nào: ông Obama công khai hứa “if you like your doctor, you can keep your doctor”. Thực tế cho thấy: trái ngược với lời hứa của Obama, nhiều triệu người Hoa Kỳ bị gạt vì không giữ được bác sĩ vốn điều trị cho mình.
 -- Vi phạm hiến pháp như thế nào: sau khi áp dụng luật Obamacare, và gặp rất nhiều trục trặc, Obama đã tự ý thay đổi luật mà không thông qua Quốc Hội. Đây là một trong nhiều trường hợp vi phạm hiến pháp của ông Obama.
 
Thứ bảy: về ngoại giao, nhiều người Mỹ coi ông Obama là một trong những tổng thống yếu kém nhất trong lịch sử ngoại giao của nước Mỹ. Những vụ đáng ghi nhớ nhất trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông gồm có: vụ Syria, vụ Benghazi, vụ điều đình lấy con tin Bowe Bergdahl, vụ điều đình với Iran về vũ khí hạch tâm. Ông Obama bị coi là một diễn viên tài tử và thiếu bản lãnh trong tương quan ngoại giao quốc tế, khiến cho quốc tế coi thường Hoa Kỳ.
 Trên đây mới là tóm lược những sai lầm của Obama và của đảng Dân Chủ trong 8 năm qua, đã khiến cho dân Mỹ bất mãn và nổi giận. Nó là những niềm bất mãn tiềm ẩn, không nói ra được vì giới truyền thông thối nát đã ỉm đi, không thèm nghe tiếng nói của người dân. 
Giới truyền thông chỉ nói lên luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật để thích hợp với tư duy chính trị thiên tả. Giới truyền thông đã vô tình hoặc cố ý che dấu sự bất mãn, sự nổi giận của một thành phần  quần chúng quan trọng đối với Obama và đảng Dân Chủ. Đó là một nguy cơ đe dọa lớn đối với bất cứ ứng cử viên dân chủ nào trong năm bầu cử.
 Điều bất thường lớn nhất là Ứng Cử Viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ dường như  đã không nhìn thấy nguy cơ nói trên vì quá chủ quan, vì coi thường đối thủ của mình, tự mình bịt mắt mình, hoặc để cho ngoại cảnh lừa dối mình qua giới truyền thông thiên tả và qua những cơ quan thăm dò dư luận (polling agencies) thiếu trung thực và cũng thiên tả. Đó là nội dung của phần phân tích trong số tới.
 
 (Xin đọc tiếp Bài số 3: Tại Sao Bà Hillary Thua Đậm?)
------------------------------ ------------------------------ ------------------------------ ----------------------
(Bài số 3)
 
Tại sao bà Hillary Thua Đậm
 Trong bài số 1, chúng ta đã có cơ hội tóm lược hoàn cảnh chính trị của cuộc Tổng Tuyển Cử 2016, trong đó cung cách ứng xử và đường lối chính trị của ông Obama có những khuyết điểm căn bản. Trong hoàn cảnh thông thường, người ta có thể dựa vào những khuyết điểm chính tri của đảng đương cầm quyền để sau 8 năm liệu đảng đối lập có triển vọng thay thế hay không.
 Ngoài những đánh giá tổng quát và khách quan nói trên, trong cuộc bầu cử 2016, người ta còn nhận thấy nhiều yếu tố chủ quan đối với hai ứng cử viên đối lập. Trong bài số 2 này, ta giới hạn sự đánh giá vào trong phần phân tích đường lối tranh cử và khuyết điểm nội tại của ứng cử viên Dân Chủ Hillary Clinton.
 Những yếu tố đặc biệt bất lợi cho ứng cử viên Dân Chủ: Bà Clinton với quá khứ và hành vi trong thời gian qua đã tạo nên một số tình trạng bất bình thường. Mặt khác, xuất thân trong môi trường chính trị tả khuynh, bà Clinton cũng mang theo gánh nặng ý thức hệ, và bà ta đã phục vụ cho cái ý thức hệ đó với những tác dụng nhân quả. Trong số những nguyên nhân bất bình thường đưa đến thất bại cho bà Clinton, ta phải kể:
 
Thứ nhất: Trong vai trò thừa kế sự nghiệp của ông Obama, Bà Clinton đã dựa vào uy tín và thành tích của ông Obama mong kéo dài nhiệm kỳ của đảng Dân Chủ. Chỗ dựa mà bà Clinton đã lựa chọn là một chỗ dựa hụt hẫng vì những thành tích quá tệ của ông tổng thống này.
 Dựa vào ông Obama với thành tích quá tệ về kinh tế là một nhược điểm không cần thiết  của bà Clinton. Với mức nợ gia tăng trên 19 ngàn tỷ mỹ kim, Obama đã giúp cho người nghèo lại thêm nghèo, số người sống bằng welfare và food stamp tăng lên gần gấp đôi; giới thợ thuyền thất nghiệp tại một số tiểu bang kỹ nghệ (Rust Belt) như Ohio, Pennsylvania, South Carolina, Michigan trở nên cực kỳ bất mãn sau 8 năm cầm quyền của ông Obama. Dĩ nhiên, họ là chỗ dựa “hụt” của bà Clinton. Tệ hơn nữa, mấy tiểu bang nói trên đã làm sụp đổ sự nghiệp của Hillary Clinton.
 Dựa vào ông Obama với thành tích trong cuộc chiến tranh chống khủng bố Hồi Giáo thì lợi ít mà hại nhiều. Những vụ khủng bố của Hồi Giáo quá khích xẩy ra đều đều trên đất Mỹ và trên thế giới trong khi chính quyền Obama không giám gọi nhóm này là “Hồi Giáo Quá Khích” chỉ vì “political correctness”. Đô Đốc hải quân Hoa Kỳ, James A. Lyons tố cáo Obama đã đem nhiều thành viên của Moslem brotherhood xâm nhập vào nhiều tầng lớp lãnh đạo chính quyền và cơ sở an-ninh Hoa Kỳ. Giám đốc CIA, John Brennan là người cải đạo sang Hồi Giáo.
   Về mặt thành tích ngoại giao, dựa vào Obama là “chỗ dựa ảo” vì các nước trên thế giới coi thường Hoa Kỳ và mất tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của Obama qua các vụ Benghazi, vụ Syria, khả năng đối phó với khủng bố Hồi Giáo quá khích. Đối với thế giới, Obama là một người “leader from behind”.
 Thái độ và chính sách của ông Obama đã làm một thành phần quan trọng của người dân Mỹ mất tin tưởng vào Obama nói riêng và bất cứ người thừa kế nào của chính sách Obama nói chung.
 
Thứ hai: Phải cấu kết với hệ thống quyền lực của Obama và Lynch. Cuộc “gặp gỡ bi mật bị tiết lộ” giữa ông Clinton và bà Bộ Trưởng Tư Pháp Lynch đã tạo một hình ảnh “không lành mạnh” khiến dư luận đặt dấu hỏi về sự cấu kết đen tối nhằm bao che cho bà Clinton và Clinton Foundation trong cuộc điều tra của Quốc Hội. Bà Clinton nổi tiếng là một luật sư rất giỏi về mánh mung, lại có ông chồng có “uy tín chính trị” cộng với thành tích “hút xì gà Monica” trong tòa Bạch Cung.
 Nếu bà Clinton có thể thắng cử và trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ và nếu đảng Dân Chủ thắng tại Thượng Viện và Hạ Viện, thì bà ta sẽ dễ dàng xóa bỏ những vụ điều tra làm bà ứa gan. Theo sự ước đoán của các đỉnh cao trí tuệ và giới truyền thông thì bà ta sẽ thắng lớn. Do đó bà ta sẵn sàng tạm thời muối mặt để cấu kết với quyền lực của Obama. Trong dân gian người ta gọi cái đó là “nín thở qua sông”.
 Cho đến khi ông Giám Đốc FBI công bố trước Quốc Hội là kết quả vụ điều tra bà Clinton cho thấy không đủ yếu tố cấu thành tội trạng để truy tố, thì “trăm họ” mới té ngửa ra và nghi ngờ rằng cả Bộ Tư Pháp lẫn Giám Đốc FBI đều là “bà con” của “nghi can” Hillary Clinton. Và như thế rất nhiều người nghĩ rằng sự cấu kết giữa bà Clinton với chính quyền Obama là một hệ thống chằng chịt, quấn quit, rối rít như mớ bòng bong.   
Đứng trước sự thách thức to lớn và mối đe dọa nghiêm trọng nói trên, một số rất lớn công dân Mỹ cảm thấy lo sợ và nổi giận. Những người này gồm có những cử tri bảo thủ, xưa nay rất thụ động và vốn chủ trương “trùm chăn tại chỗ”. Năm 2016, họ hết còn thụ động, và đổ xô đi bầu. Có rất nhiều cử tri dân chủ cũng bỏ phiếu chống lại “gà nhà Hillary”. Rất nhiều cử tri vốn theo khuynh hướng độc lập cũng đã quyết định và biết mình phải bầu cho ai.    
 
- Thứ ba: Phải dựa vào thế đứng của ông chồng mà bà ta không đội trời chung, sự hợp tác giữa Hillary  Bill là một bản giao kèo “muôn năm trường trị” để kéo dài triều đại Clinton thêm nhiều năm cho tới cô con gái Chelsea. Vì giấc mộng quyền lực, hai ông bà sẵn sàng quên đi quá khứ không đẹp. Ông thì sẵn sàng quên đi những hành động “vũ phu” mà bà dành cho ông trong bóng tối gia đình. Bà thì sẵn sàng quên đi những sự phản bội mà ông dành cho bà và đã bị lôi ra ánh sáng của dư luận. Ơ đây, những đỉnh cao trí tuệ gọi là “lấy quyền lợi dài hạn để biện minh cho hành động ngắn hạn”.
 Dĩ nhiên, hành động nào cũng có những hậu quả của nó. Hillary tạm nhẫn nhịn Bill vì giấc mộng quyền lực nhưng quyết định trả thù Bill bằng hành động tàn nhẫn đối với những người đàn bà cũ của Bill. Hành động này của Hillary bị lên án là vi phạm nữ quyền, và những lời đề cao nữ quyền của Hillary không còn tính thuyết phục, mà còn mang tính thời cơ chủ nghĩa của một con người giả dối và gian ác.
 Hậu quả của thế liên minh Bill-Hillary trở thành lợi bất cập hại khi dư luận tranh cử chính trị bơi móc và phơi bầy nội tình giả trá của đôi uyên ươn có tầm vóc chính trị nặng ký nói trên. Vì nặng ký cho nên khi té thì cũng rất dễ bị chấn thương.  
 
Thứ bốn: Phải dựa vào hệ thống làm ăn bất chính của Clinton Foundation. Trên danh nghĩa, Foundation này là một cơ sở từ thiện do sự đóng góp của thập phương. Trên thực tế cơ quan này bị dư luận lên án với nhiều tội danh và đang bị điều tra vì cách điều hành không minh bạch, lẫn lộn việc công với việc tư. Những tội danh chính là:
---   Một cơ sở rửa tiền
---   Clinton Foundation lẫn lộn việc tư với việc công của bộ ngoại giao khi bà Hillary làm ngoại trưởng
---  Clinton Foundation dùng tiền của quỹ để chi phí cho đám cưới của Chelsea.
Là một cơ sở rửa tiền, trước hết Clinton dựng lên một công ty “từ thiện” tại Canada, vì theo luật Canada, công ty từ thiện không được phép nêu tên tuổi những người cho tiền.
 Bước kế tiếp, công ty thu nhận tiền từ những chính phủ ngoại quốc và những tổ chức tư nhân trá hình. Có khoảng trên 1000 tổ chức như thế đã đóng góp cả nhiều tỷ mỹ kim cho công ty với mục tiêu “từ thiện” cần phải “che dấu trong bóng tối”.
 Từ công ty ma ở Canada, những món tiền kếch sù được chuyển một cách hợp pháp  sang Mỹ vào Clinton Foundation mà không phải kê khai nguồn xuất xứ. Dĩ nhiên một phần nhỏ của quỹ đã được sử dụng một cách từ thiện và hợp pháp. Các giới chuyên môn ước lượng khoảng 10% tổng số thu.
 Clinton Foundation thu nhận những chi phiếu kếch sù mỗi khi Bill hay Hillary diễn thuyết trên một diễn đàn trong nước cũng như ngoại quốc. Những chi phiếu này có thể là của nhiều cơ quan tài chánh lớn, của mấy chính phủ Ả Rập như Saudi Arabia, United Arab Emirate, Oman, và Qatar hay bất cứ “tổ chức đen” nào đó bỗng dưng “nổi máu từ thiện”.
Theo sự phân tích của Wall Street Journal, năm 2014, United Arab Emirate tặng Clinton Foundation từ 1 tới 5 triệu mỹ kim, Saudi Arabia tặng vào khoảng 10 tới 25 triệu mỹ kim, từ năm 1999. Qatar, một quốc gia Ả Rập ủng hộ nhóm khủng bố Hamas, đã tặng số tiền lên tới 5 triệu mỹ kim, và Oman cũng tương tự như vậy.
 Tóm lại, vào khoảng 90% số tiền do Clinton Foundation thu được đã chui vào túi của Bill và Hillary một cách hợp pháp, và được sử dụng để trả lương nhiều người làm việc cho tổ chức, để đi du hành thế giới…và một phần được trả lại một cách hợp pháp cho chủ nhân đã rửa tiền, nhiều hay ít tùy theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”.
 Trên đây là căn bản của hệ thống rửa tiền và cũng là mánh khóe “mua bán quyền lực” (influence peddling) đã khiến cho những người cầm cân pháp lý bị mất ăn mất ngủ khi những “nghi can” (suspect) nằm trong hệ thống quyền lực của siêu cường. Cũng vì số lượng tiền được rửa quá lớn như thế nên Hillary đã giám làm liều khi xóa đi trên ba chục ngàn email, và không ngần ngại nói dối trước Ủy Ban Điều Trần của Quốc Hội, với hy vọng che dấu những bí mật của Clinton foundation.
 Tóm lại, Clinton Foundation tạo nên một thế lực cực kỳ lớn lao cho Hillary Clinton, và nếu trúng cử, bà ta sẽ trở thành vô địch. Nhưng nó cũng là một con dao hai lưỡi và có thể quay lại cắt đứt tay người sử dụng nó nếu ông Trump thắng cử.
 
- Thứ năm: Hillary đã phải dựa vào hệ thống truyền thông thiên tả mà nhiều người nghĩ là vô địch và có có sức mạnh quyết định. Đã từ nữa thế kỷ nay, bất cứ chính khách nào cũng tìm cách vuốt ve truyền thông, và theo sự suy nghĩ thông thường, nếu ứng cử viên nào nắm được truyền thông là nắm chắc phần thắng cử. Trong cuộc tổng tuyển cử 2016, gần như cả thế giới nhìn thấy truyền thông nằm trong tay bà Clinton, và truyền thông nắm trong tay luật chơi “political correctness”.
 Những người quan sát bên ngoài đã nhìn thấy tình trạng toa rập loã lồ giữa truyền thông thiên tả và phe cách của bà Clinton. Truyền thông đã luôn luôn tấn công ông Trump và không bỏ qua một cơ hội nào để bươi móc và xuyên tạc những lời ông Trump nói và việc ông Trump làm. Mặt khác truyền thông nín khe đối với những tin tức bất lợi cho phe cánh bà Clinton. Chương trình TV của CNN, tuần báo Newsweek, nhật báo New York Times là ba cơ quan tiêu biểu nhất họp lại thành ban “hòa tấu” để hát ca khúc Clinton.
 Hành động nào cũng đều có những hậu quả của nó. Sự thiên vị lộ liễu của truyền thông và các cơ quan “polling” đã có nhiều tác dụng ngược, làm nổi giận rất nhiều người Mỹ. Họ không xuống đường ồn ào, nhưng biểu lộ sự tức giận bằng lá phiếu theo đúng truyền thống dân chủ.   
 Thứ sáu: Sự xuất hiện bất ngờ của Wikileak là một yếu tố hết sức đặc biệt của cuộc tổng tuyển cử 2016. Thật khó mà ước lượng được ảnh hưởng của Wikileak đối với kết quả của cuộc bầu cử này. Nhưng chắc chắn có hai điều đã xẩy ra:
 a/. Rất nhiều người thuộc phe Trump rất khoan khoái, vì sự xuất hiện của Wilileak đã lột trần những sự hành động đáng nghi ngờ và đáng kết tội của ông bà Clinton mà truyền thông không bao giờ nhắc tới.
 
 b/. Rất nhiều người trước kia mơ mộng về Clinton đã khựng lại và có quyết định mới. Những người này được mệnh danh là “Trump democrat” tức là những người democrat đã đổi ý theo Trump.
 
Thứ bảy: Ảo tưởng về sức mạnh chính trị của mình là một nhược điểm chết người của Hillary Clinton. Với ảo tưởng này, bà Clinton đã bỏ rơi không vận động tại những tiểu bang vốn ngả về phe dân chủ và đã phí sức đi vận động tại những tiểu bang thiên Cộng Hòa. Bà ta đã mất 4 tiểu bang vốn trung thành với dân chủ là Ohio, South Carolina, Pennsylvania, và Michigan, cũng là 4 tiểu bang cật ruột của Obama.
 
Thứ tám: Bà Clinton không may gặp phải đối thủ là ông Trump, một người không giống những chính trị gia Cộng Hòa bình thường.
 Và như ngưới ta đã thấy, bà Clinton đã thua đậm, thứ nhất vì tỳ vết của ông Obama mà bà đã bắt buộc phải dựa vào, thứ hai vì những khuyết điểm và tỳ vết của hai ông bà Clinton, và thứ ba vì ông Trump là một đối thủ có hạng. Trong bài số 4, ta sẽ có cơ hội phân tích về ông Trump 
 
(Xem tiếp Bài số 4: Ông Trump là Ai ?)
  
 
 (Bài số 4)
                     
Ông Trump là ai?
 Trong bài số 2  bài số 3 chúng ta đã có cơ hội duyệt xét hoàn cảnh chính trị của đảng Dân Chủ trong cuộc tổng tuyển cử 2016. Đó là một hoàn cảnh khá bi quan mặc dầu những nhà quan sát chính trị hời hợt không thèm để ý tới vì chủ quan, vì bị các cơ quan truyền thông và các cơ quan thăm dò dư luận lừa dối, hoặc vì chính mình lừa dối mình. Đó là một trong những nguyên nhân chính tạo ra cú sốc chính trị quá lớn trong lịch sử bầu cử của Mỹ.
 Ông Trump, một người bị coi là vô danh tiểu tốt trong chính trường, đã lừng lững tiến vào cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa và trong một thời gian ngắn đã đánh bại tất cả 16 đối thủ của ông ta. Khung cảnh bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa trong năm 2016 cũng là một khung cảnh bất thường. Không hiểu trong lich sử tranh cử sơ bộ của Hoa Kỳ có bao giờ có nhiều ứng cử viên như vậy hay không. 
 
Một trong những lý do chính khiến có nhiều ứng cử viên Cộng Hòa là: sau 8 năm cầm quyền của đảng Dân Chủ, cơ hội thay đổi rất hấp dẫn. Vì thế có nhiều ông bà Cộng Hòa muốn thử thời vận, và dĩ nhiên trong số những ứng cử viên này, tài năng cũng như bản lãnh và kinh nghiệm chính trị của mỗi người không đồng đều.
 Nhưng đa số những ứng cử viên Cộng Hòa có một nét chung là: họ đều suy nghĩ theo quy ước thông thường (conventional) và họ đều bị trói tay trong lề lối “political correctness”. Một số những ứng cử viên nổi bật lại tự trói tay mình vì những quyền lợi đặc biệt như địa phương, màu da, vấn đề di dân nhập cư. Điều đó khiến những ứng cử viên Cộng Hòa này trở thành những chính trị gia tầm trung bình hoặc trên trung bình, và không nổi bật đối với quần chúng Mỹ trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng. Donald Trump có một số đặc điểm sau đây:
 -   Trump không phải là một chính trị gia chuyên nghiệp
-    Trump là một tỷ phú, và ông không cần lệ thuộc bất kỳ ai về vấn đề tiền bạc, do đó ông không mắc nợ ai hoặc bất cứ tổ chức nào về mặt chính trị.
-   Trump bất chấp quy ước về political correctness.
-   Trump giám nói toạc những điều ông suy nghĩ mà không quan tâm tới sự xuyên tạc của truyền thông và các đỉnh cao trí tuệ (elite).
-   Trump bất chấp và coi thường dư luận của truyền thông thối nát
-   Những luận điểm chính của Trump về di dân và biên giới, về bọn khủng bố hồi giáo, vể kinh tế và công ăn việc làm, về toàn cầu hóa và người Mỹ thất nghiệp đã được sự hưởng ứng rất nồng nhiệt của một thành phần quan trọng trong quần chúng Mỹ, mặc dầu có sự xuyên tạc cố ý của truyền thông và các đỉnh cao trí tuệ.
-   Nhờ có hệ thống Facebook để “tweet”, Trump đi thẳng tới quần chúng mà không cần đi qua truyền thông như tất cả các chính trị gia bình thường. Vì thế Trump có một số quần chúng lớn mà không ai có thể biết, trừ Trump.
-   Lợi điểm lớn nhất của Trump là bị đối thủ coi thường trước khi đọ sức.
- Lợi điểm lớn thứ nhì là truyền thông và đỉnh cao trí tuệ càng xỉ vả xuyên tạc thì sự ủng hộ Trump càng đi lên.
 
Trên đây là những đặc điểm của Trump mà mọi người dễ nhìn thấy. Trump cũng có một số khuyết điểm có thực, dễ nhìn thấy, và những khuyết điểm do truyền thông xuyên tạc nhằm mục đích bôi nhọ và triệt hạ.
Trong số những khuyết điểm dễ nhìn thấy của ông Trump là: ăn nói bừa bãi, thiếu lịch sự trong khi tranh cử, phát ngôn không đứng đắn với bạn trai về phụ nữ trong phòng thay quần áo công cộng, những vụ tình ái lăng nhăng khi còn trẻ. Những khuyết điểm do truyền thông thiên tả bịa đặt, xuyên tạc và phóng đại như: kỳ thị chủng tộc, kỳ thị đối với người di dân, hãm hiếp phụ nữ,v.v…
Bên cạnh những khuyết điểm dễ nhìn thấy của Trump, có nhiều chuyện về Trump không được phổ biến công khai, mà sau này những đương sự liên hệ đã kể lại, cho thấy những nét rất nhân bản, nhân hậu về Trump, không thể là một con người kỳ thị phái nữ, hoặc kỳ thị chủng tộc. Có một lần Trump đã tặng một người tài xế xe bus $10,000 mỹ kim vì ông này đã cứu sống một phụ nữ đang có ý định tự tử vì tuyệt vọng. Câu chuyện này xẩy ra rất lâu, trước khi Trump có ý định ứng cử Tổng Thống.
Trong một trường hợp khác, một em bé 3 tuổi bị bệnh nặng và nguy kịch, cần phải chở bằng máy bay từ Los Angeles tới New York để cấp cứu. Hãng máy bay từ chối vì sợ trách nhiệm trong cuộc hành trình, nên đã từ chối. May cho em bé, ông Trump đã cho mượn máy bay riêng của ông, và em bé đã được cứu sống.
Vào lúc vụ 9/11 đang diễn ra, ông Trump đã tìm đủ cách trợ giúp cho trạm cấp cứu 711 để đến cứu nạn nhân của tòa tháp Twin Tower.
Trong một trường hợp khác, ông Trump đã tặng $25,000 mỹ kim cho một Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, để ông này làm lại cuộc đời sau khi bị tù oan tại Mễ Tây Cơ.
 
 Tại sao có những cử tri bỏ phiếu cho Trump?
Có rất nhiều cử tri thầm lặng biết rõ về Trump. Có rất nhiều cử tri chỉ được nghe về Trump trên truyền hình và qua các lời bình luận, cũng như tiên đoán của báo chí. Số cử tri ủng hộ Trump đã lên tới mức quan trọng đủ để đưa Trump vào Bạch Ốc. Theo những sự tiên đoán của giới đỉnh cao trí tuệ và giới truyền thông “biết hết”, thì khả năng Trump sẽ thua là từ 80% tới 90%, và chỉ những người ngu mới bỏ cho Trump. Cũng vì tin tưởng như thế, nên trong đêm bầu cử, bà Hillary Clinton đã chuẩn bị ăn mừng chiến thắng lớn, trước khi “rớt cái bịch”.
Tấn bi kịch nói trên của Clinton cho thấy số cử tri Mỹ bị coi là ngu hơi nhiều vì đã bỏ cho Trump. Những “cử tri ngu” này bỏ cho Trump vì họ đồng ý với bốn luận điểm lớn  dưới đây:
 ·       -- Phải bảo vệ biên giới
 --  Phải thanh lọc hệ thống nhập cư
 ---  Phải đánh bại khủng bố Hồi Giáo quá khích
 ---  Phải đem việc làm về cho người dân Mỹ
Cuộc bầu cử vừa qua đã lột trần huyền thoại về sức mạnh truyền thông và làm cho các đỉnh cao trí tuệ mất hết uy tín. 
 
Cuộc bầu cử này còn là một bài học cho những chính trị gia hạng trung bình hoặc trên trung bình. Các vị này cần “rèn cán chỉnh quân” nếu muốn chuẩn bị làm lãnh đạo trong tương lai.
Cuộc bầu cử này cũng là một bài học quá trễ cho Hillary Clinton, một bài học thấm thía và để đời. Nó còn là một bài học có một không hai trong lịch sử cận đại của Hoa Kỳ. Sau khi kiểm điểm về quá khứ, người ta có thể đoán gì được cho tương lai?
 
 (Xem tiếp Bài số 5: Khung Cảnh Tương Lai sau Cuộc Tổng Tuyển Cử 2016)
------------------------------ ------------------------------ ------------------------------ ------------------------
(Bài số 5
 
Khung Cảnh Tương Lai sau cuộc Tổng Tuyển Cử 2016
 Cuộc Tổng Tuyển Cử 2016 là một cuộc tranh đấu gay go hiếm thấy trong lịch sử Hoa Kỳ, có hậu quả nghiêm trọng chẳng những ngay cho dân Mỹ mà còn cho thế giới. Sở dĩ nó gay go như vậy là vì dân Hoa Kỳ đã bị dẫn tới tình trạng chia rẽ trầm trọng và quyết liệt giữa hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa. Chính quyền của ông Trump sẽ còn phải đối phó với tình trạng chia rẽ nói trên đang làm suy yếu tiềm năng của Hoa Kỳ.
 Trong bối cảnh nói trên, ông Trump có một số nhu cầu ngắn hạn cũng như dài hạn cần thỏa mãn để thực hiện mục tiêu chiến lược đường dài của ông ta.
 
 - Bước thứ nhất, từ nay đến cuộc bầu cử bán phần quốc hội vào năm 2018, ông Trump có nhu cầu gia tăng sức mạnh của Cộng Hòa trong lưỡng viện quốc hội. Muốn được như vậy, ông Trump có nhu cầu giữ vững những người hiện đang ủng hộ ông bằng cách thực hiện những lời hứa “100 ngày”. Những lời hứa này nếu được thực hiện 100% lại có một số tác dụng ngược về chính trị, gây thêm mâu thuẫn với những cử tri Dân Chủ.  
Để ổn định và xoa dịu tình hình chia rẽ nói trên, ông Trump sẽ phải thực hiện được chương trình phát triển kinh tế ngắn hạn để lôi kéo thêm những cử tri Dân Chủ sang phía Cộng Hòa, tiêu biểu nhất là thêm nhiều công ăn việc làm cho người thất nghiệp.
 
Bước thứ hai, nếu thành công trong bước thứ nhất, ông Trump sẽ có thêm vốn chính trị để bước vào cuộc tái ứng cử Tổng Thống năm 2020. Để chuẩn bị cho việc ứng cử nhiệm kỳ 2, ông Trump có nhu cầu chặn đứng “out-sourcing” của các hãng xưởng lớn và mang công ăn việc làm từ ngoại quốc về trong nước. Ông sẽ thành công hay không? Người ta còn phải chờ xem.
 
Trong lãnh vực kỹ nghệ chế biến (manufacturing), ông Trump nhắm mang về cho Hoa Kỳ khoảng 5 triệu công ăn việc làm. Một nhà nghiên cứu của Wealth Authority cho rằng chỉ tiêu đó quá cao. 700,000 việc làm là con số dễ dàng đạt được. Về lãnh vực doanh nghiệp cỡ nhỏ (small business), Wealth Authority cũng hy vọng khu vực này có thể bỏ túi khoảng 360 tỷ để đầu tư thêm, do sự áp dụng cơ cấu thuế mới. Chương trình đầu tư 2 ngàn tỷ mỹ kim của Trump vào lãnh vực hạ tầng cơ sở có thể đem lại lợi nhuận tức thời về kinh tế là 10%, tức là 2 trăm tỷ mỹ kim.
 
Về phương diện năng lượng, với sự gỡ bỏ những luật lệ trói tay trói chân, ngành khai thác năng lượng có thể hoạt động mạnh để cạnh tranh với thị trường quốc tế trong giai đoạn Trump cầm quyền. Sự phát triển trên phương diện khai thác năng lượng còn có ảnh hưởng hỗ trợ cho ngành kỹ nghệ chế biến.
 Nói chung, trong những giai đoạn bất ổn về kinh tế, thế giới có khuynh hướng đổ dồn đầu tư vào Hoa Kỳ. Và đây là thêm một yếu tố thuận lợi cho Hoa Kỳ.
 
Trên đây mới là sự phác họa lộ trình nếu mọi sự êm đẹp trong hai năm đầu của Tổng Thống Trump. Đảng Dân Chủ có hiền lành để chấp nhận hợp tác hay không? Nhiều người không nghĩ như vậy.
 Mặt khác đảng Cộng Hòa có hoàn toàn đứng sau ông Trump hay không? Người ta còn phải chờ xem. Cuộc bầu cử này đã đem lại sức mạnh chưa từng có trong 80 năm qua cho đảng Cộng Hòa. Nếu biết đoàn kết theo một mục đích chung, ông Trump và đảng Cộng Hòa hiện có cơ hội để thực hiện những thay đổi lớn.
Đảng Cộng Hòa vốn ủng hộ tự do mậu dịch và không hoàn toàn nghĩ giống ông Trump về chính sách đối với dân nhập cư lậu. Vậy đảng Cộng Hòa nghĩ sao nếu ông Trump xét lại lập trường của Hoa Kỳ đối với TPP, và đưa ra những biện pháp mạnh về việc kiểm soát biên giới?
 TPP và toàn cầu hóa có liên hệ với nhau như thế nào? Đó là đề tài mà ta sẽ đề cập tới trong khuôn khổ chính sách kinh tế tương lai của chính quyền Trump.
 
  Những đe dọa cho kế hoạch của Trump
 Trước khi trúng cử cũng như sau khi trúng cử, ông Trump đã từng cảnh cáo dân Mỹ về hiểm họa của một cuộc khủng hoảng tài chánh, vì nước Mỹ hiện mắc nợ hơn 19.5 ngàn tỷ mỹ kim. Ông Trump nhấn mạnh rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng “Buble” giống như bong bóng xà bông, và chỉ cần một hành động tăng lãi xuất nhỏ cũng có thể làm cái “buble đó bị bể”, và Hoa Kỳ có thể bị phá sản. 
 Người có quyền tăng lãi xuất là Thống Đốc Ngân Hàng Hối Đoái Trung Ương. Bà Thống Đốc có toàn quyền tăng hay giảm lãi xuất ngoài khả năng kiểm soát của Tổng Thống. Vì lý do trên, nếu cuộc khủng hoảng nói trên có xẩy ra, ông Trump mong rằng nó xẩy ra trước khi ông nhậm chức.
 Ngoài ra, có rất nhiều tài phiệt thiên tả có thể có nhu cầu tạo ra khủng hoảng kinh tế cho nước Mỹ để kích thích giai cấp đấu tranh. Những tỷ phú thiên tả này gồm có George Soros, Tom Steyer và Donald Sussman, là những tài phiệt đã đầu tư nhiều triệu mỹ kim vào quỹ tranh cử của Hillary Clinton, mà xôi hỏng bỏng không.      
 Nếu không bị phá hoại, ông Trump có thể giải quyết món nợ 19.5 ngàn tỷ qua những kế hoạch kinh tế nhằm gia tăng tổng sản lượng quốc gia (GDP), bằng cách hạ thuế thay vì tăng thuế, với điều kiện lãi xuất được duy trì ở mức thấp như hiện nay. Với bản lãnh sẵn có, người ta hy vọng ông Trump đã có một kế sách đối phó với những đe dọa có thể xẩy ra do những phần tử phá hoại.
 
(Xem tiếp Bài số 6: TPP và Toàn cầu hóa (Globalization)
 ----------------------------- ------------------------------ ------------------------------ ------------------------
(Bài số 6)
 
TPP và Toàn cầu hóa (Globalization)
Đảng Cộng Hòa vốn ủng hộ tự do mậu dịch và không hoàn toàn nghĩ giống như Trump về chính sách đối với dân nhập cư lậu. Vậy đảng Công Hòa nghĩ sao nếu ông Trump xét lại lập trường của Hoa Kỳ đối với TPP, và đưa ra những biện pháp mạnh về việc kiểm soát biên giới.
 TPP và toàn cầu hóa có liên hệ với nhau như thế nào? Đó là đề tài mà ta sẽ đề cập tới trong khuôn khổ chính sách kinh tế tương lai của chính quyền Trump.
 Cũng giống như hiệp ước NAFTA (North America Free Trade Agreement), hiệp ước TPP (TransPacific Pact-Free Trade Agreement) là một phần của kế hoạch toàn cầu hóa. Cả hai đều do đảng Dân Chủ thúc đẩy với chiêu bài phát triển ngoại thương để đem lại lợi ích cho mọi thành viên trong cộng đồng các nước hội viên.
Tuy gọi là Free trade, nhưng ý nghĩa thực sự của hiệp ước lại không phải là tự do mậu dịch. Điểm chủ  yếu của nó là khuynh hướng “toàn cầu hóa” đi song song với “out sourcing” trong đó giới tài phiệt của các cường quốc kỹ nghệ mang kỹ thuật tân tiến tới các vùng kém mở mang, gọi là “các nước thứ ba”, có nhân công rẻ để thiết lập những “công ty con”
 Hậu quả thứ nhất là thâm thủng mậu dịch: nguyên do là hàng hóa sản xuất tại chỗ rất rẻ, và khi nhập cảng vào Hoa Kỳ không phải chịu thuế hoặc đóng thuế thấp và giới tiêu thụ Hoa Kỳ rất hoan nghênh. Đối với giới tài phiệt và giới tiêu thụ Hoa Kỳ, toàn cầu hóa là điều đáng hoan nghênh. Đối với nước Mỹ thì lại là một chuyện khác. 
 
Trước kia người Mỹ mua một món hàng sản xuất trong nước, nay người Mỹ mua cùng một món hàng đó nhập cảng từ bên ngoài, trong khi người các nước thứ ba không cần mua hàng của Mỹ, và điều đó làm cán cân tương mại mất quân bình, có hại cho Mỹ. Nhập cảng nhiều hơn xuất cảng có nghĩa là tiền đi ra nhiều hơn tiền đi vào. 
 
Người ta gọi đó là thâm thủng mậu dịch. Riêng đối với Trung Cộng, hiện nay mỗi năm nước Mỹ thua thiệt 300 tỷ mỹ kim. Do thặng dư mậu dịch về phía Trung Cộng, hiện nay họ có 3000 tỷ mỹ kim ở ngân hàng dự trữ nước ngoài.
 Hâu quả thứ hai là, trong khi việc xuất cảng kỹ thuật đem lại công ăn việc làm cho các nước thứ ba, thì người Mỹ bị mất việc làm. Dưới thời Tổng Thống George W. Bush, số công ăn việc làm mất vào tay Trung Cộng là 2.4 triệu. Ngày nay tổng số người mất việc tại Mỹ là trên 14 triệu. Tại sao lại vô lý như thế?
 Nguyên do là giới tài phiệt và giới đỉnh cao trí tuệ thúc đẩy toàn cầu hóa để họ đứng ngoài hưởng lợi. Trong khi quyền lợi của giới thợ thuyền Mỹ là nước giàu bị hy sinh, thì giới tài phiệt thâu lợi lớn. Cùng lúc đó các nước nghèo được hưởng lợi.
 
Đây là một hình thức tái phân lợi tức trên quy mô quốc tế mà nước giàu bị hy sinh để làm lợi cho nước nghèo, nhân danh công bình xã hội. Trên quy mô nhỏ của quốc gia, những người chủ trương công bình xã hội (social justice warriors) dùng vũ khí đấu tranh giai cấp để lấy tiền của giai cấp giàu đưa cho cho giai cấp  nghèo qua hình thức thuế lợi tức, an sinh xã hội.   
 Chủ trương nói trên  được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiến hành đấu tranh giai cấp một cách sắt máu và cực kỳ dã man qua cuộc Cải Cách ruộng đất, theo khuôn mẫu của Trung Cộng và Nga Sô-Viết. Công bình xã hội đã làm cho toàn dân Việt Nam nghèo khổ như nhau, ngoại trừ giới đỉnh cao trí tuệ trở thành tư bản đỏ.
Bên Âu Châu, khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ôn hòa hơn, không có đổ máu. Tại Hoa Kỳ, khuynh hướng xã hội chủ nghĩa cũng khá sắt máu phải đấu tranh liên tục với khuynh hướng Tự Do Kinh Doanh (Free Enterprise), còn được gọi là Tư Bản. Trải qua nhiều thập niên, hai khuynh hướng này thay nhau nắm chính quyền tùy theo sự lựa chọn của người dân. Cả hai khuynh hướng này đều đề cao “công bình xã hội”, nhưng áp dụng những biện pháp khác nhau.
 
Khuynh hướng tự do kinh doanh không chủ trương tiêu diệt người giàu để giúp người nghèo. Trái lại, họ cho rằng đa số người giàu là những nhà kinh doanh, là những người mang lại công ăn việc làm cho thợ thuyền. Những nhà kinh doanh này tương tự như những con gà đẻ trứng vàng. 
 
Nếu bảo vệ những còn gà này thì xã hội được lợi vì còn tiếp tục có trứng vàng. Nếu giết những con gà này thì hết trứng vàng để hưởng. Do đó những người theo Tự Do Kinh Doanh thường chủ trương giảm thuế cho những doanh nghiệp có lợi tức cao, nhằm mục đích nuôi nền kinh tế, khuyến khích phát triển, và nuôi công ăn việc làm.     
  
Khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, trái lại, chủ trương phải đánh thuế nặng những doanh nghiệp để dùng tiền thuế bơm vào những chương trình xã hội, như welfare-food stamp, chương trình healthcare, v.v...Nhưng hậu quả của chính sách này thường đưa đến việc đánh quỵ tư doanh, gây nên thất nghiệp, năng xuất tụt dốc, và kinh tế suy thoái. 
 
Hơn nữa khuynh hướng xã hội chủ nghĩa còn mang lại nhiều thiệt hại khác về kinh tế. Vì chủ trương nhà nước kiểm soát kinh tế, nên giới thư lại (bureaucrats) trở nên quá lớn. Những nhân viên nhà nước thường lười biếng, vô trách nhiệm, phí phạm của công. Do đó những cơ sở kinh tế, tài chánh do chính quyền quản trị thường thua lỗ. Nạn tham nhũng hối lộ thường đưa đến đổ vỡ.
Nội dung chính của cuộc tranh chấp giữa phe xã hội chủ nghĩa và tự do kinh doanh  nói trên nằm trong tất cả mọi cuộc tranh cử giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa trong những thập niên gần đây. Toàn cầu hóa cũng đang là một chủ đề tranh chấp. Ngày nay, toàn cầu hóa có nghĩa là Quốc Tế Hóa quyền lợi quốc gia (lợi dụng Liên Hiệp Quốc để giải quyết vấn đề nội bộ quốc gia) để tiến tới phá bỏ biên cương theo điệu hát của Việt Cộng “Ta mơ trần gian lúc san bằng hết biên thùy, chỉ còn loài người chỉ còn tình thương tràn trên thế giới”.
Những người đẩy mạnh ba luận đề công bình xã hội, đấu tranh giai cấp, và toàn cầu hóa nói trên là những phần tử tự phong cho mình là “Đỉnh Cao Trí Tuệ” (những phần tử “Elite”) nghĩa là biết hết những gì cần thiết cho đất nước Hoa Kỳ mà đám “quần chúng ngu si” không đủ khả năng để quyết định. Những đỉnh cao trí tuệ Hoa Kỳ theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa là những phần tử khá sắt máu chứ không hiền lành như Dân Chủ Xã Hội Âu Châu.
 Ta có thế đánh giá mức độ khát máu của họ qua những lời lẽ họ ca tụng Fidel Castro, một trùm độc tài đỏ của Cuba vừa mới chết. Họ khát máu, cuồng tín và lưu manh chứ không trung thực khi nói về dân chủ, công bình, tự do, bình đẳng.
Họ đề cao tự do ngôn luận, nhưng tại nhiều diễn đàn đại học ở Hoa Kỳ, sinh viên thiên tả thường không cho những diễn giả nói những ý kiến khác với họ. Họ đề cao tự do, dân chủ nhưng lại hành hung đánh đập những cử tri bầu cho Trump. Họ đề cao công bình nhưng xúi dục những phần tử du đãng biểu tình bạo động chống Trump tại nhiều nơi sau khi cuộc bầu cử đã ngã ngũ.
Trên đây là khía cạnh tiêu cực của Hoa Kỳ đã để lộ ra nhân cuộc tổng tuyển cử 2016. Nó cho thấy ông Trump cần có một số hành động chính trị nhằm thuyết phục những phần tử tiêu cực thay đổi thái độ. Ông Trump cần có khả năng quy tụ đa số người dân chung quanh một muc tiêu mà họ coi là hấp dẫn và hợp lý. Những thành công vượt bực của ông Trump trong quá khứ khiến nhiều người dân Hoa Kỳ gửi gấm khá nhiều tin tưởng và hy vọng vào con người có đởm lược, bản lãnh hiếm có và khá lạ lùng này.
Những khía cạnh tích cực gây phấn khởi cần được nhắc tới là phản ứng cấp thời của giới tài chính và kỹ nghệ Hoa Kỳ cho thấy họ ủng hộ ông Trump. Chỉ số stock gia tăng mạnh liên tiếp trong ba tuần lễ sau cuộc tuyển cử. 
 
Một số hãng xưởng kỹ nghệ đã lập tức bỏ chương trình đem kỹ nghệ Hoa Kỳ ra nước ngoài nhằm giữ công ăn việc làm cho thợ thuyền Mỹ. Hãng Carrier, hãng Ford, và hãng Apple là ba hãng đầu tiên cho thấy sự cảnh cáo của Trump có hiệu quả nhanh chóng. Người ta cần phải chờ đợi những thay đổi trong hai năm sắp tới để đánh giá chiều hướng tiến triển của chính quyền Trump.
 
 (Xem tiếp Bài số 7: Trump và Vấn Đề Việt Nam )
------------------------------ ------------------------------ --------------
(Bài số 7)
 
Trump và Vấn Đề Việt Nam 
 Chắc chắn chính sách ngoại giao của Trump nhắm ưu tiên củng cố sức mạnh của Hoa Kỳ là chính, và Trump sẽ không làm điều gì có lợi cho những chế độ Cộng Sản có ảnh hưởng nguy hại cho nước Mỹ, ở những mức độ khác nhau. Trung Cộng là một đối tác cực kỳ quan trong đối với nước Mỹ, và Trump có đủ bản lãnh đối phó bằng những biện pháp kinh tế. Nếu cần có những biện pháp quân sự, Trump có những cố vấn nặng ký về quân sự. Việt Nam là một đối tác không quan trọng lắm đối với chính sách ngắn hạn của Trump, và Việt Nam cần Trump hơn là Trump cần Việt Nam.
 Trong giai đoạn bầu cử tổng thống vừa qua, nhiều cơ quan tuyên truyền trá hình của Việt Cộng đưa ra nhiều luận điệu làm cho nhiều cử tri hoang mang. Việt Cộng hy vọng người Việt tại Mỹ bỏ phiếu chống Trump. Dĩ nhiên có rất nhiều người Việt ở tiểu bang California đã dồn phiếu cho Dân Chủ, mặc dầu có tác dụng yếu như muối bỏ biển. 
 Ông Trump chưa có cơ hội để nói với người Việt Nam, nhưng một người Mỹ, Tiến Sĩ Soren Kirchner, có cảm tình với người Việt Nam, am hiểu về người Việt Nam vì đã hợp tác kinh doanh tại Việt Nam, và đã có ít lời để chia sẻ với người Việt Nam chúng ta. Dưới đây là tóm lược những điều ông ta muốn nói về Trump và Việt Nam:
“…Tôi đã bỏ nhiều thì giờ để viết sách, diễn thuyết và giảng dậy để khuyên các bạn không nên từ bỏ chủ quyền quốc gia của mình cho những phần tử ngoại bang chỉ vì mục đích được mua bán những sản phẩm tốt.
Tôi thấy nhiều bạn đang hoang mang và khó chịu về việc ông Trump thắng cử. Và tôi hiểu tại sao các bạn ngạc nhiên. Tôi đã dự đoán sự chiến thắng của ông Trump trên đài VOA và chương trình Quốc Khánh. Tôi đã tiên đoán đúng vì tôi không chịu ảnh hưởng của các chương trình truyền thông bóp méo tin tức của hệ thống toàn cầu hóa.
Vậy, ông Trump muốn gì cho Việt Nam?
1)       Donald Trump muốn các bạn có một quốc gia mạnh mẽ, biên giới mạnh mẽ, và người Việt Nam có quyền quyết định về những gì xẩy ra trong nước các bạn, chứ không bị các thế lực toàn cầu hóa quyết định.
2)      Doanald Trump muốn các bạn chế tạo những sản phẩm có chất lượng cao, và sản xuất một cách hữu hiệu nhất.
3)      Donald Trump muốn các bạn biết rằng những thỏa hiệp thương mại song phương hiện hữu đã đủ tốt để các bạn làm ăn buôn bán với Hoa Kỳ. Các bạn không cần phải bán nước của mình cho các phần tử Toàn Cầu Hóa ngoại bang để được phép buôn bán với Hoa Kỳ.
4)      Donald Trump muốn các bạn đi thăm và nhập cư vào Hoa Kỳ!! Không có gì  đổi khác so với trước đây, miễn là các bạn hành động một cách hợp pháp. Ví dụ, nếu các bạn nhập cư lậu qua ngả Mễ Tây Cơ hay Gia Nã Đại, thì sẽ có vấn đề. Nếu các bạn sử dụng những thủ tục pháp lý hiện có thì Tổng Thống Trump sẵn sàng đón tiếp các bạn. Vậy các bạn cứ cảm thấy thoải mái…
5)      Donald Trump không muốn can thiệp vào đường lối ngoại giao và nội chính của các bạn. Nghĩa là các bạn có thêm tự do, độc lập, và hy vọng có thêm hạnh phúc.
6)      Donald Trump không có vấn đề với Putin, có nghĩa là Hoa Kỳ không muốn có chiến tranh hạch tâm với nước Nga vì vấn đề Syria. Chuyện này sẽ gây chết chóc cho cả tỷ người, sẽ hủy hoại môi trường và sẽ ảnh hưởng tai hại cho kinh doanh của Việt Nam.
 
Để kết luận: Tổng Thống Trump muốn tặng Việt Nam một món quà bất ngờ. Đây là cơ hội để các bạn cố gắng làm việc, tạo ra phẩm chất tốt và vực dậy quê hương của bạn, thay vì đem bán quê hương bạn cho giới tài phiệt toàn cầu hóa và đồng minh của chúng.  
Mong rằng bài nghiên cứu tổng quát trên đây có thể giải đáp một phần nào những thắc mắc của người Việt Nam ở trong và ngoài nước, về cuộc thắng cử bất ngờ của ông Trump trong cuộc Tổng Tuyển Cử 2016 sôi động tại Hoa Kỳ. Chắc chắn là phần trình bày của tôi có thiếu sót,  mong được quý vị độc giả rộng lượng bỏ qua.
 
[HẾT]
 
Giáo sư Vũ Quý Kỳ
Georgia, Hoa Kỳ
 
Giáo sư Vũ Quý Kỳ giảng dạy 35 năm môn vật lý học (physics) và điện toán học (computer science) tại DeVry University, Georgia Hoa Kỳ. Trước 1975 có bút hiệu Võ Trường Sơn, có viết biên khảo cho Trường Cao Đẳng Quốc Phòng. Ông đang viết tài liệu biên khảo bằng Anh Ngữ về Chiến Tranh Việt Nam và Tội Ác của Cộng Sản Việt Nam. Qyú vị có thể đọc tài liệu "Cải Cách Ruộng Đất" của GsVũ Quý Kỳ: Cải Cách Ruộng Đất
Posted on 04 Dec 2016